Monday, December 23, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmĐề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định các năm...

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định các năm (kèm đáp án chi tiết)

Nhằm giúp các em học sinh ôn thi hiệu quả, Mua Bán thu thập tài liệu đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định các năm có kèm đáp án. Ngoài ra, Mua Bán còn gửi đến các em đề cương ôn thi ngữ văn tuyển sinh lớp 10 chi tiết lời giải ở phần cuối bài viết.

Tổng hợp đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định các năm mới nhất kèm đáp án
Tổng hợp đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định các năm mới nhất kèm đáp án

I. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định 2023 kèm đáp án

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định 2023 hiện nay chưa có vì kỳ thi chưa được tổ chức. Do đó, Mua Bán sẽ cập nhật đề thi sớm nhất khi có thông tin. Các em học sinh và giáo viên có thể tham khảo các đề thi năm trước để làm tư liệu ôn tập cho kỳ thi sắp tới.

II. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định 2022 kèm đáp án

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn Bình Định năm 2022 có phần nghị luận lấy nội dung từ tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” và “Sang thu”. Đối với dạng đề này, học sinh sẽ vận dụng kiến thức phân tích thơ với phương thức biểu đạt chính là miêu tả. Dạng đề này được đánh giá là phù hợp với kiến thức được giảng dạy trên trường, giúp học sinh áp dụng được khả năng cảm nhận văn học và diễn đạt ý của mình.

1. Đề thi

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÌNH ĐỊNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2022-2023

Môn thi: NGỮ VĂN

Ngày thi: 10/6/2022

Thời gian làm bài: 120phút(không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Phần I. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

[…] Giống như mỗi ngày đều có thể nhìn thấy mặt trời, vào những ngày trời quang nắng đẹp, chúng ta cảm thấy ấm áp và dễ chịu, nó như một thứ đương nhiên nên có, hưởng thụ sự tốt đẹp nó mang lại đã trở thành thói quen của chúng ta. Nhưng nếu một ngày, có người nói với chúng ta mặt trời sẽ không mọc nữa, chúng ta cảm thấy thế nào? Tôi nghĩ, phần lớn mọi người đều cảm thấy sợ hãi và luống cuống giống như tôi.

Bố mẹ chúng ta cũng giống như mặt trời, luôn lặng lẽ ở sau lưng chúng ta, cho chúng ta chỗ dựa và ấm áp, nhưng nếu một ngày bố mẹ không cản ở đấy nữa, cảm giác an toàn quen thuộc cũng lập tức biến mất, bấy giờ muốn tìm lại, sợ rằng đã quá muộn.

Vậy nên đừng tìm lí do…., dù bận rộn đến mấy, mệt mỏi thế nào, hãy dành cho bố mẹ chúng ta một cái ôm, hỏi han vài câu, đấy chẳng phải chuyện khó khăn. Chỉ là chúng ta có nghĩ đến điều này hay không mà thôi.

(Trích Có một ngày, bố mẹ sẽ già đi – Nhiều tác giả.

Losedow dịch, NXB Thế giới, 2022, tr. 246, 247)

*Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định 2022

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả mỗi ngày khi nhìn thấy ánh mặt trời, lúc đó mỗi chúng ta sẽ cảm thấy thế nào?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Bố mẹ chúng ta cũng giống như mặt trời… “

Câu 4: Từ lời khuyên của tác giả: “Vậy nên đừng tìm lí do…, dù bận rộn đến mấy, mệt mỏi thế nào, hãy dành cho bố mẹ chúng ta một cái ôm, hỏi han vài câu, đây chẳng phải chuyện khó khăn”, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của em và sự quan tâm và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ.

*Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định 2022

Phần II: (6 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua hai đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng…

(Trích Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.55, 56).

Bỗng nhận ra hương ổi

Phủ vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về…

(Trích Sang thu – Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 70)

……… HẾT ………

2. Đáp án

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN VĂN BÌNH ĐỊNH NĂM 2022

Phần I:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2. Mỗi khi nhìn thấy ánh mặt trời, chúng ta sẽ cảm thấy ấm áp và dễ chịu.

Câu 3.

– Biện pháp tu từ so sánh: Bố mẹ được ví với “mặt trời”.

– Tác dụng:

  • Sử dụng hình ảnh so sánh giúp câu văn trở nên giàu hình ảnh, sinh động.
  • Không chỉ vậy, sử dụng hình ảnh so sánh còn nhấn mạnh bố mẹ chính là cội nguồn của sự sống, đem ta đến thế giới này, bảo vệ và nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, trưởng thành.

Câu 4

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: sự quan tâm và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ.

Bàn luận

Giải thích

Sự quan tâm và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ đó là tình yêu thương, quý mến, đùm bọc, giúp đỡ nhau của các thành viên trong gia đình.

Phân tích

Sự quan tâm và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ thể hiện ở:

  • Khi cha mẹ còn trẻ khỏe, chúng ta có trách nhiệm khiến cha mẹ luôn vui vẻ, hạnh phúc, không phải phiền lòng. Luôn luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức, học tập chăm chỉ để khiến cha mẹ yên tâm, có trách nhiệm giúp cha mẹ san sẻ gánh nặng.
  • Khi cha mẹ già yếu thì có trách nhiệm chăm lo cho cuộc sống của cha mẹ, thường xuyên thăm hỏi sức khỏe của cha mẹ, nếu cha mẹ ốm đau thì phải tận tình chăm sóc, đưa đi thăm khám không quản nắng mưa.
  • Khi cha mẹ chẳng may qua đời, thì phận là con cái phải có trách nhiệm lo liệu tang lễ, hậu sự cho thật chu đáo, tỏ rõ tấm lòng đau xót, tiếc thương, hằng năm cúng giỗ, lễ tết cũng nhất định phải tươm tất đầy đủ.

Phản đề

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa biết trân trọng tình cảm gia đình, sống thờ ơ, lạnh nhạt. Lại có những người sống bất hiếu, vô lễ với ông bà, cha mẹ,… đây là những hành vi xấu mà chúng ta cần bài trừ ra khỏi xã hội.

Liên hệ bản thân

Là một người con trong gia đình, chúng ta cần phải biết vâng lời, cố gắng học tập, giúp đỡ ông bà, cha mẹ. Có những hành động hiếu thuận, yêu thương,…

Phần II:

Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hai đoạn trích thơ:

  • Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng vô tận đối với thi sĩ từ xưa đến nay bởi vẻ đẹp gợi cảm và vĩnh hằng của nó.
  • Hình ảnh thiên nhiên luôn được gợi lên với những bức tranh tuyệt đẹp qua biết bao tác phẩm sống mãi với thời gian.
  • Mỗi lần đọc “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và “Sang Thu” của Hữu Thỉnh, chúng ta lại bắt gặp những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng cho cuộc sống.

Đặc biệt 2 khổ thơ đầu của bài thơ đã khơi gợi cho người đọc những cảm xúc bâng khuâng xao xuyến của thiên nhiên ở 2 mùa xuân thu.

Thân bài:

Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

– Hình ảnh mùa xuân của đất nước được lắng đọng, cảm nhận từ cái nhìn trìu mến, thiết tha của nhà thơ, hiện lên như một thế giới trong xanh, tỏa sáng và tươi non với những sắc màu và âm thanh thân quen và tươi mới.

Đường nét thật giản đơn: nền xanh của nước (của trời) hiện lên một bông hoa tím biếc giản dị, khiêm nhường. Đó là sự hòa điệu của sắc màu: màu hồ thủy của dòng sông, màu tím biếc hơi trầm của bông hoa nhỏ… Độ lắng của sắc màu cũng là độ lắng của cảm xúc. Mùa xuân đơn sơ, dịu nhẹ, làm nao lòng người…

– Một bức tranh mùa xuân khoáng đạt, tươi tắn, rộn rã âm thanh, sắc màu hiền hoà thơ mộng và cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ.

  • Hình ảnh mùa xuân được tái hiện bằng vài nét chấm phá nhưng giàu sức gợi: Trên dòng sông xanh mênh mông, hiền hoà, thơ mộng điểm xuyết một vài bông hoa màu tím than nhẹ nhưng tràn đầy chất thơ.
  • Phân tích nghệ thuật đảo ngữ với động từ “mọc” được đưa lên đầu đoạn thơ để làm nổi bật sức sống mãnh liệt của thiên nhiên khi mùa đến.
  • Hình ảnh âm thanh của tiếng chim chiền chiện “vang trời” gợi một không gian cao rộng, thoáng đãng, rộn rã và giàu sức sống.
  • Cảm xúc của nhà thơ: say sưa, ngây ngất

Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu”

  • Bức tranh thiên nhiên chớm thu, tín hiệu báo mùa: cũng được phác hoạ bằng vài nét chấm phá: hương ổi, gió se và sương thu.
  • Phân tích động từ “Phả” giàu sức gợi: không thể thay từ “Phả” bằng từ “hoà”, từ “quyện”.
  • Nếu thay từ “hoà”, “quyện” thì chúng ta chỉ cảm nhận được mùi vị của hương ổi mà không cảm nhận được hương vị của làn gió se lạnh, động từ “Phả” vừa gợi sự gợi cảm quyến rũ của đầu mùa thu thoáng nhẹ, thoang thoảng lan toả vào làn gió, tràn vào không gian … Đồng thời động từ “Phả” còn gợi lên sự cảm nhận làn gió thu se lạnh mơn man trên da thịt, một sự chuyển mùa bằng tín hiệu đặc trưng của thiên nhiên sang thu
    • Từ láy “chùng chình” đã được nhân hoá thổi hồn vào làn sương gợi từng bước chuyển động chậm chạp như còn vương vấn, lưu luyến. Làn sương “chùng chình” tạo nên 1 không gian mơ màng, thơ mộng, sương giăng giăng đầu ngõ là nét đặc trưng của vẻ đẹp đầu thu chỉ có ở những làng quê Miền Bắc. Nhưng cảnh vật vừa mới chấm thu, sương thu chưa dày đặc mà chỉ mới xuất hiện lãng đãng, mơ hồ, chùng chình, khiến nhà thơ bất giác nhận ra thu đã về rồi chăng? Một sự phán đoán còn mơ hồ.
  • Cảm xúc và trạng thái của nhà thơ Hữu Thỉnh: Tất cả các tín hiệu của thiên nhiên vào thu trong thời khắc chuyển mùa mong manh được nhà thơ bất giác nhận ra: “Bỗng” mở đầu bài thơ đã diễn tả trạng thái ấy, nhưng dù bất giác ngỡ ngàng dường như nhà thơ có sự chờ đợi sẵn để đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên trong phút giây mong manh giao mùa này chăng? Chỉ có 1 hồn thơ nhạy cảm yêu thiên nhiên say đắm mới có những rung động tinh tế trước sự chuyển mùa rõ rệt đến thế.

So sánh thiên nhiên trong 2 đoạn thơ

– Giống nhau:

  • Thiên nhiên trong 2 đoạn thơ đều hiện lên thật gợi cảm, nên thơ cùng với những rung động tinh tế và tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.
  • Đều chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu bằng vài nét chấm phá và dùng những từ ngữ giàu sức gợi để diễn tả cái hồn của bức tranh thiên nhiên.

– Khác nhau: Thanh Hải cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân lúc nằm trên giường bệnh, điều đó còn thể hiện tiếng lòng yêu tha thiết cuộc sống, yêu thiên nhiên.

III. Kết bài

Mỗi nhà thơ đều có cảm nhận riêng về cảnh sắc thiên nhiên nhưng đều để lại cho người đọc những cảm xúc sâu lắng, khó phai mờ.

Gợi ý: Vậy nên đừng tìm lí do…, dù bận rộn đến mấy, mệt mỏi thế nào, hãy dành cho bố mẹ chúng ta một cái ôm, hỏi han vài câu, đây chẳng phải chuyện khó khăn có thể là câu kết thúc đoạn văn.

Tải đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định năm 2022 kèm đáp án: Tại đây.

Nguồn tham khảo: download.vn

III. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định 2021 kèm đáp án

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định 2021 cũng có sự phân hóa tốt ở cả hai phần đọc hiểu và phần tự luận. Trong đề thi lần này, tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được đưa vào trong phần có hệ số điểm cao hơn. Với nội dung này, học sinh sẽ phân tích về hình ảnh “anh thanh niên” và liên hệ với bản thân và giới trẻ hiện nay.

1. Đề thi

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÌNH ĐỊNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2021-2022

Môn thi: NGỮ VĂN

Ngày thi: 10/6/2021

Thời gian làm bài: 120 phút(không kể thời gian phát đề)

 

Phần I. (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Không có gì tự đến đầu con

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa

Mùa bội thu trải một nắng hai sương

Không có gì tự đến, dẫu bình thường

Phải bằng cả đôi tay và nghị lực.

Như con chim suốt ngày chọn hạt

Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ…

(Trích Không có gì tự đến đầu con – Nguyễn Đăng Tấn,

Tuyển tập thơ Lời ra vầng trăng, NXB Lao động, năm 2000, trang 42)

*Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định 2021

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2. Em hiểu như thế nào về những câu thơ:

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa

Mùa bội thu trải một nắng hai sương.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Như con chim suốt ngày chọn hạt

Câu 4. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nỗi lòng của cha mẹ được gửi gắm qua đoạn thơ (khoảng 10-15 dòng).

*Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định 2021

Phần II. (6,0 điểm)

(…) Châu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng tỉnh máy, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy mắc của cháu. Cải thùng đo mưa này, ở đâu bắc cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhất quang kỉ, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết chảy mà định nắng. Đây là máy Vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán giả. Ban đêm không nhìn mày, cháu nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được máy, tinh được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Châu lấy những con số, mỗi ngày bảo vệ “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản bảo ấy trong ngành gọi là “ấp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và bảo vệ lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đẩy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới… Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

(…) Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giả làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chỉ việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chi dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Minh sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, châu tự nói với châu thể đẩy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cử đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ấp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Châu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phần hoa đô hội thì xoảng. Châu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bắc lái phải thân hành lên trạm cháu. Châu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”

(Trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD Việt Nam, 2018, tr. 183,185)

Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong phần trích trên. Từ đó liên hệ với hình ảnh của thế hệ trẻ trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam.

———–HẾT————

2. Đáp án

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN VĂN BÌNH ĐỊNH 2021

Phần I.

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2.

– Quả muốn ngọt phải hình thành và phát triển từ cây, từ rễ, hấp thụ dinh dưỡng từ nhựa cây, để trường thành và phát triển

– Hoa muốn thơm khi trải qua bao ngày nắng mưa…

– Mùa bội thu thì cần phải trải qua những ngày tháng vất vả “nắng lửa – hai sương”

=> Ở đây muốn nói đến sự kiên trì và quyết tâm.

Câu 3.

Biện pháp tu từ so sánh.

Tác dụng: Nhấn mạnh sự kiên trì, cố gắng. Để có được thành quả con người không những chăm chỉ mà cần phải kiên trì, không bỏ cuộc.

Câu 4

Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình, có lý giải.

Gợi ý: Nỗi lòng của cha mẹ được gửi gắm qua bài thơ, cha mẹ mong con:

– Phải sống nghị lực, không được khuất phục trước khó khăn và bố mẹ đã dạy con một chân lí đúng đắn đó chính là ” không có gì tự đến đâu con “.

– Nếu muốn thành công thì con phải trải qua nhiều gian khổ và phải tự biết hoàn thiện, rèn luyện bản thân hằng ngày. Cha mẹ mong muốn con nên người, sống thật tốt.

Phần 2.

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả và tác phẩm Lặng lẽ Sapa.

– Giới thiệu vài nét về nhà văn Nguyễn Thành Long.

– Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó có đoạn trích được dẫn ở đề bài mang lại cho người đọc nhiều cảm nhận về nhân vật anh thanh niên.

– Liên hệ với hình ảnh thế hệ trẻ trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam.

2. Thân bài: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong hai đoạn trích

Đoạn 1. Công việc và hoàn cảnh sống của anh thanh niên:

– Công việc: “làm công tác khí tượng kiểm vật lí địa cầu” – công việc đòi hỏi độ chính xác cao.

+ Công việc của anh là đo mưa, đo nắng, đo chấn động,…

=> Dù công việc khó khăn nhưng anh vẫn vượt lên và vui tươi sống.

– Hoàn cảnh sống: Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn với độ cao hơn 2600 mét và ở cái độ cao ấy, suốt bốn mùa chỉ toàn “cây cỏ và mây mùa lạnh lẽo”

– Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, thiếu thốn, công việc đầy những khó khăn

* Những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên:

+ Có trách nhiệm, yêu lao động và luôn hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao

+ Sống một mình giữa đỉnh núi cao, không có ai theo dõi, quản lí nhưng anh thanh niên vẫn luôn hoàn thành công việc đúng giờ theo quy định

Đoạn 2: Vẻ đẹp của anh thanh niên

– Một người yêu mến công việc dù làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn trong khung cảnh vắng vẻ nhưng anh không cảm thấy lẻ loi vì công việc mang lại cho anh niềm vui và nhận thức về ý nghĩa của công việc làm. Cho nên với anh: ta với công việc là đội, sao gọi là một mình được?

– Một người có lòng yêu mến con người. Sống đơn độc nên anh rất khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Chính anh đã khẳng định với bác tài xế xe khách: Con người thì ai mà chả “thèm” hở bác?

– Một người ham học hỏi, rất quan tâm đến đời sống nội tâm. Sống một mình trên đỉnh núi, anh không cảm thấy cô đơn vì lúc nào bên cạnh anh cũng có sách. Ngoài giờ làm việc, ngoài lúc phải chăm sóc vườn hoa, đàn gà, anh dành thời gian để đọc sách. Khi có kĩ sư, ông họa sĩ… đến phòng ở của anh và quyển sách anh đang đọc dở vẫn còn để mở trên bàn. Chính anh cũng đã khẳng định với cô kĩ sư: Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. Cái cách đọc sách của anh tinh tế, nghiêm túc và đúng đắn biết bao.

– Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm. Anh ý thức một cách rất rõ ràng: “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đầu, mình vì ai mà làm việc?”. Nhận thức đó cho thấy anh trẻ nhưng không hời hợt. Anh sống một mình nhưng không cô đơn vì lúc nào trong tư tưởng của anh mục đích sống, lẽ sống vẫn luôn luôn tồn tại và nhắc nhở. Làm một công việc đơn độc, phải dậy vào lúc nửa đêm, phải ra ngoài trời lúc mưa bão, lạnh lẽo, anh có thể nằm ở trong nhà, lấy số liệu cũ mà gọi bộ đàm về để báo cáo. Nhưng anh không làm điều đó. Vì anh có trách nhiệm và anh hiểu rõ việc anh làm ở đây có liên quan, có ảnh hưởng đến cuộc sống lao động và chiến đấu của rất nhiều người lúc bấy giờ. Việc phái đoàn không quân – phòng không đến thăm và khen ngợi anh đã cho thấy rõ điều đó.

– Nhân vật anh thanh niên được xây dựng bằng một nghệ thuật đặc sắc. Nó được miêu tả và thể hiện qua cuộc gặp gỡ đặc biệt với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ; được bộc lộ qua lời đối thoại của nhân vật; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ.

– Vì thế, hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “SaPa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”, hy sinh, yêu thương và mơ ước. Hình ảnh này gợi cho người đọc đến hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mĩ nói riêng và theo dòng chảy thời gian nói chung.

  1. Liên hệ với hình ảnh thế hệ trẻ trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam

– Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm thật tốt đẹp. Hình ảnh của anh đã và đang động viên thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục noi gương để đi theo bước chân dũng cảm, cao đẹp của cha anh ngày trước.

– Thế hệ trẻ cần trau dồi, học tập tốt để cống hiến sức mạnh cho quê hương, đất nước. Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp ấy sẽ góp phần tạo nên vẻ đẹp tâm hồn trong mỗi con người.

– Phê phán những người sống không có trách nhiệm, ích kỉ, chỉ vì lợi ích của bản thân.

3. Kết bài:

– Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện lặng lẽ Sapa và qua đoạn trích:

+ Một người yêu công việc, yêu đất nước

+ Một con người lạc quan và có những suy nghĩ sâu sắc.

– Bài học rút ra, liên hệ bản thân.

Tải đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định năm 2021 kèm đáp án: Tại đây.

Nguồn tham khảo: doctailieu.com

IV. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định 2020 kèm đáp án

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định 2020 được đánh giá là có khả năng phân loại khá tốt. Học sinh có thể lấy được trọn điểm trong phần đọc hiểu nếu như nắm vững các kiến thức cơ bản. Trong phần nghị luận, ngoài khả năng phân tích tác phẩm, học sinh cần phải có thêm kỹ năng liên hệ tác phẩm với thực tiễn, từ đó rút ra bài học cho bản thân.

1. Đề thi

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÌNH ĐỊNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2020-2021

Môn thi: NGỮ VĂN

Ngày thi: 10/6/2020

Thời gian làm bài: 120phút(không kể thời gian phát đề)

Phần I: (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sông dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga,… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Những điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại […].

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 5)

*Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định 2020

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào, của tác giả nào?

Câu 2: Ở phần trích trên, tác giả cho biết vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn: “Trên những con tàu vượt trùng dương. Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sông dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga,… và Người đã làm nhiều nghề.”.

Câu 4: Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc học tập và làm theo Bác qua đoạn trích trên (khoảng 10-15 dòng).

Phần II: (6,0 điểm)

Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính lái xe qua ba khổ thơ cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Từ đó liên hệ với lí tưởng sống của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay:

Những chiếc xe từ trong bom rơi 

Đã về đây họp thành tiểu đội 

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới 

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. 


Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời 

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy 

Võng mắc chông chênh đường xe chạy 

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.


Không có kính, rồi xe không có đèn, 

Không có mui xe, thùng xe có xước, 

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục năm 2018, trang 132)

————–HẾT————–

2. Đáp án

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN VĂN BÌNH ĐỊNH 2020

Phần I: (4,0 điểm)

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà.

Câu 2: Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng: Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ.

Câu 3: Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sông dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga,… và Người đã làm nhiều nghề.

– Liệt kê: “Pháp, Anh, Hoa, Nga,…”, châu Phi, châu Á, châu Mĩ,…

– Phép điệp: “Người …

=> Khẳng định, diễn tả chi tiết, sâu sắc hơn hành trình Bác học hỏi và tiếp thu nền văn hóa của các châu lục, và còn biết rõ và nắm chắc những thứ tiếng của các nước khác nhau.

*Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định 2020

Câu 4:

Gợi ý:

Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng như vậy, Người đã có quá trình tự học, tự nghiên cứu:

– Học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga …

– Đi nhiều nơi trên thế giới, làm nhiều nghề khác nhau, từ những công việc chân tay cực nhọc –  đó là quá trình học hỏi từ thực tiễn và lao động.

– Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của đất nước đó, vùng đất đó. Sự tiếp xúc, tìm hiểu, học hỏi về văn hoá của Người rất sâu sắc. Người luôn có ý thức chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại và không bị ảnh hưởng một cách thụ động.

Dàn ý cơ bản:

* Giới thiệu vấn đề 

Thông qua đoạn trích trên, chúng ta học được rất nhiều điều ở Bác: sự chăm chỉ, chịu khó, tinh thần vượt khó vượt khổ, quyết tâm vượt lên trên tất cả mọi thử thách để đạt được mục đích sống và lí tưởng của mình. Đặc biệt, đặt vào trong bối cảnh đất nước hiện nay, với thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước, đoạn trích lại có giá trị hơn bao giờ hết.

* Bàn luận

– Mỗi chúng ta, cần phải

+ Biết phấn đấu và nỗ lực không ngừng để ngày càng hoàn thiện bản thân, trở thành người công dân sống có ích và cống hiến cho xã hội, cho đất nước.

+ Không ngừng học tập để trau dồi kiến thức và kĩ năng cho chính mình.

– Trong tình hình hiện nay để phong trào muốn “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” của sinh viên và học sinh có hiệu quả đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều nhân tố: sự giáo dục và việc tự tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên; sự nêu gương của mọi người trong xã hội, của bố mẹ trong gia đình, của cán bộ, đảng viên, của các thầy, cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục và sự hướng dẫn của dư luận xã hội và pháp luật.

– Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay đi ngược lại với việc học tập và làm theo Bác: ham ăn chơi, hưởng thụ, đua đòi, sống không có mục đích, lí tưởng.

* Liên hệ bản thân, tổng kết

Phần II. 

Dàn ý tham khảo:

Mở bài:

– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Phạm Tiến Duật và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

– Trích dẫn thơ: Tác giả đã mô tả thành công vẻ đẹp của người lính lái xe qua ba khổ thơ cuối

Thân bài

a) Hình ảnh người lính và tình đồng chí đồng đội của những người lính lái xe không kính:

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

– Sự khốc liệt của chiến tranh đã tạo nên tiểu đội xe không kính. Những chiếc xe từ khắp mọi miền Tổ quốc về đây họp thành tiểu đội. Cái “bắt tay” thật đặc biệt “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Xe không kính lại trở thành điều kiện thuận lợi để các anh thể hiện tình cảm. Cái bắt tay thể hiện niềm tin, truyền cho nhau sức mạnh, bù đắp tinh thần cho những thiếu thốn về vật chất mà họ phải chịu đựng. Có sự gặp gỡ với ý thơ của Chính Hữu trong bài thơ “Đồng chí”: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” nhưng hồn nhiên hơn, trẻ trung hơn. Đó là quá trình trưởng thành của thơ ca, của quân đội Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Tình đồng chí, đồng đội còn được thể hiện một cách ấm áp, giản dị qua những giờ phút sinh hoạt của họ:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi lại đi trời xanh thêm.

+ Gắn bó trong chiến đấu, họ càng gắn bó trong đời thường. Sau những phút nghỉ ngơi thoáng chốc và bữa cơm hội ngộ, những người lính lái xe đã xích lại thành gia đình: “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Cách định nghĩa về gia đình thật lính, thật tếu hóm mà thật chân tình sâu sắc. Đó là gia đình của những người lính cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu.

+ Điệp ngữ “lại đi” và hình ảnh “trời xanh thêm” tạo âm hưởng thanh thản, nhẹ nhàng, thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng của người lính về sự tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Câu thơ trong vắt như tâm hồn người chiến sĩ, như khát vọng, tình yêu họ gửi lại cho cuộc đời.

=> Chính tình đồng chí, đồng đội đã biến thành động lực giúp các anh vượt qua khó khăn, nguy hiểm, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Sức mạnh của người lính thời đại Hồ Chí Minh là vẻ đẹp kết hợp truyền thống và hiện đại. Họ là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là hình tượng đẹp nhất của thế kỷ “Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi” (Tố Hữu).

b) Lòng yêu nước, ý chí chiến đấu giải phòng miền Nam (khổ thơ cuối)

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

– Giờ đây những chiếc xe không chỉ mất kính mà lại không đèn, không mui, thùng xe có xước. Chiếc xe đã biến dạng hoàn toàn. Người lính xế lại chất chồng khó khăn. Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về phía trước.

– Nguyên nhân nào mà những chiếc xe tàn dạng ấy vẫn băng băng chạy như vũ bào? Nhà thơ đã lí giải: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

+ Câu thơ dồn dập cứng cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái “không có” ở trên, nhà thơ khẳng định một cái có, đó là “một trái tim”.

+ “Trái tim” là một hoán dụ nghệ thuật tu từ chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa. Trái tim của họ đau xót trước cảnh nhân dân miền Nam sống trong khói bom thuốc súng, đất nước bị chia cắt thành hai miền.

+ Trái tim ấy dào dạt tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹcha, như vợ như chồng… Trái tim ấy luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mỹ bạo tàn.

=> Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc những người chiến sĩ lái xe khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này trở thành hiện thực, chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi.

=> Đằng sau những ý nghĩa ấy, câu thơ còn muốn hướng con người về chân lý thời đại của chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng.

=> Có thể coi câu thơ cuối là câu thơ hay nhất của bài thơ. Nó là nhãn tự, là con mắt thơ, bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe thời chống Mỹ.

* Liên hệ với lí tưởng sống của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay

– Cuộc sống thật vô bổ nếu không có lí tưởng sống

– Lí tưởng sống sẽ là động lực giúp bạn vươn lên trong cuộc sống.

– Liên hệ bản thân

Kết bài:

– Khẳng định tác giả đã thành công trong việc mô tả vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn.

Ví dụ: Vẫn là khẳng định tinh thần bất khuất, quyết thắng của quân đội ta, nhưng Phạm Tiến Duật đã đem lại nhiều hình ảnh mới và giọng điệu mới: trẻ trung, tinh nghịch, ngang tàn mà kiên định. Bài thơ đâu chỉ nói về tiểu đội xe không kính, nó phản ánh cả khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn quân và toàn dân ta, khẳng định rằng ý chí của con người mạnh hơn cả sắt thép.

Tải đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định năm 2020 kèm đáp án: Tại đây.

Nguồn tham khảo: doctailieu.com

V. Đề cương ôn thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định

Để giúp các em ôn luyện tốt hơn khi giải đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định, Mua Bán gửi đến các em bộ tài liệu ôn thi môn văn sưu tầm. Với bộ tài liệu này, các em sẽ nắm vững được các kiến thức bao gồm:

  • Các lưu ý trong phần đọc hiểu;
  • Kiến thức căn bản tiếng Việt;
  • Các kiến thức trọng tâm phần tập làm văn;
  • Kiến thức về nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

Tải đề cương ôn thi tuyển sinh lớp 10 môn văn: Tại đây.

Nguồn tham khảo: hocmai.vn

LỜI KẾT

Muaban.net hi vọng rằng, đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định các năm kèm đáp án sẽ giúp các em chủ động hơn trong kỳ thi sắp tới. Để ôn luyện tốt hơn, các em cần có một kế hoạch ôn thi hiệu quả và tự tin trong phòng thi. Chúc các em có một kết quả thi như mong muốn!

Tham khảo thêm việc làm bán thời gian được cập nhật phong phú, với mức lương hợp lý, nơi làm việc uy tín dành cho cho các bạn học sinh, sinh viên tại đây!

💐💐BÌNH TÂN CẦN TUYỂN 03 NAM/NỮ PHỤ KIỂM HÀNG ĐÓNG GÓI
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
⛱️⛱️TUYỂN 03 NAM/NỮ ( 20 - 58T ) PHỤ LÀM VIỆC TẠI BÌNH CHÁNH DIỆP TẾT
1
  • Hôm nay
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM
Việc làm sinh viên part time/ full time xoay ca
5
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
🧨🧨🏵🏵 VIỆC LÀM TẾT🧨🧨🏵🏵 Tại Siêu Thị TP. Hồ Chí Minh
2
  • Hôm nay
  • Quận Phú Nhuận, TP.HCM
🔥🔥QUẬN BÌNH TÂN CẦN TUYỂN THÊM 03 NHÂN VIÊN ƯU TIÊN NGƯỜ LỚN TUỔI
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Dịp Cuối Năm Tuyển Gấp Nhân Viên Có Việc Làm Ngay
5
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Cuối Năm Bổ Sung NV Trung Tuổi/Sinh Viên Làm Bán Hàng/Tạp Vụ/Giao Hàng
7
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Bổ Sung Nhân Sự Trung Tuổi Thời Vụ Và Chính Thức Tạp Vụ, Bảo Vệ, Kho
18
TUYỂN GẤP NV BÁN HÀNG TẠI QUẬN 5 DỊP TẾT
1
  • Hôm nay
  • Quận 5, TP.HCM
Cửa hàng mới khai trương cần người làm thời vụ Tết
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Tuyển gấp lao động phổ thông làm dịp tết
1
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
VIỆC LÀM PARTTIME CUỐI NĂM CHO SINH VIÊN
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
TIỆM CÀ PHÊ TÌM NGƯỜI LÀM PARTTIME VÀ FULLTIME Ở TÂN BÌNH
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Việc xoay ca 4tr5 đến 8tr cho sinh viên Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức
2
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Việc làm partime/fulltime (8tr9/tháng)tại Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
VIỆC LÀM THÊM XOAY CA, PARTIME QUẬN TÂN BÌNH, GÒ VẤP
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Việc làm bán cafe Fulltime và Partime Quận Bình Thạnh - Gò Vấp
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
VIỆC LÀM PARTTIME CHO SINH VIÊN QUẬN TÂN BÌNH
1
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM

>>> Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Uyên Trương
Content Writer tại Muaban.net Ngành hàng thế mạnh: tài chính, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và kinh tế.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ