Friday, November 15, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmĐề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 kèm đáp...

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 kèm đáp án 2022 – 2023

Bạn đang tìm kiếm bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 để ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới? Hãy tham khảo đề thi Tiếng Việt lớp 4 dưới đây với nội dung phong phú, đa dạng, được biên soạn và tổng hợp kỹ càng, cập nhật theo chương trình giáo dục mới nhất năm học 2022 – 2023. Đáp án kèm theo giúp bạn dễ dàng kiểm tra kết quả sau khi làm bài.

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2

I. Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề 1 (đề mẫu)

PHÒNG GD&ĐT……………

TRƯỜNG TH……………….

Họ và tên:………………….

Lớp: 4…….

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ II
Năm học 2022
 – 2023

Môn: Tiếng Việt – Lớp 4

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm):

1. Đọc thành tiếng (3 điểm):

(GV kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 24 ở SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 kết hợp trả lời câu hỏi đối với từng HS)

2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm) – (20 phút): Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

Mai Văn Tạo

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (1 đ) M1

A. Miền Bắc.
B. Miền Nam.
C. Miền Trung.

Câu 2. Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ) M2

A. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà.
B. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
C. Cả hai ý trên đều đúng

Câu 3. Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ) M4

A. Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.
B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.
C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Trong câu Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Bộ phận nào là vị ngữ? (1 đ) M1

A. đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.
B. hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.
C. ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

Câu 5. Câu Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lại này là kiểu câu: (1 đ) M2

A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?

Câu 6. Câu nào có kiểu câu Ai thế nào? (1 đ) M3

A. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.
B. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi.
C. Tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.

Câu 7. Em hãy tìm và viết ra 5 từ láy có trong bài? (1 đ) M2

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả: (Nghe – viết) bài “Hoa học trò” (2 điểm)

2. Tập làm văn: Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích (8 điểm)

Tải Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề 1: Tại đây

Tham khảo tin tuyển dụng việc làm part-time dành cho HSSV:

VIỆC LÀM THÊM - KHÔNG YCKN - ĐÀO TẠO MIỄN PHÍ
1
  • Hôm nay
  • Quận 5, TP.HCM
Tuyển nhân viên bán hàng parttime/fulltime, có xoay ca quận Gò Vấp
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Việc làm part / full time cho sinh viên
5
Việc làm part / full time cho sinh viên 3,6 triệu - 7,2 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
🚨🚨 TẾT ĐẾN TUYỂN GẤP 05 NV LÀM VIỆC TẠI BÌNH TÂN,SỐ LƯỢNG CÓ HẠN
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Hệ thống siêu thị Lotte Mart thông báo tuyển dụng nhân viên
7
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
VIỆC LÀM THÊM - KHÔNG YCKN - ĐÀO TẠO MIỄN PHÍ
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
🚩🚩QUẬN BÌNH TÂN TUYỂN NHANH 04 NHÂN VIÊN ĐI LÀM NGAY
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
CẦN GẤP NHÂN VIÊN PHỤ CỬA HÀNG
1
CẦN GẤP NHÂN VIÊN PHỤ CỬA HÀNG 7,8 triệu - 10 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Cửa Hàng Tiện Lợi Tuyển Nhân Viên Cho Chi Nhánh Mới
5
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
🧧🧧Hệ Thống Siêu Thị E-mart Cần Tuyển Nhân Viên Thời Vụ Và Chính Thức
5
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Dịp Cuối Năm Tuyển Gấp Nhân Viên Có Việc Làm Ngay
5
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
 VIỆC LÀM PART TIME - FULL TIME  SINH VIÊN!!
5
VIỆC LÀM PART TIME - FULL TIME SINH VIÊN!! 3,2 triệu - 7,5 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
COOP FOOD TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN BÁN HÀNG
11
COOP FOOD TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN BÁN HÀNG 7,5 triệu - 12,5 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Tuyển 2 sinh viên làm thời vụ 3 tháng ( T11-12-T1)
0
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
CẦN NAM/NỮ BÁN MỸ PHẨM FULLTIME/PARTIME
1
CẦN NAM/NỮ BÁN MỸ PHẨM FULLTIME/PARTIME 4,5 triệu - 8,5 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
VIỆC LÀM THỜI VỤ DÀNH CHO NHÂN VIÊN LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Việc làm liền part/ full ở TP HCM
1
Việc làm liền part/ full ở TP HCM 3,2 triệu - 7,2 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
🔊🔊🔊 CHỊ CẦN GẤP 05 NGƯỜI LÀM,KIỂM HÀNG ĐÓNG GÓI.ĐI LÀM LIỀN
1
  • Hôm nay
  • Quận 8, TP.HCM
Quận 12 - Tuyển nhân viên bán hàng part-time full-time tại V&N Store
7
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Nhận NV đi làm Partime & Fulltime (ưu tiên sinh viên và trung niên)
1
  • Hôm nay
  • Quận 10, TP.HCM

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Bộ đề số 1

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm):

1. Đọc thành tiếng (3 điểm):

HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 4 – tập 2, từ tuần 19 đến tuần 25.

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng: tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng): 1 điểm

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm):

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

C

C

A

A

B

Điểm

1

1

1

1

1

1

Câu 7. (1 điểm) Tìm được đúng mỗi từ láy có trong bài: 0,2 điểm.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả: (2,0 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm)

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,25 điểm.

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách …hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,5 điểm.

2. Tập làm văn: (8,0 điểm)

* Bài văn đảm bảo các mức như sau:

Bài viết đúng dạng văn miêu tả đồ vật, đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. (2 điểm)

Bài viết đảm bảo độ dài từ 12 – 15 câu. Viết câu tương đối đúng ngữ pháp, biết dùng từ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp. (3 điểm)

Có sử dụng hình ảnh so sánh trong bài văn miêu tả đồ vật. (3 điểm)

– Các mức điểm khác tùy mức độ sai sót GV ghi điểm cho phù hợp.

II. Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề 2 (đề mẫu)

UBND HUYỆN…….
TRƯỜNG TIỂU HỌC…….

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2022 – 2023
Môn: Tiếng Việt – Lớp 4
(Học sinh làm bài trực tiếp trên đề)

A – Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 01 đến tuần 08 (Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp tiểu học học kì 2 theo công văn số 1125/BGDĐT-GDTH ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT), giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 90 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài văn sau:

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG

Cuộc đua ma-ra-thon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.

Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “Người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.

Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.

Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “Người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: Nhiệm vụ của nhân vật “Tôi” trong bài là: (0,5 điểm)

A. Chăm sóc y tế cho vận động viên.
C. Bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua.
B. Lái xe cứu thương.
D. hò reo cổ vũ cho cuộc đua.

Câu 2: Không khí của cuộc thi ma-ra-thon thế nào? (0,5 điểm)

A. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon sôi nổi.
B. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon buồn tẻ.
C. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon bình thường.
D. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon yên lặng.

Câu 3: Trong giải ma-ra-thon tác giả chú ý đến nhân vật nào nhất? (0,5 điểm)

A. Chú ý đến những người trên xe cứu thương.
B. Chú ý đến những người chạy theo để cổ vũ.
C. Chú ý đến những người xuất phát đầu tiên.
D. Chú ý đến người xuất phát cuối cùng.

Câu 4: Giải Ma-ra-thon là giải: (1 điểm)

A. Giải ma-ra-thon dành cho người thích bơi lội.
B. Giải ma-ra-thon dành cho người thích đi xe đạp.
C. Giải ma-ra-thon dành cho người thích chạy bộ.
D. Giải ma-ra-thon dành cho người thích leo núi.

Câu 5: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai? Có đặc điểm gì? (1 điểm)

Viết câu trả lời của em:………………………………..

Câu 6: Đoạn cuối bài : “Kể từ hôm đó, … nhẹ nhàng đối với tôi” tác giả muốn khuyên em điều gì? (1 điểm)

Viết câu trả lời của em:……………………………………

Câu 7: Câu “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.” (0,5 điểm)

A. Câu khiến
B. Câu kể Ai là gì?
C. Câu kể Ai thế nào?
D. Câu kể Ai làm gì?

Câu 8: Dòng nào sau đây chỉ toàn là từ láy? (0,5 điểm)

A. Xanh um, lộng lẫy, ngay ngáy, rực rỡ, mênh mông.
B. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, bờ bến.
C. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, ấm áp.
D. Rực rỡ, lộng lẫy, xúm xít, ngay ngáy, ấm áp.

Câu 9: Trong câu: “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.” (1 điểm)

Chủ ngữ là:………………..…………………………………………………………

Vị ngữ là:…………………………………………………………………………….

Câu 10: Em đặt câu kể “Ai là gì?” để khen chị vận động viên đã chiến thắng (1 điểm)

Viết câu trả lời của em:…………………………………..

B – Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài (Họa sĩ Tô Ngọc Vân). SGK Tiếng việt 4, tập 2, trang 56.

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Đề bài: Tả cây bóng mát mà em yêu thích nhất.

Tải Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề 2: Tại đây

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Bộ đề số 2

A – Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm

(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)

b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)

c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0, 25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4
A A D C

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu 5: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai? Có đặc điểm gì? (1 điểm)

Người chạy cuối cùng là một phụ nữ. Người phụ nữ có đôi bàn chân tật nguyền.

Câu 6: Đoạn cuối bài : “Kể từ hôm đó, …nhẹ nhàng đối với tôi” tác giả muốn khuyên em điều gì? (1 điểm)

Học sinh nêu ý: Khi gặp công việc khó khăn, chúng ta quyết tâm thì mọi việc sẽ thành công tốt đẹp.

Câu 9: Trong câu: “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.” (1 điểm)

Chủ ngữ : Bàn chân chị ấy

Vị ngữ: cứ chụm vào mà đầu gối lại đưa ra

Câu 10: Em đặt câu kể “Ai là gì?” để khen chị vận động viên đã chiến thắng: (1 điểm)

Chị là người rất kiên trì

hoặc Chị là người đáng quý .

hoặc Chị là người chiến thắng

B – Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

– GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.

– Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ): 2 điểm.

– Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) : trừ 0,5 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, …bị trừ 1 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Đánh giá, cho điểm

– Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:

+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

– Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.

* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong làm bài.

Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.

Trong lúc ra đề cũng như hướng dẫn chấm không tránh khỏi sai sót, mong quý thầy cô chỉnh lại dùm thành thật cám ơn!.

III. Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề 3 (đề mẫu)

UBND HUYỆN…….
TRƯỜNG TIỂU HỌC…….

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2022 – 2023
Môn: Tiếng Việt – Lớp 4
(Học sinh làm bài trực tiếp trên đề)

I. Phần đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau:
“Chiều nay, trời nắng nhẹ, cả lớp đều háo hức chờ đợi giờ học thể dục. Tiếng ve sầu réo rắt bên tai, lá cây bồng bềnh trong gió. Cô giáo đưa ra các bài tập, học sinh lần lượt thực hiện theo chỉ dẫn.”

1. Nêu thời tiết trong đoạn văn trên. (1 điểm)

2. Em hãy nói gì về không khí trong đoạn văn trên? (1 điểm)

3. Tìm từ trái nghĩa với từ “đông đúc” trong câu sau: “Trong ngày hội, công viên trở nên đông đúc hơn bao giờ hết.” (1 điểm)

4. Điền vào chỗ trống từ thích hợp: “Nắng đã lên cao, mọi người _______ lại bên nhau để tránh nắng.” (1 điểm)

II. Phần ngữ pháp (3 điểm)

1. Chia động từ trong ngoặc ở thì quá khứ đơn: “Hôm qua, em (đi) _______ thăm bà ngoại ở quê.” (1 điểm)

2. Nối các cụm từ sau thành câu hoàn chỉnh: “cảnh sắc thiên nhiên/đẹp như tranh vẽ/nơi đây” (1 điểm)

3. Viết lại câu sau sao cho nghĩa không đổi: “Anh ấy không chỉ thông minh mà còn rất năng động.” (1 điểm)

III. Phần viết (3 điểm)

  1. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) về ngôi trường của em. (3 điểm)

    (Chấm điểm dựa vào nội dung, mạch lạc, sử dụng từ ngữ phong phú, không lỗi chính tả)

Tải Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề 3: Tại đây

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Bộ đề số 3

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Bộ đề số 3 nâng cao

I. Phần đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

“Chiều nay, trời nắng nhẹ, cả lớp đều háo hức chờ đợi giờ học thể dục. Tiếng ve sầu réo rắt bên tai, lá cây bồng bềnh trong gió. Cô giáo đưa ra các bài tập, học sinh lần lượt thực hiện theo chỉ dẫn.”

1. Nêu thời tiết trong đoạn văn trên. (1 điểm)

Đáp án: Trời nắng nhẹ

2. Em hãy nói gì về không khí trong đoạn văn trên? (1 điểm)

Đáp án: Không khí trong đoạn văn rộn ràng, háo hức, vui tươi

3. Tìm từ trái nghĩa với từ “đông đúc” trong câu sau: “Trong ngày hội, công viên trở nên đông đúc hơn bao giờ hết.” (1 điểm)

Đáp án: Vắng vẻ

4. Điền vào chỗ trống từ thích hợp: “Nắng đã lên cao, mọi người _______ lại bên nhau để tránh nắng.” (1 điểm)

Đáp án: Tụ tập

II. Phần ngữ pháp (3 điểm)

  1. Chia động từ trong ngoặc ở thì quá khứ đơn: “Hôm qua, em (đi) _______ thăm bà ngoại ở quê.” (1 điểm) Đáp án: đi

  2. Nối các cụm từ sau thành câu hoàn chỉnh: “cảnh sắc thiên nhiên / đẹp như tranh vẽ / nơi đây” (1 điểm) Đáp án: Nơi đây, cảnh sắc thiên nhiên đẹp như tranh vẽ.

  3. Viết lại câu sau sao cho nghĩa không đổi: “Anh ấy không chỉ thông minh mà còn rất năng động.” (1 điểm) Đáp án: Anh ấy vừa thông minh vừa rất năng động.

III. Phần viết (3 điểm)

  1. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) về ngôi trường của em. (3 điểm)

Hướng dẫn:

  • Giới thiệu tên trường, vị trí, môi trường xung quanh.
  • Nêu điểm nổi bật về cơ sở vật chất, giáo viên, hoạt động ngoại khóa.
  • Chia sẻ cảm xúc, kỷ niệm đáng nhớ liên quan đến trường.

(Chấm điểm dựa vào nội dung, mạch lạc, sử dụng từ ngữ phong phú, không lỗi chính tả)

IV. Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề 4 (đề nâng cao)

UBND HUYỆN…….
TRƯỜNG TIỂU HỌC…….

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2022 – 2023
Môn: Tiếng Việt – Lớp 4
(Học sinh làm bài trực tiếp trên đề)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

1. Đọc thành tiếng

2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ…Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thich: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.

Theo Tâm huyết nhà giáo

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Nết là một cô bé: (0,5 điểm)

  1. Thích chơi hơn thích học.
  2. Có hoàn cảnh bất hạnh.
  3. Yêu mến cô giáo.
  4. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

  1. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .
  2. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.
  3. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
  4. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

  1. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .
  2. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.
  3. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.
  4. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

  1. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.
  2. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.
  3. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai
  4. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)

Câu 7: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? (0,5 điểm)

  1. đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng
  2. tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ
  3. Xanh tốt, xinh tươi, thùy mị
  4. hùng vĩ, dịu dàng, lung linh

Câu 8: Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái” thuộc kiểu câu kể nào? (0,5 điểm)

  1. Ai là gì?
  2. Ai thế nào?
  3. Ai làm gì?
  4. Không thuộc câu kể nào.

Câu 9: Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là: (1 điểm)

  1. Năm học sau
  2. Năm học sau, bạn ấy
  3. Bạn ấy
  4. Sẽ vào học cùng các em

Câu 10: Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả nghe – viết: (3 điểm) – Thời gian viết: 15 phút

Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét nữa mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

2. Tập làm văn: (7 điểm) – Thời gian: 40 phút

Đề bài: Tả một cây hoa mà em yêu thích.

Tải Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề 4 (Đề Nâng Cao): Tại đây

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề 4 (đề nâng cao)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

  1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

+ Học sinh bốc thăm 1 đoạn văn (trong 5 bài đã học ở sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2) rồi đọc thành tiếng.

+ Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên đưa ra.

* Lưu ý: GV ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm.

Bài 1: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (SGK / 21- TV 4 tập 2)

+ Đọc đoạn: “ Năm 1946…………..của giặc”

Trả lời: Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến?

Bài 2: Sầu riêng (SGK/ 34 – TV 4 tập II)

+ Đọc đoạn: “ Sầu riêng …………..kì lạ”

Trả lời: Sầu riêng là loại trái quý của vùng nào?

+ Đọc đoạn: “ Hoa sầu riêng……………..tháng năm ta”.

Trả lời: Hoa sầu riêng được miêu tả như thế nào?

Bài 3: Hoa học trò (SGK/ 43, – TV 4 tập 2)

+ Đọc đoạn: “ Nhưng hoa càng đỏ…………..bất ngờ vậy?”

Trả lời: Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?

Bài 4: Khuất phục tên cướp biển (SGK/ 66, 67 – TV 4 tập II)

+ Đọc đoạn: “ Tên chúa tàu………..nhìn bác sĩ, quát”

Trả lời: Tính hung hãn của tên cướp biển được thể hiện qua những chi tiết nào?

+ Đọc đoạn: “ Cơn tức giận……………………..nhốt chuồng”

Trả lời: Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển?

Bài 5: Thắng biển (SGK/ 76, 77 – TV 4 tập 2)

+ Đọc đoạn: “ Mặt trời lên cao dần ………điên cuồng”

Trả lời: Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển?

+ Đọc đoạn: “ Một tiếng reo……………….cứng như sắt”

Trả lời: Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển?

Biểu điểm chấm đọc thành tiếng:

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm (1 điểm)

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ (không đọc sai quá 5 tiếng) (1 điểm)

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: (1 điểm)

  1. Kiểm tra đọc hiểu (đọc hiểu văn bản kết hợp kiến thức Tiếng Việt): (7 điểm)

Câu 1: Ý b;

Câu 2: Ý a;

Câu 3: Ý b;

Câu 4: Ý c;

Câu 5: Trả lời: Trong cuộc sống mỗi người có một hoàn cảnh, ai cũng muốn mình được hạnh phúc, không ai muốn gặp điều bất hạnh(0,5 điểm). Vì vậy, chúng ta cần phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau để cuộc sống tươi đẹp hơn . (0,5 điểm) – Tùy theo bài làm của HS để GV tính điểm.

Câu 6: Tùy vào bài làm của HS để giáo viên tính điểm: Nếu HS nêu được 1 điều có ý nghĩa thì sẽ tính 1 điểm.

VD: Em học được ở bạn Nết sự kiên trì vượt qua khó khăn để học tập thật tốt dù bị tật nguyền; Hoặc: Em học tập ở bạn Nết lòng lạc quan, vượt lên chính mình, chăm chỉ học hành …

Câu 7: Ý b;

Câu 8: Ý c;

Câu 9: Ý c.

Câu 10: Học sinh đặt câu đúng yêu cầu và đủ ý, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm cảm (1 điểm).

* Lưu ý: Ví dụ: Bạn hãy giữ trật tự để nghe cô giảng bài!

Bạn nên giữ trật tự cho mình còn nghe cô giảng bài!…

– Các câu 1, 2, 3, 4, 7, 8 (tính mỗi câu 0,5 điểm)

– Các câu: 5, 6, 9, 10 (tính mỗi câu 1 điểm).

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả: (3 điểm)

– Tốc độ đạt yêu cầu (0,5 điểm), chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ

(0,25 điểm), trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. (0,25 điểm)

– Viết đúng chính tả cả đoạn: 2 điểm.

* Điểm viết được trừ như sau:

– Mắc 1 lỗi trừ 0,25đ; mắc 2- 3 lỗi trừ 0,5đ; mắc 4 lỗi trừ 0,75đ; mắc 5 lỗi trừ 1đ; mắc 6 lỗi trừ 1,25đ; mắc 7 – 8 lỗi trừ 1,5đ; mắc 9 lỗi trừ 1,75đ; mắc 10 lỗi trở lên trừ 2đ.

* Lưu ý: Nếu HS viết thiếu 2, 3 chữ chỉ trừ lỗi sai, không trừ điểm tốc độ. Nếu HS viết bỏ một đoạn thì tính trừ hai lần (lỗi sai và tốc độ). Phần chữ viết, trình bày: Tuỳ theo mức độ mà trừ có sự thống nhất trong tổ.

2. Tập làm văn: (7 điểm)

* Học sinh viết được một bài văn tả một cây hoa mà em yêu thích.

 Điểm thành phần được tính cụ thể như sau:

  1. Mở bài: (1,5 điểm)
  2. Thân bài: (4 điểm) . Cụ thể:

+ Nội dung: (1,5 điểm)

+ Kĩ năng: (1,5 điểm)

+ Cảm xúc: (1 điểm)

  1. Kết bài: (1,5 điểm)

*Đánh giá:

+ Học sinh viết được bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích.

+ Khả năng tạo lập văn bản, khả năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu, khả năng lập ý, sắp xếp ý, lỗi chính tả, dấu câu, chữ viết, trình bày.

+ Khả năng thể hiện tình cảm của HS với đồ chơi đó.

* Chú ý:

Bài đạt điểm tối đa (7 điểm) phải viết đúng thể loại, đủ 3 phần (MB, TB, KB).

Giáo viên căn cứ vào ý diễn đạt, cách trình bày bài văn mà trừ điểm cho phù hợp.

– Nội dung từng phần phải đảm bảo.

– Nếu lạc đề tùy vào mức độ nội dung của cả bài mà trừ điểm cho hợp lí.

V. Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề 5 (đề nâng cao)

UBND HUYỆN…….
TRƯỜNG TIỂU HỌC…….

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2022 – 2023
Môn: Tiếng Việt – Lớp 4
(Học sinh làm bài trực tiếp trên đề)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

1. Đọc thành tiếng (3 điểm)

– Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

– Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

2. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Anh bù nhìn

Một cái que cắm dọc, một thanh tre nhỏ buộc ngang, thành hình chữ thập. Khoác lên đấy một cái áo tơi lá cũ, hoặc một mảnh bao tải rách, cũng có thể là một manh chiếu rách cũng được. Trên đầu que dọc là một mê nón rách lơ xơ. Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo… đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn. Để cho đủ lệ bộ, anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu. Đầu cần buộc một túm nắm giấy, tốt hơn thì dùng một túm lá chuối khô tước nhỏ, giống như vẫn buộc ở đầu gậy của người chăn vịt trên đồng.

Có nhiều loài chim bị mắc lừa, rất sợ anh bù nhìn, sợ cái cần câu ấy, vì chỉ hơi thoảng gió thì từ tấm áo, cái nón, đến thanh roi ấy đều cử động, phe phẩy, đung đưa… Bọn trẻ chúng tôi đứng từ xa mà nhìn cũng thấy đúng là một người đang ngồi, tay cầm que để đuổi chim…

Những anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương, chăm chỉ làm việc của mình, chẳng đòi ăn uống gì và cũng chẳng bao giờ kể công. Các anh cũng không sợ nắng gắt, gió lạnh, mưa bão. Anh có bị gió xô ngã thì rồi cũng có người đỡ anh dậy, anh chẳng kêu khóc bao giờ.

Chỉ tiếc là cũng có những con chim ranh ma, một lần sà xuống biết đấy là anh bù nhìn, không có gì nguy hiểm, không có gì đáng sợ thế là lần sau nó cứ xuống và còn đi gọi cả đàn xuống, vừa tra ngô, tỉa đỗ, mà lại phải đi làm lại từ đầu, vì chúng đã ăn hết cả hạt vừa gieo. Người ta vốn khôn ngoan hơn, lại phải thay lại tấm áo, cái nón và cái cần câu mới, buộc thêm vào đấy nhiều mẩu giấy có các màu, làm như đó là một người bảo vệ mới.

Bọn trẻ chúng tôi thích các anh bù nhìn ấy vì các anh không bao giờ dọa chúng tôi, không bao giờ lên mặt hoặc cáu gắt, dù chúng tôi có ào xuống ruộng bắt châu chấu, đuổi cào cào, giẫm cả lên cái mầm ngô, mầm đỗ mới nhú…

Quả là các anh bù nhìn hiền lành đáng yêu, đã giúp người nông dân, trong đó có cha mẹ tôi, một cách khá tốt.

(Băng Sơn)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

– Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

– Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Những anh bù nhìn được làm từ nguyên liệu gì? (0,5 điểm)

  1. Những thanh tre và đất sét.
  2. Những thanh tre và mảnh áo, mảnh bao rách.
  3. Quần áo cũ và những miếng xốp.
  4. Đất sét và những mảnh áo, mảnh bao rách.

Câu 2. Anh bù nhìn có tác dụng gì? (0,5 điểm)

  1. Giúp cây cối phát triển nhanh hơn.
  2. Bảo vệ ruộng đỗ, ruộng ngô trước lũ chim.
  3. Bảo vệ mùa màng trước sự khắc nghiệt của thời tiết.
  4. Bảo vệ mùa màng trước sự tấn công của sâu bọ.

Câu 3. Điều gì khiến cho anh bù nhìn có thể cử động như con người? (0,5 điểm)

  1. Những tia nắng.
  2. Những cơn mưa.
  3. Những đám mây.
  4. Những làn gió.

Câu 4. Vì sao các anh bù nhìn rất dễ thương? (0,5 điểm)

  1. Vì các anh luôn canh giữ cho mùa màng của người nông dân được bội thu.
  2. Vì các anh làm việc chăm chỉ, không bao giờ kể công, không bao giờ đòi ăn uống.
  3. Vì các anh làm việc suốt ngày đêm không ngừng nghỉ, không lấy tiền công.
  4. Vì các anh luôn thân thiện, vui vẻ với các bạn nhỏ, giúp các bạn làm đồ chơi.

Câu 5. Hình ảnh anh bù nhìn thể hiện điều gì? (1,0 điểm)

Câu 6. Em thích phẩm chất nào của anh bù nhìn nhất? Vì sao? (1,0 điểm)

Câu 7. Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu kể “Ai thế nào?” ? (0,5 điểm)

  1. Anh bù nhìn bị gió xô ngã chẳng kêu khóc bao giờ.
  2. Anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương.
  3. Anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu.
  4. Anh bù nhìn là người bạn thân thiết của người nông dân.

Câu 8. Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai (Cái gì, Con gì)?” trong câu dưới đây: (0,5 điểm)

Bù nhìn là người giả làm bằng rơm thường được đặt giữa ruộng lúa để doạ và xua đuổi chim chóc, chuột bọ cắn phá mùa màng.

Câu 9. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp (1 điểm):

a) Anh bù nhìn rất … (tốt bụng, hào phóng, rộng lượng) khi luôn giúp đỡ các bác nông dân mà không đòi hỏi điều gì.

b) Anh bù nhìn … (nâng niu, giữ gìn, bảo vệ) ruộng đỗ, ruộng ngô trước sự phá hoại của lũ chim.

Câu 10. Viết câu văn miêu tả cánh đồng lúa trong đó có sử dụng từ ngữ gợi tả và hình ảnh so sánh. (1,0 điểm)

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả nghe – viết (2 điểm – 15 phút)

Tầng ô-dôn hấp thụ 90% lượng tia tử ngoại của mặt trời, giúp cho bề mặt trái đất chỉ bị một lượng nhỏ tia tử ngoại chiếu tới và sinh vật có thể tự do sinh trưởng. Khi tầng ô-dôn bị phá hoại thì một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống trái đất khiến cho mùa màng bị thất thu, giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến nhiều loại bệnh, thậm chí dẫn đến bệnh ung thư da và bệnh bạch tạng…

(Theo Hỏi đáp về tài nguyên môi trường, Lê Văn Khoa chủ biên)

2. Tập làm văn (8 điểm – 35 phút)

Hãy viết một đoạn văn giới thiệu một cảnh đẹp trên quê hương em.

Tải Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề 5 (Đề Nâng Cao): Tại đây

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề 5 (đề nâng cao)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

1. Đọc thành tiếng (3 điểm)

2. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1. Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm

Câu 2. Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm

Câu 3. Chọn câu trả lời d: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác d: 0 điểm

Câu 4. Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm

Câu 5. Gợi ý:

Hình ảnh anh bù nhìn thể hiện sự sáng tạo của những người nông dân trong lao động sản xuất. Để xua đuổi lũ chim phá hoại mùa màng, họ đã lấy tre ghép lại, khoác lên đó những chiếc áo để đánh lừa lũ chim.

Câu 6. Gợi ý:

Em thích tính chăm chỉ làm việc, không bao giờ kể công của anh bù nhìn. Anh là một người bạn tốt của người nông dân, luôn giúp đỡ họ mà không đòi trả ơn.

Câu 7. Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm

Câu 8. Trả lời đúng: 1,0 điểm; trả lời khác: 0 điểm

Bù nhìn là người giả làm bằng rơm thường đặt giữa ruộng lúa để doạ và xua đuổi chim chóc, chuột bọ cắn phá mùa màng.

Câu 9. Chọn đúng 2 từ: 1 điểm; đúng 1 từ: 0,5 điểm; không đúng từ nào: 0 điểm.

a) Tốt bụng

b) Bảo vệ

Câu 10.

– Viết thành câu theo yêu cầu (có sử dụng từ ngữ gợi tả và hình ảnh so sánh): 1,0 điểm

– Viết thành câu nhưng việc dùng từ chưa chính xác, các từ ngữ gợi tả và hình ảnh so sánh chưa hay: 0,5 điểm

– Viết câu trả lời chưa thành câu: 0 điểm

Gợi ý: Cánh đồng lúa đang vào mẩy, từng bông trĩu xuống, căng đầy sức sống như người con gái đang độ xuân thì.

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

2. Tập làm văn (8 điểm)

VI. Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề số 6

Tải Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề 6: Tại đây

VII. Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề số 7

Tải Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề 7: Tại đây

VIII. Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề số 8

Tải Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề 8: Tại đây

IX. Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề số 9

Tải Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề 9: Tại đây

X. Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề số 10

Tải Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 – Đề 10: Tại đây

Nguồn: Hoatieu.vn

Việc ôn luyện và thực hành qua các bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 là cách hữu hiệu để giúp các em học sinh nắm vững kiến thức, củng cố kỹ năng đọc hiểu, ngữ pháp và luyện viết. Bộ đề thi này không chỉ đa dạng về nội dung, mức độ khó, mà còn giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, tự tin hơn khi bước vào kỳ thi cuối năm. Đừng quên truy cập vào Trang Muaban.net để cập nhật thêm các bộ đề thi môn học khác tại đây!

Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ