Tuesday, January 21, 2025
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmTuyển tập 10+ đề thi khtn lớp 6 cuối học kì 2...

Tuyển tập 10+ đề thi khtn lớp 6 cuối học kì 2 có đáp án chi tiết

Kì thi cuối học kì 2 sắp đến và các em học sinh đang ráo riết ôn tập để chuẩn bị cho kì thi này. Mua Bán sẽ giúp quý phụ huynh tổng hợp các đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 kèm đáp án chi tiết để các em học sinh có thể chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới. 

de-thi-khtn-lop-6-cuoi-hoc-ki-2-1
Đề thi khtn lớp 6 cuối học kì 2 kèm đáp án chi tiết

I. Đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 sách Kết nối tri thức kèm đáp án

Đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 sách Kết nối tri thức năm 2023 bao gồm 2 phần với 16 câu trắc nghiệm và 4 câu tự luận, cụ thể như sau:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1. Muỗi Anophen là vật chủ trung gian truyền bệnh nào cho con người?

A. Bệnh dịch tả.
B. Bệnh sốt rét.
C. Bệnh ngủ li bì.
D. Bệnh viêm đường hô hấp.

Câu 2. Con hà bám dưới mạn tàu thuyền gây ra tình trạng gì?

A. ô nhiễm nguồn nước.
B. hại cho tôm cá.
C. bệnh truyền nhiễm.
D. hư hỏng tàu thuyền.

Câu 3. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học chủ yếu là do yếu tố nào?

A. con người.
B. tự nhiên.
C. thực vật.
D. động vật.

Câu 4. Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên là gì?

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm.
B. Cung cấp gỗ để làm nhà cửa.
C. Giúp duy trì và ổn định sự sống trên trái đất.
D. Phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch cho con người.

Câu 5. Lực ma sát xuất hiện giữa đế giày với mặt đường làm mòn đế giày được định nghĩa lực gì?

A. lực ma sát trượt.
B. lực ma sát nghỉ.
C. lực ma sát lăn.
D. cả ma sát nghỉ và ma sát lăn.

Câu 6. Độ lớn của lực hút Trái Đất tác dụng lên một vật được gọi là gì?

A. khối lượng của vật đó.
B. trọng lượng của vật đó.
C. thể tích của vật đó.
D. độ dài của vật đó.

Câu 7. Cho biết biến dạng của vật nào sau đây giống biến dạng của lò xo?

A. Cái bình sứ.
B. Hòn đá.
C. Quả bóng cao su.
D. Miếng kính

Câu 8. Các đồ dùng như quạt điện, đèn điện hoạt động được nhờ vào dạng năng lượng nào sau đây?

A. Cơ năng.
B. Điện năng
C. Thế năng hấp dẫn.
D. Động năng.

Câu 9. Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 10,5 cm. Khi treo một quả cân 100g thì độ dài của lò xo là 11 cm. Nếu treo quả cân 500g thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn bao nhiêu?

A. 2,5 cm.
B. 0,5 cm.
C. 2,0 cm.
D. 1,0 cm

Câu 10. Khi ánh sáng từ Mặt Trời chiếu vào tấm pin Mặt Trời, tấm pin sẽ tạo ra điện. Đây là một ví dụ về sự chuyển hóa nào?

A. Năng lượng từ ánh sáng thành năng lượng nhiệt.
B. năng lượng hạt nhân sang năng lượng hóa học.
C. năng lượng điện sang động năng.
D. năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.

Câu 11. Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì___

  1. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.
  2. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.
  3. Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.
  4. Trái Đất quay xung quanh Mặt trời.

Câu 12. Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì___

A. Ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.
C. Trái Đất quay quanh trục của nó liên tục.
D. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.

Câu 13. Khi dòng điện chạy vào quạt điện làm quạt điện quay thì điện năng đã được chuyển hóa thành các dạng năng lượng

A. cơ năng và nhiệt năng trong đó cơ năng là năng lượng hao phí.
B. cơ năng và nhiệt năng trong đó nhiệt năng là năng lượng hao phí.
C. cơ năng và quang năng trong đó cơ năng là năng lượng hao phí.
D. cơ năng và hóa năng trong đó cơ năng là năng lượng hao phí.

Câu 14. Dây cung tác dụng lực F = 150N lên mũi tên đang bắn cung. Lực F này được biểu diễn bằng mũi tên với tỉ xích 0,5cm ứng với 50N. Trong các hình vẽ A, B, C, D hình nào vẽ đúng?

de-thi-khtn-lop-6-cuoi-hoc-ki-2-5
Hình 1

Câu 15. Một học sinh có khối lượng 35kg. Trọng lượng của học sinh đó là 

A. 35N.
B. 3,5N.
C. 3500N.
D. 350N.

Câu 16. Hai học sinh A và B cùng đi từ tầng 1 lên tầng 3 của tòa nhà lớp học. Học sinh A xách chiếc cặp có khối lượng 2kg, học sinh B xách chiếc cặp có khối lượng 3kg. Câu so sánh nào sau đây là đúng khi nói về lực tay mỗi học sinh tác dụng vào cặp khi xách cặp xách cặp? 

A. Lực tác dụng của học sinh A lớn hơn.
B. Lực tác dụng của học sinh B lớn hơn.
C. Lực tác dụng của 2 bạn là như nhau.
D. Lực tác dụng của học sinh A bằng lực tác dụng của học sinh B.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 17: (1,5 điểm): Thế nào là lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc? Lấy ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc?

Câu 18: (1,5 điểm)

  1. Khi đốt cháy nhiên liệu, năng lượng được giải phóng tạo ra các dạng năng lượng nào? Lấy ví dụ minh họa? 
  2. Hãy đề xuất 2 biện pháp sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm, hiệu quả? 

Câu 19: (2,0 điểm)

  1. Hãy cho biết kích thước của hệ Mặt trời so với Ngân Hà?
  2. Hàng ngày đứng trên Trái Đất ta thấy Mặt Trời buổi sáng mọc ở phía Đông, buổi chiều lặn ở phía Tây. Em hãy mô tả quy luật chuyển động của Mặt trời?
  3. Giải thích quy luật chuyển động của Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng?

Câu 20: (1,0 điểm)

Trong buổi thực hành tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên, nhóm của Hồng đã sưu tầm được một số động vật sau: Chuồn chuồn, ong, ruồi nhà, nhện, tôm, cua, châu chấu, muỗi, rết, giun đất.

Bằng kiến thức đã học về khóa lưỡng phân, em hãy giúp Hồng phân chia chúng thành các nhóm cho phù hợp?

Tải đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 theo sách Kết nối tri thức: TẠI ĐÂY

Tham khảo tin tuyển dụng việc làm part-time dành cho HSSV:

VIỆC LÀM BÁN THỜI GIAN -  CẦN TUYỂN KHU VỰC TPHCM
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 2, TP.HCM
Việc làm partime/fulltime (8tr9/tháng)tại Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Tuyển 10 Nữ Phục Vụ Lương Cao ( Bao ăn ở Lại )
3
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
MỸ PHẨM_HCM CẦN THÊM SINH VIÊN ĐÃ TỐT NGHIỆP VÀ LĐ FULLTIME
4
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Việc làm part time/ full time có xoay ca tại HCM
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Cần người làm đứng quầy phụ bán
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Cần 3 bạn nữ phụ việc bán hàng tại đại lý mỹ phẩm Hóc Môn
1
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
VIỆC LÀM LĐPT cận tết tại Tphcm
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
VIỆC LÀM PARTTIME SAU TẾT CHO SINH VIÊN QUẬN TÂN BÌNH
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển người đi làm ngay: Nhân viên tạp vụ, phụ bán hàng, đóng gói
2
  • Hôm nay
  • Huyện Nhà Bè, TP.HCM
Tuyển Sinh Viên - Thợ Phụ Shop May Mặc
7
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
Cần gấp vài bạn phụ bán cafe-Tiền Liền
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
VIỆC LÀM PARTIME XOAY CA CHO SINH VIÊN
1
VIỆC LÀM PARTIME XOAY CA CHO SINH VIÊN 2,49 - 6,24 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
VIỆC LÀM PARTTIME SAU TẾT CHO SINH VIÊN
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
CẦN NHÂN SỰ THỜI VỤ TẾT 🎊🎉🧧
4
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Việc làm parttime sinh viên khu vực Thủ Đức- Không yêu cầu kinh nghiệm
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
Việc làm part/fulltime sau TÊT tại TP HCM
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Việc làm bán thời gian tại Gò Vấp ưu tiên nữ- Việc làm bán hàng Tết
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM

Đáp án đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 – Kết nối tri thức năm 2023

Sau đây là đáp án các câu hỏi của đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 sách Kết nối tri thức năm 2023, cụ thể như sau

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

– Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 B 5 A 9 A 13 B
2 D 6 B 10 D 14 C
3 A 7 C 11 A 15 D
4 C 8 B 12 B 16 B

B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 17: (1,5 điểm)

Nội dung

Điểm

Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc

Ví dụ về lực tiếp xúc: Một học sinh dùng tay kéo chiếc bàn, lực kéo làm chiếc bàn di chuyển.

Ví dụ về lực không tiếp xúc: Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt đặt gần nó.

0,5

 

0,5

0,25

0,25

Câu 18: (1,5 điểm)

Nội dung

Điểm

a. Nhiên liệu là vật liệu giải phóng năng lượng khi bị đốt cháy, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy.

Ví dụ: Khi đốt củi (gỗ) khô, củi cháy sẽ tạo ra nhiệt năng và năng lượng ánh sáng.

0,5

 

0,5

b. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng (có thể):

Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

Tăng cường khai thác và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo nhằm hạn chế khai thác và tiết kiệm nguồn năng lượng không tái tạo

 

0,25

0,25

Câu 19: (2 điểm)

Nội dung

Điểm

a. Hệ Mặt Trời có kích thước vô cùng nhỏ so với Ngân Hà

0,5

b. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục của nó.

Hàng ngày, Trái Đất quay từ Tây sang Đông nên ta thấy Mặt Trời mọc ở phí Đông, lặn ở phía Tây.

0,5

c. Trái Đất quay quanh Mặt Trời còn Mặt Trăng quay quanh Trái Đất hay Trái Đất là hành tinh của Mặt trời còn Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. Ngoài ra Trái Đất còn tự quay quanh trục của nó nên có hiện tượng ngày và đêm

Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời mất thời gian 365 ngày (1 năm).

Mặt Trăng quay 1 vòng quanh Trái Đất mất thời gian khoảng 1 tháng

0,5

0,25

0,25

Câu 20: (1 điểm)

Nội dung

Điểm

HS phân chia được 2 nhóm động vật bằng sơ đồ khóa lưỡng phân:

  • Động vật có cánh: Chuồn chuồn, ong, ruồi nhà, châu chấu, muỗi.
  • Động vật không có cánh: Nhện, tôm, cua, rết, giun đất.
de-thi-khtn-lop-6-cuoi-hoc-ki-2-3
Hình 2

(HS sắp xếp đúng đến từng loài thì cho điểm tối đa, nếu sai 1 loài ở mỗi nhóm trừ 0,125 điểm)

 

0,5

 

 

 

0,5

>>> Xem thêm: 10+ đề thi toán lớp 4 cuối học kì 2 năm 2023 (Kèm Đáp Án)

II.  Đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 sách Chân trời sáng tạo kèm đáp án

Tương tự, đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 sách Chân trời sáng tạo năm 2023 bao gồm 2 phần với 16 câu trắc nghiệm và 4 câu tự luận, cụ thể như sau

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1.
Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?

A. Trùng Entamoeba B. Trùng giày C. Trùng Plasmodium D. Trùng roi

Câu 2. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

A. Gây bệnh nấm da ở động vật B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng
C. Gây bệnh viêm gan B ở người D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người

Câu 3. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là

A. cây nhãn, cây hoa ly, cây vạn tuế B. cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu
C. cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa D. cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế

Câu 4. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là

A. có xương sống B. hình thái đa dạng C. kích thước cơ thể lớn D. sống lâu

Câu 5. Đơn vị của lực là

A. niutơn B. mét C. giờ D. gam

Câu 6. Dụng cụ dùng để đo lực là

A. Cân B. Đồng hồ C. Thước dây D. Lực kế

Câu 7. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào xuất hiện lực ma sát trượt?

A. Viên bi lăn trên mặt đất B. Khi viết phấn trên bảng
C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn D. Ma sát giữa lớp xe với mặt đường khi xe chuyển động trên đường

Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Trọng lượng của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
  2. Trọng lượng của một vật có đơn vị là kg.
  3. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
  4. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật.

Câu 9. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

A. Vận động viên nâng tạ B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân
C. Giọt mưa đang rơi D. Bạn Nam đóng đinh vào tường

Câu 10. Vật liệu nào không phải là nhiên liệu?

A. Than đá B. Hơi nước C. Gas D. Khí đốt

Câu 11. Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng khí đốt B. Năng lượng gió
C. Năng lượng thuỷ triều D. Năng lượng mặt trời

Câu 12. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng?

A. Máy quạt B. Bàn là điện C. Máy khoan D. Máy bơm nước

Câu 13. Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?

A. Nhiệt năng, động năng và thế năng B. Chỉ có nhiệt năng và động năng
C. Chỉ có động năng và thế năng D. Chỉ có động năng

Câu 14. Độ dãn của lò xo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với

A. lực hút của trái đất B. khối lượng của vật treo
C. độ dãn của lò xo D. trọng lượng của lò xo

Câu 15. Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?

A. Làm lạnh vật B. Cho vật chuyển động
C. Đun nóng vật D. Chiếu sáng vật

Câu 16. Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa

A. nhiệt năng thành điện năng B. cơ năng thành điện năng
C. điện năng thành cơ năng D. nhiệt năng thành hóa năng

B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 17 (1,0 điểm). Hãy phát biểu về định luật bảo toàn năng lượng?

Câu 18 (1,0 điểm). Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào? Lấy ví dụ về lực ma sát trượt trong thực tế?

Câu 19 (2,0 điểm). Quan sát hình sau và trả lời các câu hỏi sau:

de-thi-khtn-lop-6-cuoi-hoc-ki-2-4
Hình 3
  1. Trong số các vị trí M, N, P, Q thì ở những vị trí nào đang là ban ngày? Ở những vị trí nào đang là ban đêm? Vì sao?
  2. Người ở vị trí nào trong hai vị trí M và N sẽ thấy Mặt Trời mọc trước? Vì sao?
  3. Người ở vị trí nào trong hai vị trí P và Q sẽ thấy Mặt Trời lặn trước? Vì sao?

Câu 20 (1,0 điểm). Trình bày vai trò của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống con người.

Câu 21 (1,0 điểm). Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì? Tại sao Đông trùng hạ thảo được sử dụng để làm thuốc?

>>> Xem thêm: Đề thi Tin học lớp 4 cuối kì 2 năm 2023 (kèm đáp án chi tiết)

Đáp án đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 sách Chân trời sáng tạo năm 2023

Sau đây là đáp án các câu hỏi của đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 sách Chân trời sáng tạo năm 2023, cụ thể:

Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

C

B

C

A

A

D

C

C

B

A

B

A

B

B

C

Phần II: Tự luận (6,0 điểm)  

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 17

(1,0 điểm)

Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

1,0 điểm

Câu 18

(1,0 điểm)

Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của một vật khác

VD: Ma sát giữa má phanh với vành xe.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 19

(2,0 điểm)

a. Ở các vị trí P, Q đang là ban ngày

Giải thích: vì các vị trí này đang được Mặt Trời chiếu sáng.

Ở các vị trí M và N đang là ban đêm

Giải thích: vì các vị trí này lúc đó không được Mặt Trời chiếu sáng.

b. Trong hai vị trí M và N, người đứng ở vị trí N sẽ thấy Mặt Trời mọc trước

Giải thích: Khi Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông, ánh sáng Mặt Trời sẽ chiếu tới N trước khi chiếu tới M.

c. Trong hai vị trí P và Q, người đứng ở vị trí Q sẽ thấy Mặt Trời lặn trước.

Giải thích: Vì khi Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông, ánh sáng mặt trời chiếu tới Q sẽ khuất trước so với ánh sáng mặt trời chiếu tới P.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

Câu 20

(1,0 điểm)

Vai trò của thực vật với tự nhiên: bảo vệ môi trường, làm môi trường trong lành, ngăn bụi, ngăn khí độc (trồng và bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng, …).

Vai trò của thực vật đối với đời sống con người:

  • Cung cấp lương thực, thực phẩm.
  • Cho bóng mát và điều hòa khí hậu.
  • Làm thuốc, gia vị, cây cảnh và trang trí.
  • Làm đồ dùng và giấy.

0,5 đ

 

0,5 đ

 

 

Câu 21

(1,0 điểm)

Trong tự nhiên, nấm có vai trò chủ yếu là tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường.

Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm. Đây thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

Tải đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 theo sách Chân trời sáng tạo: TẠI ĐÂY

III. Đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 sách Cánh diều kèm đáp án

Khác biệt so với các đề sách khác, đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 sách Cánh diều năm 2023 bao gồm 30 câu trắc nghiệm, bao gồm

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây là biểu hiện của thải bỏ chất thải?

  1. Con gà ăn thóc.
  2. Con lợn sinh con.
  3. Cây hấp thụ khí cacbonic thải khí oxygen.
  4. Em bé khóc khi người lạ bế.

Câu 2: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây thuộc lĩnh vực Hóa học?

  1. Năng lượng Mặt Trời.
  2. Hệ Mặt Trời
  3. Hiện tượng quang hợp.
  4. Cánh cửa sắt để ngoài trời một thời gian bị gỉ.

Câu 3: Quy định nào sau đây thuộc quy định những việc cần làm trong phòng thực hành?

  1. Được ăn, uống trong phòng thực hành.
  2. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm.
  3. Làm vỡ ống nghiệm không báo với giáo viên vì tự mình có thể tự xử lý được.
  4. Ngửi nếm các hóa chất.

Câu 4: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo khối lượng?

  1. Tấn
  2. Tuần
  3. Giây
  4. Ngày

Câu 5: Trong thang nhiệt độ Ken – vin nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu?

  1. 0K
  2. 273K
  3. 00C
  4. 320F

Câu 6: Trong thang nhiệt độ Fa – ren – hai nhiệt độ sôi của nước là bao nhiêu?

  1. 1000C
  2. 273K
  3. 2120F
  4. 320F

Câu 7: Có các vật thể sau: xe máy, xe đạp, con người, con suối, con trâu, bóng đèn, thước kẻ. Số vật thể nhân tạo là 

A. 4 B. 2 C. 5 D. 3

Câu 8: Dãy nào sau đây đều gồm các vật sống (vật hữu sinh)?

  1. Cây mía, con ếch, xe đạp. 
  2. Xe đạp, ấm đun nước, cái bút.
  3. Cây tre, con cá, con mèo. 
  4. Máy vi tính, cái cặp, tivi.

Câu 9: Ở điều kiện thường, oxygen có tính chất nào sau đây?

  1. Là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy.
  2. Là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
  3. Là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ  hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
  4. Là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

Câu 10: Sự ngưng tụ là

  1. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất.
  2. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất.
  3. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể hơi của chất.
  4. Quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng của chất.

Câu 11: Thành phần nào giúp lục lạp có khả năng quang hợp?

A. Carotenoid B. Xanthopyll
C. Phycobilin D. Diệp lục

Câu 12: Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì?

  1. Tham gia trao đổi chất với môi trường
  2. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
  3. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào
  4. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng

Câu 13: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?

  1. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật
  2. Khiến cho sinh vật già đi
  3. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương
  4. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể

Câu 14: Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là?

A. Hệ cơ quan C. Cơ quan
B. Mô D. Tế bào

Câu 15: Cho các sinh vật sau: 

(1) Tảo lục (2) Vi khuẩn lam (3) Con bướm (4) Tảo vòng (5) Cây thông

Các sinh vật đa bào là?

A. (1), (2), (5) C. (5), (3), (1)
B. (1), (2), (5) D. (3), (4), (5)

Câu 16: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào
  2. Mô là cấp độ nhỏ hơn để xây dựng lên cấp độ lớn hơn là hệ cơ quan
  3. Cơ thể người chỉ có một hệ cơ quan duy nhất suy trì toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.
  4. Thực vật có hai hệ cơ quan là hệ chồi và hệ rễ

Câu 17: Dạ dày được cấu tạo từ các cấp tộ tổ chức nhỏ hơn nào?

A. Mô và hệ cơ quan C. Tế bào và cơ quan
B. Tế bào và mô D. Cơ quan và hệ cơ quan

Câu 18: Quan sát hình ảnh trùng roi và trả lời câu hỏi sau.

de-thi-khtn-lop-6-cuoi-hoc-ki-2-2
Hình 4

 

Câu hỏi: Thành phần cấu trúc x (có màu xanh) trong hình bên là gì?

A. Lục lạp C. Nhân tế bào
B. Không bào D. Thức ăn

Câu 19: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là?

A. Tế bào C. Cơ quan
B. Mô D. Hệ cơ quan

Câu 20: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào?

A. Màu sắc C. Số lượng tế bào tạo thành
B. Kích thước D. Hình dạng

Câu 21. Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực ……………….. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực

  1. Nằm gần nhau
  2. Không có sự tiếp xúc 
  3. Cách xa nhau 
  4. Tiếp xúc

Câu 22. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi ném mạnh một quả bóng tennis vảo mặt tường phẳng. Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường

  1. Làm mặt tường bị biến dạng.
  2. Làm biến đổi chuyển động của mặt tường.
  3. Không làm mặt tường bị biến dạng.
  4. Vừa làm mặt tường bị biến dạng vừa làm biến đổi chuyển động của mặt tường.

Câu 23. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?

  1. Bạn Lan cầm quyển vở đọc bài.
  2. Viên đá rơi.
  3. Nam châm hút viên bi sắt.
  4. Mặt trăng quay quanh Mặt Trời.

Câu 24. Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra những kết quả gì?

  1. Chỉ làm biến đổi chuyển động cọc tre.
  2. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của cọc tre.
  3. Chỉ làm biến dạng cọc tre.
  4. Vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động của nó.

Câu 25. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực không tiếp xúc?

  1. Bạn An đang xé dán môn thủ công.
  2. Trái táo rơi xuống đất.
  3. Mẹ đang đẩy nôi đưa em bé đi chơi.
  4. Nhân viên đẩy thùng hàng vào kho.

Câu 26. Buộc đầu dây cao su lên giá đỡ treo vào đầu còn lại một túi nilong đựng nước. Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để biết túi nilong đựng nước tác dụng vào dây cao su một lực?

  1. Túi nilong đựng nước không rơi
  2. Túi nilong đựng nước bị biến dạng
  3. Dây cao su dãn ra
  4. Cả ba dấu hiệu trên

Câu 27. Trong hoạt động sau, số hoạt động xuất hiện lực tiếp xúc là

(1) Học sinh dùng tay uốn cây thước dẻo.

(2) Thả quyển sách rơi từ trên cao

(3) Thợ rèn dùng búa đập vào thanh sắt nung.

(4) Nam châm để gần thanh sắt.

(5) Máy bay giấy bay lên nhờ gió.

A.2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 28. Em hãy xác định vật gây ra lực trong hoạt động nâng tạ?

A. Quả tạ B. Đôi chân C. Bắp tay D. Cánh tay

Câu 29. Em hãy xác định vật chịu tác dụng trực tiếp của lực trong hoạt động giáo viên cầm phấn viết lên bảng?

A. Giáo viên B. viên phấn C. Bảng D. Bàn tay giáo viên

Câu 30. Trong hình dưới, hai nam châm này hút hay đẩy nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?

de-thi-khtn-lop-6-cuoi-hoc-ki-2-1
Hình 5
A. Đẩy nhau, lực tiếp xúc B. Hút nhau, lực tiếp xúc
C. Đẩy nhau, lực không tiếp xúc D. Hút nhau, lực không tiếp xúc

>>> Xem thêm: Mẹo học lịch sử 12 thi THPT Quốc Gia ghi nhớ lâu

Đáp án đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 sách Cánh Diều năm 2023

Đáp án Đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 sách Cánh diều năm 2023 như sau, mời bạn đọc theo dõi

 1 – C

2 – D

3 – B

4 – A

5 – B

6 – C

7 – A

8 – C

9 – B

10 – D

11 – D

12 – C

13 – C

14 – D

15 – D

16 – B

17 – C

18 – A

19 – C

20 – C

21 – B

22 -D

23 – A

24 – D

25 – B

26 – D

27 – B

28 – D

29 – B

30 – C

 

Tải đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 sách Cánh diều: TẠI ĐÂY

IV. 7 đề cương ôn thi môn KHTN lớp 6 cuối học kì 2

Dưới đây là tổng hợp 7 đề ôn thi môn KHTN lớp 6 cuối học kì 2 để các bạn học sinh có thể ôn luyện đề đánh giá năng lực bản thân, mời bạn đọc theo dõi

1. Đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 tham khảo – Đề số 1

2. Đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 tham khảo – Đề số 2

3. Đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 tham khảo – Đề số 3

4. Đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 tham khảo – Đề số 4

5. Đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 tham khảo – Đề số 5

6. Đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 tham khảo – Đề số 6

7. Đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 tham khảo – Đề số 7

Link tải 7 đề cương ôn thi môn KHTN lớp 6 cuối học kì 2: Tại đây

Nguồn tham khảo tổng hợp: vndoc, vietjack, download.vn…   

Lời kết

Qua bài viết trên, Mua Bán đã cung cấp cho tuyển tập 10 bộ đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 kèm lời giải chi tiết chất lượng và hay nhất để hỗ trợ các bạn học sinh củng cố kiến thức và đánh giá năng lực bản thân. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với các em học sinh. Ngoài ra, đừng quên theo dõi và cập nhật những thông tin mới nhất về bất động sản, việc làm, phong thủy…tại Muaban.net

>>> Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ