Tuesday, December 24, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmHọc tậpBộ đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt mới...

Bộ đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt mới nhất năm 2023 (Có đáp án)

Bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 6 và muốn tìm bộ đề thi Tiếng Việt để ôn tập? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây!  Muaban.net sẽ giới thiệu bộ đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt kèm đáp án chi tiết. Bộ đề này bao gồm câu hỏi và bài tập thực tế, giúp bạn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho kỳ thi sắp tới.

de-thi-khao-sat-vao-lop-6-mon-tieng-viet
Bộ đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt mới nhất năm 2023 (Có đáp án)

I. Cấu trúc đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt

Cấu trúc đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt sẽ thay đổi dựa trên chương trình học và yêu cầu của từng trường, Sở giáo dục để ra đề. Dưới đây là một mô hình cấu trúc đề thi mà thầy/cô và các em học sinh có thể tham khảo:

Phần Nội dung kiến thức Điểm

Đọc hiểu văn bản

– Ngữ liệu: văn bản, nghệ thuật.

– Tiêu chí lựa chọn:

+ 01 đoạn trích.

+ Dung lượng: 20 đến 50 chữ. Tương đương với 1 đoạn văn hoặc 1 khổ thơ học sinh được học trong chương trình.

– Hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản.

– Liên hệ những điều học được với bản thân và thực tế.

1

1

– Xác định, giải thích được hình ảnh, nhân vật, chi tiết nghệ thuật… có ý nghĩa trong văn bản.
Tiếng Việt Hiểu và sử dụng được từ ngữ, câu, phép liên kết, biện pháp tu từ… đã học. 1
– Vận dụng các kiến thức đã học về từ, câu, phép liên kết, biện pháp tu từ vào việc nhận xét đúng sai, sửa lỗi, viết đoạn…. 2
Làm văn

Làm bài văn hoàn chỉnh thuộc một trong các kiểu: viết thư, kể chuyện, miêu tả

5
Tổng số   10

Tham khảo thêm: Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Ninh Bình 2023 (lời giải + PDF)

II. Đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt – Đề 1

Muaban.net chia sẻ với các em học sinh và quý phụ huynh Đề số 1, bao gồm cấu trúc, nội dung và đáp án chi tiết của đề thi khảo sát vào lớp sáu môn tiếng việt.

Phần 1. Trắc nghiệm (2 điểm)

Xuân về

Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràng hạt miệng nam mô.

(Theo Nguyễn Bính)

Câu 1. (0.25 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?

A. Thơ bảy chữ

B. Thơ tám chữ

C. Thơ lục bát

D. Thơ năm chữ

Câu 2. (0.25 điểm) Bài thơ miêu tả khung cảnh vào thời điểm nào trong năm?

A. Khi mùa đông về

B. Khi mùa xuân về

C. Khi mùa hè về

D. Khi mùa thu về

Câu 3. (0.25 điểm) Trong vườn, các loài hoa nào đã rơi rụng?

A. Hoa bưởi, hoa mai

B. Hoa mai, hoa đào

C. Hoa đào, hoa cam

D. Hoa cam, hoa bưởi

Câu 4. (0.25 điểm) Bài thơ có sử dụng bao nhiêu từ láy?

A. 1 từ

B. 2 từ

C. 3 từ

D. 4 từ

Câu 5. (0.25 điểm) Câu thơ “Gậy trúc dắt bà già tóc bạc” đã sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

Câu 6. (0.25 điểm) Em hiểu cụm từ “việc đồng” nghĩa là gì?

A. Công việc ngoài đồng ruộng

B. Công việc ở trong bếp

C. Công việc ở trên sông hồ

D. Công việc ở trong vườn

Câu 7. (0.25 điểm) Từ nào đồng nghĩa với từ in đậm trong câu thơ “Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng”?

A. Thoang thoảng

B. Mờ nhạt

C. Nồng nàn

D. Nhạt nhòa

Câu 8. (0.25 điểm) Em hiểu “lúa thì con gái” nghĩa là gì?

A. Tên giống lúa này là “con gái”

B. Lúa có ngoại hình giống người con gái

C. Lúa đang ở thời điểm tươi xanh, tràn đầy sức sống nhất

D. Lúa đã chín vàng ươm, đẹp như mái tóc người con gái

Phần 2. Tự luận (8 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Cho đoạn văn sau:

(1) Thường thường, vào khoảng đó, trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. (2) Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ra ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. (3) Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. (4) Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Theo Vũ Bằng)

a. Em hãy phân tích cấu tạo các câu (1), (3) và cho biết các câu đó thuộc kiểu câu gì?

b. Em hãy chỉ ra các hình ảnh so sánh có xuất hiện trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh.

Câu 2. (1 điểm)

a. Em hãy tìm 3 tính từ từ chỉ phẩm chất của người học sinh.

b. Chọn 1 trong các từ vừa tìm được và đặt thành 1 câu ghép.

Câu 3. (1 điểm)

Em hãy viết tiếp để hoàn thành các câu ghép sau:

a. …………………………. nhưng chú mèo vẫn ngủ say bên đống tro bếp.

b. Trời mưa ngày càng to hơn ………………………….

Câu 4. (4 điểm)

Em hãy viết bài văn miêu tả lại một loại quả mà em yêu thích nhất vào mùa hè.

Đáp án Đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt – Đề 1

Phần 1. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

A

B

D

B

C

A

C

C

Phần 2. Tự luận

Câu 1

a.

(1) Thường thường, vào khoảng đó,// trời/ đã hết nồm//, mưa xuân/ bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ.

  • TN: thường thường, vào khoảng đó
  • CN1: trời – VN1: đã hết nồm
  • CN2: mưa xuân – VN2: bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ.

→ Câu ghép

(3) Trên giàn hoa lí/, vài con ong/ siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.

  • TN: trên giàn hoa lí
  • CN: vài con ong
  • VN: siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa

→ Câu đơn

b.

  • Hình ảnh so sánh có trong đoạn văn: nền trời đùng đục như màu pha lê mờ, làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
  • Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: giúp cho câu văn, hình ảnh trở nên chân thực, sống động và hấp dẫn hơn, giúp cho người đọc dễ liên tưởng, tưởng tượng ra màu của nền trời đùng đục, màu hồng hồng của ánh sáng buổi sớm.
2 điểm
Câu 2

a. Tính từ chỉ phẩm chất của người học sinh: chăm chỉ, cần cù, siêng năng, ngoan ngoãn, hiền lành, trung thực, tự tin, sáng tạo, kiên trì, lười biếng, lười nhác…

b. HS tham khảo các câu sau:

  • Linh là một học sinh giỏi vì cậu ấy vừa chăm chỉ lại vừa thông minh.
  • Suốt 1 tháng nay, Hùng luôn kiên trì dậy sớm tập thể dục, nhờ thế cậu ấy đã khỏe mạnh hơn rất nhiều.
1 điểm
Câu 3

a. Mặt trời đã lên đến đỉnh rồi, nhưng chú mèo vẫn ngủ say bên đống tro bếp.

b. Trời mưa ngày càng to hơn nên các bác thợ xây phải ngồi lại trú mưa dưới mái hiên nhà em

1 điểm
Câu 4

Trước sân nhà em có một cây ổi già rất sai trái. Quanh năm lúc nào nhà em cũng có ổi để ăn. Dù vậy, em vẫn thấy ổi rất ngon và ăn mãi cũng không hề chán.

Quả lúc còn nhỏ, chỉ lớn bằng hạt ngọc trai, màu xanh sẫm, nằm ở dưới nhụy hoa. Khi cánh hoa rụng hết, quả chính thức hiện diện dưới ánh mắt người khác. Theo thời gian, quả ổi sẽ lớn dần lên.

Quả nhỏ thì chỉ lớn chừng quả trứng gà, còn quả lớn nhất cũng phải như cái chén ăn cơm. Không chỉ có kích thước không đồng đều, hình dáng của trái ổi cũng thế. Có trái thì tròn xoe như trái bóng chày, có trái lại có hình quả hồ lô, có quả thì thon dài như trái mướp mini. Đặc biệt, trên bề mặt trái ổi thường lác đác xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu đen. Dù vậy, nó cũng chẳng chút nào ảnh hưởng đến ruột quả.

Quả ổi có vỏ rất mỏng, dính liền vào phần thịt quả không thể bóc được. Như là vỏ của củ khoai tây. Khi lớn lên, vỏ của quả ổi mỏng dần và màu cũng nhạt dần đi. Chuyển từ màu xanh sẫm sang màu xanh non, vàng xanh. Tuy nhiên, theo cách truyền thống, người ta thường phân biệt ổi chín bằng cách dùng móng tay bấm lên vỏ. Nếu mềm, móng bấm vào dễ dàng thì nghĩa là ổi đã chín. Khác với chuối, na sau khi hái vào có thể ủ cho chín thêm. Trái ổi nếu đã hái xuống cây thì không thể chín nữa, vì thế người ta thường rất kĩ khi hái ổi.

Những trái ổi chín khi bổ ra sẽ thấy phần thịt quả bên trong chia thành hai phần. Phần thứ nhất ngoài cùng, bám sát vào lớp vỏ ăn giòn và ngọt, nó chiếm khoảng một phần ba thịt quả. Còn lại ở bên trong là phần ruột quả mềm, ngọt lịm có lẫn với những hạt nhỏ màu vàng cam. Ổi chín không chỉ ăn trực tiếp, mà người ta còn đem đi làm mứt, ngâm nước đường đều rất ngon.

Em thích trái ổi lắm. Chiều chiều, em đều dành thời gian ra vườn tưới nước cho cây ổi để cây có thể khỏe mạnh, cho ra càng thêm nhiều trái.

 4 điểm
Tải đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt – Đề số 1: Tại đây

Tham khảo thêm: Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Bình 2023 (kèm đáp án)

III. Đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt – Đề 2

Muaban.net xin gửi đến các em học sinh và quý phụ huynh cấu trúc, nội dung và đáp án chi tiết của Đề số 2 trong bài kiểm tra môn Tiếng Việt vào lớp 6.

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Đọc đoạn trích trong bài “Mùa thảo quả” của Ma Văn Kháng rồi trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu cho bên dưới:

“(1) Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. (2) Gió thơm. (3) Cây cỏ thơm. (4) Đất trời thơm. (5) Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.”

Lưu ý: Học sinh chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi.

Câu 1. (0.2 điểm)Từ nào sau đây không phải từ phép tổng hợp?

A. Ngọt lựng.

B. Thôn xóm.

C. Cây cỏ.

D. Đất trời.

Câu 2. (0.2 điểm) Từ nào sau đây là từ láy?

A. Ủ ấp.

B. Lướt thướt.

C. Cây cỏ.

Câu 3. (0.2 điểm) Các động từ có trong câu văn số (1) của đoạn trích: “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” là:

A. Bay, quyến, đi, rải.

B. Bay, quyến, rải, vào.

C. Bay, đi, rải, đưa.

D. Bay, quyến, rải, đưa.

Câu 4. (0.2 điểm) Trong câu văn số (1): “: “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” có mấy tính từ?

A. 1

B. 2.

C. 3

D. 4

Câu 5. (0.2 điểm) Từ “lướt thướt” trong câu “Gió tây lướt thướt bay qua rừng…” cho em hiểu điều gì về ngọn gió tây?

A. Ngọn gió tây thổi mạnh

B. Ngọn gió tây mang theo nhiều hơi nước.

C. Ngọn gió tây nhẹ nhàng, kéo dài.

D. Ngọn gió tây rất khô và nóng.

Câu 6. (0.2 điểm) Từ nào sau đây không thể thay thế cho từ “quyến” trong câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” của đoạn trích?

A Mang.

B. Đem.

C. Rủ.

D. Đuổi.

Câu 7. (0.2 điểm) Câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” trong đoạn trích có mấy vị ngữ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 8. (0.2 điểm) Chủ ngữ của câu “Hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn” là:

A. “Hương thơm”.

B. “Hương thơm đậm

C. “Nếp áo”.

D. “Nếp khăn”.

Câu 9. (0.2 điểm) Xét theo mục đích nói, câu văn số (3) “Cây cỏ thơm.” của đoạn trích thuộc kiểu câu gì?

A. Trần thuật.

B. Nghi vấn.

C. Cầu khiến.

D. Cảm thán.

Câu 10. (0.2 điểm) Ý nào sau đây không phải là tác dụng của việc lặp lại từ “thơm” trong các câu số “(2) Gió thơm. (3) Cây cỏ thơm. (4) Đất trời thơm”?

A. Liên kết câu (3), (4) với câu (2).

B. Nhấn mạnh hương thơm của thảo quả trải khắp không gian.

C. Làm cho câu ngắn gọn hơn.

PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh ngôi nhà trong đoạn thơ sau:

Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc

Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong

Là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch.

(Trích Về ngôi nhà đang xây, Đồng Xuân Lan)

Đáp án Đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt – Đề 2

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

D

C

C

D

D

B

A

C

PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)

1. Yêu cầu về hình thức:

– Học sinh thực hiện đúng yêu cầu hình thức đoạn văn (không xuống dòng), đầu đoạn văn viết lùi 1-2 xăng-ti-mét

– Dung lượng: đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu đề bài (10-12 câu)

– Không mắc các lỗi: chính tả, diễn đạt.

2. Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn cảm thụ cần làm nổi bật được đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:

– Biện pháp nhân hoá:

+ Nhân hoá hình ảnh ngôi nhà: “tựa vào nền trời”: ngôi nhà như một người khổng lồ đang “tựa” mình vào nền trời sẫm biếc. >> cảnh vật hiện lên thân thiện, chan hoà với nhau.

+ Ngôi nhà đứng nghỉ ngơi sau một ngày vất vả, “thở” ra mùi vôi vữa nồng hăng.

Ngôi nhà như một con người, có hành động, có trạng thái (mệt mỏi)

– Biện pháp nghệ thuật so sánh: “Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong”, “Là bức tranh còn nguyên màu vôi vạch”: ngôi nhà hiện lên có vần, có điệu, có màu sắc, đường nét… à ngôi nhà là một công trình nghệ thuật.

Đoạn thơ cho ta cảm nhận được nét đặc sắc, độc đáo trong cách ví von, liên tưởng, so sánh của tác giả về hình ảnh ngôi nhà đang xây.

Tải đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt – Đề số 2: Tại đây

Tham khảo thêm: 10+ Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn TPHCM mới nhất kèm lời giải chi tiết

IV. Đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt – Đề 3

Muaban.net muốn chia sẻ cấu trúc, nội dung và đáp án chi tiết của đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt – Đề số 3 đến các em học sinh và quý phụ huynh.

Phần 1. Trắc nghiệm (2 điểm)

Chiếc rổ may

Thuở bé nhiều hôm tôi bỏ chơi
Cảm thương đứng ngó mẹ tôi ngồi
Vá bên chiếc rổ mùi thơm cũ
Như tấm lòng thơm của mẹ tôi.

Lơ thơ chỉ rối sợi con con;
Những cái kim hư, hột nút mòn
Tằn tiện để dành trong lọ nhỏ;
Vải lành gói ghém mấy khoanh tròn…

(Theo Tế Hanh)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1. (0.25 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?

A. Thơ năm chữ

B. Thơ sáu chữ

C. Thơ bảy chữ

D. Thơ tám chữ

Câu 2. (0.25 điểm) Nhiều hôm nhân vật trữ tình đã bỏ chơi để làm gì?

A. Để học bài

B. Để ngủ trưa

C. Để nấu cơm

D. Để xem mẹ

Câu 3. (0.25 điểm) Những từ nào sau đây được dùng để miêu tả đặc điểm của các dụng cụ may vá của mẹ?

A. Hư, mòn

B. Cảm thương

C. Lơ thơ

D. Tằn tiện

Câu 4. (0.25 điểm) Đâu là cặp từ trái nghĩa đã xuất hiện ở trong bài thơ?

A. Cũ – mới

B. Thơm – thối

C. Hư – lành

D. Bé – lớn

Câu 5. (0.25 điểm) Bài thơ có sử dụng tất cả bao nhiêu từ láy?

A. 2 từ láy

B. 3 từ láy

C. 4 từ láy

D. 5 từ láy

Câu 6. (0.25 điểm) Hai câu thơ dưới đây đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Vá bên chiếc rổ mùi thơm cũ
Như tấm lòng thơm của mẹ tôi.”

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. So sánh

Câu 7. (0.25 điểm) Chủ ngữ của câu thơ “Thuở bé nhiều hôm tôi bỏ chơi” là gì?

A. Thuở bé

B. Nhiều hôm

C. Nhiều hôm tôi

D. Tôi

Câu 8. (0.25 điểm) Từ nào đồng nghĩa với từ in đậm trong câu “Cảm thương đứng ngó mẹ tôi ngồi”?

A. nghĩ

B. nhìn

C. ngủ

D. ngóng

Phần 2. Tự luận (8 điểm)

Câu 1. (1 điểm)

Cho câu văn sau:

Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

(Theo Ai-ma-tốp)

a. Em hãy phân tích cấu tạo của câu văn trên.

b. Câu văn trên đã sử dụng biện pháp tu từ nào, hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 2. (0.5 điểm)

Viết tiếp vế câu còn lại vào chỗ trống để hoàn thành các câu ghép sau:

a. Chú gà trống dậy từ sớm, cất tiếng gáy gọi ông mặt trời, ……………….

b. ………………. nên em đành phải đi bộ đến trường một mình..

Câu 3. (0.5 điểm)

Cho câu văn sau:

Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.

(Theo Nguyên Hồng)

Em hãy phân tích cấu tạo của câu văn trên và cho biết đó là kiểu câu gì?

Câu 4. (1 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng…

(theo Tế Hanh)

a. Em hãy tìm các từ láy có trong đoạn thơ.

b. Đặt 1 câu ghép có sử dụng 1 trong các từ láy em vừa tìm được, có sử dụng cặp quan hệ từ theo quan hệ điều kiện – kết quả.

Câu 5. (5 điểm)

Em hãy miêu tả một cuốn sách mà mình yêu thích nhất.

Đáp án Đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt – Đề 3

Phần 1. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

C

D

A

C

B

D

D

B

Phần 2. Tự luận

Câu 1

a.

Cứ mỗi lần/ chúng tôi/ reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi// (là) hai cây phong/ khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

  • TN: cứ mỗi lần
  • CN1: chúng tôi – VN1: reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi
  • QHT: là
  • CN2: hai cây phong – VN2: khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

b.

  • Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
  • So sánh hành động cây phong nghiêng ngả đung đưa với hành động chào mời (giống nhau về hình thức)
  • Tác dụng: giúp hình ảnh câu văn trở nên sống động, hấp dẫn, giúp người đọc dễ liên tưởng, tưởng tượng ra hình ảnh hai cây phong to lớn đang đung đưa cành lá ở trên ngọn đồi lớn, giống như những cánh tay đang vẫy chào.
1 điểm
Câu 2

a. Chú gà trống dậy từ sớm, cất tiếng gáy gọi ông mặt trời, mọi người cũng dần thức dậy đón chào ngày mới.

b. Hôm nay, bạn Hoa bị ốm nên em đành phải đi bộ đến trường một mình…

0.5 điểm
Câu 3

Tôi/ ngồi trên đệm xe//, đùi/ áp đùi mẹ tôi//, đầu/ ngả vào cánh tay mẹ tôi//, tôi/ thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.

  • CN1: tôi – VN1: ngồi trên đệm xe
  • CN2: đùi – VN2: áp đùi mẹ tôi
  • CN3: đầu – VN3: ngả vào cánh tay mẹ tôi
  • CN4: tôi – VN4: thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng mơn man khắp da thịt.

→ Đây là câu ghép có bốn cụm chủ vị, được phân tách với nhau bằng dấu phẩy.

0.5 điểm
Câu 4

a. Từ láy: lấp loáng

b. Gợi ý đặt câu:

  • Cô Trà bật dãy đen bên bờ hồ lên, khiến mặt hồ lấp loáng các vệt sáng màu vàng cam ấp áp.
  • Những ô cửa kính lấp loáng những mảng màu sặc sỡ làm cho cái Na mải nhìn mà quên cả ăn kem.
1 điểm
Tải đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt – Đề số 3: Tại đây

Tham khảo thêm: Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Ninh 2023 (Có đáp án)

V. Bộ đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt được tải nhiều nhất

Muaban.net đã tổng hợp các đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt đang nhận được tải nhiều nhất, nhằm giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về cấu trúc bài thi và các dạng bài tập, từ đó đánh giá năng lực và ôn luyện hiệu quả.

Đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt – Đề 4 kèm đáp án

Đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt – Đề 5 kèm đáp án

 

Đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt – Đề 6 kèm đáp án

 

Tải Bộ đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt ôn tập : Tại đây

Tham khảo thêm: Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bà Rịa 2023 (lời giải + PDF)

IV. Tổng hợp chi tiết một số đề tham khảo khác (Lời giải kèm đáp án)

Muaban.net đã tổng hợp đề khảo sát môn Tiếng Việt vào lớp 6 để bạn đọc có thể ôn tập và củng cố kiến thức một cách hiệu quả nhất. Bạn có thể tải xuống tài liệu từ  các Links được đặt ở cuối bài viết để thuận tiện ôn luyện và chuẩn bị cho đề thi một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Đề tham khảo 1

 

Đề tham khảo 2

 

Đề tham khảo 3

 

Tải Đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt ôn tập : Tại đây

Nguồn tham khảo: vietjack.com, vndoc.com

Tham khảo việc làm part-time cho học sinh, sinh viên tại Muaban.net

TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN SOẠN, GÓI ĐƠN HÀNG
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Cuối Năm Bổ Sung NV Trung Tuổi/Sinh Viên Làm Bán Hàng/Tạp Vụ/Giao Hàng
7
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
CẦN Gấp NV Phụ Đóng Gói Hàng ,Trực Quầy Dịp Tết
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Tuyển gấp: 01 Nữ giúp việc gia đình, 01 Nữ chăm bé 1 tuổi
1
  • Hôm nay
  • Quận 3, TP.HCM
👉Cần tuyển nhân viên lao động phổ thông không
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
TUYỂN NỮ BÁN HÀNG THỜI TRANG Q10
0
  • Hôm nay
  • Quận 10, TP.HCM
CẦN TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN ĐÓNG GÓI VÀ GIAO HÀNG DỊP CẬN TẾT
1
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
Tuyển Nhân Viên Đóng Hàng , Soạn Hàng , Gói Quà (( Lương Cứng 8TR5 ))
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Cuối Năm Chi Nhánh Gò Vấp Cần Tuyển Gấp Nam , Nữ LĐPT
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
HỆ THỐNG SIÊU THỊ CẦN TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN BÁN HÀNG, KHO DỊP CUỐI NĂM
1
🏠 CẦN TUYỂN GẤP NV LĐPT CHO DỊP CUỐI NĂM
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
CẦN TUYỂN GẤP 1 NGƯỜI GIÚP VIỆC NHÀ BAO ĂN Ở HOẶC VỀ, BIẾT ĐI XE MÁY
1
  • Hôm nay
  • Thành phố Dĩ An, Bình Dương
Quận Bình Thạnh ! Tuyển Nhân Viên Kho Vận (( Đóng Gói , Dán Tem ))
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
BÊN SIÊU THỊ BỔ SUNG THÊM 3 NHÂN VIÊN BÁN HÀNG TẠI TPHCM
3
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Cuối năm cần bổ sung NV đóng gói, soạn hàng, bán hàng (chính chủ)
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM

Bài viết trên cung cấp thông tin về bộ đề thi khảo sát vào lớp 6 môn Tiếng Việt, được chọn lọc và mới nhất trong năm 2023. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh làm quen với các dạng đề thi và nâng cao thành tích học tập. Đừng quên truy cập thường xuyên vào trang Muaban.net để cập nhật tin tức liên quan đến học tập tại đây nhé.

Xem thêm:

Huỳnh Trang

 

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Huỳnh Trang
Huỳnh Thị Kiều Trang - Content Writer chuyên chia sẻ kinh nghiệm tại Muaban.net - Trang đăng tin rao vặt uy tín tại Việt Nam. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin có ích đến cho bạn đọc. "Try to take advantage of every opportunity that comes you way"
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ