Mỗi vùng đất sẽ có những món đặc sản riêng, khiến khách du lịch khó lòng quên được. Đến với Bắc Kạn, du khách không chỉ được tham quan danh thắng thiên nhiên tuyệt đẹp, trải nghiệm nền văn hóa độc đáo mà còn có thể thưởng thức rất nhiều món ăn hấp dẫn. Hãy cùng tìm hiểu về đặc sản Bắc Kạn mang đậm bản sắc nơi đây qua những chia sẻ sau của Mua Bán nhé!
I. Bắc Kạn có đặc sản gì để du khách thưởng thức?
Bạn đang thắc mắc không biết Bắc Kạn có đặc sản gì? Đây là một địa phương có rất nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống gồm Tày, Nùng, Kinh, Dao, H’Mông, Hoa và Sán Chay. Cũng vì thế mà đặc sản Bắc Kạn mang nhiều nét đặc sắc của các đồng bào dân tộc miền núi nơi đây.
Khi du lịch Bắc Kạn, bạn có thể thưởng thức rất nhiều món ăn hấp dẫn, thơm ngon và độc đáo dưới đây:
1. Thịt lợn gác bếp
Đây là một món ăn cực kỳ nổi tiếng của người dân tộc Thái đen vùng Tây Bắc. Món ăn được bà con làm từ thịt lợn chăn thả tự nhiên. Sau khi làm sạch thịt, mọi người sẽ mang thịt lợn ủ trong sọt khoảng 2-3 ngày với các loại men làm từ lá cây, gia vị đặc trưng như hạt mắc khén cùng một số loại rau rừng và gia vị khác.
Đợi khi đã ngấm gia vị, bà con sẽ xiên từng mảng thịt lợn treo lên giàn than củi. Khói bám vào thịt sẽ có màu vàng đen đặc trưng, giúp cho thịt không hỏng mà còn cực kỳ thơm ngon.
Khi có dịp đến tham quan hồ Ba Bể, thác Bản Giốc, bạn hãy tranh thủ cơ hội thưởng thức món ăn dân dã, mới lạ này. Bạn có thể thưởng thức thịt heo gác bếp tại HTX Hồng Trà, xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
2. Cá nướng Ba Bể
Còn gì tuyệt vời hơn việc ngồi trên hồ Ba Bể thưởng thức món cá nướng thơm ngon. Thưởng thức đặc sản Bắc Kạn trong không gian thiên nhiên hùng vĩ chính là cách du lịch Bắc Kạn hoàn hảo nhất.
Cá nướng Ba Bể là một món ngon của người dân bản Pác Ngòi. Cá trong hồ Ba Bể có thịt cá (màu) trắng, chắc và có vị ngọt. Những xiên cá được xếp trên bếp than hồng, thơm lừng, ăn cùng một ít tương ớt cay nồng sẽ khiến món ăn thêm phần hấp dẫn. Hãy thưởng thức món đặc sản Bắc Kạn này tại bản Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
>>> Tham khảo thêm: Cẩm nang du lịch hồ Ba Bể: lịch trình và chi phí
3. Lạp sườn hun khói
Khi nhắc đến món ngon Bắc Kạn thì không thể không nhắc đến lạp sườn hun khói. Điểm đặc biệt của lạp sườn hun khói Bắc Kạn chính là được tẩm ướp bằng gừng đá. Đây là một loại gừng chỉ mọc trên đá có mùi thơm rất đặc biệt, không giống bất kỳ gia vị nào ở vùng khác.
Đặc sản Bắc Kạn lạp sườn hun khói có mùi của nắng vùng cao, mùi của khói bếp, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật… tạo thành một hỗn hợp hương thơm đặc biệt khiến bạn nhớ mãi không thể quên khi gửi thấy.
Về vị, lạp sườn hun khói của Bắc Kạn dai giòn bởi lòng, ngọt bởi thịt nạc và béo bởi thịt mỡ, hòa quyện vào nhau rất ngon miệng. Nơi bán món lạp sườn hun khói Bắc Kạn là HTX Nhung Lũy, xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo thêm các tin đăng về nhà đất trên website Muaban.net để có giá tốt nhất khi mua |
4. Khâu nhục
Khâu nhục là món ăn đặc biệt mang đậm bản sắc của người dân tộc Tày – Nùng ở Bắc Kạn. Cái tên này được bắt nguồn từ cách sắp xếp món ăn lên đĩa giống như một ngọn đồi nhỏ.
Món ăn này sử dụng nguyên liệu chính là khoai môn Bắc Kạn có vân tím trong lòng khoai và thịt ba chỉ ngon. Khâu nhục có vị béo của thịt, bùi của khoai và đậm đà của nước sốt hòa quyện với nhau. Vậy nên, người dân Bắc Kạn thường dành món ăn này vào những dịp đặc biệt như lễ tết, cưới hỏi, tân gia,…
Bạn có thể thưởng thức món khâu nhục tại địa chỉ 575 đường Kon Tum, phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn.
5. Xôi Đăm Đeng
Đây là một món xôi rất độc đáo vì được nấu từ gạo nếp nương. Tất cả màu sắc của xôi được tạo ra hoàn toàn không phải từ phẩm màu mà bằng hương sắc của cây cỏ. Người ta sẽ lấy lá của cây cẩm và vài loại lá khác đun lên rồi chắt nước ra. Sau đó đem gạo nếp vào phần nước lá đã chắt được ngâm trong vài giờ rồi mang đổ vào chõ gỗ. Nước ngâm gạo phải nóng già thì khi chín, xôi mới có độ dẻo.
Đặc sản Bắc Kạn xôi Đăm Đeng có mùi thơm đặc trưng của cây cỏ, không lẫn với bất cứ loại xôi nào khác. Hạt xôi bóng đẹp nhưng không ướt, khi nguội, hạt xôi sẽ se lại nhưng vẫn mềm, dẻo và thơm.
6. Bánh ngải
Khi du lịch Bắc Kạn, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức bánh ngải, một món ngon Bắc Kạn của người dân tộc Tày. Mọi nguyên liệu làm bánh đều được lấy từ thiên nhiên với quy trình làm bánh rất kỳ công. Vậy nên, bánh có màu xanh đậm của núi rừng Tây Bắc với hình tròn giống bánh giầy của người miền xuôi.
Loại bánh này rất thơm và dẻo, khi ăn rất mát và không hề ngán. Bánh thơm mùi lá ngải cứu, hòa quyện với vị ngọt của nếp và đường. Bạn có thể mua bánh ngải tại chợ phiên xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
>>> Tham khảo thêm: Tổng hợp top 20+ đặc sản Phú Yên mà bạn không nên bỏ lỡ
7. Bánh cooc mò
Tên bánh cooc mò theo tiếng Tày có nghĩa là sừng bò. Cái tên này cũng đã góp phần nói lên hình dáng của bánh, trông giống một chiếc sừng bò. Nếu có dịp được ăn thử, chắc chắn bạn sẽ bị quyến rũ bởi hương vị đậm đà và dẻo thơm của món đặc sản Bắc Kạn này.
Nguyên liệu để làm nên bánh cooc mò đó là nếp thơm và lạc đỏ. Một điều đặc biệt hơn cả là người ta dùng nước suối, trong ngọt, thanh mát để làm bánh. Bánh cooc mò không thể thiếu đối trong những ngày lễ tết của bà con nơi đây. Bạn có thể tìm thấy món ăn này tại chợ Bắc Kạn, đường Thành Công, phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn.
8. Bánh pẻng phạ (bánh trời)
Bánh pẻng phạ quen thuộc trong dịp năm mới hay lễ hội xuống đồng của người Tày vùng Ba Bể. Hình dáng của chiếc bánh là từng viên bánh tròn cỡ trái nhãn lồng. Bên ngoài bánh có một lớp bột trắng nhằm che lớp bột nâu bên trong. Mặc dù có vẻ ngoài không có gì đặc biệt nhưng mùi vị của bánh rất thơm ngon.
Nguyên liệu chính để làm món đặc sản Bắc Kạn này là bột gạo nếp được nhào với nước chè mạn pha đặc để lấy được màu nâu của bánh và vị chát, thêm một chút rượu trắng cho dậy mùi. Bạn có thể mua bánh pẻng phạ tại Bản Nản, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
9. Bánh gio
Bánh gio còn được gọi là bánh tro, bánh ú tro hay bánh nẳng… Đây là một loại bánh đặc sản Bắc Kạn rất đỗi quen thuộc, không thể nào thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết Đoan Ngọ của người dân tại đây.
Bánh gio thì mỗi nơi, mỗi vùng, và thậm chí là mỗi nhà thường có sự khác nhau ở nước tro làm bánh. Bánh gio tại Bắc Kạn mịn, dẻo, dai và có vị đậm đặc trưng, mát lành. Hơn nữa, món bánh này không chất bảo quản, được làm từ những nguyên liệu tự nhiên 100% nên có thể để được rất lâu. Nếu một lần về với Bắc Kạn và được nếm thử bánh gio, bạn sẽ cảm nhận được hương vị đặc biệt rất riêng của nơi này.
II. Đặc sản Bắc Kạn mua về làm quà
Nếu có dịp ghé thăm Bắc Kạn, ngoài việc thưởng thức nhiều món đặc sản Bắc Kạn mà còn có thể mang đặc sản về làm quà cho người thân, bạn bè,… Bạn có thể tham khảo một số đặc sản mà Mua Bán sẽ giới thiệu sau đây:
1. Chè Shan tuyết Bằng Phúc
Cây chè Shan tuyết tại xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đang dần vươn rộng ra thị trường, được nhiều người yêu thích. Loại chè Shan tuyết đặc biệt này được hái trên những cây chè hàng trăm năm tuổi trên đỉnh núi Bằng Phúc cao hơn 1000m so với mực nước biển. Những búp chè to được phủ một lớp lông tơ trắng muốt như những bông hoa tuyết.
Chè khi pha sẽ cho ra nước sánh vàng với hương thơm lan tỏa và vị ngọt nhẹ nên được rất nhiều người ưa chuộng. Bạn có thể mua đặc sản Bắc Kạn chè Shan tuyết Bằng Phúc tại Thôn Nà Tồng, xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
2. Quýt Quang Thuận
Cứ vào độ tháng 10 – 11 hàng năm, khi ghé qua xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, du khách sẽ được chứng kiến cảnh tượng người người, nhà nhà nô nức thu hoạch quýt. Cũng bởi ở đây, hầu như nhà nào cũng trồng loại quýt đặc sản của người Bắc Kạn thơm, ngọt thanh, mọng nước.
Cũng nhờ giống quýt này, vùng đất nghèo miền núi Quang Thuận đã ấm no và giàu có hơn. Với những người con xa quê, khi nếm được quýt Quang Thuận là như được trở về nhà. Bởi đó chính là hương vị đặc trưng của quê hương. Nơi bán đặc sản Bắc Kạn quýt Quang Thuận nổi tiếng đó là TL 257, xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
3. Miến dong Na Rì
Miến dong Na Rì là một đặc sản Bắc Kạn được làm từ nguồn nguyên liệu sạch từ thiên nhiên. Miến được làm từ cây dong riềng trên vùng có độ cao hơn 1000m so với mực nước biển. Những sợi miến có màu hoàn toàn tự nhiên, không dùng hóa chất.
Khi nấu ăn, miến dong Na Rì sẽ dai, giòn và thơm. Miến được sản xuất thông qua bàn tay khéo léo và cẩn thận của người thợ thủ công. Hơn thế, nhờ quy trình chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, người dùng sẽ có cảm giác cực kỳ thanh mát, ngon miệng khi ăn. Bạn có thể mua miến dong Na Rì ở thôn chợ B, xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
4. Tôm chua Ba Bể
Tôm được đánh bắt từ hồ Ba Bể nên món ăn đặc sản Bắc Kạn này có hương vị rất đặc biệt. Bạn sẽ cảm nhận được vị đậm đà, có mùi thơm của củ riềng ngay khi thưởng thức miếng đầu tiên.
Tôm chua Ba Bể ăn cùng với cơm sẽ vô cùng cuốn miệng. Hiện nay, người dân còn chế biến tôm chua rồi cho vào các hộp đựng rất “xịn sò”. Vậy nên, bạn có thể mua món ăn này về làm quà. Địa chỉ mà bạn có thể mua tôm chua Ba Bể là tại chợ phiên Khang Ninh, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
>>> Tham khảo thêm: Top 4 món ăn cực phẩm mang hương vị đặc trưng ngày Tết ở 3 miền
5. Trám đen
Trám đen là một loại quả rừng, thường xuất hiện tại chợ phiên nơi đây vào dịp tháng 7 âm lịch hàng năm. Lúc này, thời tiết Tây Bắc bắt đầu chuyển mùa, những món ăn dân dã nấu kèm với quả trám đen lại có dịp trở về trong bữa cơm thường ngày.
Bạn có thể dùng trám đen làm gia vị trong các món ăn như cá kho hay thịt kho… Đặc biệt là để làm món xôi trám trứ danh của người Tây Bắc, thì trám đen là một nguyên liệu không thể thiếu. Bạn có thể tìm mua trám đen về làm quà tại tổ 4, phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn.
6. Rượu men lá Bằng Phúc
Thông thường, để nấu được rượu thì không thể thiếu đi men rượu. Nhưng khác với các loại rượu sử dụng men công nghiệp để nấu thì rượu men lá Bằng Phúc Bắc Kạn lại sử dụng các loại lá rau rừng để làm men rượu.
Công đoạn chọn loại lá và làm thành men là một bí quyết được thực hiện cực công phu. Công đoạn này sẽ quyết định nên hương vị đặc biệt của rượu men lá Bằng Phúc. Chợ phiên xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn là nơi bạn có thể tìm được thứ đồ uống đặc sản Bắc Kạn thơm ngon này.
7. Măng ớt Đèo Gió
Măng ớt cay thơm nồng là món ăn đặc sản nổi tiếng của thôn Đèo Gió, Xã Vân Tùng, Huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Du khách có thể dễ dàng thấy được lọ măng ớt tại mọi nhà hay hàng quán nơi đây.
Măng ớt Đèo Gió đặc biệt ở hương vị cũng như màu sắc hấp dẫn của măng tre gai rừng ủ chua và ớt, tỏi được hòa quyện với nhau. Đặc biệt, món ăn đặc sản Bắc Kạn này có thêm quả mắc mật chỉ có ở núi Tây Bắc.
III. Lưu ý khi mua đặc sản Bắc Kạn làm quà
Khi mua đặc sản Bắc Kạn về làm quà cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… Mua Bán khuyên bạn nên lưu ý đến một số điểm quan trọng như sau:
- Bạn có thể tìm hiểu về những món mà mình muốn mua hay muốn ăn trước khi đến nơi đây để hiểu rõ hơn về món ăn đó.
- Bạn có thể hỏi thăm người dân Bắc Kạn để hiểu rõ hơn về những đặc sản ở nơi mà bạn đến.
- Bạn nên tìm hiểu các địa chỉ mua đặc sản uy tín tại địa phương mà bạn đến. Điều này sẽ giúp bạn chắc chắn hơn về chất lượng và mua được quà đặc sản chính gốc.
- Bạn có thể tham khảo các thông tin về ẩm thực, đặc sản Bắc Kạn qua website chính thức của địa phương như cổng thông tin du lịch.
- Nên mua đặc sản làm quà phù hợp với sở thích của người nhận quà.
- Bạn nên hỏi người bán hoặc tìm hiểu cách bảo quản món đặc sản mà mình mua để giữ chúng an toàn, hoàn hảo cho đến khi trao đến tay người nhận.
- Hãy lưu ý đến hạn sử dụng của món đặc sản mà bạn mua để đảm bảo độ tươi mới, chất lượng của sản phẩm.
Trên đây là chia sẻ của Mua Bán về đặc sản Bắc Kạn. Nếu có dịp ghé thăm vùng đất này, bạn hãy nhớ thưởng thức những món đặc sản này và mua về làm quà cho những người thân yêu của mình. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ và có khoảng thời gian tốt đẹp với Bắc Kạn nhé!
>>> Tham khảo thêm:
- Top 30 món ngon miền Tây bạn nhất định phải thử khi đến
- Top 15 Đặc Sản An Giang Hấp Dẫn, Bạn Nhất Định Phải Thử
- Đặc sản Huế Có Gì? Top 25+ Đặc Sản Huế Tạo Nên Tinh Hoa Ẩm Thực Cố Đô