Bữa cơm sinh viên luôn cần sự cân nhắc kỹ lưỡng, cân bằng giữa chi tiêu hợp lý mà mức độ dinh dưỡng. Bài viết này, Muaban.net sẽ mách bạn bí quyết với thực đơn 7 ngày trong tuần đơn giản vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng cho bạn.
Cơm sinh viên phải đáp ứng được những tiêu chí nào?
Ai cũng không thể phủ định rằng bữa cơm sinh viên được nấu tại nhà thường đảm bảo dinh dưỡng, rẻ tiền và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, ví tiền của sinh viên lại khó có thể chi tiêu cho thực đơn đáp ứng đầy đủ cả 3 tiêu chí ngon, bổ, rẻ. Nhưng trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là ngon, bổ, rẻ.
Ngon – Tiêu chí thực đơn cơm sinh viên
Một món ăn ngon bao gồm các thực phẩm an toàn, được chế biến hợp với khẩu vị, đặc biệt cần phải cân đối dinh dưỡng. Bởi vậy, cần phải đảm bảo rằng chúng được chế biến từ nguyên liệu tươi ngon, an toàn thực phẩm.
Để ăn ngon, không cần phải chế biến một cách thịnh soạn, chỉ cần chúng hợp khẩu vị, hợp với hoạt động tiêu thụ của mỗi người. Ví dụ: vị cay, mặn, ngọt của mỗi người đều sẽ khác nhau. Gia vị trong mỗi món ăn đều phải được phối hợp đúng cách, đúng liều lượng mới có thể tận dụng triệt để vị ngon của nó.
Bổ – Tiêu chí thực đơn cơm sinh viên
Bữa ăn bổ bao gồm các món ăn đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho các hoạt động của con người, đảm bảo về an toàn sức khỏe. Tuy nhiên đối với mỗi người đều có nhu cầu ăn uống, mức độ thể dục thể thao và hơn hết chính là tình trạng sức khỏe đều khác nhau; bởi vậy chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cũng sẽ khác nhau.
Thực phẩm dù có đẹp mắt đến đâu cũng không thể so sánh với tầm quan trọng của dinh dưỡng trong món ăn. Mỗi ngày, một người cần tiêu thụ từ 20 – 30 loại thực phẩm khác nhau; bạn cần phối hợp nhiều loại trong thực đơn để làm được nhiều món.
Bữa ăn nên bao gồm cả thực phẩm thực vật và động vật để cân đối lượng đạm được cung cấp cho cơ thể tránh các bệnh về tim mạch ghé thăm.
Một số thực phẩm tốt với người này, nhưng có thể độc hại đối với người khác. Bạn cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của mình và bạn bè để tránh sự tồn tại của chúng trong bữa ăn.
>>> Xem thêm: Chế độ ăn healthy là gì? Nên chọn những loại thực phẩm nào tốt cho sức khỏe
Tham khảo một số tin tuyển dụng việc làm |
Rẻ – Tiêu chí thực đơn cơm sinh viên
Nỗi băn khoăn của đa phần sinh viên hiện nay chính là cơm sinh viên vừa phải ngon, vừa phải rẻ. Muốn vậy, những điều bạn cần chú ý là gì?
Tiêu chí rẻ trong bữa cơm sinh viên xuất phát bởi lý do chi phí. Khi vừa phải lo các khoản phí tiền trọ, điện, nước, đi lại; sinh viên trở nên nhạy cảm hơn trong vấn đề lựa chọn các loại thực phẩm.
Một số mẹo giúp bữa cơm sinh viên vừa ngon, vừa rẻ bạn có thể tham khảo nhé:
- Đến trực tiếp các chợ đầu mối: chính là nơi tập trung nhiều thực phẩm với giá sỉ. Tuy nhiên, tại một số chợ đầu mối không đảm bảo được chất lượng và an toàn thực phẩm.
- Các siêu thị lớn cũng là sự lựa chọn đúng đắn cho bữa cơm sinh viên. Đảm bảo được nguồn gốc rõ ràng và thường xuyên có các chương trình khuyến mãi.
- Thực tế, nhiều sinh viên hiện nay lựa chọn cách gửi thực phẩm từ quê nhà. Bởi vì, thực phẩm ở quê luôn rẻ và sạch hơn rất nhiều so với thành phố. Đặc biệt là các loại thực phẩm chính gia đình tự nuôi, tự trồng.
Thực đơn 7 ngày trong tuần với cơm sinh viên đơn giản
Muaban.net gợi ý thực đơn 7 ngày trong tuần với cơm sinh viên đơn giản nhất. Vẫn đủ chất dinh dưỡng mà không cần phải lo “ung thư ví” và cực kỳ dễ làm.
Cơm sinh viên đơn giản – Ngày 1
Sáng
- Một tô bún thịt nấu chua
Trưa
- Cơm trắng
- Cà muối rang thịt ba chỉ
- Giò chân
- Canh cá cháo rau cải cay
Tối
- Cơm trắng
- Cá kho nghệ
- Đậu, ớt chuông xào bò
- Canh rau khoai
Cơm sinh viên đơn giản – Ngày 2
Sáng
- Bún chả thịt nướng
Trưa
- Cơm trắng
- Nhút xào ba chỉ
- Mướp đắng xào tim gà
- Đậu luộc
- Canh thịt bò
Tối
- Cơm trắng
- Thịt hầm
- Lòng xào dưa
- Canh mướp
Cơm sinh viên đơn giản – Ngày 3
Sáng
- Cơm rang thập cẩm
Trưa
- Cơm trắng
- Thịt luộc
- Khế chấm mắm tôm
- Canh bí thịt bò
Tối
- Cơm trắng
- Mắm kho
- Thịt kho củ cải
- Rau khoai xào
Cơm sinh viên đơn giản – Ngày 4
Sáng
- Xôi cốm
Trưa
- Cơm trắng
- Thịt thủ luộc
- Bắp cải luộc
- Canh sườn Ngô, nấm
Tối
- Cơm trắng
- Ram rán
- Đậu, su hào xào thịt bò
- Gà xào
Cơm sinh viên đơn giản – Ngày 5
Sáng
- Bánh mì ốp la
Trưa
- Cơm trắng
- Cá hấp dưa
- Rau muống xào giá
- Canh xương, Nấm, củ cải
Tối
- Cơm trắng
- Xáo gà
- Cá kho nghệ
- Củ quả luộc
Cơm sinh viên đơn giản – Ngày 6
Sáng
- Miến xào thịt băm
Trưa
- Cơm trắng
- Cá hầm khế
- Ba chỉ xào cà dừa muối
- Canh rau cúc
Tối
- Cơm trắng
- Canh tôm
- Thịt kho trứng
- Rau xanh
Cơm sinh viên đơn giản – Ngày 7
Sáng
- Cháo canh
Trưa
- Cơm trắng
- Mắm kho mặn ngọt
- Nhút xào ba chỉ
- Canh thịt bò dứa, cà chua
Tối
- Cơm trắng
- Thịt kho
- Củ cải, giá xào tôm
- Canh cải thịt bò
Sinh viên thường mất nhiều thời gian cho việc học, với những công việc part-time. Để đơn giản hóa bữa cơm sinh viên với đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ ăn, dễ làm; Muaban.net giúp bạn liệt kê thực đơn 7 ngày trong tuần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí ngon – bổ – rẻ. Mặc dù bận rộn, nhưng với những món ăn này, sinh viên có thể tự mình nấu, an tâm về vấn đề an toàn thực phẩm.
Những điều sinh viên cần lưu ý khi lựa chọn các loại thực phẩm
Cơm sinh viên nên lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống
Đảm bảo bữa cơm sinh viên vừa ngon vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần phải lựa chọn thực phẩm tươi ngon, cũng chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng bữa ăn. Muốn vậy, cần phải đi chợ thường xuyên mới có thể chọn được cân thịt ngon, có cá tươi dãy dụa trong bể nước, mớ rau xanh mơn mởn; chúng đều ngon hơn rất nhiều so với thực phẩm đông lạnh.
Hãy nhớ rằng, thực phẩm mà bạn đang dùng chính là sức khỏe của bạn. Có thể hình dung, khi bạn dùng thực phẩm tươi ngon thì sức khỏe bạn càng tốt, năng lượng tích cực cho các hoạt động trong ngày. Ngược lại, khi dùng thực phẩm đóng hộp, đông lạnh sẽ mất hết một phần dinh dưỡng và khi bạn ăn chúng sẽ có cảm giác không được ngon miệng, bị uể oải, tụt mood năng lượng.
Thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng
Có thể bạn sẽ bất ngờ nhưng hiện nay, rất nhiều thực phẩm con người đang ăn khác xa cái gọi là thực phẩm thự sự. Đừng chọn thực phẩm chỉ dựa trên giá cả; mà hãy đọc thành phần, kiểm tra nguồn gốc để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thậm chí bạn có thể tra ra được thông tin của nơi nuôi trồng chúng dựa trên những thông tin được ghi ở bao bì.
Sinh viên khi sử dụng các loại thực phẩm ở chợ cần hỏi rõ nguồn gốc, thường xuyên để ý quầy rạp được mua nhiều bởi người gốc thành phố. Bởi vì những người này đã sống ở thành phố khá lâu, họ có thể biết được nơi mua bán gốc của thực phẩm an toàn.
Hạn chế ăn mỳ gói
Mì gói là món ăn hầu như không thể thiếu trong bữa cơm sinh viên. Chúng rất rẻ, dễ ăn và nhanh chóng. Trên thực tế, chúng được cấu thành từ muối và carbohydrate. Hai loại chất này giúp bạn cảm thấy lâu đói.
Mỗi một gói mì đều chứa hàm lượng muối cực kỳ lớn. Chỉ với 2 gói mì, bạn sẽ nhận tương ứng 2.300 mg muối (vượt mức muối một người trưởng thành cần cung cấp mỗi ngày), chưa kể các món ăn khác trong ngày. Khuyến cáo từ các nhà khoa học cho chứng minh rằng, sử dụng mỳ gói thường xuyên sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, đột quỵ.
Một số tác hại khi sử dụng mỳ gói thường xuyên:
- Dư thừa lượng Natri: mỳ tôm chứa lượng Natri cao gây các bệnh về tim mạch, huyết áp
- Chứa nhiều chất bảo quản: tăng nguy cơ tổn thương hệ thần kinh, có thể ảnh hưởng đến gan
- Ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa: ăn nhiều mỳ tôm dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu, đau dạ dày bởi vì các chất bảo quản
- Hại thận, gây các bệnh về sỏi thận
- Nguy cơ ung thư
- Gây tình trạng thừa cân, béo phì
- Làm nhiệt miệng, nổi mụn
- Các triệu chứng lượng đường trong máu cao, huyết áp cao
Hạn chế sử dụng các loại đồ hộp
Liên quan đến một số yếu tố sau mà sinh viên cần phải hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp:
Chất dinh dưỡng
Các chất vitamin có trong thực phẩm sẽ tan trong nước do quá trình đóng hộp sử dụng nhiệt độ cao, ví dụ như vitamin B và vitamin nhóm C. Bên cạnh đó, lượng chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe cũng có thể bị hao hụt bởi vì dự trữ quá lâu.
Có thể nhiễm độc BPA
Chất BPA (Bisphenol-A) tồn tại nhiều trong thực phẩm đóng hộp. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng có hơn 90% loại đồ hộp đều có dư lượng BPA này. Hầu hết các loại thực phẩm đóng hộp đều sử dụng một lớp nhựa phủ để bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, chất nhựa này lại vô cùng có hại với sức khỏe con người.
Nguy cơ dẫn đến ung thư
Theo nghiên cứu của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư trên thế giới, thực phẩm đóng hộp như thịt, cá,… đều có liên quan trực tiếp tới nguy cơ mắc bệnh ung thư. Tốt nhất bạn nên tránh sử dụng chúng.
Có thể chứa vi khuẩn
Loại vi khuẩn Clostridium botulinum có thể tồn tại trong thực phẩm đóng hộp nếu như quá trình đóng gói không kỹ. Loại vi khuẩn này có thể dẫn đến bại liệt, thậm chí tử vong.
Nguy cơ nhiễm độc kim loại
Thực phẩm đóng hộp luôn tồn tại nguy cơ nhiễm độc từ nhôm. Bởi vì hầu hết chúng đều được bảo quản trong các loại hộp được sản xuất từ nhôm. Kim loại này có thể hòa tan trong quá trình tiếp xúc với nhiệt độ cao. Bởi vậy, không ai có thể đảm bảo được rằng, chúng luôn được bảo quản ở nơi có nhiệt độ thấp và an toàn.
Muaban.net đã gợi ý giúp bạn thực đơn 7 ngày trong tuần với bữa cơm sinh viên đơn giản nhất đáp ứng đầy đủ 3 tiêu chí: ngon, bổ, rẻ. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn tránh tình trạng “ung thư ví” nhé!
>>> Xem thêm:
- Thực Đơn Eat Clean Cho Sinh Viên Bổ – Rẻ – Khỏe Cho Người Muốn Giảm Cân Trong 7 ngày
- Những kỹ năng cần thiết cho sinh viên – Đừng bỏ lỡ
- Các món bún ngon: thực đơn gia đình