Ngày nay, thuật ngữ cơ sở hạ tầng được sử dụng khá nhiều trong đời sống, song vẫn còn rất nhiều những thắc mắc liên quan đến cơ sở hạ tầng là gì? Đặc điểm và phân loại các cơ sở hạ tầng như thế nào? Vai trò của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng ra sao? Hãy ngừng những thắc mắc đó và cùng Mua Bán tìm hiểu rõ hơn về những thông tin liên quan đến cơ sở hạ tầng qua bài viết dưới đây.
Cơ sở hạ tầng là gì?
Cùng làm rõ cho câu hỏi cơ sở hạ tầng là gì? Đó là một khái niệm dùng để chỉ những bộ phận kết cấu, nền tảng cho việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Khái niệm này được xét theo nhiều phương diện khác nhau, trong đó:
- Phương diện hình thái: cơ sở hạ tầng là những tài sản hữu hình mà chúng ta có thể nhìn thấy được trong cuộc sống như là công trình công cộng, hệ thống giao thông, thủy lợi, cầu cống, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật… nhờ vào những cơ sở có sẵn này mà các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội được vận hành và phát triển.
- Phương diện kinh tế: cơ sở hạ tầng được hiểu là một loại hàng hóa công cộng mà mục đích nhằm phục vụ cho lợi ích chung của xã hội. Từ đó tạo ra điều kiện tốt để giao thương, mang đến thật nhiều cơ hội cho sự phát triển nền kinh tế nước nhà.
- Phương diện đầu tư: khi xét đến phương diện này, cơ sở hạ tầng được xem là sản phẩm, là kết quả của quá trình đầu tư được đúc kết, tích lũy qua nhiều thế hệ. Cần được đầu tư dài lâu để đáp ứng tối ưu các mục tiêu phát triển toàn diện của đất nước.
Như vậy, cơ sở hạ tầng là gì? là toàn bộ những điều kiện về vật chất, kỹ thuật, thiết chế xã hội,… nhằm phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Có thể thấy rằng, cơ sở vật chất vừa là yếu tố vật chất cũng vừa là yếu tố phi vật chất. Đây là nền tảng quan trọng có vai trò thiết yếu cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội.
Đặc điểm và phân loại về các cơ sở hạ tầng
Sau khi đã hiểu rõ về cơ sở hạ tầng là gì, nối tiếp đó cần tìm hiểu về những tiêu chí khác nhau để phân loại cơ sở hạ tầng, dưới đây là những phân tích liên quan:
Theo lĩnh vực kinh tế, xã hội
- Cơ sở hạ tầng kinh tế: Bao gồm hệ thống đường xá, giao thông vận tải, cấp thoát nước, thủy lợi sân bay, bến cảng… là bộ phận thuộc những ngành phục vụ cho quá trình sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm hoặc tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông hàng hóa.
- Cơ sở hạ tầng xã hội: đây là bộ phận thuộc các lĩnh vực để đảm bảo những điều kiện chung cho hoạt động xã hội, văn hóa và đời sống con người. Nó bao gồm các công trình công cộng, bệnh viện, trường học, khu công nghiệp, giải trí,…
- Cơ sở hạ tầng môi trường: nhằm phục vụ cho công tác bảo vệ, giữ gìn, cải tạo môi trường sống con người, phải kể đến như là hệ thống xử lý chất thải độc hại từ công nghiệp, các công trình phòng chống thiên tai, công trình bảo vệ đất, rừng và biển.
- Cơ sở hạ tầng an ninh quốc phòng: là bộ phận góp phần đảm bảo cho hệ thống cơ sở vật chất và điều kiện kỹ thuật của quân đội được trong trạng thái tốt, ví dụ như: những cơ sở sản xuất, bảo quản và bảo dưỡng các loại vũ khí chuyên dụng, khí tài,…
Theo những ngành kinh tế quốc dân
Cơ sở hạ tầng theo ngành kinh tế vô cùng đa dạng, nó được phân theo các ngành như giao thông vận tải, giáo dục, bưu chính viễn thông, y tế, năng lượng, xây dựng, thủy lợi,… tất cả liên kết chặt chẽ với nhau góp phần thúc đẩy ngành kinh tế có nhiều bước tiến vững chắc.
Theo vùng lãnh thổ, khu vực dân cư
Cơ sở hạ tầng cũng được phân thành các vùng như cơ sở hạ tầng đô thị, cơ sở hạ tầng nông thôn, cơ sở hạ tầng đồng bằng và trung du miền núi, cơ sở hạ tầng kinh tế biển…
Theo cấp quản lý
Cơ sở hạ tầng được phân thành các cấp từ cấp trung ương đến địa phương. Vì thế, nếu là thuộc cấp trung ương thì cơ sở hạ tầng có quy mô lớn như: các công trình bến cảng, sân bay, đường quốc lộ, đường sắt, ga tàu,.. và ngược lại, nếu cơ sở hạ tầng thuộc cấp địa phương thì bao gồm các công trình có quy mô nhỏ như cầu đường, kênh rạch, cơ sở giáo dục, thể thao,…
Nhờ vào sự phân loại rõ ràng này, người dân có thể hiểu được trách nhiệm của chính quyền trong công tác quản lý đối với đời sống dân cư, với mục tiêu mang đến một xã hội phát triển toàn diện. Cũng như là có tác dụng lớn đối với sự nâng cao tinh thần chủ động của các cấp chính quyền trong cơ chế quản lý, khai thác nguồn vốn đầu tư phù hợp với chất lượng cơ sở hạ tầng, từ đó đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội bền vững, hướng đến một tương lai tốt đẹp.
Theo tính chất, đặc điểm
Cơ sở hạ tầng được chia thành cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất và phi vật chất, cụ thể là:
- Cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất bao gồm những công trình như là hệ thống mạng lưới điện, hệ thống đường giao thông, kênh rạch, trường học, y tế, cơ sở quốc phòng an ninh, các khu công nghiệp,…
- Cơ sở hạ tầng mang hình thái phi vật chất bao gồm hệ thống thiết chế xã hội, cơ chế hoạt động, an ninh trật tự, các thủ tục hành chính,… đây là những yếu tố liên quan đến điều kiện, môi trường góp phần phục vụ hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội.
>>> Xem thêm: Tất tần tật kiến thức về bất động sản cần nắm khi mua nhà
Kiến trúc thượng tầng là gì?
Theo chủ nghĩa duy vật của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, kiến trúc thượng tầng là một khái niệm được đưa ra để mô tả toàn hệ thống kết cấu những hình thái ý thức xã hội và những thiết chế chính trị xã hội tương ứng với đó, được hình thành dựa trên một cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định.
Kiến trúc thượng tầng là tất thảy những quan điểm chính trị, triết học, pháp quyền, tôn giáo, nghệ thuật, đạo đức,… Cùng với đó, nó cũng bao hàm những thiết chế xã hội tương ứng như Nhà nước, Giáo hội, Đảng phái, các đoàn thể và tổ chức xã hội,… Đóng vai trò thật sự quan trọng, kiến trúc thượng tầng cùng các bộ phận khác trong xã hội đã hợp thành cơ cấu hoàn chỉnh của hình thái kinh tế-xã hội.
Tham khảo tin đăng về nhà đất tại website Muaban.net dưới đây: |
Vai trò của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
Mỗi một hình thái kinh tế – xã hội nhất định đều bao gồm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tương ứng. Hai yếu tố này đều mang tính lịch sử cụ thể, giữa chúng chứa đựng một mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong mối quan hệ đó, yếu tố cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng.
- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng thể hiện ở các quan hệ vật chất khách quan có khả năng quy định mọi quan hệ khác bao gồm chính trị, xã hội, tư tưởng, tinh thần của toàn xã hội. Có một điều chắc chắn là mỗi cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra kiến trúc thượng tầng tương ứng. Điều này có nghĩa là kiến trúc thượng tầng nhất định bắt buộc phản ánh một cơ sở hạ tầng cụ thể ở địa phương, tỉnh thành hay khu vực nào đó.
- Cơ sở hạ tầng nắm vai trò quyết định đến kiến trúc thượng tầng về tính chất, nội dung và kết cấu. Từ đối kháng hay không đối kháng trong tính chất, gọn nhẹ hay phức tạp trong hình thức thể hiện, nghèo nàn hay đa dạng trong nội dung, toàn bộ đều do cơ sở hạ tầng quyết định mà nên. Lấy một ví dụ thiết thực: Do có nền đất yếu, khu vực đó chỉ có thể thi công xây dựng công trình những công trình với quy mô nhỏ lẻ, không thể xây dựng công trình với quy mô lớn, mở rộng mang tải trọng nặng.
- Một khi cơ sở hạ tầng có những biến đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng sẽ thay đổi theo cho phù hợp. C. Mác đã từng viết rằng: ”Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả tất cả các kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị thay đổi ít nhiều nhanh chóng”.
Qua đó, có thể thấy được vai trò quyết định sâu sắc của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng. Chính vì lẽ đó mà khi thay đổi, cải tiến kiến trúc thượng tầng trong xã hội thì rất cần thiết để suy xét kỹ lưỡng từ yếu tố cơ sở hạ tầng, vì đó mới là gốc rễ của vấn đề, là nền tảng cho mọi sự thay đổi.
Trên đây là một số những thông tin đầy đủ và chi tiết về khái niệm cơ sở hạ tầng là gì cùng nhiều vấn đề chính có liên quan đến cơ sở hạ tầng. Hy vọng những thông tin trên sẽ thật sự hữu ích đối với bạn. Hãy theo dõi Mua Bán để cập nhật những thông tin mới nhất về Mua Bán Nhà Đất tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc.
>>> Xem thêm:
- Bất Động Sản Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Kinh Doanh BĐS
- Kinh doanh bất động sản cần học những gì từ 6 điều cơ bản này?
- Môi giới nhà đất và 5 cách tiếp cận khách hàng hiệu quả!