Sắn là một trong những loại củ dễ tìm và mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm cân, tốt cho hệ tiêu hóa, kháng khuẩn, hỗ trợ tim mạch… Củ sắn vừa có thể ăn sống để thanh nhiệt, vừa có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau. Hôm nay, Mua Bán sẽ giới thiệu đến bạn cách làm mứt sắn giòn ngọt, thanh mát chiêu đãi gia đình.
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món mứt sắn
- 1kg củ sắn (củ đậu)
- 1 muỗng canh vôi ăn trầu
- 1 ít muối
- 500gr đường
- 1 ống vani
- Nước
2. Cách chọn mua củ sắn ngon
- Nên chọn mua những củ có phần cuống nhỏ, còn xanh, phần vỏ có màu nâu nhẹ, nhẵn và mỏng.
- Tránh chọn những củ to, phần cuống to, vỏ thô sần vì đây là những củ sắn để lâu ngày, nhiều xơ và ít nước.
>>> Tham khảo thêm: Tổng Hợp 15 Cách Làm Mứt Tết Ngon, Độc Đáo, Đơn Giản tại Nhà
3. Chi tiết các bước thực hiện mứt củ sắn
Để cho ra thành phẩm mứt củ sắn như mong muốn, bạn thực hiện các bước theo cách làm mứt sắn mà Mua Bán chia sẻ dưới đây:
3.1. Sơ chế củ sắn
Củ sắn sau khi mua về, gọt sạch vỏ, cắt bỏ phần đầu và đuôi. Sau đó đem đi ngâm và rửa với nước từ 3-4 lần cho thật sạch rồi cắt hình con chì.
Tiếp đến bạn hòa tan 1 muỗng canh vôi ăn trầu với khoảng 2 lít nước, để 20 phút cho vôi lắng cặn.
Tiếp theo, bạn chắt lấy phần nước trong ở bên trên lớp cặn và cho phần củ sắn đã cắt vào ngâm từ 2 – 3 tiếng. Sau khi ngâm, bạn rửa thật sạch lại với nước và để ráo.
Đun sôi khoảng 2 lít nước. Sau đó, cho vào 1 ít muối và phần củ sắn đã được làm sạch vào. Khi thấy nước trong nồi sôi lại thì tắt bếp. Vớt củ sắn ra và để ráo.
Lưu ý:
- Việc luộc và rửa sắn thật nhiều lần với nước sẽ giúp loại bỏ các độc tố trong củ sắn.
- Khi luộc sắn, bạn nên mở nắp nồi để độc tố tan theo nước và bốc hơi đi.
- Ngâm sắn với nước vôi trong sẽ giúp món mứt của chúng ta giòn hơn, khi sên mứt sẽ không bị mềm.
3.2. Ướp sắn
Cho 500gr đường vào phần củ sắn đã được sơ chế. Trộn đều và ướp khoảng 3 – 4 tiếng để củ sắn ngấm đường.
3.3. Sên mứt
Cho toàn bộ phần củ sắn và nước đường lên chảo, bật lửa lớn, đun cho đến khi nước đường sôi thì bạn hạ lửa nhỏ lại.
Đảo nhẹ tay, tiếp tục đun trên lửa nhỏ cho đến khi đường kết tinh bám lên củ sắn thì bạn cho ống vani vào rồi đảo đều và tắt bếp.
3.4. Thành phẩm
Mứt sắn sau khi sên sẽ khô, đường tinh bám đều trên bề mặt từng sợi mứt. Cắn vào có cảm giác giòn sần sật, vị ngọt thanh.
4. Cách bảo quản mứt củ sắn để được lâu và giòn
- Nên để mứt nguội hẳn rồi mới cho vào túi kín hoặc hủ kín để bảo quản.
- Không nên để ở nơi có nhiệt độ cao sẽ làm cho mứt sắn dễ bị chảy nước.
- Khi dùng mứt, bạn nên lấy một lượng vừa đủ. Không nên lấy ra nhiều sau đó cho vào lại, mứt sẽ dễ bị hỏng.
Hy vọng qua bài viết hướng dẫn cách làm mứt sắn của Mua Bán, bạn có thể tự tay vào bếp làm ngay món mứt củ sắn góp thêm sự phong phú cho khay mứt Tết của gia đình mình. Đừng quên truy cập Muaban.net thường xuyên để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích cũng như các tin đăng về tìm việc làm, mua bán nhà đất mới nhất nhé!
>>> Xem thêm:
- Hướng Dẫn Cách Làm Mứt Bí Đao Thanh Mát, Đơn Giản Nhất Tại Nhà
- Bỏ Túi 2 Cách Làm Mứt Chôm Chôm Chua Ngọt, Dẻo Thơm Hấp Dẫn
- Top 7 Cách Làm Mứt Me Nguyên Trái Chua Ngọt, Dẻo Ngon Khó Cưỡng