Ca sĩ là nghề mang giá trị nghệ thuật và tính danh vọng cao. Làm ca sĩ có thể là ước mơ của nhiều người, nhất là thế hệ trẻ. Nghề này còn mang đến cho họ sự nổi tiếng và cái nhìn ngưỡng mộ từ những người xung quanh. Vậy ca sĩ là gì và đó có thật sự là một công việc đáng mơ ước? Cùng Mua Bán tìm hiểu nhé!
I. Ca sĩ là gì?
Ca sĩ là người thực hiện, biểu diễn các bài hát bằng giọng ca của bản thân mình. Ca sĩ có thể hát solo hoặc theo nhóm, và thường được kèm theo nhạc cụ để trình diễn nhiều thể loại khác nhau như pop, jazz, ballad, rock,…
Ca sĩ chính là người của công chúng và trình diễn tài năng cho công chúng xem trên các sân khấu, đài truyền hình, câu lạc bộ đêm,… Các bài hát của ca sĩ hay các nhạc phẩm được thu lại ở phòng thu (studio) và phát hành sau đó.
II. Vai trò chính của 1 người ca sĩ
Vai trò chung của người ca sĩ chính là mang giọng hát trên những bản nhạc của mình đến với người nghe. Mỗi ca sĩ khác nhau sẽ có các nguồn cảm hứng khác nhau để truyền tải những thông điệp riêng biệt trên các bản nhạc đến mọi người
Ca sĩ đôi khi cũng là những người truyền cảm hứng đến với công chúng, mang niềm đam mê của mình truyền tải cho người xem và người nghe.
III. Muốn làm ca sĩ: Bắt đầu từ đâu?
1. Học kỹ thuật hát
Kỹ thuật hát là bước đệm đầu tiên, làm nền móng cho sự nghiệp ca hát. Làm ca sĩ không chỉ đơn giản là biết hát hay hát hay mà còn phải hát đúng kỹ thuật. Vì thực tế cho thấy có nhiều người tuy không có giọng hát hay thiên bẩm nhưng nhờ vào sự luyện tập không ngừng nghỉ họ đã nhận được đánh giá cao trong giới chuyên môn.
2. Luyện thanh
Tương tự như việc luyện tập kĩ thuật hát, luyện thanh cũng góp phần nâng cao khả năng và trình độ trong sự nghiệp ca hát của bạn. Việc luyện thanh sẽ giúp bạn xử lí tốt hơn các âm quãng trong bài hát, giúp bạn có thể xử lí giọng hát một cách mượt mà hơn. Luyện thanh là yếu tố cần thiết đối với mỗi ca sĩ khi muốn giữ vững phong độ và nâng cao khả năng ca hát.
3. Phong cách cá nhân
Mỗi ca sĩ đều thường có phong cách riêng về giọng hát, cách hát, cách tạo nên những bản nhạc,… Chính phong cách cá nhân sẽ tạo nên nét riêng biệt cho một ca sĩ, để khi chỉ nghe một bản nhạc, người nghe biết đó là giọng hát của bạn, là bạn chứ không ai khác. Ngoài ra, các ca sĩ cũng cần có phong cách ăn mặc riêng biệt, tạo thêm điểm nhấn cho bản thân.
4. Rèn luyện thần thái, sự tự tin
Để trở thành một ca sĩ có tiếng, nhận được sự ngưỡng mộ và công nhận từ người nghe, người xem thì thần thái và sự tự tin chính là điểm góp phần tạo nên sự cuốn hút cực lớn. Bạn nên vượt qua sự e dè, ngại ngùng khi tiếp xúc với nhiều người hay tại nơi đông người và bắt đầu tạo nên các kinh nghiệm thực tế cho bản thân ở mọi lúc, mọi nơi để có cơ hội đứng hát trước nhiều người như tại quán karaoke, các bữa tiệc, các buổi biểu diễn tài năng tại trường hoặc công ty,…
IV. Nơi làm việc của một ca sĩ như thế nào?
Phụ thuộc vào sự lựa chọn và tài năng của người ca sĩ mà họ làm việc tại những nơi khác nhau. Bạn có thể lựa chọn để trở thành một ca sĩ tự do hoặc là một ca sĩ độc quyền cho một công ty.
Các ca sĩ thường thu âm các bài hát trong studio và sau đó thường biểu diễn tại các phòng trà, bar, night club,… cho đến các sân khấu lớn do các đơn vị sản xuất lớn tổ chức. Khi biểu diễn tại sân khấu lớn, bạn cần làm việc với nhiều người ở nhiều bộ phận khác nhau từ biên kịch, vũ đạo, quay phim, đạo diễn, nhà tài trợ, ban tổ chức đến những người trong ê kip làm việc để hoàn thiện chương trình.
Môi trường làm việc của các ca sĩ là một môi trường năng động, cởi mở và cũng đòi hỏi bạn sự làm việc chuyên nghiệp, biết phối hợp và hi sinh vì công việc chung.
>>> Tham khảo thêm: VJ là gì? Khám phá những điều thú vị về nghề VJ
Tại Muaban.net bạn có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm đang tuyển dụng hiện nay. Tham khảo ngay tại đây:
V. Bằng cấp của ca sĩ
1. Làm ca sĩ có cần bằng cấp không?
Trong thời đại ngày nay, nếu không có bằng cấp chuyên môn thì bạn vẫn có thể nổi tiếng nhờ vào sự chi phối của công nghệ hiện đại và các nền tảng mạng xã hội. Nhưng đối với một ca sĩ thực thụ, muốn có chỗ đứng vững chắc trong nghề thì bằng cấp vẫn là thứ thiết yếu. Bằng cấp chính là thứ chứng minh được trình độ và năng lực của bạn. Muốn có được tấm bằng thanh nhạc đó, bạn đã phải nỗ lực rất nhiều.
Những ca sĩ không bằng cấp khi hát sẽ bằng cảm xúc của mình, cảm xúc tốt thì bài hát sẽ được khán giả đón nhận tốt. Còn ca sĩ có bằng cấp hát bằng kỹ năng lẫn cảm xúc. Họ sẽ luôn giữ vững được phong độ của mình mà không hề bị phụ thuộc đến các yếu tố bên ngoài. Giọng hát cũng vì trải qua quá trình đào tạo mà có sự trau chuốt hơn. Một ca sĩ có kiến thức chuyên ngành và tài năng thì luôn được quý mế và có chỗ đứng trong nghề.
>>> Tham khảo thêm: Bạn biết gì về nghề MC – Người thổi hồn cho các chương trình
2. Một số trường đào tạo ca sĩ nổi tiếng tại Việt Nam:
Từ lâu, tại Việt Nam đã xuất hiện những trường đào tạo nghệ thuật hay thanh nhạc nổi tiếng. Chính những ngôi trường này đã tạo ra những con người gắn bó với nghề, tạo nên những diva hay các ca sĩ mang danh tiếng lẫy lừng. Cùng Muaban.net tham khảo qua những ngôi trường này nhé:
Nhạc viện Hồ Chí Minh
Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương
Đại học Văn hoá Hà Nội
Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Đại học Văn Hiến
>>> Tham khảo thêm: Học Nhạc Viện Ra Làm Gì? Đâu Là Lối Đi Cho Sinh Viên Thanh Nhạc?
VI. Những lợi ích và khó khăn khi theo đuổi nghề này
1. Lợi ích
1.1. Mức thu nhập cao
Nghề ca sĩ dành được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ hiện nay, không chỉ vì ánh hào quang luôn tỏa sáng mà còn là thu nhập của những ca sĩ trong ngành này.
Phân loại ca sĩ và mức thu nhập:
- Ca sĩ phòng trà, quán cà phê: Mức cát xê thường từ 500.000 đ đến 2.000.000 đ/ 1 đêm diễn;
- Ca sĩ sự kiện, event: Mức thu nhập từ 2.000.000 đ đến 5.000.000 đ cho 1 show diễn;
- Ca sĩ nổi tiếng mức cát xê của họ: Từ vài triệu đồng đến cả trăm triệu đồng cho 1 show diễn;
1.2. Thoả mãn đam mê
Làm ca sĩ chính là nghề làm thỏa mãn đam mê đối với những người có khiếu nghệ thuật và yêu thích ca hát.
1.3. Tạo dựng danh tiếng và mở rộng mối quan hệ
Khi làm ca sĩ, bạn có nhiều cơ hội đứng trước công chúng và trở nên nổi tiếng một cách dễ dàng bằng cách thể hiện những tài năng của mình. Danh tiếng chính là thứ nhiều người thường cố gắng gầy dựng khi bước chân vào nghề này, bởi khi danh tiếng càng cao thì thu nhập của bạn càng cao.
Cũng vì điều đó, các mối quan hệ của bạn cũng được mở rộng một cách dễ dàng hơn, được gặp gỡ nhiều tiền bối trong nghề lẫn tiếp xúc nhiều người hay nhiều khán giả.
2. Khó khăn
2.1. Lịch trình dày đặc
Khi có danh tiếng, lịch trình đi biểu diễn của bạn có thể dày đặc khiến bạn đôi khi rất mệt nhọc và gây ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe.
2.2. Mất đi sự tự do
Làm ca sĩ chính là chọn cách để trở thành người của công chúng. Vì thế nên có những điều bạn cần giữ kín, cư xử thận trọng hơn trong mọi tình huống để tránh gây ra những scandal gây thiệt hại đến danh tiếng của mình. Chính điều đó cũng làm mất đi sự tự do vốn có của bản thân.
2.3. Gặp áp lực từ công chúng
Vì là người của công chúng, bạn tạo nên những bài hát cho công chúng nghe, họ là những người xem bạn trình diễn cũng là những người có thể công nhận khả năng của bạn nên bạn cũng mang trong mình áp lực làm hài lòng công chúng. Điều này tạo ra áp lực không lớn đối với các ca sĩ, nhất là những ca sĩ nổi tiếng.
VII. Tại sao các bạn trẻ ngày nay vẫn chấp nhận đánh đổi để trở thành ca sĩ?
Các bạn trẻ thời đại ngày nay mang trong mình vô số tài năng cá nhân. Ca hát chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nếu bạn vốn yêu thích ca hát và có khả năng ca hát, bạn có thể dễ dàng đăng tải các bản nhạc của mình đến mang nó đến với công chúng.
Trong thời đại mạng xã hội đang phát triển rất mạnh thì các bạn sẽ khá dễ dàng để tiếp cận đến quý khán giả. Tuy vậy, muốn có chỗ đứng trong nghề thật sự không dễ dàng vì các bạn cần trải qua những quá trình rất gian nan. Dù đây là nghề có khá nhiều cơ hội và ánh hào quang chờ đón bạn nhưng các bạn vẫn phải đánh đổi khá nhiều thứ, trải qua nhiều khó khăn, vất vả nếu chọn theo đuổi sự nghiệp ca sĩ.
Như vậy bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu ca sĩ là gì cũng như biết được những vấn đề xoay quanh nghề ca sĩ. Hãy theo dõi Muaban.net để đọc thêm những thông tin về ngành nghề, việc làm khác.
>>> Xem thêm:
- Tìm hiểu nghề biên đạo múa và những sự thật ít ai biết
- Producer là gì? Công việc của những phù thủy âm nhạc