Monday, January 6, 2025
spot_img
HomeViệc làmTìm Hiểu C-level Là Gì? Họ Là Ai, Giữ Những Vai Trò...

Tìm Hiểu C-level Là Gì? Họ Là Ai, Giữ Những Vai Trò Gì Trong Tổ Chức?

C-level hẳn là một thuật ngữ còn xa lạ đối với nhiều người. Đây là một thuật ngữ trong kinh doanh mà không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, Mua Bán sẽ giới thiệu đến bạn C-level là gì và những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề này nhé!

C-level là gì? Vai trò của vị trí này là gì?
C-level là gì? Vai trò của vị trí này là gì?

1. C-level là gì? 

C-level hay còn gọi là C-suite, là từ dùng để chỉ những vị trí cấp cao trong ban lãnh đạo của một công ty. Trong đó, chữ cái “C” là viết tắt của từ Chief (cấp cao), C-level sẽ bao gồm các chức danh bắt đầu bằng từ “Chief”. Ví dụ: Chief Executive Officer (Giám đốc điều hành), Chief Operating Officer (Giám đốc vận hành)… 

Những thành viên đảm nhận các chức vụ trong C-level đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Họ là những người có quyền lực và sức ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cả hệ thống công ty. Thông thường, khi những người ở vị trí này sẽ đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chiến lược và đảm bảo cho việc vận hành đi đúng theo chiến lược đã đề ra. 

Trách nhiệm của những người giữ vị trí tại cấp bậc C-level là gì?
Trách nhiệm của những người giữ vị trí tại cấp bậc C-level là gì?

Đây là những vị trí mà bất kỳ công ty nào cũng cần để đảm bảo cho việc hoạt động trơn tru và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng có thể đảm nhận chức vụ này, bạn phải là người có nhiều năm kinh nghiệm, có đầy đủ kiến thức và có khả năng quản trị thì mới có cơ hội giành được vị trí này. 

Bù lại cho khối lượng công việc khổng lồ và trách nhiệm lớn lao của những vị trí C-level là gì? Tất nhiên khi bạn bỏ ra nhiều công sức thì mức thu nhập cũng phải xứng đáng với công sức đúng không nào! Được biết, thu nhập của những người nắm giữ vị trí trong C-level lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm. 

>>>Tham khảo thêm: Manager là gì? Những kỹ năng cần có và cơ hội của Manager

2. Vai trò của C-level trong doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp sẽ có các chức danh C-level với tên gọi và số lượng khác nhau tùy vào đặc điểm và quy mô của họ. Cụ thể, những doanh nghiệp lớn thường sẽ có nhiều vị trí C-suite hơn các doanh nghiệp nhỏ nhằm chuyên môn hóa công tác quản lý, phân bổ khối lượng công việc hợp lý và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh vận hành có hiệu quả. Vậy bạn có biết vai trò của các thành viên C-level là gì không?

Vai trò trong doanh nghiệp của C-level là gì?
Vai trò trong doanh nghiệp của C-level là gì?

Các chức danh C-level trong một công ty sẽ phản ánh sứ mệnh và sự chuyên nghiệp của công ty đó. Chẳng hạn như một công ty tập trung phát triển nguồn nhân lực sẽ cần có Giám đốc nhân sự (Chief People Officer) để quản lý chặt chẽ quy trình tuyển dụng, đề ra những tiêu chí và định hướng phù hợp với lộ trình phát triển của công ty. 

Một điều cần lưu ý là các vị trí C-suite có thể thay đổi, tăng giảm theo thời gian, điều này giúp doanh nghiệp thích ứng linh hoạt với hoàn cảnh của công ty trong từng giai đoạn phát triển. Ví dụ, những năm gần đây vị trí Giám đốc môi trường (Chief Environmental Officer) được nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư để thích ứng và tuân thủ theo các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. 

Nói tóm lại, không thể phủ nhận vai trò của các thành viên C-level nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả.

Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo thêm các tin đăng tuyển dụng có trên website Muaban.net để tìm kiếm một công việc cho mình

Hệ Thống Siêu Thị Coopmart Cần Tuyển  Nhân Viên Làm Tết 2025
7
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Cửa Hàng cần 4 nam nữ làm việc lương từ 7Tr đến 10Tr8
1
  • Hôm nay
  • Huyện Củ Chi, TP.HCM
Cửa Hàng (chính chủ) tuyển nhân viên phụ tại cửa hàng #TPHCM
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Tết Đến cần thêm 4 Nữ làm tại Bình Tân và Quận 6
1
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
DỊP CUỐI NĂM CỬA HÀNG CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN BÁN HÀNG BỔ XUNG LÀM TĂNG CA
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Cuối năm cửa hàng tiện lợi cần bổ sung thêm LĐPT  làm gấp
1
🚨🚨 GẤP!! TUYỂN NHÂN VIÊN BÁN HÀNG TẠI SIÊU THỊ 🚨🚨
3
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
🚨🚨 GẤP !! TUYỂN NHÂN VIÊN BÁN HÀNG XUYÊN TẾT TẠI QUẬN BÌNH TÂN🚨🚨
3
HỆ THỐNG SIÊU THỊ Q1 TUYỂN DỤNG GẤP
2
  • Hôm nay
  • Quận 1, TP.HCM
CỬA HÀNG BÁCH HOÁ cần gấp 3 bạn nam nữ Nhân viên Bán Hàng
2
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN LÀM VIỆC LÂU DÀI
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
💥 CỬA HÀNG TIỆN LỢI GÒ VẤP TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN
2
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Cận Tết Nhu Cầu Mua Sắm Cao Bổ Sung Thêm Nhân Viên Tại Lotte Mart
1
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
CẦN TUYỂN GẤP NV LĐPT LÀM VIỆC DỊP TẾT
1
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
BÌNH TÂN CẦN TUYỂN NV BÁN HÀNG CHO DỊP CẬN TẾT
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Việc làm full time - Part time sinh viên.
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM

3. Những vị trí C-level phổ biến trong các doanh nghiệp

Trong phần tiếp theo, mời bạn khám phá các vị trí phổ biến trong C-level là gì và vai trò của từng vị trí này là như thế nào. 

3.1 CEO

CEO (Chief Executive Officer) trong tiếng Việt có nghĩa là Giám đốc điều hành. Đây được xem là vị trí quản lý cao nhất trong một tổ chức doanh nghiệp. Người này sẽ nhận các báo cáo từ các vị trí C-level khác. CEO còn có trách nhiệm giám sát các hoạt động của toàn bộ hệ thống. Hơn thế nữa, những người nắm giữ vị trí CEO còn là người đặt ra các mục tiêu, vạch ra chiến lược hoạt động và xây dựng các chính sách quan trọng bậc nhất.

CEO nắm giữ vai trò chủ chốt trong hoạt động của một hệ thống quản lý
CEO nắm giữ vai trò chủ chốt trong hoạt động của một hệ thống quản lý

3.2 COO

COO (Chief Operating Officer) có nghĩa là Giám đốc vận hành, người này sẽ là vị trí xếp sau CEO, COO sẽ chịu trách nhiệm về các hoạt động vận hành hàng ngày, từng chiến dịch… Điều này sẽ giúp đảm bảo quá trình hoạt động đi đúng kế hoạch, chiến lược được chỉ định từ trước. Các COO được xem là người rất quan trọng khi có thể chi phối các hoạt động chính của doanh nghiệp, kể cả hoạt động về nhân sự – hành chính.

3.3 CFO

CFO (Chief Financial Officer) là cách gọi khác của Giám đốc tài chính, một vị trí không thể thiếu trong một tổ chức doanh nghiệp. Người này sẽ chịu trách nhiệm giám sát những hoạt động liên quan đến tài chính của doanh nghiệp, chẳng hạn như xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, quản lý dòng tiền trong các hoạt động vận hành, và thực hiện báo cáo tài chính. 

>>>Tham khảo thêm: CCNA là gì? CCNA quan trọng và cần thiết như thế nào?

Giám đốc tài chính (CFO) quản lý dòng tiền
Giám đốc tài chính (CFO) quản lý dòng tiền

3.4 CIO/CTO

Trước đây, 2 khái niệm CIO (Chief Information Officer) và CTO (Chief Technology Officer) thường được hiểu chung là một chức danh. Sau này, vai trò của 2 vị trí này được phân tách rõ ràng hơn. 

Giám đốc công nghệ (CTO) sẽ là người chịu trách nhiệm chính là giám sát các hoạt động liên quan đến kỹ thuật, thông tin bên mảng vận hành kinh doanh. Riêng về Giám đốc thông tin (CIO) là người nhận nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ phục vụ khâu sản xuất, cung cấp dịch vụ. Điểm chung của 2 đối tượng này là cùng đảm bảo các kết quả nghiên cứu công nghệ đổi mới phải đáp ứng được mục tiêu kinh doanh. 

CIO nắm trách nhiệm về công nghệ trong sản xuất, cung cấp dịch vụ
CIO nắm trách nhiệm về công nghệ trong sản xuất, cung cấp dịch vụ

3.5 CMO

CMO (Chief Marketing Officer) là Giám đốc marketing, người này sẽ giữ trách nhiệm là giám sát và vận hành tất cả các hoạt động, chiến dịch marketing của công ty. Thêm vào đó, CMO là người sẽ thực hiện xây dựng các chiến lược marketing và thực hiện chúng thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường, quảng cáo, nhận diện thương hiệu… Cuối cùng, CMO sẽ tổng kết, đánh giá hoạt động marketing để báo cáo lại với cấp trên. 

Có thể nói, CMO là cầu nối giữ khách hàng và doanh nghiệp vì có thể nói, marketing là một bộ phận có liên hệ gần gũi với khách hàng mục tiêu, có thể giúp doanh nghiệp lắng nghe ý kiến và nhu cầu của khách hàng để thay đổi và cải thiện kết quả kinh doanh. 

CMO là vị trí quan trọng trong việc giao tiếp với khách hàng
CMO là vị trí quan trọng trong việc giao tiếp với khách hàng

3.6 CHRO

CHRO (Chief Human Resources Officer) hay còn có thể gọi là CPO (Chief People Officer). Vị trí này là Giám đốc nhân sự, chuyên về quản lý các việc như xây dựng quy trình và tiêu chí tuyển dụng, kế hoạch đào tạo, đánh giá nhân viên, giám sát các hoạt động của nhân viên tại công ty, đề xuất phát triển các chiến lược nhân sự với tầm nhìn xa. 

3.7 Những vị trí khác

Ngoài những vị trí trên, các công ty khác với từng lĩnh vực đặc thù cũng sẽ có thêm một số chức danh khác trong vị trí C-level. Vậy những chức danh khác trong C-level là gì? Cùng Mua Bán điểm qua những vị trí sau đây nhé! 

Một số vị trí khác trong cấp bậc C-level
Một số vị trí khác trong cấp bậc C-level
  • CCO (Chief Content Officer): Giám đốc nội dung
  • CCO (Chief Compliance Officer): Giám đốc tuân thủ 
  • CSO (Chief Security Officer): Giám đốc an ninh 
  • CDO (Chief Data Officer): Giám đốc dữ liệu
  • CINO (Chief Innovation Officer): Giám đốc đổi mới 
  • CKO (Chief Knowledge Officer): Giám đốc tri thức 
  • CGO (Chief Green Officer): Giám đốc xanh 

Trên đây là một số chức danh khác mà những công ty sẽ linh động bổ sung vào trong quá trình hoạt động của mình. Một điều đặc biệt nữa là các vị trí tại cấp bậc này có thể sẽ xuất hiện nhiều loại hơn trong tương lai, tùy vào sự phát triển của doanh nghiệp, sự biến đổi của thị trường và sự thay đổi trong các luật lệ, hiệp ước kinh tế. 

4. Những kỹ năng mà nhân sự C-level cần có

Để dễ dàng tìm việc làm với mức lương hấp dẫn, bạn cần biết những kỹ năng, phẩm chất cần có của một người giữ vị trí trong C-level là gì. Và những yếu tố được liệt kê sau đây không thể thiếu ở mỗi người nhân sự cấp bậc C-level. Đây cũng được xem là một số tiêu chí để tuyển chọn nhân sự cho vị trí này. 

C-level yêu cầu những kỹ năng gì?
C-level yêu cầu những kỹ năng gì?
  • Có tầm nhìn chiến lược để đặt ra những mục tiêu chính xác cho sự phát triển lâu dài của công ty. 
  • Có kiến thức chuyên môn và am hiểu về lĩnh vực mà mình phụ trách. 
  • Có khả năng làm việc nhóm, xây dựng đội nhóm để làm việc hiệu quả
  • Có khả năng thuyết phục và truyền cảm hứng, truyền được năng lượng tích cực cho nhân viên, đồng nghiệp để nâng cao tinh thần làm việc. 
  • Có kỹ năng lãnh đạo, xây dựng và cải tiến các hoạt động của công ty để tăng lợi nhuận, giảm chi phí vận hành… 
  • Có kỹ năng giao tiếp, tôn trọng người đối diện và có khả năng truyền đạt thông tin đến các cấp bậc nhân viên khác nhau trong mọi hoàn cảnh. 
  • Đặc biệt phải có khả năng phân tích, đánh giá các chỉ số đo lường hiệu quả công việc một cách toàn diện và khách quan. 

>>>Tham khảo thêm: Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì? Khi nào nên lựa chọn phong cách này?

5. Bí quyết để trở thành nhân sự C-level

Để trở thành một nhân sự cấp cao trong C-level, ngoài những kỹ năng kể trên bạn cũng cần có một số bí quyết để thành công với vị trí này. Vậy bí quyết để thành công với vị trí C-level là gì?

Tiết lộ bí quyết thành công của các cán bộ cấp cao
Tiết lộ bí quyết thành công của các cán bộ cấp cao

5.1 Tự tin vào kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân

Trước tiên, bạn phải tự tin vào kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân, có như vậy thì bạn mới bình tĩnh trước những tình huống khó khăn của công việc. Ngoài ra, sự tự tin của bạn sẽ quyết định niềm tin của cấp dưới đối với bạn. 

5.2 Mở rộng networking

Mở rộng networking hay mở rộng mạng lưới quan hệ trong công việc sẽ giúp bạn kết nối được với nhiều người tài giỏi. Đây là một bí quyết giúp bạn giải quyết các vấn đề về nhân sự, cố vấn và đối tác.  

Qua bài viết trên, Mua Bán tin chắc rằng bạn đã biết được C-level là gì rồi đúng không nào? Những thông tin liên quan đến vị trí này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của những người ở vị trí C-level. Hãy ghé Muaban.net thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hay và bổ ích nhé!

>>> Xem thêm: 

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ