Tuesday, November 19, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmBusiness Analyst là gì? Làm thế nào để trở thành Business Analyst?

Business Analyst là gì? Làm thế nào để trở thành Business Analyst?

Business Analyst (Tạm dịch: Phân tích nghiệp vụ) là một trong những ngành đang được nhiều người theo đuổi và là ngành thuộc top thu nhập cao. Tại Việt Nam, công việc này cũng dần phổ biến và được nhiều doanh nghiệp tìm kiếm nhân lực với mức thu nhập “khủng”. Business Analyst là gì mà hot đến như vậy? Cùng Mua Bán tìm hiểu nhé!

Business Analyst là gì? Làm thế nào để trở thành Business Analyst?
Business Analyst là gì? Làm thế nào để trở thành Business Analyst?

I. Business Analyst là gì?

Cách hiểu đúng nhất của thuật ngữ Business Analyst
Cách hiểu đúng nhất của thuật ngữ Business Analyst

Business Analyst là người làm công việc Business Analysis.

Business Analysis is the practice of enabling change in an organizational context, by defining needs and recommending solutions that deliver value to stakeholders” (Theo IIBA). Tạm dịch: Phân tích nghiệp vụ là hoạt động tạo điều kiện thay đổi trong bối cảnh của một tổ chức, được thực hiện bằng cách xác định nhu cầu, đề xuất các giải pháp và mang lại giá trị cho các bên liên quan.

Ví dụ: Hoạt động của nhà thiết kế Quách Thái Công là tư vấn nội thất, trang trí, bố cục của nội thất thì ông cần tìm kiếm nhu cầu, vấn đề, mong muốn,… của khách hàng và từ đó ông sẽ thiết kế nên những giải pháp hữu ích cho khách hàng.

Business Analysis là một công việc đã có từ rất lâu, nó tồn tại trong hầu hết mọi vấn đề, mọi ngóc ngách trong cuộc sống (bao gồm Non – IT, IT và Hybrid). Hiện nay tại Việt Nam, mỗi khi nhắc đến Business Analysis hay BA người ta sẽ nghĩ ngay IT BA. Trong bài viết này, Mua Bán sẽ thông tin đến các bạn về IT Business Analysis.

II. Business Analyst là làm gì?

Các vai trò làm việc của Business Analyst là gì?
Các vai trò làm việc của Business Analyst là gì? (Nguồn: thinhnotes.com)

Theo BABOK ver3.0, công việc IT Business Analyst được thực hiện bởi 6 vai trò sau:

1. Business Requirement Analyst

Những người đảm nhiệm vai trò này thường sẽ là người đưa ra các giải pháp ngay thời điểm bắt đầu làm việc với khách hàng.

Có rất nhiều giải pháp dành cho doanh nghiệp: Tối ưu chính sách công ty, đổi mới quy trình nghiệp vụ hoặc huấn luyện đội ngũ nhân viên. Tiếp theo đó là đề xuất áp dụng một giải pháp công nghệ (phần mềm, hệ thống,…). Hoặc áp dụng nhiều giải pháp với nhau để giải quyết bài toán mà doanh nghiệp gặp phải.

Những người ở vai trò này thường là Project Manager (PM), Senior BA hoặc Principle BA. Đây là những tiền bối có kiến thức và kinh nghiệm kỳ cựu trong lĩnh vực BA.

2. System Analyst

System Analyst (Tạm dịch: Phân tích hệ thống) thường là vai trò dành cho những người làm kỹ thuật. Họ có nhiều kinh nghiệm và rất am hiểu về thiết hệ thống công nghệ. Những người này thường tham gia vào các dự án có mức độ phức tạp về kỹ thuật cao.

System Analyst sẽ phân tích hiện trạng hệ thống, xem xét các yêu cầu chức năng/phi chức năng và thiết kế một kiến trúc hệ thống mới dựa trên những thứ sẵn có.

3. Business System Analyst

Đây là vai trò chính và nổi trội nhất của một người làm BA. Theo trình tự của dự án, một người giữ vai trò Business System Analyst sẽ có những nhiệm vụ chính sau:

  • Khai thác thông tin từ các Stakeholders về yêu cầu của dự án. Việc này có thể thông qua email, phỏng vấn trực tiếp hoặc demo hệ thống.
  • Viết tài liệu cho dữ án.
  • Đảm bảo truyền đạt thông tin từ các Stakeholders đến team nội bộ.
  • Đưa ra giải pháp tốt nhất.

4. Functional Analyst

Vai trò này tương đối giống với Business System Analyst. Điểm khác biệt lớn nhất là thay vì phát triển mới một sản phẩm giải pháp từ hư vô, người làm Functional Analyst sẽ dựa trên một sản phẩm/ một platform sẵn để thiết kế nên sản phẩm đáp ứng được với yêu cầu của khách hàng giúp giải quyết vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều ông lớn cung cấp các sản phẩm hoặc nền tảng sẵn có như: Microsoft, Oracle, SAP, SharePoint, Salesforce,…

5. Agile Analyst

Đây sẽ là người có trách nhiệm đảm bảo truyền tải thông tin một cách chính xác, kịp thời và phù hợp với các đối tượng Stakeholder.

Ngoài ra, Agile Analyst là một vai trò không thể thiếu trong các dự án triển khai theo phương pháp Agile. Truyền tải những gì đã cam kết với khách hàng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong dự án Agile. 

6. Service Request Analyst

Vai trò của công việc này thường là ở giai đoạn triển khai giải pháp đến khách hàng. Họ có nhiệm vụ training cho người dùng, xử lý khi gặp lỗi (nếu có) và có thể là tiếp nhận thêm những yêu cầu mới từ phía khách hàng.

III. Lộ trình thăng tiến và thu nhập của Business Analyst

1. Lộ trình thăng tiến của Business Analyst

Lộ trình thăng tiến của Business Analyst
Lộ trình thăng tiến của Business Analyst
  • Staff (Fresher, Junior): Đây là mức lever khi bắt đầu vào nghề BA của đa số mọi người. Khi làm việc, nhân viên sẽ đảm nhiệm những vai trò của bản trong công việc dưới sự hỗ trợ từ cấp trên (thường là ở lever Senior hoặc Team Leader).
  • Senior: Là những người đã được làm việc với nhiều dự án và có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên. Ở vị trí này, bạn cần phải có khả năng xử lý những vấn đề phức tạp, sử dụng được linh hoạt các công cụ khác nhau để giải quyết vấn đề đồng thời hỗ trợ được các thành viên trong dự án,… Mức lương cho vị trí Senior BA dao động từ 20 triệu đồng đến 35 triệu đồng/tháng.
  • Leader, Head/Director: Sau nhiều năm làm việc và tích lũy kinh nghiệm, Business Analyst có thể sẽ được thăng tiến lên các vị trí như Team Leader, cao hơn nữa là Head/Director của Team. 
  • Hơn nữa, nếu có đủ trình độ bạn cũng có thể thăng tiến lên các vị trí C-lever, C-Suite. Đây là những vị trí cấp cao trong ban quản lý, ban lãnh đạo của doanh nghiệp. Những người đảm nhiệm vai trò này có trách nhiệm rất lớn trong công việc, thực hiện các quyết định đại diện cho công ty, cho tập đoàn. 

2. Mức thu nhập “KHỦNG” của BA

Mức thu nhập trung bình của BA và thu nhập ở các lever
Mức thu nhập trung bình của BA và thu nhập ở các lever (Nguồn: VietnamWorks)

Có thể nói, thu nhập của BA là không giới hạn bởi tầm quan trọng của vai trò này mang lại cho doanh nghiệp. Thu nhập của nghề này sẽ phụ thuộc vào trải nghiệm, kinh nghiệm làm việc và những kỹ năng mà bản thân người làm nghề có được. Với những bạn có ít kinh nghiệm (mới vào nghề) sẽ có mức lương 6+ triệu một tháng, nếu đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí quản lý lâu năm thì BA hoàn toàn có thể kiếm được thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số việc làm phổ thông tại:

Cần gấp nam nữ phụ kho đi làm việc luôn
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
CẦN NHÂN VIÊN ĐÓNG GÓI KHO SỮA
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
CẦN LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG LÀM VIỆC TRƯỚC VÀ SAU TẾT
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
CẦN TUYỂN 03 NAM/ NỮ LĐPT CHO CÁC CHI NHÁNH . 7,6 triệu - 9,2 triệu/th
1
Tuyển nam nữ phụ kho đóng gói dán tem
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Tuyển 20 LĐPT chạy máy Thổi/cắt + 2 Bóc xếp Lương Cao (Bao ăn +ở)
9
CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN LÀM BÁN THỜI GIAN - KHU VỰC TPHCM
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
CẦN TUYỂN GẤP 3 NAM - NỮ LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
🔔 LOA LOA CHÍNH CHỦ TUYỂN LĐPT ĐI LÀM NGAY
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
KHÔNG RÀNG BUỘC THỜI GIAN - KHÔNG YCKN - KHÔNG KPI - TN ĐẾN 36TR/TH
1
  • Hôm nay
  • Quận Phú Nhuận, TP.HCM
VIỆC LÀM LĐPT - CẦN TUYỂN NGƯỜI TUỔI TRUNG NIẼN KHU VỰC TPHCM
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
✅️ CẦN GẤP NAM NỮ - LÀM GIỜ HÀNH CHÍNH ( TUỔI 20- 55 )
0
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
CẦN TUYỂN 03 LĐPT PHỤ CỬA HÀNG TRƯỚC VÀ SAU TẾT
2
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
Tuyển Nam nữ dóng gói đi làm nên gay
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM

IV. Học gì để làm Business Analyst?

Học ngành gì để làm BA
Học ngành gì để làm BA?

Hiện nay tại Việt Nam thì Business Analyst chưa có ngành học cụ thể. Tuy nhiên, nếu bạn muốn theo đuổi nghề “hái ra tiền” này thì có thể học một trong các ngành dưới đây:

1. Nhóm ngành công nghệ thông tin

Business Analyst domain IT vận dụng khá nhiều kiến thức công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp trong thời đại số. Theo đó, Business Analyst sẽ đưa ra các giải pháp phần mềm và bảo mật thông tin. Do đó, để theo đuổi BA bạn có thể theo học các ngành như công nghệ thông tin, khoa học máy tính, truyền thông – mạng máy tính,…

Bên cạnh những kiến thức chuyên môn công nghệ thông tin, bạn nên bổ sung thêm các kiến thức khác về kinh tế, quản lý,… và các kỹ năng mềm khác để làm việc hiệu quả. Đây là những kiến thức và kỹ năng quan trọng để có thể tiến xa hơn trong nghề Business Analyst.

>>> Tham khảo thêm: Ngành công nghệ thông tin thi khối nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?

2. Nhóm ngành kinh doanh, quản lý

Nhiệm vụ chính của một Business Analyst là mang đến giải pháp nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Vì thế bạn cần trang bị những kiến thức trong các nhóm ngành như quản trị kinh doanh, kiểm toán, tài chính, kế toán,…

Trong quá trình học những kiến thức, bạn cũng bổ sung thêm kỹ năng công nghệ bằng cách tự trau dồi hoặc đăng ký học các khóa học ngắn hạn công nghệ thông tin để bổ trợ cho công việc Business Analyst sau này.

>>> Tham khảo thêm: Quản trị kinh doanh học trường nào tốt nhất?

3. Khóa học Business Analyst ngắn hạn

Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động đối với Business Analys, nhiều trung tâm đào tạo tại Việt Nam đã mở ra những khóa đào tạo đối với những người muốn trở thành BA. Hai trung tâm đào tạo BA các bạn có thể tham khảo đó là FPT Software Academy và trung tâm tư vấn và đào tạo BAC – hai trung tâm tiên phong và uy tín tại Việt Nam trong đào tạo Business Analyst.

V. Kỹ năng cần trang bị khi vào nghề Business Analyst

Trau dồi kỹ năng để trở thành một BA giỏi
Trau dồi kỹ năng để trở thành một BA giỏi

1. Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là một kỹ năng rất quan trọng trong bất cứ lĩnh vực nào bao gồm cả Business Analyst. Công việc này yêu cầu giao tiếp rất nhiều, từ giao tiếp với khách hàng để lấy yêu cầu, giao tiếp với team nội bộ để trao đổi thông tin, đến giao tiếp với cấp trên để báo cáo tiến độ,… Do vậy mà có thể nói giao tiếp là kỹ năng hàng đầu cần phải có nếu bạn muốn làm một BA tốt.

Bên cạnh đó, BA cần có khả năng đặt câu hỏi dễ hiểu và sâu sắc để có được thông tin phù hợp từ các bên liên quan. (Ví dụ: Nhiều khách hàng không hiểu rõ về công nghề thị BA phải biết cách đặt câu hỏi sao cho đơn giản, dễ hiểu nhất để có thể khai thác thông tin tốt hơn).

2. Kỹ năng về công nghệ và cơ sở dữ liệu

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ cần có kỹ năng về công nghệ là cơ sở dữ liệu (còn gọi là database) để có thể làm việc tốt hơn.

Với sự giúp đỡ của các ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ truy vấn,… dữ liệu sẽ được phân tích và hiển thị một cách trực quan. Bên cạnh đó, BA thường làm việc với dữ liệu có cấu trúc. Để làm việc với những dữ liệu này, họ cần hiểu về database cũng như những công cụ để làm việc với dữ liệu như SQL Server, MySQL, Oracle DB, NoSQL,…

3. Kỹ năng phân tích

Tư duy phân tích, phản biện cũng là một trong những kỹ năng cốt lõi mà một người làm phân tích nghiệp vụ cần có. Cụ thể, BA phải có khả năng phân tích yêu cầu từ khách hàng, phân tích thực trạng,… để có thể đưa ra một giải pháp tốt nhất. Cùng với đó, tư duy phản biện giúp BA đánh giá những giải pháp để chọn ra giải pháp tốt nhất.

4. Kỹ năng xử lý vấn đề

Công việc của Business Analyst thường xuyên phải đối mặt với sự thay đổi. Chính vì vậy, khả năng xử lý vấn đề là một trong những kỹ năng mà BA cần rèn giũa để có thể kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh. Từ đó, các dự án có sự tham gia của BA mới có thể được vận hành trơn tru và đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án tốt nhất.

5. Kỹ năng đưa ra quyết định

Các quyết định do BA đưa ra có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, người làm BA cần phát triển kỹ năng ra quyết định để mang đến những giải pháp hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.

Cụ thể thì trước khi đưa ra quyết định, họ sẽ cần phân tích vấn đề và tìm ra các cách tiếp cận kinh doanh thay thế. Sau đó, họ sẽ thử nghiệm tất cả các cách tiếp cận thay thế và chọn ra một phương án tốt nhất. Sau cùng họ mới tiến hành triển khai giải pháp đó.

6. Kỹ năng quản lý dự án

Bên cạnh việc đưa ra các đề xuất cho giải pháp kinh doanh, Business Analyst có thể sẽ tham gia quản lý trực tiếp các dự án tạo ra các giải pháp đó. Theo đó, các công việc như lập kế hoạch, điều phối thành viên, dự báo ngân sách, theo dõi và đảm bảo tiến độ dự án,… tất cả đều cần BA sử dụng đến kỹ năng quản lý dự án. Do vậy mà BA cần chú trọng phát triển kỹ năng này để có thể làm việc hiệu quả nhất.

7. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Business Analyst đều có thể phải đàm phán ở mọi giai đoạn của dự án. Ở giai đoạn đầu, kỹ năng đàm phán được sử dụng để quyết định những gì quan trọng cần đưa vào hoạt động chung của dự án.

Sau đó BA cần đàm phán để xác định yêu cầu nào là bắt buộc, yêu cầu nào là ưu tiên,… Trong quá trình chạy dự án thì kỹ năng đàm phán đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định thiết kế yêu cầu chức năng/phi chức năng của hệ thống. 

Do đó, nếu như bạn không có kỹ năng đàm phán thì bạn sẽ không thể tạo ra được những giải pháp nhanh chóng và tối ưu nhất.

VI. Vai trò của ngoại ngữ và chứng chỉ chuyên môn của BA

1. Ngoại ngữ và BA

Ngoại ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với BA
Ngoại ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với BA

Ngoại ngữ rất quan trọng đối với một BA. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của ngoại ngữ đối với công việc phân tích nghiệp vụ:

  • Hỗ trợ giao tiếp: Với khách hàng, với sếp (người nước ngoài); Với các công cụ hỗ trợ công việc (những công cụ công nghệ đa phần sẽ là tiếng Anh).
  • Đọc/viết tài liệu: Đây là hoạt động thường xuyên của một BA.
  • Du học: Ngoại ngữ là yêu cầu tất yếu nếu bạn muốn du học.
  • Thi chứng chỉ: Các chứng chỉ BA xịn sò hiện nay đa phần sẽ là tiếng Anh vì nên ngoại ngữ sẽ rất quan trọng nếu như bạn muốn làm đẹp Profile của mình bằng chứng chỉ BA.

Vậy thì ngoại ngữ nào sẽ là lựa chọn tốt nhất, dưới đây 03 đề xuất từ Mua Bán:

  • Tiếng Anh: Ngôn ngữ này hiện nay là rất quan trọng và việc giải thích vì sao BA nên cần tiếng Anh sẽ là một điều không cần thiết.
  • Tiếng Trung: Đây là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất thế giới (đơn giản vì người Trung rất đông). Cùng với đó, Trung Hoa là hàng của của Việt Nam ta nên việc học tiếng Trung sẽ giúp bạn rất nhiều.
  • Tiếng Nhật: Nhu cầu lao động BA sử dụng được tiếng Nhật (thường là N2 trở lên) hiện nay là rất dồi dào và mức thu nhập sẽ cao hơn mặt bằng chung rất nhiều. Vậy nên tiếng Nhật sẽ giúp bạn tăng thêm cơ hội và thu nhập trong nghề BA.

2. Ý nghĩa của chứng chỉ BA

Chứng chỉ IIBA
Chứng chỉ IIBA

Chứng chỉ là một thứ ý nghĩa đối với rất nhiều lĩnh vực, rất nhiều ngành nghề hiện nay, và BA là không ngoại lệ. Dưới đây sẽ là một số lợi ích mà chứng chỉ mang lại cho người lao động:

  • Trau đồi kiến thức
  • Làm đẹp CV
  • Chứng tỏ năng lực của bản thân, tăng cơ hội thăng tiến

Tuy nhiên, chứng chỉ không phải là tất cả. Bạn vẫn có thể có được những lợi ích trên bởi hành trình và những kết quả bạn đạt được trong quá trình hành nghề.

Hiện nay, IIBA là tổ chức quốc tế đầu tiên và uy tín nhất cung cấp chứng nhận chính thức dành cho các chuyên gia BA.

>>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn viết chi tiết từng phần trong Business Analyst CV

VII. Những suy nghĩ sai lầm về Business Analyst

Những quan niệm sai lầm về Business Analyst là gì
Những quan niệm sai lầm về Business Analyst là gì

1. Business Analyst và Data Analyst

Hiện nay, rất nhiều người đang nhầm lẫn hai thuật ngữ này là một. Điều này là chưa đúng. Về cơ bản, Business là kinh doanh, là doanh nghiệp còn Data là dữ liệu. BA làm việc về hệ thống, về nghiệp vụ còn DA sẽ hoạt động trích xuất ý nghĩa từ dữ liệu. DA có thể tự động hóa một số nhiệm vụ của BA nhưng DA không phải là BA.

2. Business Analysis và Business Analytics

Hai thuật ngữ này đều được tạm dịch là phân tích nghiệp vụ (kinh doanh). Chúng thường được dùng thay thế cho nhau và vì thế mà nhiều người nghĩ chúng là một. Điểm khác nhau cơ bản giữa Business Analysis và Business Analytics là Business Analytics rộng hơn và bao gồm Business Analysis, cụ thể:

  • Analytics là phân tích bằng máy tính. Trọng tâm trong Business Analytics là dữ liệu và báo cáo – phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ và dự đoán hiệu quả kinh doanh trong tương lai.
  • Analysis là phân tích bằng cách tách rời thành nhiều thành phần riêng nhỏ, nghiên cứu từng phần nhỏ đó và tìm mối liên hệ giữa chúng. Trọng tâm của Business Analysis là phân tích các chức năng, phân tích quy trình – xác định nhu cầu kinh doanh và đề xuất các giải pháp.

3. BA là dân IT?

Khi nhắc đến BA thì nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến IT BA. Thực tế, BA là một công việc rất rộng và có mặt trong hầu như mọi ngành nghề từ ngân hàng, tài chính, thương mại điện tử,… Vậy nên BA không làm công việc của một ITer và ngược lại.

4. Nghề Business Analyst chỉ làm việc cho các công ty phần mềm

BA không phải chỉ là công việc liên quan đến phần mềm mà hầu như mọi ngành nghề đều có sự hiện diện của BA. Đặc biệt, những năm gần đây, nhu cầu nhân lực BA tăng mạnh trong cách ngành chủ lực như tài chính, ngân hàng,…

VIII. Tổng kết

Bài viết này đã giới thiệu đến các bạn Business Analyst là gì và những điều cơ bản khác liên quan đến công việc của một BA. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trên hành chinh phục sự nghiệp của riêng mình. Hãy theo dõi Muaban.net để đón đọc những thông tin hữu ích khác về việc làm bạn nhé.

>>> Xem thêm: 

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
To Ngoc Namhttps://tongocnam.id.vn/
Tô Ngọc Nam - Content Writer với 2 năm kinh nghiệm chuyên các chủ đề phong thủy, xe máy, bất động sản,... tại @Muaban.net. Hy vọng mình sẽ mang đến mọi người thật nhiều nội dung hữu ích.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ