Buồng đốt là gì? Nghe thì có vẻ mơ hồ và khó hiểu phải không nào? Đây là một thuật ngữ khá là xa lạ đối với những người ngoài ngành và chưa thực sự tìm hiểu rõ về nó. Nhân cơ hội này, trong bài viết dưới đây tôi sẽ tổng hợp những thông tin và kiến thức về chủ đề buồng đốt xe ô tô một cách chi tiết và rõ ràng nhất. Mời các bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi để tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Tìm hiểu về buồng đốt là gì?
Khái niệm buồng đốt
Bạn hiểu buồng đốt là gì? Buồng đốt hay còn có tên gọi khác là buồng cháy. Đây là một khoang kín nằm bên trong động cơ đốt trong của xe. Trong đó có hỗn hợp nhiên liệu, không khí và tuabin khí được đốt cháy ở nhiệt độ không đổi, nơi không khí mở rộng để tạo ra điện.
Buồng đốt có khả năng chịu được những thay đổi đột ngột về áp suất và nhiệt độ, đồng thời giúp hỗ trợ thực hiện công hoặc lực tác động gây ra do quá trình đốt cháy, trước khi sản phẩm cháy được thải ra ngoài. Buồng đốt được giới hạn bởi nắp xi lanh, thành xi lanh và đỉnh piston.
Nguyên lý làm việc của buồng đốt
Buồng đốt làm việc theo quá trình như sau:
- Đầu tiên, bộ chế hòa khí hút không khí từ môi trường bên ngoài. Sau đó hòa cùng nhiên liệu và đẩy hỗn hợp này vào buồng đốt
- Buồng đốt có pittông chuyển động quay
- Piston sẽ bắt đầu quá trình nén hỗn hợp không khí-nhiên liệu khi chúng được đưa vào
- Khi quá trình nén kết thúc, một bugi sẽ đánh lửa hỗn hợp
- Hỗn hợp nhiên liệu và không khí bị đốt cháy tạo ra luồng khí có nhiệt độ và áp suất cao bên trong buồng đốt động cơ
- Khi đến thời điểm quá trình đốt cháy hoàn thành, piston sẽ đẩy hỗn hợp ra khỏi buồng và đưa vào một van giãn nở nhằm thực hiện quá trình giãn nở
- Khi hỗn hợp nở ra, tác dụng một lực lên đỉnh pittông và gây lực chuyển động
- Khi piston nhận được năng lượng áp suất từ hỗn hợp đốt cháy thì chuyển năng lượng này thành cơ năng. Sau đó, một thanh truyền được kết nối với piston. Khi piston truyền chuyển động của nó đến thanh truyền kết nối, thanh sẽ chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay.
- Thanh truyền chuyển động quay đến trục khuỷu
- Khi trục khuỷu nhận được sự chuyển động, nó sẽ làm quay bánh đà và càng làm quay lốp xe.
Vai trò của buồng đốt
- Cung cấp khoảng không gian hạn chế để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí
- Nơi chứa van đầu vào và đầu ra
- Nơi chứa và dẫn hướng piston
- Thúc đẩy quá trình đốt cháy thích hợp bằng hình học thích hợp
- Khả năng chịu được nhiệt độ cao của quá trình đốt cháy
- Có nhiệm vụ không cho tràn ra khí thải của quá trình đốt cháy
>>>Tham khảo thêm: Bộ vi sai là gì? Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách khắc phục của bộ vi sai ô tô
Cấu tạo của buồng đốt
Động cơ đốt trong
Đối với động cơ đốt trong, áp suất được gây ra bởi hỗn hợp không khí – nhiên liệu sẽ đốt cháy và tác động trực tiếp lên một phần động cơ. Từ đó áp suất được biến đổi thành cơ năng.
Có ba loại động cơ khác nhau cho động cơ đốt trong, cụ thể:
Động cơ đánh lửa
Động cơ đánh lửa ban đầu là một buồng đốt thu nhỏ. Trong đó có một bugi được sử dụng để đốt hỗn hợp không khí và nhiên liệu. Khi đó, quá trình đốt cháy được cung cấp nguồn năng lượng cần thiết để bắt đầu. Và khí hydrocacbon tương tác với oxy phân tử để cháy và sinh ra nguồn năng lượng hoá – năng lượng tối thiểu để tạo ra một phản ứng hoá học.
Động cơ nén cháy
Động cơ nén cháy (còn gọi là động cơ Diesel hay động cơ CI) là một loại động cơ đốt trong. Trong đó, quá trình đánh lửa nhiên liệu sẽ được gây ra bởi nhiệt độ cao của không khí trong xi lanh do quá trình nén cơ học. Nói một cách cụ thể hơn, khi không khí bị nén lại, nó sẽ nóng lên và áp dụng nhiệt độ cao từ quá trình nén để đánh lửa và đốt cháy nhiên liệu.
Động cơ tuabin khí
Động cơ tuabin khí là một động cơ nhiệt có dạng rotor, sử dụng không khí làm chất lỏng làm việc. Nhờ đó, hoạt động chuyển đổi khí tự nhiên hoặc hỗn hợp nhiên liệu lỏng thành năng lượng cơ học. Động cơ tuabin khí hiện đại thường bao gồm một xi lanh với một hình trụ nhỏ (hay còn gọi là ống lót bên trong).
>>>Tham khảo thêm: Các loại xi lanh cho động cơ phổ biến nhất hiện nay
Động cơ hơi nước
Động cơ hơi nước được hiểu là động cơ nhiệt có vai trò thực hiện quá trình dẫn động hoặc làm việc bằng hơi nước cụ thể. Loại động cơ này sử dụng lực tạo ra bởi áp suất hơi nhằm dẫn động piston qua lại bên trong một xi lanh kín bằng hơi nước.
Buồng cháy vi mô
Buồng cháy vi mô là thiết bị mà quá trình đốt cháy diễn ra ở thể tích nhỏ. Đây là nơi xảy ra một chuỗi phản ứng hóa học tỏa nhiệt và chất oxy hóa, kèm theo sự chuyển hóa các chất hoá học và sinh nhiệt ở cấp độ vi mô. Vấn đề chính của quá trình đốt cháy vi mô chính là tỷ lệ tiết diện bề mặt trên thể tích cao. Khi tỷ lệ bề mặt trên thể tích tăng, dễ dẫn đến sự mất nhiệt đối với các bức tường của lò đốt tăng lên và khiến quá trình cháy không ổn định.
Buồng cháy đẳng tích
Buồng cháy đẳng tích bao gồm kim phun nhiên liệu, bugi, bộ chuyển đổi áp suất, cặp nhiệt điện,…Bên cạnh đó đây còn được xem là loại thiết bị nghiên cứu được sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề cơ bản của các hiện tượng đốt cháy.
Tin đăng mua bán xe oto cũ chất lượng, giá tốt tại Muaban.net
Tại sao chúng ta nên vệ sinh buồng đốt ô tô?
Dấu hiệu cần nhận biết
- Xe khởi động trễ hoặc khởi động khó: Khi xe khởi động, nhiên liệu sẽ thông qua kim phun để nạp đến buồng đốt. Nếu như kim phun bị tắc sẽ khiến nhiên liệu khó vào buồng đốt hơn. Điều này gây cản trở việc khởi động xe và tạo ra hiện tượng khởi động trễ.
- Xe có hiện tượng giật, rung đầu khi khởi động: Khi kim phun bị dính cặn hay bụi bẩn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng phân tán nhiên liệu. Từ đó khiến động cơ hoạt động không ổn định, gây ra hiện tượng giật, rung khi tăng hoặc giảm tốc độ.
- Động cơ ồn ào hơn: Vì kim phun bị nghẽn nên bạn sẽ phải nhấn ga mạnh hơn để xe đạt hiệu suất mà bạn mong muốn. Cũng chính vì thế nên động cơ sẽ hoạt động ở mức tải cao hơn, gây tiếng vang ồn ào hơn.
- Xe đang đi bị chết máy: Như tôi vừa nói trên, bụi bẩn gây tắc nghẽn kim phun sẽ gây thiếu hụt nhiên liệu cung cấp cho xi-lanh và khiến cho xe bị chết máy
- Tiêu hao nhiên liệu hơn mức bình thường: Động cơ sẽ làm việc kém hiệu quả khi kim phun có căn. Động cơ làm việc không đều gây tiêu hao nhiên liệu hơn so với mức bình thường.
- Khí thải có màu đen: Vì kim phun bị tắc khiến cho nhiên liệu không được phun tới và xảy ra hiện tượng đốt không hết. Lượng nhiên liệu còn sót lại sẽ lọt ra đường ống xả và làm đốt trong ống. Đó cũng chính là lý do xe sinh ra khói thải nhiều hơn.
>>>Tham khảo thêm: Bầu trợ lực chân không là gì? Hướng dẫn bảo dưỡng bầu trợ lực chân không
Tần suất nên vệ sinh buồng đốt xe ô tô
Tần suất vệ sinh buồng đốt phụ thuộc vào thời gian bạn sử dụng. Kể cả điều kiện vận hành và thói quen của tài xế. Tuy nhiên, đôi lúc xảy ra trường hợp tăng và hạ ga liên tục khi chạy không tải trong thành phố. Từ đó dẫn đến việc tích tụ nhiều cacbon hơn khi xe chạy trên đường cao tốc. Do vậy, có 2 trường hợp mà thời gian vệ sinh buồng đốt cần sớm hơn. Cụ thể:
- Xe chạy trong thành phố: Vệ sinh sau mỗi 15.000km
- Xe chạy trên đường cao tốc: Vệ sinh sau mỗi 30.000km
Lợi ích của việc vệ sinh buồng đốt ô tô thường xuyên
Việc chúng ta vệ sinh buồng đốt ô tô đúng thời gian định kỳ sẽ đem lại một số lợi ích như sau:
- Giúp cho quá trình đốt cháy nhiên liệu triệt để, giảm thiểu lượng khí thải độc hại ra môi trường. Đồng thời giúp tiết kiệm 2 – 5 % nhiên liệu
- Cải thiện các tính năng vận hành như: xe giật, chạy garanti không đều, giảm hoặc loại bỏ tình trạng xe bị ì,…
- Khắc phục tiếng ồn khi xe đang vận hành.
- Ngăn chặn các cặn bẩn ở bugi.
- Giúp xi lanh, piston,… trong buồng đốt không bị biến dạng
- Không gây tác dụng phụ như mài mòn, ăn ổ bạc, cặn bám,… khi được làm sạch bằng hóa chất
>>>Tham khảo thêm: Bộ điều áp là gì? Tổng hợp từ A-Z thông tin về bộ điều áp khí nén trong ô tô
Hướng dẫn vệ sinh buồng đốt ô tô theo hiệu quả nhất 2022
Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh buồng đốt ô tô
Để có thể loại bỏ bụi bẩn hiệu quả, tôi khuyến khích bạn nên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh dành riêng cho buồng đốt ô tô. Tất nhiên bạn không cần phải lo lắng về vấn đề tháo dỡ tất cả các chi tiết. Bởi dung dịch vệ sinh có tính chất hòa tan và loại bỏ hydrocarbon một cách dễ dàng nhất. Theo đó việc làm sạch buồng đốt ô tô hiệu quả và giúp động cơ hoạt động mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp tiết kiệm tối đa thời gian sửa chữa và chi phí.
Hướng dẫn bạn các bước vệ sinh buồng đốt xe ô tô chi tiết
Quá trình vệ sinh buồng đốt ô tô không đòi hỏi nhiều sức lực. Nhưng lại yêu cầu ở bạn sự nhẫn nại và hiểu biết về động cơ ô tô.
Các bước vệ sinh buồng đốt cụ thể bao gồm 4 bước:
- Bước 1: Tiến hành vệ sinh bình chứa xăng và đường dẫn nhiên liệu bằng dung dịch chuyên dụng. Bước này sẽ giúp cặn bẩn được đẩy xuống buồng đốt và thải ra ngoài theo ống xả.
- Bước 2: Tiến hành vệ sinh kim phun, xupap và buồng đốt
- Bước 3: Thực hiện làm sạch ống xả nhiên liệu
- Bước 4: Làm sạch hệ thống động cơ khoang dưới và nhớt. Lưu ý, trước khi thực hiện quá trình thay nhớt, bạn nên dung dịch làm sạch bơm vào bình của máy. Sau đó thực hiện khởi động xe khoảng 20- 30 phút. Lúc này, các chất cặn bẩn ở trong động cơ sẽ được đẩy ra ngoài và khoang dưới động cơ sẽ được làm sạch hoàn toàn. Cuối cùng, bạn hãy loại bỏ nhớt cũ và thay nhớt mới cho xe.
Do buồng đốt là bộ phận nằm bên trong hệ thống động cơ nên việc vệ sinh khá phức tạp. Vì vậy, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị vệ sinh chuyên dụng. Bạn còn cần phải có kiến thức và sự am hiểu trong quá trình làm sạch buồng đốt để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu trong trường hợp chưa nắm rõ thao tác cũng như trình tự thì bạn nên đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng nhé!
Trong bài viết trên, tôi cũng đã giới thiệu và phân tích một cách chi tiết về động cơ buồng đốt xe ô tô. Đồng thời hướng dẫn cho bạn các bước vệ sinh rõ ràng và dễ hiểu nhất. Hy vọng bài viết sẽ bổ ích đối với bạn. Đừng quên ghé thăm Muaban.net để cập nhật những tin tức mới nhất về BĐS, mua bán và cho thuê xe tự lái cùng nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé!
>>>Xem thêm: Bộ cảm biến áp suất lốp và 5 vấn đề có thể bạn chưa biết!