Bookkeeping là người đảm nhận vị trí ghi chép, thống kê về các dữ liệu, hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là một còn khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam, và nhiều người dễ nhầm lẫn với Accounting. Vậy Bookkeeping là gì? Bí quyết để trở thành một Bookkeeper chuyên nghiệp là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay dưới đây.
Tìm câu trả lời chính xác nhất xoay quanh Bookkeeping
Bookkeeping là công việc thuộc phòng kế toán của một doanh nghiệp, mang ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, công việc chính của một Bookkeeper là gì? Cơ hội phát triển như thế nào? Hãy cùng khám phá ngay dưới đây.
Khái niệm Bookkeeping là gì?
Bookkeeping là một thuật ngữ tiếng anh chỉ công việc “ghi sổ”. Nghĩa là người chịu trách nhiệm ghi chép lại tất cả dữ liệu thống kê, thu chi. Từ đó lưu giữ và làm chứng từ cho các hoạt động liên doanh của doanh nghiệp. Thực tế, bất kỳ một giao dịch từ nhỏ đến lớn đều được theo dõi, ghi chép lại đầy đủ. Có thể ghi chép tại “sổ cái” hoặc các phần mềm kế toán chuyên dụng.
Công việc chính của một Bookkeeper là gì?
Có thể thấy, công việc chính của một kế toán Bookkeeping sẽ là ghi chép toàn bộ số liệu thu chi, các khoản vay hoặc thanh toán của khách hàng cho hóa đơn giao dịch với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các kế toán Bookkeeper sẽ cần phân tích, báo cáo tài chính kinh doanh dựa trên các số liệu thu được. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại yêu cầu khắt khe về số liệu, sự tỉ mỉ và chính xác cao.
Trách nhiệm của kế toán Bookkeeping là gì?
Khi trở thành một kế toán Bookkeeping thì bạn cần phải chịu trách nhiệm với các công việc sau:
- Ghi chép lại toàn bộ các khoản thanh toán, vay của doanh nghiệp. Đây là một công việc quan trọng, yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác cao. Bởi vì các khoản thanh toán, vay ngoài dù nhỏ đến lớn thì cũng sẽ đều ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ghi chép lại các thanh toán của khách hàng cho hóa đơn giao dịch, theo dõi các việc khấu hao tài sản.
- Thông qua các hoạt động ghi chép trong doanh nghiệp mà các bookkeeping cũng sẽ chịu trách nhiệm thống kê, báo cáo lên cấp trên. Có thể là báo cáo theo tuần, theo quý hoặc theo năm.
Cơ hội phát triển trong Bookkeeping là gì?
Có thể nói, Bookkeeping là một ngành nghề có cơ hội phát triển cao. Đặc biệt, trong sự phát triển không ngừng của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Bởi doanh nghiệp nào thì cũng đều yêu cầu từ 2 – 5 kế toán viên, các doanh nghiệp càng lớn thì số lượng kế toán viên nói chung hoặc Bookkeeping nói riêng cũng tăng lên.
Đặc biệt, đối với những kế toán với tay nghề chuyên môn cao thì có thể lựa chọn các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hoặc nước ngoài. Vị trí này sẽ có lộ trình thăng tiến rõ ràng, bao gồm: quản lý, phó phòng kế toán, kế toán trưởng, giám đốc tài chính,… Vì thế, bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Mức lương của Bookkeeper như thế nào?
Có thể nói, Bookkeeper luôn là một “ngành hot” đối với các bạn trẻ. Không chỉ đem đến cơ hội nghề nghiệp cao mà còn đem đến mức lương hấp dẫn. Tùy vào trình độ chuyên môn mà mức lương của các kế toán viên nói chung sẽ có sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên, đối với người, chưa có nhiều kinh nghiệm thì lương sẽ giao động từ 7 – 10 triệu động. Đối với vị trí quản lý, trưởng phòng kế toán thì lượng giao động từ 20 – 25 triệu đồng. Hoặc giám đốc tài chính thì mức lương sẽ từ 30 – 40 triệu đồng.
Tìm kiếm việc làm phù hợp với bạn ở tin đăng dưới đây:
Sự khác biệt giữa Bookkeeping và Accounting?
Chính vì những đặc trưng trong công việc mà nhiều người thường nhầm lẫn giữa Bookkeeping và Accounting. Vậy hai công việc này có gì khác biệt? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây:
Khác nhau về khái niệm
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu về sự khác biệt của khái niệm nhé:
- Bookkeeping là thuật ngữ chỉ việc “ghi chép”. Nghĩa là nhân viên kế toán sẽ chịu trách nhiệm ghi chép lại toàn bộ các giao dịch tài chính, thu chi của doanh nghiệp mỗi ngày.
- Accounting là để chỉ bộ phận kế toán. Sẽ chịu trách nhiệm trong việc quản lý sổ sách, tài chính của doanh nghiệp. Và đây cũng là sẽ là người theo dõi thu chi trong kỳ để giúp doanh nghiệp sinh lời. Đứng đầu của bộ phần này là giám đốc tài chính doanh nghiệp.
Từ đó có thể thấy, Bookkeeping thuộc Accounting, là một phần nhỏ của Accounting.
Khác nhau về mục tiêu
Thực tế, Accounting và Bookkeeper cũng có sự khác nhau về mục tiêu. Cụ thể:
- Accounting: sẽ hướng đến mục tiêu là quản lý tài chính chung của toàn bộ doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra các lời khuyên, hướng đi tốt nhất dành cho doanh nghiệp.
- Bookkeeping: Khác với Accounting thì Bookkeeper lại có mục tiêu hướng đến là báo cáo số liệu. Dựa vào các tình hình thu chi theo tháng, quý mà kế toán Bookkeeper sẽ tổng hợp, báo cáo số liệu này cho cấp trên. Cụ thể là các Accounting.
Khác nhau về phương thức hoạt động
Không chỉ khác nhau về khái niệm, mục tiêu thì Bookkeeping và Accounting còn khác biệt về phương thức hoạt động. Cụ thể là Bookkeeping chỉ chịu trách nhiệm về ghi chép, báo cáo số liệu về phòng chuyên môn. Còn Accounting sẽ quản lý tài chính chung của toàn bộ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Accounting sẽ có nhiệm vụ quản lý Bookkeeper trong quá trình ghi chép số liệu, để tránh xảy ra những sai sót không đáng có. Và thông qua những báo cáo ghi chép của Bookkeeper thì các Accounting sẽ phân tích số liệu. Từ đó tìm ra hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp.
Bí quyết để trở thành một Bookkeeper chuyên nghiệp
Bookkeeping là một công việc yêu cầu cao về tính chuyên môn, cũng như sự tỉ mỉ. Dưới đây là những bí quyết để trở thành một Bookkeeper chuyên nghiệp để bạn có thể tham khảo:
Năng lực chuyên môn tốt
Đối với ngành kế toán nói riêng và Bookkeeper nói chung thì kỹ năng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Vì thế, bạn cần nắm chắc được các kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn. Đây cũng được coi là một “bàn đạp” vững chắc giúp bạn phát triển trong sự nghiệp. Bạn có thể học các kiến thức chuyên môn này tại cao đẳng, đại học hoặc các khóa học chuyên sâu về kế toán.
Đọc thêm >>> Tìm hiểu 5 điều cơ bản nhất về chứng chỉ hành nghề kế toán
Thành tạo kỹ năng tin học văn phòng
Đối với sự phát triển không ngừng của nền công nghiệp 4.0 thì thành thạo tin học văn phòng là một lợi thế lớn dành cho bạn. Đặc biệt, đối với ngành kế toán, ngành Bookkeeping. Đây là ngành thường xuyên phải làm việc với những con số, những văn bản. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp thì sẽ yêu cầu có các chứng chỉ tin học văn phòng đối với vị trí Bookkeeper. Vì thế bạn cần lưu ý nhé.
Tìm kiếm thêm công việc phù hợp với bạn ở tin đăng dưới đây:
Kỹ năng ngoại ngữ tốt
Xã hội đang ngày càng hòa nhập và tiếng Anh được coi là ngôn ngữ thứ 2 mà bạn nên có. Việc có kỹ năng ngoại ngữ tốt không chỉ giúp cho cơ hội phát triển, lộ trình thăng tiến của bạn được nhanh chóng, dễ dàng. Mà còn giúp cho bạn dễ dàng tìm hiểu về các kiến thức chuyên sâu liên quan đến ngành nghề của mình.
Bên cạnh tiếng anh thì bạn có thể trau dồi thêm các ngôn ngữ khác như: tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật,… để giúp cho sự nghiệp thăng tiến sau này của mình nhé.
Khả năng tư duy, phân tích số liệu tốt
Để trở thành Bookkeeping không khó, mà trở thành một Bookkeeper chuyên nghiệp mới khó. Bên cạnh các kỹ năng chuyên môn thì tư duy về số liệu, khả năng phân tích số liệu cũng vô cùng quan trọng. Bởi vì bạn phải làm việc với các con số 24/7. Bên cạnh đó là việc cần phải dựa vào các số liệu đó để đánh giá, nhìn nhận vấn đề. Hoặc là phân tích tình hình tài chính của chính doanh nghiệp đó.
Có trí nhớ tốt, khả năng tính toán, tư duy logic
Bên cạnh những kỹ năng kể trên thì trí nhớ tốt, khả năng tư duy logic cũng vô cùng cần thiết. Bởi nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình phát triển, thăng tiến của mình.
Luôn trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc
Kế toán nói chung và Bookkeeper là một công việc luôn yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác và trung thực cao. Bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cả doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự trung thực được coi là đạo đức nghề nghiệp cần có. Giúp bạn có được lòng tin của lãnh đạo, dễ dàng thăng tiến trong công việc.
Khả năng chịu được áp lực công việc
Có thể nói, Bookkeeping là một ngành nghề vô cùng áp lực. Bạn phải thường xuyên làm việc với các con số, số liệu. Yêu cầu cao về sự tỉ mỉ, chính xác và cẩn thận. Ngoài ra, chỉ cần sai sót nhỏ về số liệu cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp. Vì thế, khi theo đuổi ngành nghề này thì yêu cầu bạn cũng phải chịu được áp lực công việc tốt nhất nhé.
Kỹ năng quản lý thời gian
Bookkeeping là một ngành nghề khó, yêu cầu chuyên môn và sự áp lực cao. Vì thế, có thể rất bận, đặc biệt vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Nên bạn cần phải biết quản lý thời gian của mình một cách hợp lý. Tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy”, gây nên áp lực lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.
Học ở đâu để theo đuổi ước mơ trở thành Bookkeeper?
Bookkeeping là một ngày nghề khó, yêu cầu kỹ năng chuyên môn cao. Bên cạnh đó là các kỹ năng tin học văn phòng, tư duy, phân tích số liệu,… Vì thế, đây sẽ là một ngành vô cùng hợp đối với những bạn đam mê con số. Vậy nên học ở đâu để theo đuổi ước mơ trở thành một Bookkeeper chuyên nghiệp? Hãy cùng mình tham khảo danh sách các trường nổi bật nhất dưới đây:
Các trường đào tạo kế toán hàng đầu miền Bắc:
- Đại học Ngoại Thương
- Đại học Kinh tế Quốc Dân
- Đại học Tài Chính
- Đại học Ngân Hàng
- Đại học Thương mại
Các trường đào tạo kế toán hàng đầu miền Trung:
- Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Kinh tế Nghệ An
- Đại học Kinh tế – Đại học Huế
Các trường đào tạo kế toán hàng đầu miền Nam:
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Tài chính Marketing
- Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh
- Đại học Công nghiệp TPHCM
- Đại học Giao thông Vận tải
Có thể nói, Bookkeeping là một ngành nghề hấp dẫn đối với các bạn trẻ. Không chỉ đem đến cơ hội nghề nghiệp tốt, mà còn có mức lương hấp dẫn. Hy vọng với những chia sẻ về bí quyết trở thành Bookkeeper chuyên nghiệp ở trên sẽ giúp ích cho các bạn trong con đường phát triển sự nghiệp nhé.
Ngoài ra, đừng quên truy cập Muaban.net để cập nhật các tin tức mới nhất về ngành nghề, thị trường nhé.
Xem thêm:
- Công việc của kế toán trong doanh nghiệp và tố chất để trở thành một kế toán giỏi
- Internship là gì? Top 10 vị trí intern hot nhất hiện nay
- Cách viết bản kiểm điểm chuẩn nhất cho mọi trường hợp