Kinh tế, xã hội phát triển kéo theo các nhu cầu phục vụ cuộc sống con người cũng ngày càng đa dạng hơn. Bên cạnh những nhu cầu thiết yếu, thì giải trí cũng là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Các chương trình thực tế, gameshow, âm nhạc vì thế ra đời hàng loạt để phục vụ đời sống tinh thần cho đông đảo khán giả Việt. Giá trị của người biên đạo múa từ đó cũng ngày càng quan trọng hơn đối với xã hội.
“Biên đạo múa là gì?” hay “Cơ hội việc làm của biên đạo múa là gì?” là hai trong rất nhiều câu hỏi được các bạn trẻ đặt ra khi tìm hiểu về công việc biên đạo múa. Nếu bạn là người có niềm đam mê nghệ thuật mãnh liệt, bạn yêu thích việc sáng tạo và dàn dựng các tiết mục múa trên sân khấu, hoặc bạn muốn tìm những công việc liên quan thì bài viết này chính là dành cho bạn.
Biên đạo múa là gì?
Biên đạo múa (choreography) là một trong những môn nghệ thuật thiết kế. Họ là người thiết kế nên các chuỗi chuyển động của cơ thể, sáng tác ra các loại vũ đạo thông qua việc biên đạo. Những người làm nghề biên đạo múa thường sử dụng vũ đạo (nhảy múa) nhằm diễn đạt một thông điệp nào đó, thường là diễn tả nội dung các bài nhạc (nhạc beat không lời, nhạc có lời).
Nhờ có sự biên đạo sắp xếp của họ, các chuỗi hành động sẽ logic và phù hợp với từng nội dung nhạc hơn. Họ được coi như người truyền lửa, thổi hồn cho các bài nhạc trở nên sinh động hơn, truyền tải ý nghĩa âm nhạc cho người xem dễ dàng hơn.
>>> Tham khảo thêm: Biên kịch là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về nghề biên kịch
Do tính chất công việc của mình, nghề biên đạo múa thường liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, bao gồm: Sân khấu, nhạc kịch, trình diễn thời trang, hợp xướng, diễu hành, cổ vũ, sản xuất trò chơi điện tử và nghệ thuật hoạt hình…
Nhiệm vụ của biên đạo múa là gì?
Để có được những màn vũ đạo mãn nhãn trên sân khấu không thể thiếu công lao của các biên đạo múa. Dưới đây là một số nhiệm vụ chính của người biên đạo múa thường đảm nhận:
Sáng tạo, thiết kế vũ đạo
Một trong những nhiệm vụ thường thấy của một biên đạo múa chính là việc sáng tạo – thiết kế vũ đạo. Thời đại hiện nay, âm nhạc và các điệu nhảy có tính gắn kết vô cùng cao, người ta thường dùng âm nhạc để tạo bầu không khí sôi nổi trong đám đông. Đồng thời, những điệu nhảy, điệu múa cũng góp một phần không nhỏ để truyền tải ý nghĩa bài hát cho mọi người. Lúc này, để có được một màn vũ đạo phù hợp, người ta cần đến các biên đạo múa.
Các biên đạo múa sẽ có vai trò thiết kế, tư vấn và hướng dẫn các đội nhóm vũ đạo thực hiện các động tác phù hợp với nội dung được giao. Họ sẽ dựa trên nhịp điệu, nội dung chính của bài nhạc sáng tạo vũ điệu sao cho vừa khớp nhịp vừa mới mẻ, giúp người xem không có cảm giác nhàm chán. Nghe và nhìn lúc này được kết hợp hoàn mỹ, đủ để kích thích sự thích thú của người xem.
>>> Tham khảo thêm: Creative là gì? 4 vị trí Creative và cơ hội nghề sáng tạo
Biên tập vũ đạo theo nội dung bài hát
Biên tập vũ đạo theo nội dung bài hát là một trong các công việc cũng rất thường gặp của các biên đạo múa.
Công việc này nhằm tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh về cả nội dung lẫn nhịp điệu cho một bài hát nào đó. Các điệu nhảy, điệu múa bạn được thấy trên sân khấu, đa số đều có công sức của các biên đạo múa. Lúc này, người biên đạo múa sẽ lên các kế hoạch, định sẵn nội dung phù hợp, phân công từng bước nhảy cho từng người của đội múa, để họ có thể diễn tả bài hát một cách chuẩn xác nhất.
Truyền tải thông điệp và khơi nguồn cảm hứng
Truyền tải thông điệp và khơi nguồn cảm hứng đến cho mọi người là một trong các nhiệm vụ của các biên đạo múa. Nhất là với một biên đạo múa chuyên nghiệp thì đây gần như là kỹ năng mà họ phải có được trong quá trình hành nghề.
Mỗi một chuỗi các điệu nhảy/điệu múa sẽ phải mang ý nghĩa riêng, nhằm truyền tải các thông điệp khác nhau cho người xem. Một bài nhảy không mang ý nghĩa gì giống như một điệu nhảy “chết”, vừa cứng nhắc vừa đơn điệu. Đó chính là lý do, nghề biên đạo múa cũng dần trở thành một nghề quan trọng trong thời điểm hiện nay.
Học biên đạo múa như thế nào?
Sau khi đã biết được nghề biên đạo múa là gì cùng nhiệm vụ của nghề biên đạo, chắc hẳn các bạn trẻ sẽ muốn biết cách học biên đạo múa như thế nào? Có trường nào đào tạo chuyên nghiệp công việc này cũng như cần phải học khối ngành gì để đáp ứng nhu cầu học tập không? Dưới đây là câu trả lời dành cho các bạn!
Mã ngành và khối thi ngành biên đạo múa
Một số thông tin về mã ngành và khối thi ngành biên đạo múa hiện nay.
Mã ngành Biên đạo múa: 7210243
Các khối thi ngành biên đạo múa:
- Khối S00: Ngữ văn, Năng khiếu Sân khấu Điện ảnh (SKĐA) 1, Năng khiếu SKĐA 2
- Khối S01: Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
- Khối N03: Ngữ văn, Kiến thức ngành, Chuyên môn: Biên đạo tại chỗ
Một số điều khác bạn cần lưu ý ngoài khối thi chính là điều kiện để có thể ứng tuyển ngành Biên đạo múa:
- Tốt nghiệp hệ Cao đẳng hoặc Trung cấp nghệ thuật múa.
- Có sức khỏe tốt để có thể tiến hành học tập.
- Có ngoại hình ưa nhìn, chiều cao với nam là 1m65, với nữ là 1m55.
- Không có các khuyết tật khác về cơ thể.
Điểm chuẩn tham khảo ngành biên đạo múa
Điểm chuẩn ngành biên đạo múa cũng là một trong những thông tin bạn cần quan tâm trước khi quyết định ứng tuyển ngành đào tạo này. Từ đó, cũng có thể xác định được phương pháp học tập tốt nhất cho bản thân trước khi đến ngày thi cử. Điểm chuẩn ngành biên đạo múa những năm gần đây rơi vào khoảng 14 – 19 điểm tùy theo phương thức tuyển sinh của mỗi trường.
Các trường đào tạo ngành biên đạo múa
Hiện nay, chưa có nhiều trường đại học chính quy của Việt Nam đào tạo ngành biên đạo múa. Do ngành biên đạo múa cũng là một trong những ngành nghệ thuật nên chỉ có 2 trường chuyên về lĩnh vực này có các khóa đào tạo đó là:
- Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
- Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội
Ngoài ra, nếu bạn có đam mê với ngành học này nhưng không muốn theo học các trường trên có thể tìm đến các trung tâm uy tín để đăng ký học.
Học biên đạo múa ra làm gì?
Câu hỏi “Học biên đạo múa ra làm gì?” là câu hỏi mà không chỉ có các bạn trẻ đang chuẩn bị tiến vào các kỳ thi Trung học Phổ thông muốn biết mà có cả các bạn hiện đang theo học ngành biên đạo múa cũng chưa quá rõ. Một số công việc mà ngành biên đạo múa có thể theo làm sau khi tốt nghiệp bao gồm:
- Trở thành người chuyên sáng tác, chỉnh sửa các động tác nhằm tạo ra các chuỗi vũ đạo hoàn chỉnh. Các chuỗi vũ đạo này sẽ phải phù hợp với nội dung cần truyền tải của các bài nhạc.
- Cùng phối hợp với các vũ công, định hướng cho họ trong quá trình họ thực hiện các động tác vũ đạo. Bên cạnh đó, cũng làm mẫu những động tác này để vũ công có thể dễ dàng định hình cũng như hiểu được ý nghĩa của màn diễn.
- Xây dựng các tiết mục tại các chương trình sân khấu điện ảnh, các chương trình truyền hình và những sự kiện khác nhau (hòa nhạc, sân khấu kịch, sân khấu múa…).
- Tham gia vào việc hướng dẫn các nghệ sĩ múa, diễn viên… (những người cần thực hiện các động tác vũ đạo) để phục vụ cho mục đích đóng phim hoặc tham gia các chương trình giải trí.
Với công việc biên đạo múa, bạn sẽ thường làm việc ở những địa điểm sau:
- Các Trung tâm đào tạo vũ đạo chuyên nghiệp hoặc các trung tâm về văn hóa nghệ thuật.
- Các Trường đào tạo giáo dục có tổ chức học tập cho chuyên ngành múa và biên đạo.
- Làm việc tại các nhà hát, sân khấu và các đoàn biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.
- Thực hiện biên đạo múa cho các sự kiện và lễ hội.
- Hợp tác cùng các dự án thuộc về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
- Hậu trường các chương trình thực tế, gameshow
Tham khảo ngay một số việc làm bán thời gian đang cần tuyển:
Cơ hội và mức thu nhập nghề biên đạo múa
Với sự phát triển của xã hội, những yêu cầu về mặt tinh thần của con người ngày càng đi lên. Họ thường lựa chọn các chương trình giải trí như các gameshow, sự kiện ca nhạc, lễ hội… như một món ăn tinh thần. Mà đây lại chính là những chương trình cần có sự khuấy động của âm nhạc và vũ đạo. Chính vì vậy, những công việc liên quan đến phương diện này ngày càng được đẩy mạnh phát triển.
Ngành biên đạo múa cũng là một trong những ngành nghề có tiềm năng như vậy. Dưới đây là một số cơ hội và mức thu nhập của ngành biên đạo múa.
Cơ hội
Ngành biên đạo múa hiện nay có rất nhiều cơ hội làm việc. Hai trong số rất nhiều cơ hội tuyệt vời đó chính là việc hợp tác với nhãn hàng lớn và người nổi tiếng.
Cơ hội hợp tác với các nhãn hàng lớn
Các nhãn hàng lớn đa số đều có các chiến dịch, các chương trình quảng cáo, tài trợ sân khấu để có thể quảng bá cho nhãn hàng của mình. Mà các chương trình này lại không thể thiếu các hoạt động vũ đạo, đây chính là cơ hội tiềm năng dành cho ngành biên đạo múa. Nếu có kinh nghiệm, sự sáng tạo tuyệt vời, bạn có thể kiếm được thu nhập rất lớn khi hợp tác với họ.
Cơ hội làm việc với người nổi tiếng
Một trong các cơ hội lớn của nghề biên đạo múa chính là việc được hợp tác với người nổi tiếng, thường là các ca sĩ, nghệ sĩ trong giới âm nhạc. Nhất là với nhạc thị trường hiện nay, ca sĩ nào cũng cần có các biên đạo múa riêng để thực hiện việc truyền tải âm nhạc cho mình. Có thể coi đây là một trong các cơ hội nghề nghiệp lớn dành cho nghề biên đạo múa.
Thu nhập nghề biên đạo múa
Như đã nói, ngành biên đạo múa hiện đang rất có tiềm năng phát triển. Bạn có thể hành nghề tại nhiều sự kiện, địa điểm với nhiều vai trò khác nhau. Mức lương trung bình của ngành nghề này cũng sẽ phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng, mức độ sáng tạo của bản thân:
- Với những người mới ra trường, ít kinh nghiệm thì mức giá vào khoảng 3 triệu đồng/bài.
- Với những người có kinh nghiệm lâu năm, có năng lực thì con số có thể lên tới 10 – 20 triệu/bài.
Có thể thấy, mức thu nhập của người làm biên đạo múa sẽ phụ thuộc vào khả năng của từng cá nhân. Để nâng cao nghiệp vụ của mình, bạn hãy cố gắng rèn luyện, tìm hiểu và kiếm cơ hội thực hành thật nhiều để nâng cao trình độ.
Biên đạo múa phù hợp với những ai?
Khi nhắc đến nghề biên đạo múa thì người ta sẽ nghĩ ngay đến một công việc cần đến yếu tố năng khiếu vô cùng cao. Quả thật, đây cũng là một trong những yếu tố mấu chốt để có thể theo nghề. Để tránh bản thân chọn nhầm nghề nghiệp, mất thời gian và cơ hội cho bản thân, hãy cùng tìm hiểu những tố chất mà nghề biên đạo múa cần có sau đây:
- Năng lực cảm thụ âm nhạc, cảm thụ chuyển động cơ thể dựa trên nền nhạc (yếu tố quan trọng nhất).
- Có sức sáng tạo cao, không bị gò bó về mặt tư duy hình ảnh.
- Có niềm yêu thích đặc biệt với âm nhạc và các điệu múa.
- Có tư duy nghệ thuật cao, tư duy sắp xếp logic tốt.
- Có khả năng phối hợp và làm việc theo đội nhóm
- Có sức khỏe tốt, dẻo dai linh hoạt…
Biên đạo múa là một ngành hiện đang rất được quan tâm bởi cơ hội phát triển nghề nghiệp vô cùng cao. Muaban.net tin tưởng rằng, qua bài viết này các bậc phụ huynh và các bạn trẻ đã có cái nhìn tổng quát về ngành nghề nghệ thuật này. Nếu đang có nhu cầu theo học các chuyên ngành đào tạo về biên đạo múa, hãy định hướng bản thân ngay từ hiện tại. Chúc các bạn trẻ thành công với nghề biên đạo múa này!
>>> Đọc thêm:
- Top 10 Nghề Lương Cao Cho Nữ Hiện Nay Mà Bạn Không Thể Bỏ Lỡ
- Biên dịch là gì? Cơ hội phát triển của nghề biên phiên dịch
- Thông dịch là gì? Kỹ năng cần có để trở thành một thông dịch viên chuyên nghiệp