Hiện nay đang khá rộ lên “phong trào” mua bán nhà an sinh xã hội (hay còn được gọi tắt là nhà ở xã hội). Nhiều gia đình tỏ ra vô cùng quan tâm đến loại hình này bởi giá thành khá rẻ. Vậy liệu nhà ở xã hội có điều gì đặc biệt đáng quan tâm mà bạn phải nên biết bên cạnh mức giá tưởng chừng như “quá hời”?
Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin cụ thể để bạn hiểu rõ hơn về cách thức cũng như có thêm kinh nghiệm mua nhà ở loại hình này.
Nói một cách cụ thể, nhà ở xã hội là nhà mà hiện đang được hưởng gói trợ cấp 30.000 tỷ của Chính Phủ. Loại hình nhà ở này đang dần trở nên khá phổ biến đối với nhiều gia đình sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
1. Tìm hiểu sơ bộ về nhà ở an sinh xã hội
Trước hết, bạn và gia đình nếu muốn sở hữu một căn hộ an sinh xã hội, hãy tìm kiếm thông tin tại địa phương mình đang sinh sống và tìm hiểu liên tục về các dự án xây dựng chuẩn bị triển khai. Loại hình nhà ở này khá phù hợp với một số đối tượng sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
- Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp.
- Công nhân trong các khu công nghiệp, dịch vụ.
- Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ.
- Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
- Người thu nhập thấp tại các khu vực đô thị vừa và lớn.
- Những người thật sự có nhu cầu nhà ở (không chấp thuận đầu cơ tích trữ) và phải có việc làm, thu nhập ổn định hằng tháng.
Những đối tượng thuộc những diện nói trên sẽ được quyền sở hữu nhà ở an sinh xã hội nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Chưa có nhà thuộc chủ sở hữu, nhưng có việc làm với một mức thu nhập ổn định hằng tháng.
Nếu bạn và gia đình đã có đủ kinh tế để có thể sở hữu ngay một căn hộ xã hội thì giờ đây bạn chỉ cần tìm hiểu thông tin xem dự án nào đang có những tiện ích phù hợp, thuận lợi nhất cho sinh hoạt của bạn và gia đình, sau đó tiến hành đăng ký thủ tục mua bán.
Tuy nhiên nếu bạn vẫn chưa tích lũy đủ kinh phí để sở hữu một căn hộ và muốn vay vốn ngân hàng thì bạn cần chuẩn bị sẵn các giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký tạm trú để có thể xác nhận được thời gian tạm trú (thời gian tạm trú phải từ 6 tháng trở lên) tại địa phương mà bạn muốn mua nhà. Thủ tục này có lẽ sẽ khá tiêu tốn thời gian vì bạn cần phải xin xác nhận của địa phương.
- Giấy xác nhận thu nhập hàng tháng của bạn.
- Giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm của cơ quan bảo hiểm.
- Bộ hồ sơ công chứng (CMND hoặc căn cước, Sổ hộ khẩu,…)
Ngoài ra thì còn tùy thuộc vào từng ngân hàng có thể sẽ phát sinh thêm một vài loại giấy tờ khác, nếu có bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể tại ngân hàng nơi bạn vay.
+ Ưu điểm của loại hình nhà ở này là chủ thể muốn sở hữu nhà chỉ cần có một khoản tiền cọc ban đầu (tối thiểu phải là 20% giá trị căn hộ), sau đó hằng tháng chủ hộ chỉ cần góp thêm khoảng 1 triệu 500 nghìn đồng. Số tiền này sẽ càng giảm dần về sau.
+ Nhược điểm của loại hình này là diện tích căn hộ khá nhỏ so với nhu cầu sử dụng của gia đình. Chủ sở hữu chỉ được chuyển nhượng quyền sở hữu căn hộ sau 5 năm ký hợp đồng.
- Bạn nên tìm hiểu: Tìm hiểu thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng và sở hữu đất đai, nhà ở
2. Một số kinh nghiệm khi mua nhà ở an sinh xã hội
Bên cạnh những lợi ích thiết thực đáp ứng nhu cầu sở hữu nhà ở giá rẻ của người dân thì nhà ở xã hội vẫn phát sinh những rủi ro mà bạn cần phải hết sức đề phòng.
Nhà ở xã hội không chỉ được rao bán công khai mà hiện nay còn có tình trạng mua bán nhà ở xã hội bằng hình thức “hợp đồng ủy quyền” được công chứng. Trên một bản hợp đồng ủy quyền, các điều khoản ủy quyền căn nhà ở xã hội này nêu rõ, bên được ủy quyền (tức người mua) thay mặt bên ủy quyền nộp tiền mua nhà cho chủ đầu tư theo tiến độ, ký biên bản bàn giao căn hộ khi chủ đầu tư bàn giao, lập và ký các hợp đồng sinh hoạt như điện, nước với các cơ quan chức năng và thực hiện việc thanh toán tiền sử dụng các dịch vụ trên…
Theo luật sư Trần Văn Tư – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, việc các chủ hộ lợi dụng dùng hợp đồng ủy quyền để thay thế hợp đồng mua bán nhà ở xã hội là một kiểu lách luật đem lại rủi ro rất lớn cho người mua nhà.Theo quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên được ủy quyền thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Và theo quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Như vậy, về mặt pháp luật, hai loại hợp đồng này có bản chất hoàn toàn khác nhau, hợp đồng ủy quyền chỉ là nhân danh bên có nhà ở thực hiện việc quản lý, sử dụng nhà ở mà không thực hiện việc quan trọng nhất là chuyển quyền sở hữu nhà ở cho bên mua. Do vậy, việc mua bán nhà bằng hợp đồng ủy quyền là không đủ cơ sở pháp lý và hoàn toàn không đúng với pháp luật, gây phương hại đến lợi ích của người mua nhà.
Việc lợi dụng hợp đồng ủy quyền sẽ tiếp tục gây khó khăn cho người mua khi có xảy ra tranh chấp hoặc thu hồi bởi quyền lợi của người mua khó được đảm bảo. Nếu tranh chấp phải giải quyết tại Tòa án, khả năng rất cao Tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng ủy quyền nêu trên vô hiệu do giả tạo, được quy định tại Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2015. Điều này quy định: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan”. Vậy ở đây, hợp đồng ủy quyền nhằm che giấu giao dịch dân sự mua bán nhà sẽ bị vô hiệu theo quy định nêu trên.
Còn trường hợp nếu bị cơ quan nhà nước thu hồi do vi phạm quy định về việc mua bán nhà ở xã hội thì việc đòi hỏi quyền lợi sẽ là rất khó khăn bởi bên mua không phải là chủ sở hữu, đặc biệt là khi người bán không hợp tác – theo Luật sư Trần Văn Tư.
Một vấn đề pháp lý nữa đặt ra đối với hợp đồng ủy quyền là người ủy quyền không may qua đời. Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi người ủy quyền qua đời, hợp đồng ủy quyền lúc này sẽ chấm dứt, và đương nhiên người mua thực tế sẽ không được thực hiện các quyền trong hợp đồng ủy quyền nữa. Điều này rất dễ trở thành nguyên nhân xảy ra tranh chấp với đồng thừa kế của người bán trên thực tế.
Ông Vũ Kim Giang, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Hải Phát (chủ đầu tư Dự án nhà ở xã hội The Vesta- Phú Lãm, Hà Đông) chia sẻ “Người thu nhập thấp thường không có nhiều tiền nên họ phải phụ thuộc vào nguồn vay của ngân hàng. Nếu vay với mức lãi suất thương mại thì nhiều người không thể. Bởi vậy, Nhà nước cần hỗ trợ về lãi suất ưu đãi người mua nhà để họ có thể tự tin tiếp cận với sản phẩm giá rẻ”.
Vậy sẽ ra sao nếu bạn vay ngân hàng để mua nhà ở xã hội nhưng lại ký phải hợp đồng ủy quyền? Điều này sẽ nguy hại vô cùng nên bạn và gia đình phải hết sức cẩn thận và tìm hiểu kỹ càng trước khi đặt bút ký bất cứ một bản hợp đồng mua bán nào nhé.
Mua Bán cũng cung cấp nhiều loại nhà ở như nhà ở an sinh xã hội: |
[shortcode_bds type=”slide” code=”ban-nha-nha-dat-nha-pho” limit=”20″
- Bạn nên biết: Kinh nghiệm mua nhà 3 tầng xa trung tâm thành phố HCM