Bác sĩ phẫu thuật với màu áo xanh đặc trưng có thể là ước mơ của bao người. Để trở thành một bác sĩ phẫu thuật không phải là điều dễ dàng. Cùng Muaban.net tìm hiểu về con đường trở thành một bác sĩ phẫu thuật cũng như những yêu cầu để làm nghề này là gì trong bài viết dưới đây!
Chân dung bác sĩ phẫu thuật
Bác sĩ phẫu thuật học ngành gì?
Bác sĩ phẫu thuật có chuyên môn về giải phẫu người. Nếu muốn trở thành bác sĩ phẫu thuật thì cần phải học ngành bác sĩ đa khoa (Y đa khoa). Sau khi trải qua 6 năm đào tạo tại ngành này thì sinh viên sẽ được cấp bằng Y sĩ đa khoa, nhưng chưa có đủ điều kiện cũng như kỹ năng hành nghề. Sau 6 năm, các Y sĩ đa khoa cần học thêm chứng chỉ thực hành ít nhất 18 tháng thì mới được cấp chứng chỉ hành nghề.
Sau khi đạt được chứng chỉ hành nghề, bạn có thể bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của một bác sĩ phẫu thuật trong phòng mổ. Ngành Y khoa vô cùng rộng lớn, với đa dạng lĩnh vực. Bác sĩ phẫu thuật có thể lựa chọn chuyên khoa của mình để chuyên môn hóa công việc. Ví dụ như bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ phẫu thuật thần kinh, bác sĩ phẫu thuật tim, bác sĩ phẫu thuật não, bác sĩ phẫu thuật tuyến giáp,…
Những yêu cầu đối với một bác sĩ phẫu thuật là gì?
Về trình độ chuyên môn
Do tính chất công việc liên quan đến tính mạng con người, bác sĩ phẫu thuật là người bắt buộc phải có trình độ chuyên môn từ cao đến rất cao. Là người đưa ra quyết định dứt khoát và kịp thời để cứu sống tính mạng bệnh nhân. Trong những trường hợp cấp bách, bác sĩ phẫu thuật là người chịu trách nhiệm trước những tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Ngoài vấn đề phẫu thuật chuyên môn, một bác sĩ phẫu thuật còn cần phải đáp ứng được mọi quy trình trong vấn đề cấp cứu bệnh nhân: xây dựng phác đồ điều trị, kê đơn thuốc, hoặc phải tự tay tiêm thuốc, băng bó cho bệnh nhân vì đôi khi bác sĩ phẫu thuật chỉ có một mình.
Ngành bác sĩ phẫu thuật đòi hỏi phải có sự nhanh nhạy, khéo léo, cẩn trọng và chính xác trong mọi tình huống. Tất cả những phẩm chất đó đều phải được trui rèn bằng những kinh nghiệm tích lũy được theo năm tháng.
Yêu cầu kinh nghiệm và kỹ năng
Ngoài tấm bằng tốt nghiệp về “Y học đa khoa”, một bác sĩ muốn hành nghề tại bất kỳ cơ sở y tế nào đều phải đáp ứng các yêu cầu:
- Trên 5 năm đào tạo nội trú phẫu thuật tổng quát và có chứng chỉ hành nghề.
- Ít nhất 3 năm kinh nghiệm phẫu thuật chung với bác sĩ phẫu thuật.
- Đảm bảo các tiêu chuẩn về chuyên môn và kỹ thuật trong phẫu thuật.
- Có kỹ năng sắp xếp thời gian công việc hiệu quả.
- Có kỹ năng phản xạ tốt, ra quyết định kịp thời và hợp lý.
- Có kỹ năng giao tiếp, hiểu được tâm lý bệnh nhân để đưa ra những quyết định phù hợp
- Chịu được áp lực công việc, thích nghi tốt trong môi trường đòi hỏi gắt gao sự cẩn thận.
- Biết cách điều tiết cảm xúc cá nhân.
Tùy vào môi trường làm việc mà sẽ có những yêu cầu khác nhau. Trên đây là những yêu cầu kinh nghiệm cơ bản đối với phẩm chất của một bác sĩ phẫu thuật.
>>> Xem thêm: Bí quyết rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc trong công việc
Thái độ làm việc
Ngoài trình độ chuyên môn giỏi, thì thái độ làm việc của một bác sĩ phẫu thuật là rất quan trọng. Cần phải biết gạt bỏ tất cả áp lực sang một bên, đặt bệnh nhân lên trên hết để trọn vẹn với lời thề Hippocrates. Một bác sĩ phẫu thuật phải đặt y đức lên hàng đầu, biết tiết chế cảm xúc cá nhân hoặc nhất thời. Đồng thời đặt cái tâm vào nghề, giao tiếp tốt để hiểu tâm lý bệnh nhân.
>>>Xem thêm: Bật mí 10 cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử hiệu quả trong cuộc sống
Quyền lợi và mức lương bác sĩ phẫu thuật được hưởng
Quyền lợi
Do là một nghề cao quý, bác sĩ phẫu thuật cũng được hưởng một số quyền lợi nhất định theo quy định về chế độ bảo hiểm của bản thân, được hưởng các chế độ và phúc lợi mà cơ sở làm việc đưa ra. Cụ thể, ngoài việc được miễn phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì người thân của bác sĩ phẫu thuật cũng được hưởng lợi.
Đây là một ngành nghề được xã hội tôn trọng, không chỉ bác sĩ phẫu thuật mà cả bác sĩ ở những chuyên khoa khác. Hàng năm, ngành y tế sẽ trích ra một phần ngân sách để đài thọ các bác sĩ công du ở nước ngoài nhằm mục đích học hỏi các kinh nghiệm trong ngành y của các nước trên thế giới. Đồng thời đưa Việt Nam đến gần hơn trên bản đồ y khoa thế giới.
Mức lương
Tùy theo năng lực và kinh nghiệm mà mức lương của bác sĩ phẫu thuật sẽ dao động từ 18 – 24 triệu đồng. Ở các chuyên khoa khác nhau thì mức lương của các bác sĩ cũng có sự chênh lệch, tuy nhiên không quá lớn. Tại các cơ sở y tế khác nhau mà mức lương cũng sẽ khác nhau, tuy nhiên mức lương ở các bệnh viện tư sẽ cao hơn ở các bệnh viện nhà nước.
Có thể thấy, mức lương hiện tại của một bác sĩ phẫu thuật tại Việt Nam là khá cao so với mặt bằng chung của toàn xã hội. Đây là công việc có thu nhập cao, ổn định và mức đãi ngộ xứng đáng.
>>> Xem thêm: Lương điều dưỡng là bao nhiêu? Cơ hội việc làm điều dưỡng mới nhất
Con đường trở thành bác sĩ phẫu thuật
Trở thành bác sĩ phẫu thuật chỉ cần 6 năm?
Giai đoạn chuẩn bị
Người học cần chuẩn bị tốt về mặt tâm lý khi theo đuổi ngành đặc thù này. Cần phải biết rõ bản thân có sợ máu không, hay có can đảm cầm dao mổ không, có sợ kim tiêm ống chích không.
Ngoài ra, đây là ngành học có thời gian học lâu hơn so với các ngành khác. Do đó, người học trước tiên cần chuẩn bị tốt về mặt tài chính cá nhân để có thể theo đuổi ngành học đến cùng. Nếu người học không đủ kiên nhẫn và quyết tâm sẽ rất dễ chán nản dẫn đến bỏ ngang, gây lãng phí thời gian và tiền bạc.
Có đam mê, kiên nhẫn và lòng nhân ái, chính là những yếu tố quan trọng giúp người học theo đuổi nghề bác sĩ phẫu thuật được dễ dàng hơn.
Tham khảo ngay những tin đăng tuyển dụng nhân viên làm việc bán thời gian lương cao mới nhất:
Giai đoạn học tập và thực tập – chương trình học 6 năm
Sau khi đã chuẩn bị tốt những yếu tố trên, ngoài những kiến thức được giảng dạy trong trường, người học cũng cần phải tự trau dồi thêm những kỹ năng khác. Ngành y là một ngành đòi hỏi con người phải liên tục học hỏi, thay đổi, cải thiện, phát triển và duy trì những kỹ năng mà một bác sĩ phẫu thuật phải có.
Trong 2 năm đầu, người học sẽ học các môn đại cương về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Sau đó người học sẽ học sâu hơn về Y học cơ sở của cơ thể người và bệnh lý. Một khối lượng kiến thức y khoa khổng lồ đòi hỏi người học có mức độ IQ cao, trí nhớ tốt và khả năng tự phân tích, hiểu được các nguyên nhân gây bệnh, giải thích các cơ chế truyền nhiễm,…
Song song với việc học lý thuyết, ngành học đòi hỏi người học thực hành trên các sinh vật sống, hình nộm, tử thi,… Người học phải sử dụng tốt các công cụ y khoa như ống nghe, máy thở, ống tiêm, đặt nội khí quản, dao mổ,… Sau khi đã hoàn tất các chương trình lý thuyết và thực hành, người học bước vào giai đoạn thực tập. Nếu như người học có thể rành các kỹ năng trên các hình nộm thực hành thì chưa chắc đã có thể làm tốt trên cơ thể con người. Giai đoạn thực tập này sẽ giúp người học có thêm kinh nghiệm và đây chính là 2 năm cuối của chương trình đào tạo 6 năm của một bác sĩ đa khoa.
Nói tóm lại, một bác sĩ sẽ được đào tạo toàn diện. Từ lượng kiến thức khổng lồ đến thuần thục kỹ năng thực hành đến chuyên nghiệp, đây chính là những áp lực mà bất kì một sinh viên y đa khoa nào đều phải trải qua. Nhìn chung, hoàn tất chương trình đào tạo “Y đa khoa” 6 năm mới được cơ bản xem là một bác sĩ. Tuy nhiên như phần trên đã đề cập, một bác sĩ phẫu thuật có chứng chỉ hành nghề phải mất thêm vài năm nữa. Như vậy, một bác sĩ phẫu thuật để có thể đứng ra giải phẫu một bệnh nhân sẽ mất khoảng 10 năm liên tục học và tích lũy kinh nghiệm.
Giai đoạn trở thành một bác sĩ phẫu thuật giỏi
Để trở thành một bác sĩ giỏi ngoài trình độ chuyên môn còn phải kết hợp nhiều yếu tố khác. Yếu tố tiên quyết chính là không ngừng nỗ lực học tập và nghiên cứu các tài liệu y khoa thế giới. Giữ vững lập trường về nghề nghiệp, để luôn giữ được lòng yêu nghề. Bởi sẽ không ít lần bác sĩ phẫu thuật sẽ thất vọng và hoài nghi về năng lực bản thân, khi chứng kiến từng sinh mạng có thể vuột đi trước đôi tay của mình. Hãy luôn trau dồi kiến thức, gạt bỏ mọi cảm xúc cá nhân để chính bác sĩ phẫu thuật là “thiên thần trong phòng mổ” giành lại mạng sống cho bệnh nhân.
Một bác sĩ phẫu thuật giỏi không có nghĩa là lúc nào cũng chiến thắng tử thần, mà một bác sĩ phẫu thuật giỏi là người chiến thắng bản thân, chiến thắng cảm xúc.
Tố chất trở thành một bác sĩ phẫu thuật cần phải có để duy trì và phát triển?
Làm nghề y, chứng kiến nỗi đau thể xác lẫn tinh thần của đồng loại, ai trong chúng ta cũng cảm thấy thương xót. Lòng nhân ái chính là tố chất quan trọng cần phải có của một bác sĩ phẫu thuật. Khi tiếp xúc với bệnh nhân, thấu hiểu tâm lý và kiên nhẫn chính là thể hiện được tính chuyên nghiệp. Cần hiểu rằng, chỉ khoác một chiếc blouse trắng không có nghĩa là trở thành một bác sĩ, mà chính những thái độ ân cần và quan tâm lắng nghe từ bệnh nhân, không cần phải là bác sĩ thì ai như vậy cũng xứng đáng được tôn trọng.
Nếu như đôi tay khéo léo của bác sĩ phẫu thuật có thể cứu sống được một bệnh nhân thì biết đâu với sự nhanh nhẹn thì có thể cứu được nhiều bệnh nhân hơn thì sao? Tuy nhiên vẫn cần đặt sự thận trọng lên hàng đầu. Có thể bạn chưa giỏi, nhưng sự thấu đáo đã giúp bạn cứu được người khác. Vì vậy, hãy biết lắng nghe, khiêm tốn để nhìn nhận khách quan, từ đó đưa ra chẩn đoán phù hợp với bệnh tình của bệnh nhân.
Tố chất trở thành một bác sĩ phẫu thuật giỏi không nằm đâu xa, chính là nằm trong đạo đức nghề nghiệp và tấm lòng nhân ái của bạn.
Những vấn đề thường gặp trong ngành học
Lượng kiến thức Y học khổng lồ
Kiến thức ngành y là vô tận, do đó bài viết này luôn nhấn mạnh người học cần tự trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng, bởi vì ngoài kia luôn có những người học giống bạn và tích lũy kinh nghiệm giống bạn. Cụ thể nếu bạn có kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành tốt hơn những người khác, dĩ nhiên bạn sẽ học dược lý dễ hơn bởi bạn dễ phân biệt các loại thuốc và các loại bệnh hơn do nền y học hiện đại đều được tiếp thu và tích lũy từ những thành tựu nổi bật của y học thế giới.
Mặc dù lượng kiến thức y học khổng lồ như thế nhưng “hãy cố gắng tốt hơn ngày hôm qua một chút” cũng đã là một sự thành công đáng kể rồi.
>>> Xem thêm: Tham vấn là gì? Tâm lý học tham vấn giải quyết được những vấn đề nào trong cuộc sống?
Lịch thực tập vô cùng nhiều
Cùng với xu hướng phát triển, không ai muốn bị tụt lại phía sau, thì việc nâng cao kỹ năng tay nghề là vô cùng quan trọng. Chính vì lẽ đó mà ngành y yêu cầu người học có một lịch thực tập thường xuyên, vô tình gây áp lực lên “những thiên thần áo trắng”. Tuy nhiên “có áp lực mới có kim cương”, vậy nên hãy xem đây là cơ hội bản thân được mài giũa và trui rèn.
Hãy chuẩn bị về sức khỏe và tinh thần để đối mặt với những ca bệnh bạn chưa từng tiếp xúc, cùng ăn ngủ và làm việc với các bác sĩ, y tá tại nơi bệnh viện bạn được chỉ định. Đây cũng là giai đoạn cuối cùng trước khi nhận tấm bằng tốt nghiệp, cho nên hãy kiên định và sáng suốt, đằng sau đó là những quả ngọt xứng đáng.
Phải tập luyện tinh thần thép
Mỗi người sẽ có những nỗi sợ khác nhau, nhưng với ngành y thì không được sợ máu, sợ ma, sợ bẩn,… Đây là những nỗi sợ tuy hiếm gặp với người thường nhưng với một bác sĩ thì lại khác, đặc biệt là bác sĩ phẫu thuật. Có thể một bác sĩ phẫu thuật không có những có những nỗi sợ đó nhưng dần dà tiếp xúc nhiều sẽ gây choáng và có sự sai lệch về màu sắc đối với thị lực, đó là lý do bác sĩ phẫu thuật luôn mặc một bộ đồ màu xanh lá vì đây là màu khiến mắt cân bằng lại so với màu đỏ của máu quá nhiều.
Ngoài những vấn đề chuyên môn thì việc một bác sĩ phẫu thuật mất ăn mất ngủ là điều bình thường. Họ hy sinh và cống hiến cho nghề mình đã chọn, đó mới chính là tinh thần thép.
Có niềm đam mê mãnh liệt với nghề
Đối với những ai đã trót yêu thích nghề cứu người từ nhỏ thì việc giữ được sự đam mê nhiệt huyết lại là câu chuyện khác. Có thể vì những lý do khác cản trở như thành tích học tập chưa tốt, tài chính gia đình không đủ để theo đuổi giấc mơ. Hay có những người đến với nghề cũng rất muộn, thậm chí đi làm vài năm rồi mới nhận ra được niềm đam mê phù hợp của mình. Nhưng tựu chung lại, những ai ưa thích ngành y đều là những người có tấm lòng nhân ái. Hiện nay để vào được ngành y không chỉ có một con đường Đại học, mà vẫn có thể học liên thông từng bước. Có thể sẽ đi đường vòng hơn một chút, nhưng những gì bạn nhận được đều sẽ xứng đáng.
Tuy nhiên, khi đã bước vào ngành y, trở thành một bác sĩ phẫu thuật, bạn sẽ chỉ làm bác sĩ phẫu thuật đến khi nghỉ hưu. Do đó, hãy cân nhắc kĩ với niềm đam mê của bản thân. Đừng để “ván đã đóng thuyền” thì đã muộn màng.
Thời gian và học phí đào tạo
Ở các nước, chương trình đào tạo một bác sĩ cũng rất khác nhau. Cụ thể, mất 9 năm ở Ireland và Australia, đến 11 năm ở New Zealand, còn Trung Quốc thì chỉ 5 năm. Tiêu chuẩn đào tạo một bác sĩ ở Việt Nam trung bình là 6 năm, không tính học chuyên khoa để được cấp chứng chỉ hành nghề. Điều đó cho thấy chất lượng đào tạo bác sĩ ở các nước là rất khác nhau, do đó học phí đào tạo cũng có chênh lệch rất lớn.
Một số cơ sở đào tạo Y đa khoa tốt nhất Việt Nam
Các cơ sở đào tạo y đa khoa ở Miền Bắc
Trường Đại học Y Hà Nội
Đây là trường đại học bậc nhất trong ngành Y tại Hà Nội, cũng như ở Việt Nam. Đại học Y Hà Nội được là một trong những trường đại học trọng điểm của quốc gia, trực thuộc bộ Y tế. Và dĩ nhiên để vào được trường này bạn phải nỗ lực rất nhiều.
Trường Đại học Y Dược Thái Bình
Đây cũng là một trường đại học Y trực thuộc bộ Y tế, có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực ngành sức khỏe, y học, đặc biệt là Y đa khoa.
Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường đại học Y dược – Đại học quốc gia Hà Nội ra đời năm 2010. Tuy còn non trẻ so với những trường khác, nhưng sự đầu tư và chiến lược đào tạo tốt đã khiến trường này lọt vào top những trường đại học hàng đầu đào tạo ngành Y đa khoa.
Các cơ sở đào tạo y đa khoa ở Miền Nam
Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Không ai không biết đến trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Đây là trường đại học đào tạo ngành Y hàng đầu miền Nam. Với số điểm đầu vào rất cao, đây là ước mơ của bao nhiêu thế hệ học sinh muốn theo nghề bác sĩ.
Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ra đời năm 2008, tiền thân là Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ Y tế TP HCM. Đây là một trong những trường đại học đào tạo ngành Y tốt nhất thành phố Hồ Chí Minh.
Khoa Y – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Là một đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, khoa Y – đại học Quốc gia TP HCM cũng là một trường TOP đầu đào tạo ngành Y ở miền Nam.
Đại học Y dược Cần Thơ
Với giá trị cốt lõi “trách nhiệm – chất lượng – phát triển – hội nhập”, đại học Y dược Cần Thơ cũng là trường đào tạo tốt ngành Y và Dược ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết về nghề bác sĩ phẫu thuật. Mong rằng sau những chia sẻ này, những ai có đam mê sẽ định hướng rõ hơn cho mình về con đường sự nghiệp trong tương lai. Đừng quên truy cập Muaban.net thường xuyên để đọc thêm nhiều thông tin cần thiết về việc làm luôn được cập nhật mới nhất!
>>> Xem thêm: Trình độ học vấn là gì? Cách ghi trình độ học vấn trong CV xin việc