Advisory Shares là gì? Có lẽ với nhiều chuyên gia thì Advisory Shares không còn là thuật ngữ mới nhưng chắc chắn vẫn có rất nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về Advisory Shares. Vậy Advisory Shares là gì? Doanh nghiệp Startup có nên dùng loại cổ phiếu này hay không? Hãy cùng Mua Bán làm rõ những vấn đề này nhé.
1. Advisory Shares là gì? Ai được hưởng Advisory Share?
Advisory là chuyên gia tư vấn về những vấn đề trong doanh nghiệp và làm việc với ban giám đốc để đưa ra những đánh giá, đề xuất các giải pháp kinh doanh, tìm kiếm đầu tư, quản lý tổng thể hay thoát nợ. Shares chính là cổ phiếu – là một phần quyền sở hữu của công ty cổ phần và đồng thời là giấy chứng nhận quyền sở hữu do chính công ty đó phát hành để gây quỹ.
Như vậy, Advisory Shares là gì? Advisory Shares được coi là cổ phiếu tư vấn hoặc cổ phiếu cố vấn. Cổ phiếu tư vấn hoặc cổ phiếu cố vấn chính là một loại quyền chọn cổ phiếu được ưu tiên trao cho các cố vấn của công ty.
Cổ phiếu tư vấn/cổ phiếu cố vấn có thể coi là phần thưởng hay trả công cho các chuyên gia cố vấn dưới dạng những quyền chọn cổ phiếu. Đa số những cố vấn nhận được cổ phiếu tư vấn là những doanh nhân có kinh nghiệm với tư cách là người sáng lập công ty (founder), giám đốc điều hành cấp cao. Để có được vốn chủ sở hữu trong một công ty mới, những người này đã phải trao đổi tầm nhìn và giới thiệu các mối quan hệ.
Về cơ bản, cổ phiếu tư vấn có thể tăng cường tính bảo mật thông tin trong kinh doanh và ngăn ngừa xung đột lợi ích giữa 2 bên. Tuy nhiên, cổ phiếu tư vấn cũng lại khá tốn kém với những công ty còn non trẻ. Thông thường, ban giám đốc hoặc ban lãnh đạo sẽ tìm sự trợ giúp của các luật sư, chuyên gia tài chính trước khi chính thức trao Advisory Shares cho một người nào đó.
Lưu ý: Những cố vấn có thể nhận được cổ phiếu tư vấn được kỳ vọng sẽ cung cấp những hiểu biết chuyên sâu của mình về chiến lược và các mạng lưới quan hệ, không có khả năng cung cấp cho các công ty những hướng dẫn kỹ thuật về thuế hay hợp đồng.
2. Ai phát hành Advisory Shares?
Advisory Shares do công ty nào đó phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hay một số cổ phần của công ty đó. Advisory Shares xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu (các chuyên gia, cố vấn, giám đốc cấp cao,…) đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Tổ chức phát hành chính là tổ chức thực hiện chào bán, phát hành Advisory Shares.
Công ty, doanh nghiệp phát hành Advisory Shares dưới hình thức hai hình thức là chào bán riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng.
- Chào bán Advisory Shares ra công chúng là việc chào bán theo một trong các phương thức sau đây: Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng; chào bán cho 100 nhà đầu tư trở lên không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; chào bán cho các nhà đầu tư không xác định.
- Chào bán Advisory Shares riêng lẻ là việc chào bán không thuộc phương thức chào bán ra công chúng như trên mà theo một trong các phương thức sau đây: Chào bán cho “dưới” 100 nhà đầu tư không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
>>>Tham khảo thêm: Giá niêm yết là gì? Niêm yết trong chứng khoán
Phần lớn các công ty phát hành cổ phiếu tư vấn (Advisory Shares) đều là công ty khởi nghiệp, đang nằm trong giai đoạn kêu gọi vốn đầu tư hoặc là những công ty đang trong quá trình phát triển.
Quyền chọn cổ phiếu hay vốn chủ sở hữu sẽ được trao cho các cố vấn có thể thay đổi đáng kể thực trạng kinh doanh của công ty/doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải chuyên gia nào cũng sẽ được hưởng Advisory Shares. Ngoài ra còn phụ thuộc vào thời gian hai bên hợp tác cùng nhau.
Tối đa 5% tổng vốn chủ sở hữu của công ty/doanh nghiệp có thể được trao cho các chuyên gia, cố vấn. Một số công ty non trẻ sẽ thành lập một ban cố vấn và sau đó sẽ phân bổ vốn chủ sở hữu như là một động lực khích lệ các thành viên hội đồng quản trị.
Các chuyên gia/cố vấn cá nhân có thể nhận được từ 0,25% đến 1% vốn chủ sở hữu của công ty/doanh nghiệp. Một con số chính xác còn phụ thuộc vào mức độ đóng góp của chính các chuyên giá/cố vấn vào sự phát triển của công ty/doanh nghiệp. Công ty/doanh nghiệp càng lớn thì tỷ lệ và khả năng các chuyên gia/cố vấn nhận được Advisory Shares càng thấp.
Chẳng hạn như một công ty, doanh nghiệp đang trong giai đoạn ý tưởng có thể sẵn sàng trao 0,25% vốn chủ sở hữu của mình cho một chuyên gia, cố vấn khởi nghiệp tham dự các cuộc họp hàng tháng để nhận được sự đóng góp cho quá trình phát triển của công ty. Trong khi đó, một doanh nghiệp đã qua giai đoạn khởi nghiệp và đang trong giai đoạn tăng trưởng thì có thể chỉ chia 0,15% vốn chủ sở hữu cho cùng một người cố vấn.
>>>Xem thêm: Stakeholders là gì? Tất tần tật điều thú vị về Stakeholder
Tại Muaban.net bạn có thể tìm kiếm nhiều việc làm đang tuyển dụng hiện nay. Tham khảo ngay:
3. Số lượng Advisory Shares được phát hành là bao nhiêu?
Khi một công ty được thành lập thì sẽ tự quyết định số lượng Advisory Shares tối đa mà công ty đó muốn cung cấp cho thị trường. Đây được gọi là Advisory Shares được phép phát hành. Cổ phiếu được phát hành ra công chúng để giao dịch trên thị trường mở có thể bao gồm toàn bộ hay chỉ một phần nào đó trong tổng số Advisory Shares được phép phát hành của công ty.
Quy định về số lượng cổ phiếu tư vấn được phép phát hành được đặt ra nhằm tránh tình trạng pha loãng quá mức tỷ lệ sở hữu trong công ty của các cổ đông hiện hữu. Đặc biệt, trong thực tế đã có nhiều công ty không phát hành hết số lượng cổ phiếu mà nó được phép.
>>>Tham khảo thêm: Báo cáo tài chính và 5 kinh nghiệm để tìm việc làm liên quan
4. Cách thức hoạt động của Advisory Shares
Các chuyên gia, cố vấn thường được cấp quyền chọn cổ phiếu hơn là được cấp cổ phiếu thực tế. Điều này giúp tránh được nghĩa vụ thuế tiềm tàng nếu công ty cấp Advisory Shares có giá trị cao.
Cổ phiếu tư vấn cũng thường được sử dụng như động cơ khuyến khích các chuyên gia/cố vấn đầu tư vào thành công lâu dài của công ty/doanh nghiệp. Mặt khác, các nhà điều hành/quản lý công ty, doanh nghiệp có thể nhận cổ phiếu thay vì quyền chọn. Bên cạnh đó, cổ phiếu tư vấn thường sẽ có hiệu lực trong vòng 1 hoặc 2 năm.
Advisory Shares (cổ phiếu tư vấn) cho phép người mua và người bán giao dịch cổ phiếu đã được niêm yết trên một sàn giao dịch cụ thể nào đó và chủ yếu là sàn trực tuyến, thông qua các nhà môi giới đã được cấp phép.
5. Ưu và nhược điểm của Advisory Shares
5.1 Ưu điểm
Nhiều công ty, doanh nghiệp khởi nghiệp đã sử dụng cổ phiếu tư vấn để thu hút các chuyên gia, cố vấn có kinh nghiệm và năng lực xuất sắc để hỗ trợ công ty trong các giai đoạn phát triển quan trọng. Cổ phiếu cố vấn rất có ích trong giai đoạn mở rộng mối quan hệ trong điều kiện thiếu vốn và khan hiếm tiền mặt.
5.2 Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm thì việc phát hành Advisory Shares cũng tồn tại những nhược điểm tiềm ẩn:
Các chuyên gia, cố vấn có khả năng cao biết về các kế hoạch tiếp thị, phát triển sản phẩm của công ty, doanh nghiệp. Mặc dù hầu hết hết các chuyên gia, cố vấn đều được yêu cầu ký kết các thỏa thuận về việc an toàn và bảo mật thông tin nhưng trên thực tế, các cố vấn làm việc với nhiều công ty, doanh nghiệp khác nhau và sẽ không có một thỏa thuận nào có thể ngăn họ tư vấn cho cả công ty, doanh nghiệp đối thủ. Lúc này, rất khó có thể đảm bảo rằng các chuyên gia sẽ đưa ra các đề xuất thực sự khách quan trong cạnh tranh.
Ngoài ra, cổ phiếu tư vấn (cổ phiếu cố vấn) không phù hợp với tất cả các công ty hoặc tất cả các cố vấn. Việc chia sẻ cổ phiếu tư vấn chỉ có lợi cho công ty, doanh nghiệp Startup, các công ty khi quy mô còn nhỏ và giá trị trên thị trường chưa cao. Còn ngược lại thì tồn tại nhiều nguy cơ và có thể sẽ gây thiệt hại kinh tế cũng như quyền điều hành công ty. Đó cũng là lý do vì sao khi các công ty, doanh nghiệp đã có chỗ đứng ổn định thì cực kỳ hạn chế việc phát hành và sử dụng cổ phiếu tư vấn.
Trên đây là một số thông tin về Advisory Shares. Hy vọng qua bài viết này của Mua Bán, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về Advisory Shares và biết được Advisory Shares là gì. Để có thể cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác về việc làm thì bạn đừng quên thường xuyên truy cập vào trang web Muaban.net nhé. Chúc bạn sức khoẻ và thành công trong cuộc sống!
>>>Xem thêm: Phân Tích Tài Chính Là Gì? Vai Trò Và Phương Pháp Phân Tích Tài Chính