Nghề Account là gì? Chắc hẳn đây là một khái niệm mà nhiều người quan tâm. Cụ thể công việc này như thế nào, sự phân chia cấp bậc ra sao? Đó là câu hỏi thường gặp của những người đang có ý định tìm hiểu về nghề này. Vậy hãy cùng Cẩm Nang Mua Bán tìm hiểu xem nghề Account là gì? Và tại sao nghề này lại là sự lựa chọn tuyệt vời cho các bạn giỏi ngoại giao nhé
Account tiếng Việt nghĩa là gì?
Account là gì mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau tùy vào từng hoàn cảnh sử dụng. Một số nghĩa thường gặp nhất là: tài khoản, sự thanh toán, khoản thanh toán, mảng khách hàng…
Để trả lời cho câu hỏi Account là gì thì Account là một từ chuyên ngành được dùng trong các ngành: cơ khí, kỹ thuật, công trình, xây dựng – viễn thông…. Và đặc biệt là khói ngành kinh tế (dịch vụ, marketing, quảng cáo, kinh doanh,…) thì nó được dùng với ý nghĩa là nghề quản lý quan hệ khách hàng.
Tham khảo thêm: Nghề PG là gì? Có nên chọn nghề PG là một công việc chính không?
Nghề Account là gì?
Nghề Account là gì thì đây được coi là một mắt xích rất quan trọng trong công ty. Bởi vì vị trí này vừa mang tính đối nội lẫn đối ngoại. Hiểu một cách đơn giản nhất thì họ chính người duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và khách hàng của họ. Nghề này giống như cây cầu nối để hai bên gần nhau hơn. Cũng như giúp doanh nghiệp tạo ra sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng.
Nghề Account hiện nay được chia thành 2 vị trí:
- Account Executive: NV quản lý quan hệ khách hàng
- Account Manager: Quản trị việc quản lý quan hệ khách hàng
Một số ý nghĩa khác của thuật ngữ Account là gì?
Account là gì trong tiếng Anh thì còn tùy thuộc vào từng tình huống người sử dụng. Một số ỹ nghĩa khác của thuật ngữ đi liền với Account cụ thể như sau:
New Account là gì?
New Account có nghĩa là tài khoản mới hoặc khách hàng mới (trong lĩnh vực kinh tế). Khi những người làm nghề này tiếp cận và đối thoại với khách hàng chính là để tạo ra các khách hàng mới. Hay còn gọi là New Account cho doanh nghiệp của mình.
Sweep Account là gì?
Sweep Account có nghĩa là tài khoản chuyển gửi. Nó là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Cũng có thể hiểu đơn giản đây là tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản môi giới. Tiền trong tài khoản được tự động quản lý giữa tài khoản đầu tư thứ cấp và tài khoản vãng lai. Vào cuối mỗi kỳ giao dịch, tài khoản chính sẽ chuyển vào quỹ thị trường với phần tiền dư ra sau khi trừ đi một mức tiền nhất định.
On My Account là gì?
On My Account là cụm từ được sử dụng nhiều trong các ngữ cảnh cuộc sống. Một cách hiểu đơn giản hơn chính là “không có lý do gì” khi đặt vào tình huống cụ thể.
Alt account là gì?
Alt account là thuật ngữ chỉ một loại tài khoản thay thế hoặc tài khoản thứ hai trên mạng xã hội mà các bạn trẻ hiện nay thường sở hữu
Key account là gì?
Key account dùng để chỉ khách hàng trọng yếu của một doanh nghiệp. Dùng để nói về sự tập trung hướng tới những nhóm đối tượng lớn và trọng điểm. Các nhân viên kinh doanh thường gọi nôm na là “khách hàng lớn”.
Take into account là gì?
Take into account là gì thì đây là cụm từ được sử dụng một cách đặc biệt trong một số trường hợp cụ thể. Có nghĩa là sự để ý, quan tâm, chú ý đến một vấn đề nào đó. Thường được sử dụng trong các ngữ cảnh có tính quan trọng và cần phải suy xét kỹ càng sự việc hay hành động nào đó.
Tham khảo thêm: PR là làm gì? Hướng đi nào tốt nhất cho nhân viên PR?
Các kỹ năng cần thiết thiết trong nghề Account
Nghề Account là gì hẳn bạn đọc đã nắm được qua những ở thông tin phía trên. Qua đó có thể thấy mang tính chất vừa đối nội vừa đối ngoại. Bạn phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 bên khách hàng và doanh nghiệp. Cũng như phải mang tới sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng. Chính vì vậy không thể thiếu những kỹ năng sau nếu muốn thăng tiến nhanh trong lĩnh vực này:
Kiến thức chuyên môn tốt
Kiến thức chuyên môn tốt chính là yếu tố đầu tiên giúp bạn làm tốt công việc. Để từ đó có thể tư vấn các giải pháp tốt nhất cho khách hàng. Đem lại lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp của mình
Kỹ năng nắm bắt thông tin nhanh chóng, chính xác
Những người làm nghề trực tiếp trao đổi với khách hàng cũng như cập nhật tiến độ dự án. Chính vị vậy, nkỹ năng ắm bắt nhanh các điểm mấu chốt sẽ giúp bạn hiểu rõ nhu cầu khách hàng. Từ đó, đưa ra các phương án, dịch vụ nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách
Kỹ năng giao tiếp tốt, linh hoạt trong công việc
Giao tiếp tốt là một kỹ năng vô cùng quan trọng và không thể thiếu với ngành này. Quá trình làm việc sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng, đồng nghiệp, đối tác có độ tuổi, tính cách khác nhau. Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn trao đổi thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Cũng như nâng cao hiệu suất công việc để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Kỹ năng quản lý giỏi, chịu được áp lực công việc
Quản lý sắp xếp công việc khoa học sẽ giúp bạn không bị rối ren, mệt mỏi. Để từ đó công việc sẽ càng hiệu quả hơn. Ngoài ra, rèn giũa kỹ năng chịu áp lực công việc để để không bị lo lắng, hoang mang khi deadline đến gần.
Kỹ năng sáng tạo không ngừng
Sáng tạo không ngừng là yếu tố bắt buộc. Thời đại 4.0 thì các thương hiệu quảng cáo phải có sự mới lạ, độc đáo thì mới có thể nổi bật so với các doanh nghiệp khác. Nhờ đó, nhận thương hiệu và chiến lược mới có hiệu quả và đem lại doanh thu cao. Nếu không có tính sẽ tạo sẽ bị lu mờ và đào thải bởi chính dòng chảy của thị trường
Kỹ năng hoạch định tài chính rõ ràng
Người ở vị trí này sẽ phải làm một số công việc nhất định như: Lên ngân sách dự trù cho dự án, giám sát ngân sách từng giai đoạn, báo cáo ngân sách định kỳ.. Vì vậy khả năng hoạch định tài chính là kỹ năng mà bất cứ ai nào cũng phải trau dồi, rèn giũa mỗi ngày
Tham khảo thêm: IT là gì? Những điều cần biết về công việc của ngành IT?
Vai trò của Account trong doanh nghiệp
- Đây được coi là người “Đứng mũi chịu sào” quản trị dự án, là sợi dây liên kết quan trọng giữa khách hàng và Agency. Cũng là điều kiện không thể nào thiếu nếu muốn mang lại sự thành công cho từng dự án.
- Giữ vai trò quan trọng trong việc truyền lửa và tiếp thêm được sức mạnh cho đồng đội. Phân chia công việc đồng đều, giúp đỡ thành viên trong team, giữa được hòa khí nhiệt huyết đội nhóm
- Cần phải thấu hiểu nắm bắt được tâm tư của khách hàng, nhằm thỏa mãn yêu cầu khách hàng một cách tối đa nhất.
Bạn có thể tham khảo một số việc làm chức vụ quản lý tại:
Cơ hội và lộ trình thăng tiến trong nghề Account hiện nay như thế nào?
Xã hội ngày một phát triển, giới trẻ thì luôn yêu thích những công việc năng động. Account đã trở thành một trong số các ngành HOT. Nó không chỉ dừng lại ở một công việc có cơ hội thăng tiến mà bản thân cũng học được rất nhiều kĩ năng và kiến thức
Đối với lộ trình thăng tiến sẽ có 3 nấc thang, cụ thể đó là:
- Account executive: Đây là vị trí cơ bản khởi đầu trong nghề. Nhiệm vụ chính là tư vấn khách hàng, thực hiện và quản lý, thực thi dự án cho khách hàng. Vị trí này sẽ có thu nhập khoảng 7 – 15 triệu đồng/tháng
- Account manager: Sau khi làm việc từ 2-3 năm tùy theo năng lực thì sẽ trở thành Account Manager. Đây là giai đoạn để bạn hoàn hoàn thiện các kỹ năng và kiến thức trong ngành. Vị trí này có thu nhập khoảng 20 – 35 triệu đồng/tháng
- Account director: Sau khi làm việc từ 5-6 năm sẽ trở thành Account Director. Vị trí này sẽ gánh vác khá nhiều trách nhiệm. Cụ thể là xây dựng các mối quan hệ với đối tác lớn. Cũng như đưa ra các định hướng về chiến lược cho khách hàng, giải quyết sự cố, quản lý các cấp thấp hơn. Vị trí này sẽ có thu nhập trên 40 triệu đồng/tháng
Để đi được từng nấc thang sẽ đòi hỏi phải trải qua một hành trình gian khó, vất vả và luôn đòi hỏi rất cao đối với mỗi người.
Tham khảo thêm: Hành chính nhân sự là gì? Công việc hành chính nhân sự có những gì?
Nhu cầu tuyển dụng nghề Account tại thị trường Việt Nam 2022
Hiện nay, nghề này được đánh giá là một công việc đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp. Muốn duy trì quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và khách hàng, doanh nghiệp và đối tác thì nhất định phải sở hữu đội ngũ nhân viên chất lượng.
Chính vì lý do đó mà nhu cầu tuyển dụng tại các doanh nghiệp là rất lớn. Ở khắp các doanh nghiệp có quy mô từ nhỏ, vừa cho đến các doanh nghiệp lớn đều có nhu cầu tuyển dụng nhân viên Account.
Những vị trí trong nghề Account Marketing
Vị trí Account Manager
Account Manager quản trị việc quản lí quan hệ khách hàng trong các dịch vụ về truyền thông và quảng cáo sự kiện. Theo sát khách hàng từ khâu thuyết phục cho đến khi dự án kết thúc. Xây dựng và duy trí mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và giúp mang lại giá trị lâu dài cho doanh nghiệp
Account manager làm những công việc gì?
- Đảm bảo mối quan hệ của khách hàng
- Làm hợp đồng với khách hàng, đối tác:
- Quản trị dự án được giao
- Điều phối thành viên trong đội ngũ
Kinh nghiệm, kỹ năng để trở thành một Account Manager thành công
- Nắm vứng kiến thức chuyên sâu về Marketing, Digital marketing để có thể theo dõi cũng như lập kế hoạch cho dự án.
- Khả năng giao tiếp tốt và có kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt.
- Kỹ năng hoạch định tài chính rõ ràng để có cân bằng thu chi cho các hoạt động của dự án.
- Kỹ năng quản lý, điều phối công việc nhịp nhàng giữa các phòng ban khác nhau.
Vị trí Account Executive
Account Executive là một nghề còn khá mới mẻ, chưa được phổ biến tại Việt Nam. Những bạn trẻ có đam mê với marketing và năng động sẽ rất hợp với nghề này. Account Executive được đánh giá sẽ trở thành một xu hướng nghề hot được các bạn trẻ lựa chọn
Account executive là công việc gì?
Account Executive là chuyên viên kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo, sự kiện, thuộc bộ phân dịch vụ khách hàng.
Tố chất phù hợp để trở thành một Account Executive
- Có đam mê trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông hay thương hiệu, sự kiện, marketing.
- Kỹ năng tự tạo động lực và quản lý công việc của bản thân.
- Giao tiếp tốt, truyền đạt mạch lạc, có thể đàm phán và thuyết phục hiệu quả.
- Có thể quản lý tốt quỹ thời gian làm việc
- Có khả năng làm việc một mình cũng như teamwork.
- Chịu được áp lực công việc cao trong công việc
Bài viết trên đã chia sẻ mọi chi tiết xoay quanh nghề Account là gì?. Cũng như lý giải tại sao nghề này lại rất phù hợp với những bạn giỏi ngoại giao. Hy vọng qua đó đã giúp các bạn định hướng được nghề nghiệp có thực sự hợp với bản thân mình hay không. Đừng quên đón đọc những bài viết hữu ích khác trên Muaban.net nữa nhé!
Xem thêm: Nhân viên Content Marketing & những điều cần phải biết
Nguyễn Trà My