Hiện nay nhiều công ty đang có xu hướng xây dựng hệ thống trung gian Marketing để thúc đẩy quá trình tiếp cận người tiêu dùng. Vậy trung gian Marketing là gì? Và làm thế nào để sử dụng trung gian Marketing hiệu quả? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu về trung gian Marketing và những ví dụ thực tế qua bài viết này nhé!
1. Trung gian Marketing là gì?
Trung gian Marketing hay còn gọi là trung gian tiếp thị là thuật ngữ kinh tế dùng để chỉ các tổ chức hoặc cá nhân giữ vai trò kết nối nhà sản xuất hàng hóa và người tiêu dùng. Trong quá trình hoạt động làm trung gian Marketing, các cá nhân, tổ chức còn giúp quảng bá sản phẩm, truyền thông cho thương hiệu, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ nhà sản xuất nào cũng đủ điều kiện để móc nối với trung gian Marketing, nhà sản xuất cần hội tụ đủ các đặc điểm sau để áp dụng trung gian Marketing vào quá trình phân phối:
- Tạo dựng được mối quan hệ hợp tác với các bên trung gian Marketing
- Sản phẩm cần phải có chất lượng tốt và được người tiêu dùng đánh giá cao
- Luôn chủ động mở rộng sản phẩm theo chiều dọc và chiều ngang
- Xây dựng được mối quan hệ tốt với các trung gian tài chính, nhà cung ứng nguyên vật liệu…
2. Các loại trung gian Marketing
Khi nghiên cứu “trung gian Marketing là gì”, bạn không được bỏ qua 4 loại trung gian được phân loại theo vai trò dưới đây vì biết đâu bạn sẽ nắm bắt được cơ hội tìm việc làm phù hợp.
2.1 Phân phối sản phẩm
Trung gian phân phối sản phẩm bao gồm các nhà bán lẻ, nhà bán sỉ, đại lý, môi giới, cò mồi… Những nhà phân phối này sẽ mang đến sự thuận lợi về kho bãi bảo quản cho doanh nghiệp sản xuất, mở rộng phạm vi tiếp cận người tiêu dùng và giúp người tiêu dùng có thể mua được sản phẩm mọi lúc mọi nơi.
2.2 Hỗ trợ bán hàng
Những bên trung gian hỗ trợ bán hàng chính là những bên kinh doanh về kho bãi, bảo quản hàng hóa hoặc những bên hoạt động vận chuyển hàng hóa… Những bên này giữ vai trò là nơi lưu trữ hàng hóa của nhà sản xuất và là phương tiện vận tải hàng hóa từ nơi sản xuất đến các nhà bán lẻ, bán sỉ, đại lý… và đến tay người tiêu dùng.
Vậy lợi ích mà doanh nghiệp sản xuất nhận được từ việc bán hàng của bên trung gian Marketing là gì? Trung gian hỗ trợ bán hàng giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí vận chuyển và đảm bảo được thời gian hàng hóa đến tay người mua, giảm thiểu được nhiều rủi ro hơn khi tự tổ chức vận chuyển hàng hóa.
2.3 Dịch vụ tiếp thị
Với những công ty không có nguồn lực mạnh và quy mô lớn, họ thường thuê các bên trung gian làm dịch vụ tiếp thị để hỗ trợ các chiến dịch các chiến dịch truyền thông. Những bên cung cấp dịch vụ tiếp thị sẽ bao gồm các công ty truyền thông, công ty quảng cáo, đơn vị nghiên cứu về Marketing, các hãng báo chí, hoặc các công ty tư vấn và hỗ trợ giải pháp cho doanh nghiệp…
2.4 Liên quan tài chính
Những bên trung gian tài chính hiện nay bao gồm các ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng… Liên quan đến các vấn đề về tài chính thì các doanh nghiệp cần phải cẩn thận đánh giá và xem xét kỹ lưỡng để đưa ra những định hướng và chính sách phù hợp khi hợp tác với các bên trung gian tài chính.
Tốt nhất là phía doanh nghiệp nên chủ động tạo mối quan hệ tốt đẹp với các bên trung gian này. Đừng quên cân nhắc, lựa chọn những bên trung gian uy tín, tránh rủi ro vì đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
Xem thêm các tin đăng tuyển dụng việc làm Marketing: |
3. Trung gian Marketing thực hiện vai trò gì?
Trong nền kinh tế hiện nay, để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao, các doanh nghiệp sản xuất thường tìm mọi cách để bán được nhiều hàng nhất và tối ưu chi phí vận hành, chi phí tiếp thị.
Từ những trăn trở này mà các bên trung gian càng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu xem vai trò của trung gian Marketing là gì nhé!
3.1 Giúp người dùng dễ dàng đưa ra lựa chọn
Vậy trung gian Marketing thực hiện vai trò gì đối với doanh nghiệp? Đầu tiên, bên trung gian Marketing đóng vai trò như một bên bán hàng cho doanh nghiệp. Họ sẽ đưa ra các chương trình khuyến mãi để kích thích mua hàng, hỗ trợ tư vấn cho khách hàng về sản phẩm nhằm làm cho khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng.
Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ sẽ làm cầu nối gần nhất giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, giúp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách nhanh chóng, không làm gián đoạn hay kéo dài quá trình mua hàng của họ.
3.2 Tiết kiệm chi phí của nhà sản xuất
Trung gian Marketing còn là một giải pháp giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí cho các giai đoạn bán hàng. Thay vì bỏ ra nhiều chi phí để tự tổ chức, vận hành các mạng lưới đơn vị vận chuyển, phân phối, bán hàng… họ chỉ cần kết hợp với các bên trung gian để làm thay. Đây là giải pháp giúp tiết kiệm chi phí, công sức và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.
3.3 Tập trung nguồn lực vào các khâu dây chuyền
Nhờ sự giúp sức của các kênh trung gian tiếp thị mà doanh nghiệp có thể tập trung vào các khâu dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm. Hơn thế, các doanh nghiệp còn có thể đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, cho ra đời các sản phẩm mới để mở rộng sản xuất kinh doanh, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng.
Có thể nói đây là chìa khóa thành công của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.
Một điểm đáng chú ý nữa là nhờ vào việc rút gọn quá trình thu hồi vốn mà các doanh nghiệp còn có thể nhanh chóng tái đầu tư vào các hoạt động sản xuất kế tiếp, đảm bảo cho quá trình cung ứng không bị đứt gãy.
3.4 Tăng phạm vi tiếp cận khách hàng
Không thể chối bỏ vai trò của các bên trung gian tiếp thị trong hoạt động phân phối và bán hàng. Các nhà phân phối sản phẩm len lỏi đến từng địa phương, mở rộng quy mô tiếp cận khách hàng theo phạm vi địa lý, nhân rộng hệ thống bán hàng và giúp các sản phẩm đến tay nhiều người tiêu dùng hơn.
3.5 Giảm mối lo về đầu ra
Các đơn vị trung gian Marketing đã giúp cho doanh nghiệp sản xuất giảm áp lực bán hàng hơn rất nhiều. Thay vì lo lắng làm cách nào để bán được hàng hóa cho nhiều người tiêu dùng cuối, giờ đây nhà sản xuất chỉ cần làm việc với các bên trung gian là đã có thể bán được số lượng hàng hóa lớn mà lợi nhuận vẫn đảm bảo.
3.6 Giúp chia sẻ thông tin thị trường
Các bên trung gian phân phối còn giúp chia sẻ thông tin thị trường với doanh nghiệp do những nhà phân phối này hiểu rõ phong tục tập quán, hành vi và thói quen mua hàng của khách hàng tại các địa phương. Những thông tin này giúp nhà sản xuất có thể điều chỉnh sản xuất sao cho phù hợp với từng thị trường.
Vậy là bạn đã biết trung gian Marketing thực hiện vai trò gì rồi đúng không nào? Tiếp đến hãy cùng điểm qua những doanh nghiệp đã áp dụng thành công ngoài thực tiễn nhé!
4. Ví dụ về trung gian Marketing
4.1 Trung gian Marketing Điện Máy Xanh
Điện Máy Xanh là một ví dụ điển hình về sự thành công của một đơn vị làm trung gian Marketing. Siêu thị Điện Máy Xanh chuyên cung cấp các thiết bị điện tử, điện gia dụng, và các mặt hàng tiêu dùng khác đến người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên đây không phải là đơn vị sản xuất ra các thiết bị đó mà chỉ là kênh phân phối của các thương hiệu sản xuất như Samsung, Panasonic, Toshiba…
Điện Máy Xanh thường sẽ tổ chức những chiến dịch Marketing, ưu đãi, giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng. Những đợt quảng bá sản phẩm của Điện Máy Xanh kết hợp với những chiến dịch truyền thông riêng của hãng giúp cho cả hai bên bán được nhiều sản phẩm và thu được nhiều lợi nhuận.
4.2 Trung gian Marketing Vinamilk
Bí quyết của Vinamilk khi áp dụng trung gian Marketing là gì? Nhờ vào vận dụng tốt các trung gian Marketing sau mà Vinamilk đã đảm bảo cho quy trình sản xuất và phân phối diễn ra thuận lợi:
- Trung gian phân phối: Nhờ có mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước với 250 nhà phân phối và hơn 140.000 địa điểm bán lẻ, Vinamilk đã mang sản phẩm của mình tiếp cận người dân ở 64 tỉnh thành. Hơn thế, Vinamilk còn đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang các nước trên thế giới.
- Trung gian vận tải: Với hai xí nghiệp lớn lại TP. HCM và Hà Nội cùng với hơn 300 xe tải đã góp phần tạo nên lợi thế về vận chuyển hàng hóa cho Vinamilk. Hệ thống xe tải bảo quản lạnh này đã giúp bảo đảm sản phẩm đến từng nhà với chất lượng tốt nhất.
- Trung gian tài chính: Nhờ có sự hỗ trợ về vốn của Bộ Tài chính, Vinamilk dễ dàng huy động vốn, đảm bảo giảm thiểu những rủi ro về nguồn vốn.
4.3 Trung gian Marketing Vinfast
Vinfast đã vô cùng thông minh khi lựa chọn các kênh trung gian phân phối để tung sản phẩm ra thị trường. Hãng đã tung ra nhiều ưu đãi để thu hút, hỗ trợ các bên trung gian trong việc bán hàng, tạo dựng được mối quan hệ khăng khít với nhà phân phối.
Bên cạnh đó, Vinfast đã chủ động hợp tác với các đơn vị phân phối của các dòng xe khác như Mazda, Honda, Toyota… nhằm mở rộng hệ thống phân phối của hãng ra toàn quốc với mức chi phí thấp. Vậy thành công lớn mà Vinfast đạt được khi vận dụng lợi thế từ trung gian Marketing là gì?
Sự hợp tác giữa Vinfast và GM (General Motors) trong đợt xúc tiến thương mại cho cả hai dòng xe VinFast và Chevrolet tại thị trường Việt Nam đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phân phối sản phẩm của Vinfast. Với chiến lược này, hãng đã tiết kiệm được nhiều nguồn lực về vốn, thời gian, và nhân lực cho việc xây dựng hệ thống phân phối xe ô tô của hãng này.
4.4 Trung gian Marketing Coca Cola
Điểm mạnh của Coca Cola khi hợp tác trung gian Marketing là gì bạn có biết không? Đáp án là tập đoàn nước giải khát Coca Cola đã ký kết hợp tác với nhiều trung gian bán sỉ và bán lẻ để đưa hàng hóa của mình trải rộng trên khắp thế giới.
Đối với trung gian bán sỉ:
- Để kiểm soát được chất lượng của nhà phân phối, Coca Cola đã đặt ra những ngưỡng doanh thu nhất định cho bên trung gian. Những yêu cầu về doanh thu này sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế từng khu vực và thỏa thuận của hai bên.
- Bên cạnh đó, các nhà phân phối của Coca Cola còn phải cam kết cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin liên quan đến sản phẩm cho người tiêu thụ.
- Nếu như doanh thu của sản phẩm theo quý không đạt thì có thể bị cắt giảm hoa hồng nếu không đạt, và tất nhiên sẽ được tăng hoa hồng nếu ăn nên làm ra. Điều khoản này đã góp phần kích thích các bên trung gian đầu tư cho việc bán hàng hóa của Coca Cola.
Đối với trung gian bán lẻ:
- Tại Việt Nam, Coca Cola đã “hòa nhập văn hóa” một cách nhanh chóng khi tiếp cận thị trường bán lẻ thông qua các tiệm tạp hóa tại khu vực nông thôn, việc này đã giúp cho sản phẩm đến với từng vùng quê Việt Nam một cách dễ dàng, giúp tăng doanh thu của hãng lên rất nhiều.
- Coca Cola đã thiết lập hệ thống phân phối và mức chiết khấu cao cho các điểm bán lẻ, đồng thời còn hỗ trợ thêm các biển quảng cáo cho người bán. Chính sự khéo léo này đã giúp những sản phẩm trên kệ hàng của Coca Cola thu hút được nhiều người tiêu dùng.
4.5 Trung gian Marketing Biti’s
Biti’s đã rất khéo léo khi thiết kế hệ thống phân phối sản phẩm. Họ đã đầu tư nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu một cách kỹ lưỡng trước khi thiết lập mạng lưới phân phối. Với những sự đầu tư, chăm chút như vậy, Biti’s đã đưa ra những lựa chọn phù hợp và kết nối hiệu quả với những bên trung gian Marketing.
Tính đến nay, Biti’s đã sở hữu 5 chi nhánh phân phối trên khắp cả nước:
- CN Biti’s Miền Bắc
- CN Biti’s Đà Nẵng
- CN Biti’s Tây Nguyên
- CN Biti’s Miền Nam
- CN Biti’s Miền Tây
Biti’s đã đặt ra một số tiêu chuẩn cho đại lý kinh doanh sản phẩm của mình như sau:
- Về mặt bằng: Địa điểm phải nằm gần chợ hoặc các khu dân cư.
- Về diện tích: Diện tích cơ sở phải trên 12 mét vuông hoặc trên 4 mét vuông (đối với gian hàng trong chợ).
- Về kho chứa: Kho hàng phải đảm bảo chứa được trên 1000 đôi giày.
- Về tài chính: Phải thanh toán 100% giá trị hàng hóa ngay sau khi nhận hàng (120 triệu đồng đối với các đại lý ở khu vực các thành phố và thị xã; thu 80 triệu đồng đối với các đại lý tại các huyện, thị trấn).
- Về nhân lực: Phải đảm bảo luôn có ít nhất một nhân viên bán hàng thường xuyên.
- Về kinh nghiệm: Phải có kinh nghiệm kinh doanh trong ngành hàng giày dép.
Với những thông tin trên, Mua Bán hy vọng đã giúp bạn giải đáp được “trung gian Marketing là gì?” đồng thời giúp bạn hiểu sâu hơn về khái niệm này qua các ví dụ thực tế. Nếu quan tâm đến những chủ đề tương tự, bạn hãy thường xuyên truy cập muaban.net để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị nhé!
>>> Xem thêm:
- Marketing Specialist Là Gì? 7 Kỹ Năng Cần Có để Trở Thành Một Marketing Specialist
- Học Marketing Ra Làm Gì? Top 6 Việc Làm Nổi Bật Trong Ngành