Thiết kế giếng trời được ứng dụng thi công khá phổ biến trong các công trình hiện đại ngày nay. Được xem là giải pháp giúp nâng tầm thẩm mỹ cho không gian, tùy nhiên, việc thiết kế phần cấu trúc này đòi hỏi chủ đầu tư phải đáp ứng những nguyên tắc riêng biệt. Qua đó, công trình mới đảm bảo độ thoáng đãng vượt bậc. Cùng với đó là tính hài hòa tối ưu nhất. Dưới đây là tất tần tật thông tin hữu ích trong việc thiết kế, thi công giếng trời đẹp. Hãy cùng điểm qua nhé.
1/ Thiết kế giếng trời đẹp và ứng dụng trong không gian sống.
Tóm Tắt Nội Dung
1.1/ Giếng trời được thiết kế với mục đích gì?
Giếng trời là phần thiết kế được ứng dụng khá phổ biến trong các công trình hiện đại ngày nay. Điển hình hơn cả là tại các dự án với kết cấu cao tầng như nhà phố, nhà ống,…
Người ta còn gọi kết cấu này là cửa trời. Theo đó, phần không gian này sẽ được bố trí thông tầng. Chúng kéo dọc theo chiều cao của căn nhà. Từ phần mái đến tầng trệt.
Không ngoa khi nói rằng thiết kế cửa trời dần trở thành xu hướng được ưa chuộng rộng rãi. Nhiều gia chủ đặc biệt cân nhắc đến phần kết cấu này khi xây dựng công trình nhà ở của chính mình.
>> Xem Thêm: Mẫu nhà phố 2 mặt tiền 2 tầng đẹp và hiện đại

Nhìn chung, có thể thấy, cửa trời được ứng dụng nhiều hơn cả cho các căn nhà thiếu sáng. Theo đó, nhờ kết cấu này, công trình có thể lấy sáng tự nhiên tốt hơn. Giúp không gian bên trong trở nên sáng sủa, thoáng đãng hơn. Việc lưu thông, dẫn khí trong căn nhà theo đó sẽ cải thiện đáng kể.
Kết cấu cửa trời cũng giúp tăng sự hài hòa trong hướng gió. Giúp không gian sống trở nên hài hòa, thư thái hơn.
Tại phần cửa trời của công trình, gia chủ cũng có thể linh hoạt bố trí, thiết kế theo ý thích. Hướng đến tạo nên không gian riêng tư. Qua đó, bạn có thể thư giãn, nghỉ ngơi tại đây sau những giờ học tập hay làm việc căng thẳng.
1.2/ Kết cấu của cửa trời tại công trình
Xét 1 cách tổng quan thì có thể phần, trong kiến trúc căn nhà thì phần cửa trời này được thiết kế với cấu tạo gồm 3 phần. Cụ thể là:
- Phần đáy giếng: Phần này được xem là tầng thấp nhất trong tổng thể công trình. Thiết kế với mục đích chính là lấy sáng. Đồng thời với đó là đảm bảo tính thông thoáng cho không gian căn nhà, do vậy, phần đáy giếng này sẽ được các kiến trúc sư kết hợp trong thiết kế phòng khách hoặc khu vực phòng ăn.
- Phần thân giếng: Đây là phần kéo dài từ phần đáy giếng dọc theo chiều cao công trình. Ánh sáng lúc này sẽ được lấy và chiếu sáng được dọc theo không gian căn nhà bạn. Ở vị trí giao giữa các tầng, gia chủ có thể linh hoạt bố trí tiểu cảnh giếng trời trong nhà. Qua đó, góp phần tăng tính thu hút và độ thẩm mỹ cho không gian.
- Phần đỉnh giếng: Phần này thuộc phần cao nhất trong công trình. Đỉnh giếng sẽ bao gồm phần khung mái cùng mái kính giếng trời.
>> Nhà kiểu Nhật: 5 đặc điểm và nguyên tắc quan trọng khi xây ở Việt Nam

2/ Thiết kế giếng trời thế nào để đảm bảo tính thẩm mỹ?
Để bảo tính thẩm mỹ, giếng trời được cân đối khá nhiều yếu tố khi thiết kế, thi công. Mỗi công trình khác nhau sẽ tương thích với những tiêu chuẩn riêng biệt. Trong đó:
2.1/ Vị trí thi công cửa trời trong tổng thể công trình
Là 1 phần trong kiến trúc căn nhà, vì thế, không quá ngạc nhiên khi yếu tố phong thủy cũng được cân nhắc nhiều đến khi thiết kế, thi công phần cửa trời này. Vậy, vị trí giếng trời sau nhà, trước nhà,… mới là phù hợp?
Thực tế, việc xác định chính xác vị trí cửa trời này được xem xét trong tổng thể. Trong đó, người ta sẽ bố trí thiết kế giếng trời tại các hướng tốt lành. Hướng đến mục đích gọi mời đến nhiều may mắn, thuận lợi, bình an cho gia chủ.
Cụ thể, các hướng phù hợp là hướng mang cung Tài Lộc hoặc Thiên Mạng. Đặc biệt, tuyệt đối không đặt và bố trí cửa trời ở phía Bắc.
>> Có thể bạn quan tâm: Thiết kế mặt tiền nhà phố đẹp mê hồn với những mẫu này

Cân đối trên yếu tố phong thủy này cũng như sự phù hợp trong thẩm mỹ, kiến trúc sư sẽ bố trí cửa trời ở vị trí tương xứng. Nhìn chung, cửa trời sẽ tối ưu hóa hiệu quả nhất khi bố trí ở phần giữa căn nhà. Theo đó, hiệu ứng thị giác cũng như mục đích lấy sáng mang lại hiệu quả ưu việt hơn hẳn.
2.2/ Về diện tích thi công cửa trời
Dù giếng trời cầu thang hay ở khu vực nào trong căn nhà thì độ rộng hợp lý, chuẩn thẩm mỹ của chúng cũng chỉ nên dao động trong khoảng 4 đến 6m. Xét trong tổng quan, kết cấu này sẽ tối ưu nhất khi chiếm khoảng 10% trong diện tích phần sàn.

2.3/ Về hình dạng miệng cửa trời
Hình dạng miệng giếng trời cũng nên cân đối hợp lý để nâng cao sự thu hút. Hình dạng có thể là vuông, chữ nhật, ê líp hay các hình dạng cách điệu.
Bạn có thể tham khảo các kết cấu miệng cửa trời thông qua hình ảnh trực quan. Từ đó có sự lựa chọn tương xứng nhất cho công trình của mình.
Tuy nhiên, đừng quên cân nhắc yếu tố phong thủy, sự phù hợp giữa các hình dạng này với bản mệnh của gia chủ nhé.
2.4/ Bố trí tiểu cảnh cho khu vực cửa trời
Thực tế, tiểu cảnh là phần được nhiều gia chủ đặc biệt chú trọng, cân nhắc khi thiết kế cửa trời. Theo đó, đây là yếu tố thể hiện được dấu ấn cá nhân của mỗi người.
Tùy theo sở thích cũng như định hướng thiết kế riêng mà bạn có thể bố trí tiểu cảnh tương ứng. Đó có thể là các tiểu cảnh tĩnh hoặc động, các cây xanh, hòn non bộ, bể cá cảnh,…

Tất nhiên, các tiểu cảnh trang trí là tùy sở thích của bạn. Tuy nhiên, người ta thường ưa chuộng hơn cả là bố trí các mảng xanh, cây cảnh hơn cả để tăng sinh khí trong nhà. Đừng quên chọn các loại cây hoặc tiểu cảnh tương ứng. Tránh việc khiến khả năng lấy sáng bị ảnh hưởng. Qua đó, thiết kế cửa trời sẽ xem như không thật sự tối ưu nhất cho căn nhà đấy.
3/ Một số lưu ý liên quan khác khi thiết kế giếng trời
- Có giải pháp thi công mái cho cho phần cửa trời tương xứng. Vẫn đảm hiệu quả lấy sáng. Cùng với đó, khi mưa xuống vẫn đủ đáp ứng khả năng che chắn. Không làm ảnh hưởng đến kiến trúc căn nhà.
- Chú ý nhiều đến hệ thống thoát nước sàn khi thi công cửa trời.
- Phần trang trí ở tường trong cửa trời, nên chú ý nhiều đến tính an toàn. Hạn chế các vật dụng nặng, dễ rơi vỡ.
Thiết kế giếng trời trên cầu thang hay có sự cách điệu linh hoạt thế nào đi nữa thì đều cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế.
Tin chắc rằng, với những thông tin trên, bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm hữu ích khi thi công phần kết cấu này. Ngoài ra, nếu bạn cũng đang cân nhắc chọn mua các căn hộ, nhà ở với thiết kế giếng trời chuẩn phong thủy, có thể truy cập muaban.net ngay hôm nay để cập nhật thông tin mới nhất nhé.
Hồng Vân – Content Writer
Giếng trời là phần thiết kế được ứng dụng khá phổ biến trong các công trình hiện đại ngày nay. Theo đó, phần không gian này sẽ được bố trí thông tầng. Chúng kéo dọc theo chiều cao của căn nhà. Từ phần mái đến tầng trệt.
Nhờ kết cấu này, công trình có thể lấy sáng tự nhiên tốt hơn. Giúp không gian bên trong trở nên sáng sủa, thoáng đãng hơn. Việc lưu thông, dẫn khí trong căn nhà theo đó sẽ cải thiện đáng kể.
Các hướng phù hợp là hướng mang cung Tài Lộc hoặc Thiên Mạng. Đặc biệt, tuyệt đối không đặt và bố trí cửa trời ở phía Bắc.
Tùy theo sở thích cũng như định hướng thiết kế riêng mà bạn có thể bố trí tiểu cảnh tương ứng. Đó có thể là các tiểu cảnh tĩnh hoặc động, các cây xanh, hòn non bộ, bể cá cảnh,… Tuy nhiên, người ta thường ưa chuộng hơn cả là bố trí các mảng xanh, cây cảnh hơn cả để tăng sinh khí trong nhà.