Sáng kiến kinh nghiệm được xem là một trong những hoạt động thực tiễn giúp đánh giá và xếp loại công chức, giáo viên. Vậy sáng kiến kinh nghiệm là gì? Cần đảm bảo những nội dung nào trong bài sáng kiến? Cùng Mua Bán tìm hiểu cách viết một bài sáng kiến kinh nghiệm đúng chuẩn qua bài viết sau.
1. Bản chất của sáng kiến kinh nghiệm là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm là hoạt động được tiến hành song song với hoạt động dạy học của giáo viên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng không phải ai cũng có nhìn nhận, đánh giá đúng bản chất của sáng kiến kinh nghiệm.
1.1 Khái niệm
Để hiểu rõ chính xác “sáng kiến kinh nghiệm” là gì thì cách đơn giản nhất chính là xác định ý nghĩa của 2 yếu tố cấu thành là “sáng kiến” và “kinh nghiệm”.
Theo từ điển tiếng Việt thì sáng kiến là những ý kiến, giải pháp được đóng góp để giải quyết vấn đề nào đó. Sáng kiến mang tính năng mới mẻ và góp phần cải thiện hiệu quả của vấn đề.
Kinh nghiệm là những gì mỗi người có được qua quá trình trải nghiệm và tổng hợp từ những trường hợp thực tế. Đây là những điều được quy nạp, hệ thống hóa và điều chỉnh để trở thành kinh nghiệm cho mỗi cá nhân. Trên thực tế thì kinh nghiệm là những hành động đã thực hiện và có được kết quả xác thực.
Vậy suy rộng ra thì sáng kiến kinh nghiệm là gì? Đây là những kỹ năng, tri thức mà người viết (những viên chức, giáo viên) đã tích lũy và chắt lọc được từ những công việc thực tế. Dựa trên những trải nghiệm, so sánh và đánh giá trong công tác giảng dạy mà tác giả đã giúp khắc phục được những vấn đề khó khăn hoặc đưa ra cách giải quyết hiệu quả hơn rất nhiều.
1.2 Tầm quan trọng
- Góp phần mang lại sự sáng tạo trong công việc, thúc đẩy quá trình nghiên cứu.
- Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn cho những đồng nghiệp mới.
- Hoàn thành tốt hơn công tác giáo dục, quản lý học sinh bằng cách khắc phục những vấn đề trong quá trình giảng dạy.
- Nâng cao tính sáng tạo của giáo viên, thúc đẩy tinh thần, cải thiện hiệu suất làm việc và nâng cao hiệu quả công việc.
- Tạo điều kiện trải nghiệm, nâng cao kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy cho bản thân.
2. Yếu tố cần đảm bảo của một sáng kiến kinh nghiệm
Để một sáng kiến kinh nghiệm hoàn thiện và được công nhận thì cần đảm bảo hai yếu tố về cả nội dung lẫn hình thức.
2.1 Yêu cầu về nội dung
Một bài sáng kiến kinh nghiệm cần phải rõ ràng, sáng tạo và có khả năng áp dụng được thực tiễn. Cụ thể như sau:
2.1.1 Tính mục đích
- Mục đích của bài sáng kiến kinh nghiệm là gì? (Trao đổi kinh nghiệm, tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân hay đề xuất những giải pháp cho vấn đề thực tại).
- Những chia sẻ của bài viết đóng góp được những giải pháp gì? Những sáng kiến này có thể giải quyết được những vấn đề hay những khó khăn gì cho công việc?
2.1.2 Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Những sáng kiến kinh nghiệm được đề xuất phải đảm bảo được tính độc đáo, mới mẻ và không trùng lặp với bất kỳ nội dung nào từng có trước đó.
- Người viết cần trình bày rõ ràng những lý luận làm tiền đề cho nội dung mình đưa ra. Cần có số liệu cụ thể, dữ liệu, tư liệu thực tiễn chứng minh độ tin cậy của bài viết.
>>> Tham khảo thêm: Top 6 Cách Trích Dẫn Tài Liệu Tham Khảo Chuẩn Và Hiệu Quả
2.1.3 Tính thực tiễn
- Nêu rõ những hiệu quả nếu áp dụng những sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế.
- Cần đưa ra những tình huống, những trường hợp cụ thể để áp dụng được sáng kiến kinh nghiệm. Đồng thời, người viết cần chứng minh được khả năng mở rộng đề tài trong tương lai.
2.2 Yêu cầu về hình thức
Thông thường, những bài sáng kiến kinh nghiệm nên được soạn thảo trên Microsoft Word dưới dạng bảng in. Sau đó đóng thành quyển với độ dài tối đa không quá 30 trang và tối thiểu là 10 trang. Trong đó, hình thức trình bày bao gồm:
- Trình bày bài viết dưới dạng khổ giấy A4 có kích thước 21.0 x 29.7cm.
- Nên sử dụng phông chữ có chân Time New Roman, kích cỡ chữ 14pt.
- Căn lề trái, phải: 2,5cm.
- Căn lề trên: 3cm, lề dưới: 2,5cm.
- Giãn cách dòng 1,5cm.
- Đánh số trang ở trung tâm lề dưới.
Tham khảo thêm một số tin đăng tuyển dụng việc làm ngay tại website Muaban.net |
2.3 Cấu trúc một sáng kiến kinh nghiệm chuẩn
Cấu trúc đúng chuẩn của một bài sáng kiến kinh nghiệm bao gồm:
- Phần bìa
- Bìa phụ
- Danh mục chữ viết tắt
- Nội dung chính:
- Cơ sở lý luận
- Thực trạng
- Biện pháp
- Hiệu quả
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.
3. Cách viết sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi đã hiểu được sáng kiến kinh nghiệm là gì, tiếp theo sẽ là hướng dẫn cách viết sáng kiến kinh nghiệm mà Mua Bán đã nghiên cứu và tổng hợp.
3.1 Đặt vấn đề
Đây là phần tác giả cần nêu được lý do chọn đề tài của bài sáng kiến kinh nghiệm. Dựa vào cơ sở nào, thực trạng nào? Bạn cần nêu bật lên được những nội dung sau:
- Những vấn đề thực tiễn trong công tác giảng dạy, làm việc.
- Ý nghĩa của những vấn đề này trong thực tiễn.
- Vấn đề này có tác động như thế nào trong công việc.
- Trong quá trình làm việc phát sinh những khó khăn nào dẫn đến việc vấn đề trên cần được đổi mới, giải quyết.
>>> Tham khảo thêm: Cách làm mục lục trong word tự động cho tất cả phiên bản
3.2 Giải quyết vấn đề ( Nội dung sáng kiến kinh nghiệm)
Giải quyết vấn đề là nội dung tập trung phân tích và đưa ra những giải pháp. Do đó đây là phần quan trọng nhất của bài viết. Để làm rõ vấn đề một cách hiệu quả, tác giả cần tìm hiểu những phần sau:
3.2.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm là gì? Đây là những lý thuyết, kiến thức liên quan đến vấn đề của bài viết. Nội dung này cần được trình bày một cách khái quát, rõ ràng. Phần cơ sở lý luận này có mục đích giúp tác giả định hướng được nghiên cứu, cũng như tìm kiếm những giải pháp nhằm khắc phục vấn đề được nêu ra.
3.2.2 Thực trạng
Người viết cần nêu được thực trạng hiện tại của vấn đề đang gặp phải trong thực tế. Nếu có những thuận lợi, khó khăn xảy ra trong quá trình làm báo cáo cũng cần được nêu rõ.
>>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách tạo khung bìa Word đơn giản và đẹp
3.2.3 Biện pháp
Đây là phần mà tác giả cần nêu ra những biện pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề. Đây là nội dung quan trọng dùng để đánh giá bài viết nên cần được nêu ra các bước cụ thể và đưa ra những nhận xét về vai trò của mỗi bước.
3.2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm mang lại
Hiệu quả cần đạt được của một bài sáng kiến kinh nghiệm là gì? Bạn cần nêu rõ kết quả của bài nghiên cứu bao gồm:
- Sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng bằng cách nào, ở đâu, trong trường hợp nào?
- Kết quả khi áp dụng những biện pháp trên như thế nào, so sánh kết quả nếu vẫn áp dụng theo cách cũ.
3.3 Kết luận
Đây là nội dung tổng kết, tóm tắt lại toàn bộ sáng kiến, do đó cần phải nêu rõ được:
- Ý nghĩa của sáng kiến mới đối với vấn đề được nêu.
- Đánh giá của bản thân người viết về hiệu quả và tính mở rộng của đề tài, giải pháp.
- Tóm lại những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện giải pháp.
- Nêu ý kiến về những đề xuất mới đối với cấp trên.
4. Các mức độ của sáng kiến kinh nghiệm
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm còn tùy thuộc vào kinh nghiệm trước đó của bạn và mức độ của bài viết. Cụ thể, có 2 mức độ của bài viết sáng kiến kinh nghiệm:
4.1 Mức độ tường thuật kinh nghiệm
Mức độ tường thuật trong sáng kiến kinh nghiệm là gì? Tại mức độ này, tác giả chỉ cần nêu rõ những nội dung như:
- Những biện pháp nào đã áp dụng và tác dụng mang lại giúp giải quyết vấn đề như thế nào.
- Mô tả rõ những biện pháp và kết quả đạt được.
- Đưa ra bài học thật sự cần thiết của sáng kiến kinh nghiệm.
Ở mức độ tường thuật sáng kiến kinh nghiệm, bạn nên hạn chế việc kể lể quá dài dòng. Đừng để bài sáng kiến trở thành bài báo cáo chi tiết công việc. Tổng kết lại bài viết nên được trình bày ngắn gọn, xúc tích, thể hiện được những giá trị mang lại cho quá trình làm việc.
4.2 Mức độ phân tích kinh nghiệm
Mức độ phân tích đòi hỏi yêu cầu cao hơn so với mức độ tường thuật kinh nghiệm. Ngoài việc đáp ứng những yếu tố của bài tường thuật, bài viết cần đảm bảo thêm các chi tiết khác như: đánh giá, nhận xét trực tiếp đến những tác động, ưu điểm, nhược điểm của vấn đề cũng như hướng phát triển.
Cụ thể bạn cần phải:
- Mô tả được những biện pháp đã áp dụng trong sáng kiến kinh nghiệm là gì. Nêu được ý nghĩa và cả lý do vì sao bạn lại lựa chọn phương pháp đó để giải quyết vấn đề.
- Chỉ ra được sự liên kết của các biện pháp cũng như những đặc điểm đi kèm.
- Đưa ra kết luận chung một cách khái quát, rõ ràng, đầy đủ nhất về cách hướng dẫn áp dụng những biện pháp trên.
5. Lưu ý cần nhớ khi viết sáng kiến kinh nghiệm
- Tiêu đề bài nghiên cứu cần diễn đạt được ý nghĩa của bài viết.
- Để quá trình làm bài hiệu quả nhất, tác giả có thể thực hiện theo quy trình sau: chọn đề tài – viết dàn ý chi tiết – thực hiện đề tài – viết bản thảo – sàng lọc nội dung – viết bản chính.
- Cần đưa ra những cơ sở lý luận đúng đắn giúp việc phân tích và nghiên cứu đi đúng hướng.
- Tác giả phải có được những trải nghiệm từ thực tế của vấn đề trên để tiến hành nghiên cứu và đưa ra giải pháp phù hợp với thực tiễn.
Sáng kiến kinh nghiệm là một dạng bài nghiên cứu khoa học. Do đó người thực hiện cần phải có kiến thức, sự kiên nhẫn và tâm huyết thì mới mang lại kết quả tốt nhất. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã hiểu được sáng kiến kinh nghiệm là gì và cách thực hiện một bài nghiên cứu đúng chuẩn. Truy cập Muaban.net nếu có nhu cầu tìm việc gia sư với mức lương hấp dẫn nhất nhé!
>>> Xem thêm:
- Phương pháp nghiên cứu khoa học nào là quan trọng nhất?
- Cao học là gì? Giá trị của tấm bằng cao học có thể bạn chưa biết!