Từ thời xa xưa đến nay, người ta vẫn quan niệm rằng phương hướng xây nhà rất quan trọng đối với gia chủ. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi nhà hướng Tây hợp tuổi nào thì câu trả lời chắc chắn phải bắt đầu từ tuổi mệnh của chủ nhân ngôi nhà. Muốn biết cụ thể hơn, cùng Mua Bán theo dõi ngay bài viết dưới đây.
I. Hướng Tây là hướng nào? Cách xác định hướng Tây
Hướng Tây là một trong 4 hướng chính dùng để xác định vị trí. Ngoài hướng Tây chúng ta còn 3 hướng còn lại là Đông, Bắc và hướng Nam. Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trời, ta cũng có thể xác định hướng Tây qua các cách như:
- Xác định hướng Tây dựa vào Mặt Trời: Từ xưa đến nay, Mặt Trời luôn di chuyển từ Đông sang Tây, chính vì thế dựa vào thời khắc mặt trời lặn, ta có thể xác định được đó chính là hướng Tây.
- Cách xác định hướng Tây dựa vào bóng của vật thể: Dựa vào quy luật lặn và mọc của Mặt Trời cùng với việc quan sát sự thay đổi thời gian, ta có thể suy ra vào buổi sáng bóng của mọi vật sẽ nghiêng về hướng Tây.
- Xác định hướng Tây dựa vào Mặt Trăng: Vị trí phần khuyết của Mặt Trăng trong giai đoạn từ ngày rằm đến cuối tháng sẽ thường chỉ về hướng Tây.
- Xác định hướng Tây dựa theo Sao Hôm: Sao Hôm sẽ chỉ mọc vào lúc Mặt Trời lặn và vị trí mọc của Sao Hôm luôn nằm ở hướng Tây.
II. Tuổi nào hợp nhà hướng Tây?
Trước khi muốn xem xét nhà hướng Tây phù hợp với phong thủy ra sao, chúng ta cần tìm hiểu nhà hướng Tây hợp tuổi nào. Dựa vào tuổi mệnh, ta có thể biết được mức độ phù hợp của gia chủ với nhà hướng Tây.
Gia chủ |
Năm sinh |
Tuổi mệnh |
Nam giới |
1948 1957 1966 1975 1984 1993 |
Nhâm Tý Tân Dậu Canh Ngọ Kỷ Mão Mậu Tý Đinh Dậu Bính Ngọ Ất Mão Giáp Tý Quý Dậu… |
Nữ giới |
1947 1956 1965 1983 1992 |
Canh Thân Kỷ Tỵ Mậu Dần Đinh Hợi Bính Dần Ất Tỵ Giáp Dần Quý Hợi Nhâm Thân… |
III. Phong thủy dành cho nhà Hướng Tây
Sau khi đã biết được những tuổi nào hợp với nhà hướng Tây, ta sẽ dựa vào đó để suy ra phong thủy dành cho nhà hướng Tây chính xác nhất.
1. Nhà hướng Tây đặt bàn thờ hướng nào?
Bàn thờ được xem là nơi linh thiêng nhất trong mỗi ngôi nhà, vì nó tượng trưng cho mối liên kết thiêng liêng giữa âm dương. Do vị trí đặt bàn thờ có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần và tình hình tài chính của gia chủ. Đồng thời, để giữ tính linh thiêng và trang trọng, bàn thờ phải được đặt ở các vị trí có các yếu tố “Nhất vị nhị hướng”, nghĩa là bàn thờ phải được đặt ở một hướng tốt và có thể nhìn về hướng tốt. Vì vậy, việc chọn hướng bàn thờ phù hợp là rất quan trọng, đặc biệt là đối với nhà hướng tây.
Đối với hướng đặt bàn thờ cho nhà hướng Tây, ta có thể đặt bàn thờ cùng hướng với mệnh cách sẽ mang đến cho gia chủ nhiều may mắn, phúc khí và hậu vận được hanh thông.
Ngoài ra, cũng không nên đặt bàn thờ ở 2 hướng thuộc vào Ngũ Qủy gồm hướng Đông Bắc và hướng Tây Nam. Theo quan niệm phong thủy, những hướng này đều mang lại nguồn năng lượng xấu, không tốt cho sức khỏe tinh thần của gia chủ. Việc đặt bàn thờ gia tiên ở hướng Đông Bắc nhìn ra hướng Tây Nam hoặc ngược lại cũng nên tránh để tránh mang lại tác động tiêu cực cho sự thịnh vượng của gia đình.
>>> Xem thêm: Vị Trí Đặt Két Sắt Trong Phòng Ngủ Hợp Mệnh, Thu Hút Vận May Cực Tốt
2. Nhà hướng Tây đặt bàn bếp hướng nào?
Bếp được coi là trái tim của ngôi nhà trong phong thủy. Nó không chỉ là nơi giữ lửa và cung cấp năng lượng tích cực mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe và phúc khí của gia đình. Chính vì vậy, bếp luôn được quan tâm và khi thi công xây dựng sẽ được làm theo hướng hợp phong thủy nhất nhằm mang lại tài lộc và may mắn cho chủ nhà.
Khi xây nhà hướng Tây, bạn nên chọn hướng bếp dựa theo mệnh cách giống như trong việc chọn hướng nhà. Nếu xây nhà hướng Tây lúc bạn đã có gia đình, bạn nên chọn hướng nhà theo mệnh cách của chồng và chọn hướng bếp theo mệnh cách của vợ. Điều này sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn trở nên cân bằng và hài hòa âm dương, từ đó giúp cho cuộc sống vợ chồng ngày càng trở nên khắn khít và hạnh phúc hơn.
Bên cạnh chọn hướng bếp phù hợp với nhà hướng Tây, bạn cần lưu ý một số điều khi đặt bếp như sau:
- Không làm nhà bếp quay lưng lại với hướng cửa chính sẽ khiến nhà bạn không đón được vượng khí cũng như tài lộc. Bếp trong nhà vì thế mà sẽ không còn ấm cúng, sức khỏe của các thành viên trong nhà cũng dần giảm sút.
- Không được đặt bếp ở chính giữa của căn nhà. Xét theo phong thủy, chính giữa nhà là Thượng Tâm, Trung Cung. Đây là vị trí cần được ổn định tuyệt đối, việc đặt bếp ở đây sẽ gây xáo trộn và xui xẻo cho gia đình gia chủ.
- Không đặt cây cỡ lớn ở trong gian bếp sẽ làm cản trở đi những vượng khí được tích tụ lại trong bếp, làm giảm hướng cát mà gia chủ đã cất công tìm hiểu và xây dựng.
IV. Ưu và nhược điểm của ngôi nhà hướng Tây
Không phải tự nhiên mà nhiều người lại chọn xây nhà hướng Tây. Tuy nhiên, cũng có một số người né việc xây nhà hướng Tây. Cùng tìm hiểu ưu, nhược điểm của nhà hướng Tây để biết được câu trả lời thích đáng.
1. Ưu điểm
Hiện nay, khi đời sống của con người ngày càng trở nên hiện đại, người ta cũng chú tâm hơn trong việc chọn hướng xây nhà với mong muốn sẽ nhận được nhiều may mắn. Nhà hướng Tây được lựa chọn của nhiều người cũng bởi những ưu điểm của nó như:
- Hướng Tây là một trong những hướng được ánh sáng mặt trời chiếu vào nhiều nhất, đặc biệt là vào buỗi chiều tối. Nhờ đó mà, những căn nhà nằm ở hướng Tây thường sáng sủa và ấm áp hơn so với những căn nhà hướng khác. Ánh sáng tự nhiên từ Mặt Trời cũng giúp tăng cường sức khỏe và tinh thần của gia chủ và những người khác ở trong nhà.
- Những mẫu nhà phố không có diện tích lớn hoặc nhà ống nên ưu tiên chọn xây nhà hướng Tây, vì đây là hướng được nhận ánh sáng tốt nhất giúp tiết kiệm điện năng cho gia chủ. Đồng thời còn tối ưu hóa diện tích sử dụng của không gian sống trong nhà.
- Nhà hướng Tây được coi là hướng phong thủy tốt cho gia đạo vì những thành viên sống trong nhà hướng này thường rất hưng vượng và giàu có. Hầu hết họ đều sở hữu tài trí về mảng kinh doanh, nên gặp khá nhiều thuận lợi trong việc phát triển sự nghiệp. Thêm vào đó, những người sống trong nhà hướng Tây còn có tố chất quản lý tiền bạc giỏi và thường rất tiết kiệm, nhưng không hề hà tiện.
>>> Xem thêm: Nhà Hướng Đông Nam Có Tốt Không? Những Điều Phong Thủy Cần Biết
2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời thì nhà hướng Tây vẫn còn tồn tại một số những nhược điểm không mong muốn như:
- Nhà hướng Tây thường bị ảnh hưởng nhiều bởi ánh nắng Mặt Trời hơn so với các hướng khác, nên bề mặt tường và nội thất bên trong căn nhà thường nhanh chóng phai màu và xuống cấp.
- Vào mùa hè, không gian bên trong nhà thường trở nên bí bức và nóng hơn. Nếu không có cách xử lý tốt, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ và các thành viên trong nhà.
V. Có nên xây nhà hướng Tây?
Dựa vào những ưu nhược điểm vừa nêu trên về nhà hướng Tây, ta cũng phần nào phán đoán được nhà hướng Tây có tốt không. Theo một số quan điểm cho rằng xây nhà hướng Tây không mang đến điềm lành và thậm chí sẽ gặp điềm gở.
Quan niệm này trên thực tế là đúng nhưng chưa thật sự đủ. Người Á Đông cho rằng hướng Tây là hướng mặt trời lặn, lúc này vạn vật đang trở về với chính cội nguồn nên khiến cho các tinh túy của đất trời đều hội tụ về hướng Tây. Vì vậy, đây không phải là hướng mang đến điềm gở. Ngược lại, hướng này còn rất may mắn và mang lại nhiều vượng khí, rất phù hợp cho việc xây nhà ở hướng Tây
>>> Xem thêm: 5 loại đất linh là gì? Công dụng của đất ngũ linh trong phong thủy
VI. Gợi ý cách chống nóng khi nhà hướng Tây
Nhà hướng Tây tuy mang lại nhiều lợi ích cho gia chủ nhưng lại có khuyết điểm là thường nóng hơn các hướng khác. Nếu như bạn hợp mệnh với nhà hướng Tây nhưng sợ nắng nóng, bạn có thể tham khảo một số cách chống nóng cho nhà hướng Tây dưới đây:
1. Tạo không gian làm lớp cách nhiệt
Việc tận dụng thiết kế giếng trời hay các khoảng thông giữa các tầng có thể giúp lưu thông không khí trong nhà được tốt hơn. Hơi nóng trong nhà sẽ theo luồng khí thoát ra bên ngoài sau khi Mặt Trời lặn.
Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế thiết kế phòng ngủ thuộc vào không gian mặt đứng trước. Vì đây là nơi trực tiếp đón nhận ánh nắng chiếu vào nên nhiệt độ thường cao hơn. Nếu đặt phòng ngủ tại đây sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái và bí bức.
2. Giảm hấp thụ bức xạ nhiệt
Bạn có thể giảm nóng cho nhà hướng Tây bằng việc giảm hấp thụ bức xạ nhiệt thông qua việc hạn chế sử dụng các vật dụng hấp thụ nhiệt trong nhà như các đồ dùng chất liệu inox, sắt, các loại kính… Thay vào đó, hãy chọn lựa màu sơn, cửa nhà là các vật liệu hấp thụ nhiệt kém để tránh tiếp xúc với ánh nắng sẽ tăng nhiệt làm nóng ngôi nhà của bạn.
3. Sử dụng vật liệu cách nhiệt tốt
Khi lựa chọn vật liệu cho cửa và tường nhà, nên tìm các loại vật liệu có khả năng cách nhiệt hoặc cấu trúc với 2 lớp kết cấu giữa là khoảng trống để làm chậm quá trình hấp thụ nhiệt từ bên ngoài vào và giúp thông gió cho luồng không khí ở bên trong tường.
Khi tiến hành xây dựng nhà hướng Tây, bạn có thể sử dụng sơn chống nóng hay tôn cách nhiệt. Các vật liệu này sẽ phần nào giúp cho ngôi nhà của bạn hạn chế được nhiệt độ do ánh nắng mặt trời chiếu vào.
4. Thông gió tự nhiên cho ngôi nhà
Một cách giúp giảm nhiệt cho nhà hướng Tây đó là làm thông gió tự nhiên cho ngôi nhà của mình. Bạn có thể lưu thông gió từ áp lực nhiệt hay áp lực gió giúp cho không khí ngôi nhà trở nên thoáng hơn. Hoặc bạn có thể thiết kế cửa sổ hay cửa chính quay theo hướng đón gió để nhận được luồng gió tối đa cho ngôi nhà.
5. Sử dụng cây xanh để chống nóng cho nhà hướng Tây
Trồng cây xanh luôn là biện pháp hiệu quả được khuyến khích sử dụng trong việc chống nóng. Cây xanh giúp điều hòa không khí, mang đến không gian mát mẻ và dễ chịu cho căn nhà. Khi sử dụng cây phong thủy để chống nóng và trang trí cho ngôi nhà, bạn cần chú ý đến việc lựa chọn cây phù hợp với hướng của nhà cũng như tuổi mệnh của gia chủ.
Lời kết
Với những thông tin bài viết cung cấp về nhà hướng Tây, chắc hẳn bạn đọc đã biết có nên xây nhà hướng tây không và các tuổi mệnh phù hợp xây nhà. Bên cạnh đó, Muaban.net cũng cung cấp cho bạn các cách làm hạn chế hấp thụ nhiệt, chống nóng cho nhà hướng Tây mà bạn có thể áp dụng. Cũng đừng quên tham khảo qua những bài viết khác về bất động sản, việc làm,…trên Muaban.net nhé.
Nếu bạn muốn biết thêm về phong thủy nhà đất khác ngoài hướng Tây thì xem ngay tại Mua Bán: |
>>> Xem thêm:
- Bao sái bàn thờ là gì? Hướng dẫn bao để mang lại may mắn trong năm mới
- Cách làm lễ cúng động thổ xây nhà: Văn Khuấn và Bài cúng
- Cách cúng đất đai trong nhà: Văn Khấn, Bài Cúng Thổ Thần Chi Tiết