Nhằm phục vụ cho công nhân viên chức một nơi ở thuận tiện trong quá trình đi công tác hay thực hiện nhiệm vụ, chính sách nhà công vụ ra đời. Vậy nhà công vụ là gì? Cần điều kiện gì để thuê nhà công vụ? Người thuê nhà có quyền lợi và nghĩa vụ gì? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Nếu bạn đang là người muốn thuê nhà công vụ chắc chắn sẽ rất hữu ích.
Khái niệm nhà công vụ là gì?
Nhà công vụ (offcial residence) là một loại hình nhà ở được xây dựng dựa trên nguồn quỹ Nhà nước bỏ ra và đối tượng phục vụ thông thường là những người làm việc công. Có nghĩa là những người có chức quyền, công nhân viên chức đang công tác hoặc người có nhiệm vụ đặc thù.
Chức năng phổ biến của nhà công vụ là dùng cho việc tiếp khách, sinh hoạt của cán bộ hay phục vụ việc công tương xứng với nhiệm vụ được giao. Nhà công vụ đảm bảo cho cán bộ có một môi trường làm việc thuận lợi, đầy đủ tiện ích và sang trọng phù hợp với chức vụ người sử dụng.
Ngoài ra, nhà công vụ cũng giúp đảm bảo an toàn cho người công tác, tạo không gian để họp hành giữa các đối tác từ đồng liêu, cấp dưới đến người dân mong muốn gặp gỡ để giải tỏa những khúc mắc cho họ. Chi phí xây nhà công vụ cần nằm trong mức độ ngân sách cho phép cũng như quan niệm của Chính phủ về nhu cầu cho từng chức vụ.
Thời gian sử dụng nhà công vụ không phải vĩnh viễn mà chỉ kéo dài một khoảng thời gian nhất định. Khi hết thời hạn cán bộ đó có thể được cấp hoặc thuê lại nhà ở công vụ với mức giá thấp và tiếp tục sử dụng trong quá trình thi hành nhiệm vụ.
>>> Xem thêm: Luật nhà ở mới nhất, cập nhật những điểm mới
Đối tượng và điều kiện để thuê nhà công vụ
Đối tượng của nhà công vụ
Pháp luật quy định rất rõ ràng về đối tượng được phép sử dụng nhà công vụ cũng như những điều kiện cần thiết để thuê nhà, cụ thể theo Điều 32, Luật nhà ở 2014 có nói rằng 7 đối tượng được ở nhà công vụ như sau:
- Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đang trong thời gian đảm nhận chức vụ thì có thể sử dụng nhà công vụ.
- Các công nhân viên chức thuộc cơ quan của Đảng, Nhà nước hoặc các tổ chức chính trị xã hội không thuộc điểm a khoản này được điều chuyển công tác tại các cơ quan trung ương và giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng hoặc các cấp tương đương trở lên; hoặc điều chuyển công tác tại địa phương và giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên.
- Các công nhân viên chức thuộc cơ quan của Đảng, Nhà nước hoặc các tổ chức chính trị xã hội được điều chuyển công tác đến vùng sâu vùng xa, khu vực có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn hay vùng biên giới, hải đảo.
- Đối tượng là sĩ quan, quân nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được di dời nơi công tác theo yêu cầu của bộ quốc phòng và an ninh, trừ đối tượng bắt buộc phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang.
- Giáo viên đến làm việc tại các khu vực là vùng sâu vùng xa hoặc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, nơi biên giới, vùng hải đảo xảy ra tranh chấp với các nước khác.
- Bác sĩ, nhân viên y tế đến chăm sóc sức khỏe người dân tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo.
- Nhà khoa học được giao thực thi nhiệm vụ khoa học và công nghệ ở cấp quốc gia hoặc đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
>>> Xem thêm: Những trang đăng tin bất động sản tốt nhất hiện nay
Thuê nhà công vụ cần những điều kiện gì?
Thông thường đối tượng thuộc diện chưa có nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình đồng thời chưa mua, thuê được nhà ở xã hội tại nơi di dời công tác. Hoặc đối tượng đã có nhà ở thuộc sở hữu tại nơi công tác nhưng diện tích nhà ở nhỏ hẹp thấp hơn mức diện tích tối thiểu do Chính phủ đặt ra tùy theo từng khu vực, cũng như từng giai đoạn phát triển đất nước.
Người thuê nhà công vụ cần thực hiện quyền và nghĩa vụ gì?
Những quyền lợi người thuê nhà công vụ được hưởng
Người thuê nhà được quyền sử dụng nhà công vụ cho mục đích sinh hoạt của bản thân và gia đình trong thời gian công tác. Ngoài nhà ở, người thuê còn được nhận kèm các trang thiết bị giúp ngôi nhà trở nên khang trang hơn được thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà.
Những hỏng hóc trong quá trình sử dụng được tạo ra bởi các tác nhân tự nhiên không phải do người thuê gây ra đều sẽ được sửa chữa lập tức bởi đơn vị quản lý và vận hành khu nhà.
Sau khi hết thời hạn được thuê, người thuê nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng nhà công vụ thì có thể tiếp tục ký kết hợp đồng nếu người thuê thuộc đối tượng và đủ điều kiện thuê nhà theo quy định Luật Nhà ở 2014.
Ngoài ra, người thuê nhà công vụ cũng cần thực hiện các quyền khác được pháp luật quy định và trong hợp đồng thỏa thuận với bên cho thuê.
Người thuê nhà công vụ cần thực hiện nghĩa vụ nào?
Người thuê có trách nhiệm bảo vệ nhà ở, giữ gìn các tài sản, dụng cụ thiết bị trong nhà. Người thuê không tự ý cải tạo, sửa chữa hoặc có bất kỳ tác động vật lý làm thay đổi cảnh quan ngôi nhà khi chưa có sự cho phép. Trường hợp là căn hộ chung cư thì người thuê cần tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư và giữ yên lặng cho phòng kế.
Người thuê không được cho thuê lại hay ủy quyền quản lý khu nhà cho đối tượng khác. Người thuê cần thanh toán tiền nhà đầy đủ hàng tháng với bên cho thuê và cả các khoản phí dịch vụ khác được cung cấp.
Người thuê cần bàn giao lại nhà công vụ khi không còn thuộc diện sử dụng loại nhà này hoặc đã hết nhu cầu sử dụng nhà công vụ. Ngoài ra, những người vi phạm thuộc diện bị thu hồi lại nhà ở thì cần chuyển đến nới khác trong thời hạn 90 ngày, kể từ lúc nhận được văn bản của cơ quan.
Trong trường hợp nhà ở bị cưỡng chế để phục vụ cho mục đích khác theo quyết định của Nhà nước thì cần chấp hành nghiêm chỉnh và nhanh chóng chuyển nơi sinh sống.
>>> Xem thêm: Nhà ở thương mại là gì? Tất tần tật những điều về nhà ở thương mại bạn nên biết
Các loại nhà ở công vụ phổ biến
Hiện tại Nhà nước cho phép nhà công vụ phân thành nhiều loại, nhằm đáp ứng nhu cầu cho nhiều đối tượng với phân khúc khác nhau:
- Nhà biệt thự: thiết kế theo kiểu dáng biệt thự đơn lập hoặc biệt thự song lập, không quá 3 tầng lầu, diện tích khuôn viên biệt thự trong khoảng 350-500m2.
- Căn hộ chung cư tại vùng đô thị: thiết kế theo kiểu căn hộ khép kín, diện tích sử dụng dao động trong khoảng 25-160m2.
- Nhà ở khu vực nông thôn: thiết kế theo kiểu nhà khép kín, diện tích sử dụng đa dạng từ 25-90m2.
Tham khảo ngay những tin đăng mua bán nhà đất uy tín, giá tốt, vị trí đẹp
Quy định về bàn giao lại nhà ở công vụ
Theo Khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở 2014, người thuê nhà trả lại nhà công vụ không vi phạm những hành vi thuộc diện bị cưỡng chế trả lại nhà, đồng thời chưa có nhà ở để sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ cho Nhà nước thì các cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý người này cần phối hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tìm kiếm nơi ở mới cho họ.
Nơi sinh sống mới có thể là nhà thuê, nhà ở xã hội hoặc phần đất để xây dựng nhà ở được cơ quan hành chính cấp cho người thuê. Những đối tượng Không còn đáp ứng những điều kiện để thuê nhà công vụ hay vi phạm chính sách thuê nhà nghiêm trọng thì cần bàn giao lại ngôi nhà cho các cơ quan cấp phép, nếu không sẽ bị cưỡng chế, tránh để chây ì.
>>> Xem thêm: Có nên mua chung cư mini? Những rủi ro cần lưu ý
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin về nhà công vụ bao gồm nhà công vụ là gì, các đối tượng được phép sử dụng nhà công vụ cũng như quyền lợi và nghĩa vụ bên thuê. Mua Bán hy vọng sau khi xem qua bài viết bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về loại hình nhà công vụ.
Cùng theo dõi Mua Bán để cập nhật các thông tin thị trường về nhà ở và tin đăng Mua Bán Nhà Đất ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và toàn quốc mới nhất nhé!
>>> Tham khảo thêm:
- Biệt thự song lập và những mẫu thiết kế mới nhất 2022
- Căn hộ dual key là gì? Đặc điểm nổi bật về dual key hiện nay
- Hợp đồng xây dựng nhà ở và chi tiết nội dung hợp đồng