Sunday, May 5, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmTổng hợp đề ôn thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm...

Tổng hợp đề ôn thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm học 2023 – 2024

Khám phá bộ đề ôn thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn kèm đáp án chi tiết mới nhất! Hãy tận dụng ngay bộ đề ôn thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn chi tiết và chuẩn xác để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới. Cùng Mua Bán chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi lớp 10 sắp tới nhé! 

Tổng hợp đề ôn thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm học 2023 - 2024
Tổng hợp đề ôn thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm học 2023 – 2024

I. Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2023

Đề số 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Dọc khắp các vùng quê, đâu cũng có những ngôi đình, ngôi chùa để nhân dân cầu bình an. Muốn bình yên cần học cách đối xử hiền hòa với thiên nhiên. Vào thời điểm này, những con sống bậc nhất Bắc Kỳ, dòng sông của thi ca, dòng sông của tiếng hát quan họ vẫn còn lóng lánh đón mặt trời vào mỗi sớm mai, còn đong đưa những thứ ánh sáng huyền diệu của trăng lên, những cánh hát hội, tiếng gõ mạn thuyền gọi cá tôm vào lưới. Người Bắc Giang đang có những dòng sông đẹp như cô gái đang thời xuân sắc. Giá trị trong lành của những dòng sông không nơi nào có được, cần phải giữ gìn và nâng cao chất lượng của dòng nước, Thiên nhiên ban cho người Bắc Giang những dòng sông, ngọn núi đẹp, là những báu vật có thể để dành cho tương lai. Ở những nước giàu có, nhờ những dòng sông đẹp, nhiều nơi đã phát triển được hệ thống đường thủy trong giao thương và du lịch.

Mọi dòng sông đều đổ về biển lớn. Trên hành trình về biển, sông đi qua bao gian khó và thử thách. […]

Có lẽ mơ ước của những dòng sông đổ về biển lớn mang theo mở lớp của người Bắc Giang về sự hội nhập và phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội cũng từ đây.

(Theo Nguyễn Thị Thu Hà, Những dòng nước huyền thoại, Ngàn năm dưới bóng quê nhà, trang 81-82, NXB Quân đội Nhân dân 2018).

Câu 1. Theo đoạn trích trên:

a (0,5 điểm). Con người cần phải làm gì nếu muốn bình yên?

b (0,5 điểm). Thiên nhiên đã ban tặng cho người Bắc Giang những gì?

Câu 2 (1,0 điểm). Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: Người Bắc Giang đang có những dòng sông đẹp như cô gái đang thời xuân sắc.

Câu 3 (1,0 điểm). Nhận xét ngắn gọn về tâm tư, tình cảm của tác giả với những dòng sông quê hương.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ hình ảnh mọi dòng sông đều đổ về biển lớn với bao gian khó và thử thách trong đoạn trích trên, em có liên tưởng gì đến hành trình hội nhập của thế hệ trẻ trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay? Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ.

Câu 2. (5,0 điểm).

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở

– Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…

(Bếp lửa – Bằng Việt, SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD)

Đáp án đề số 1 – Đề ôn thi tuyển tuyển sinh lớp 10 môn Văn

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1.

a. Con người muốn bình yên cần phải: học cách ứng xử hiền hòa với thiên nhiên

b. Thiên nhiên đã ban tặng cho người Bắc Giang: những dòng sông, ngọn núi đẹp, là những báu vật có thể dành cho tương lai.

Câu 2. 

– Biện pháp: So sánh (so sánh những dòng sông với cô gái đang thời xuân sắc)

– Tác dụng: nhấn mạnh khẳng định vẻ đẹp tràn đầy sức sống của những dòng sông ở Bắc Giang.

Câu 3. 

– Tình yêu dành cho những dòng sông quê.

– Niềm tự hào về những dòng sông gắn với văn hóa lâu đời của người dân: dòng sông của thi ca, dòng sông của tiếng hát quan họ vẫn còn lóng lánh đón mặt trời vào mỗi sớm mai.

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1.

* Yêu cầu về hình thức

– Đoạn văn 400 – 500 chữ, sử dụng phép lập luận tổng – phân – hợp.

– Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

* Yêu cầu về nội dung:

*Nêu vấn đề.

*Giải thích vấn đề:

– Hội nhập là tham gia vào một cộng đồng để cùng hoạt động và phát triển với cộng đồng ấy (thường nói về quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia).

– Hình ảnh mọi dòng sông đều đổ về biển lớn với bao gian khó và thử thách gợi liên tưởng về những khó khăn lớn lao mà thế hệ trẻ phải vượt qua để hội nhập với thế giới bởi cũng như những dòng sông muốn đổ về biển lớn phải vượt qua bao nhiêu gềnh thác.

*Phân tích, bàn luận vấn đề:

– Tại sao khi hội nhập, giới trẻ phải vượt qua nhiều thử thách?

+ Do sự cách biệt về văn hóa và ngôn ngữ.

+ Do điều kiện về kinh tế và xã hội giữa nước ta với các nước khác có sự chênh lệch khá nhiều.

– Giới trẻ cần làm gì để xóa bỏ những khó khăn, thử thách trên:

+ Cần trau dồi cho mình tri thức và kinh nghiệm sống.

+ Không ngừng học hỏi, tiếp thu tri thức nhân loại.

+ Phát huy những điểm mạnh, xóa bỏ những điểm yếu.

+ Cần gạt bỏ những mặt tiêu cực của cái “tôi” cá nhân để có thể hòa nhập hơn với cộng đồng.

– Tuy nhiên cần lưu ý, hội nhập chứ không phải hòa tan vẫn cần giữ những nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc.

– Liên hệ bản thân.

Câu 2.

a. Mở bài

– Giới thiệu tác giả: Bằng Việt

+ Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

+ Thơ Bằng Việt có giọng điệu tâm tình, trầm lắng, cảm xúc tinh tế, do đó tạo được sức lôi cuốn với bạn đọc.

– Giới thiệu tác phẩm: Bếp lửa

– Giới thiệu khái quát về hai khổ cuối

b. Thân bài

b.1. Khổ thơ “Lận đận… bếp lửa!”

* Những suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ, của đứa cháu về cuộc đời của bà:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Những vần thơ chan chứa bao nghĩa nặng tình sâu của đứa cháu đối với bà. Bà quen dậy sớm để tiếp tục nhóm lên ngọn lửa:

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

b.2. Khổ thơ “Giờ cháu… lên chưa?”

– Cháu đã lớn khôn, đã được sống trong cuộc đời mới thật vui thật đẹp, giữa ngọn khói trăm tàu lửa trăm nhà. Nhưng cháu vẫn không thể quên bếp lửa đơn sơ ấm áp của bà để rồi mỗi ngày đều tự hỏi: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”. Câu hỏi mà cũng là lời khẳng định: Cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được bà và bếp lửa vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ cháu đã được nuôi dưỡng và lớn lên từ đó.

c. Kết bài

– Khẳng định giá trị của tác phẩm

– Tình cảm của em dành cho tác phẩm.

Đề số 2

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc đoạn trích sau:

Một lời nói đẹp, chân thành, có tính chất xây dựng niềm tin yêu chính là đóa hoa thơm ngát trong khu vườn văn minh của nhân loại.

Người xưa thường hay nhắc nhở: Lời nói không mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Ta vốn có sẵn một thứ tài sản rất quý báu, có thể làm cho những người sống bên cạnh an vui và hạnh phúc mà không phải tốn kém tiền bạc hay công sức, đó là lời nói dễ thương – ái ngữ. Đúng là bản chất của ngôn từ không thể nào diễn đạt hết những điều sâu sắc của tình cảm hay sự vô cùng của chân lí, nhưng nó thật sự cần thiết để tiếp sức cho nhau trong những lúc khó khăn. Những lời nói nhẹ nhàng và ấm áp được phát ra từ cõi lòng bình yên và thái độ kính trọng, không những tạo nên cảm giác dễ chịu, mà còn có thể xoa dịu và nâng đỡ người nghe rất nhiều. Khi ta biểu đạt ra ngoài bằng hành động hay lời nói phù hợp với những gì đang xảy ra trong tâm thì năng lượng của nó sẽ được khuếch đại lên gấp nhiều lần. Do đó một lời nói chân thành, truyền tải được năng lượng an lành, đích thực là liều thuốc bổ giúp nhau mau chóng hồi phục sức khỏe và tinh thần.

(Trích Hiểu về trái tim, Minh Niệm, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2016, tr.179)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, những lời nói nhẹ nhàng và ấm áp được phát ra từ cõi lòng bình yên và thái độ kính trọng có ý nghĩa như thế nào?

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 4 (1,0 điểm). Qua đoạn trích, em rút ra bài học gì cho bản thân mình?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm).

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15- 20 dòng) về sự cần thiết phải giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt ?

Câu 2 (5,0 điểm).

Những đêm rừng, nằm trên võng, mắt chỉ thấy tấm ni lông nóc, lúc nhớ con anh cứ ân hận sao mình lại đánh con. Nỗi khổ tâm đó cứ giày vò anh.

[…] Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.

Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

– Tôi sẽ mang về và trao tận tay cho cháu.

Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB giáo dục Việt Nam, 2020, tr 199-200)

Phân tích nhân vật ông Sáu trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với đoạn thơ dưới đây để làm rõ tình yêu thương của những người cha dành cho con

“ Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con”

(Trích Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB giáo dục Việt Nam, 2020, tr73)

——–Hết——-

Đáp án đề số 2 – Đề ôn thi tuyển tuyển sinh lớp 10 môn Văn

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. 

– Phương thức biểu đạt chính của văn bản là Nghị luận

(Hoặc: – Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: Nghị luận)

Câu 2. Theo tác giả, những lời nói nhẹ nhàng và ấm áp được phát ra từ cõi lòng bình yên và thái độ kính trọng không những tạo nên cảm giác dễ chịu, mà còn có thể xoa dịu và nâng đỡ người nghe rất nhiều.

(Hoặc trích dẫn Những lời nói nhẹ nhàng và ấm áp được phát ra từ cõi lòng bình yên và thái độ kính trọng, không những tạo nên cảm giác dễ chịu, mà còn có thể xoa dịu và nâng đỡ người nghe rất nhiều.)

Câu 3. 

– Nội dung chính của đoạn trích trên là:

+ Ý nghĩa và tác dụng của lời nói đẹp, chân thành.

+ Tác giả nhắn nhủ mọi người hãy sử dụng lời nói tốt đẹp, “dễ thương” để cho cuộc sống của ta và những người xung quanh trở nên vui vẻ, hạnh phúc.

Câu 4.  

– Thí sinh chủ động đưa ra bài học/thông điệp cá nhân rút ra từ văn bản hợp lý.

– Bàn luận ngắn gọn/ nêu lí do lựa chọn về bài học/thông điệp đó: 0,5 điểm.

Dưới đây là một số gợi ý : cân nhắc, cẩn trọng lời nói khi giao tiếp/ trau dồi vốn ngôn ngữ của bản thân/ không nói những lời làm tổn thương người khác….

II. LÀM VĂN

Câu 1. 

a. Đảm bảo thể thức đoạn văn

b. Xác định đúng nội dung cần trình bày trong đoạn văn: về sự cần thiết phải giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt.

c. Triển khai nội dung đoạn văn thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, lập luận tốt. Câu trả lời phải hợp lí và thuyết phục.

Có thể theo hướng: Tiếng nói dân tộc là sợi dây gắn bó xuyên suốt cả quá trình hình thành nhân cách, tâm hồn con người; tiếng nói là linh hồn, là bộ mặt riêng biệt và niềm tự hào sâu sắc của một quốc gia, dân tộc, việc giữ gìn tiếng nói dân tộc là bảo tồn lịch sử, lan tỏa và quảng bá vẻ đẹp của văn hóa dân tộc rộng khắp thế giới; giữ gìn và luôn thể hiện niềm tự hào về vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc với bạn bè quốc tế chính là biểu hiện sâu sắc nhất của lòng tự tôn dân tộc chính đáng; giữ gìn được tiếng nói dân tộc tạo cơ sở và nền tảng vững chắc để tiến xa hơn đến sứ mệnh bảo vệ chủ quyền văn hóa, lãnh thổ đất nước…..

d. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa

Câu 2. 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài được tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của cá nhân.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Phân tích nhân vật ông Sáu trong đoạn trích trên (…)

Từ đó, liên hệ với đoạn thơ dưới đây(…) để làm rõ tình yêu thương của những người cha dành cho con

c. Triển khai vấn đề nghị luận

– Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp. Các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm đó; biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng.

– Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý:

c1. Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm Chiếc lược ngà,  nhân vật và vị trí đoạn trích.

c2. Phân tích nhân vật ông Sáu:

* Khái quát cảnh ngộ gia đình ông Sáu và tình yêu thương của ông Sáu dành cho con

– Đất nước có chiến tranh, ông Sáu đi chiến đấu khi con gái ( Bé Thu) chưa đầy một tuổi. Hai cha con chưa một lần được gặp mặt.

– Sau tám năm trời vào sinh ra tử, ông Sáu được về thăm nhà. Hạnh phúc và khao khát được ôm con vào lòng, nhưng vết thẹo dài trên mặt khiến bé Thu ngây thơ, hồn nhiên một mực không nhận cha. Đến khi bé Thu nhận ra cha thì cũng là lúc ông Sáu phải chia tay con và gia đình để trở lại chiến trường. Ông Sáu ra đi với niềm xúc động và mang theo ước nguyện của con là một cây lược nhỏ …

* Nội dung đoạn trích: Vẻ đẹp của tình phụ tử

– Niềm hạnh phúc của người cha khi làm chiếc lược tặng con.

+ Luôn ghi nhớ lời con dặn vội vàng lúc chia tay “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba!”.

+ Không giấu được niềm vui, hạnh phúc khi tìm được khúc ngà (anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà)

+ Tỉ mỉ làm chiếc lược bằng tất cả tình yêu thương (Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc)

+ Khắc lên chiếc lược tình yêu và nỗi nhớ con không nguôi (anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”, Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt)

– Sự hi sinh của ông Sáu:

+ Ông mất khi chưa kịp trao chiếc lược cho con, khi mới chỉ được gặp con duy nhất một lần trong đời.

+ Giây phút cuối cùng của cuộc đời, ông không dành cho mình mà cho con (Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.)

– Ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà

+ Là tình yêu, nỗi nhớ và cả sự ân hận vì đã lỡ đánh con của ông Sáu.

+ Kỷ vật thiêng liêng, cầu nối giữa cha con ông.

+ Biểu tượng của tình cha con.

* Nghệ thuật.

– Ngôi kể thứ nhất, lời kể của một người đồng chí của ông Sáu, vì thế câu chuyện trở nên khách quan, chân thành, tự nhiên

– Ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, chính xác.

– Tình huống truyện rất éo le, bất ngờ mà tự nhiên, cảm động; qua đó, phần nào nói lên sự ác liệt của chiến tranh.

– Lời văn cảm xúc, ngôn ngữ kể chuyện truyền cảm mang đậm chất địa phương Nam Bộ.

– Hình ảnh có tính biểu tượng.

* Đánh giá chung

– Đoạn trích thể hiện được sâu sắc tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, đó là sự khẳng định ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân văn sâu sắc. Tình cảm ấy là cội nguồn, sức mạnh vượt lên sự hủy diệt tàn bạo của chiến tranh.

– Khơi gợi trong lòng bạn đọc tình cảm gia đình yêu thương và những bài học về lòng hiếu thảo.

c3. Liên hệ với đoạn thơ dưới đây để làm rõ tình yêu thương của những người cha dành cho con

– Liên hệ đoạn thơ trong bài Nói với con của Y Phương: Là lời dặn dò của người cha, mong con tin tưởng và vững bước trên con đường đời. Mong con sau này lớn khôn trưởng thành làm được những điều lớn lao, phải sống cao thượng, tự trọng để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

– Nhận xét:

+ Cả hai đoạn trích đều thể hiện tình cảm yêu thương, tấm lòng vị tha, đức hi sinh cao cả một đời vì con của những người cha

+ Vẻ đẹp của tình cha con trong hai đoạn trích nói riêng và hai tác phẩm nói chung đã khẳng định tình cảm gia đình được hòa quyện, thống nhất, gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương đất nước.

d. Sáng tạo

Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Đề số 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:

Trên đường đời bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ – trượt… Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết đứng dậy từ những sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường khi họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình, và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn. Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”.

(Trích Cuộc sống không giới hạn, Nick Vujicic, chương XII, trang 236) 

a) Xác định phương thức biểu đạt chính. (1,0 điểm)

b) Cho biết cách trích dẫn ở phần in đậm. (1,0 điểm)

c) Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau: “Khi vấp ngã họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết.” (1,0 điểm)

d) Em hiểu gì về câu nói: “Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại.”? (1,0 điểm)

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1. (2,0 điểm) Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn (200 chữ) bàn về ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

 

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

 

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình

(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.156)

Hết.

Đáp án đề số 3 – Đề ôn thi tuyển tuyển sinh lớp 10 môn Văn

I. PHẦN ĐỌC HIỂU 

a. Phương thức biểu đạt chính là: nghị luận.

b. Cách trích dẫn ở phần in đậm là: dẫn trực tiếp

c. Phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn là:

– Phép thế: “Thay vì thế” ở (2) thay thế cho “Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc.” (1)

d. Câu nói: “Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại.” có ý nghĩa: Vấp ngã là điều bình thường bởi ai cũng có lúc thất bại và vấp ngã trong cuộc sống, chỉ trừ những người không dám đứng dậy sau vấp ngã hay chính là sợ hãi, không dám đối mặt với những điều xấu nhất có thể xảy ra thì họ mới là người thực sự thất bại.

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN

Câu 1: Viết đoạn văn NLXH

* Yêu cầu về hình thức: Viết đúng đoạn NLXH theo cách trình bày: Tổng – Phân – Hợp

* Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo những ý sau:

– Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.

– Giải thích: Vấp ngã là sự thất bại, sự sa ngã của bản thân trong một vấn đề hay trường hợp nào đó. Nguyên nhân dẫn đến việc vấp ngã này chính là vì sự thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm cần có để có thể thực hiện và hoàn thành tốt.

– Bàn luận vấn đề:

+ Con người từ khi sinh đến khi trưởng thành có biết bao lần vấp ngã: lần đầu ta tập đi, tạp bơi, tập xe đạp, … học hành, làm ăn, … không thể tránh được sự vấp ngã. Vấp ngã, thất bại, sai trái khi làm điều gì đó trong cuộc sống là điều rất bình thường.

+ Phải biết cách chấp nhận nó như một điều tự nhiên trong cuộc sống để sống nhẹ nhàng và vui vẻ hơn, không nên sợ thất bại.

+ Người xưa có câu:” Thất bại là mẹ của thành công”. Thất bại chính là động lực để con người vượt qua, là bài học để từ đó con người kinh nghiệm,..

+ Đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã làm ta trưởng thành hơn trong cuộc sống, (dẫn chứng)

– Mở rộng vấn đề và bài học nhận thức:

+ Tuổi trẻ không nên sợ hãi vấp ngã, vì càng ngã đau thì bạn càng nhớ rõ để rồi không bao giờ vấp ngã tại chính điểm đấy.

+ Đứng dậy ngay tại điểm vấp ngã rất dễ làm ta thấy sợ hãi, thiếu suy nghĩ sáng suốt, vì vậy khi bạn cảm thấy đủ tự tin hãy đứng dậy từ một điểm bắt đầu theo hướng mới tích cực hơn.

– Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề: vấp ngã, thất bại là điều không ai muốn nhưng phải biết chấp nhận nó, lấy đó làm bài học và đứng dậy bằng sự tự tin, tích cực.

(đoạn văn có thể viết hơn 200 chữ, nhưng không được dài quá một trang giấy thi)

Câu 2: Viết bài văn NLVH

*Yêu cầu về hình thức:Viết đúng kiểu bài NL chứng minh một vấn đề văn học

– Bố cục 3 phần

– Đảm bảo kiến thức về lý luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương để làm bài.

– Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lý, có liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận.

*Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo những ý sau:

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy và bài thơ “Ánh trăng”, nhận định chung về bài thơ

– Giới thiệu đoạn thơ cần NL và nêu cảm nhận chung về đoạn thơ.

II. Thân bài:

1. Khái quát nội dung của các đoạn thơ trước và dẫn ra nội dung của 3 khổ thơ cuối.

2. Cảm nhận 3 khổ thơ.

+ Khổ 1 : Hoàn cảnh đột ngột, bất ngờ khiến con người phải tìm đến trăng. (phân tích: vội, đột ngột, trăng tròn) → bước ngoặt của cảm xúc→ trăng gây xúc động mạnh, cảm xúc tuôn trào

+ Khổ 2 : Con người đối diện với trăng và nhớ lại bao kỉ niệm thời quá khứ. (phân tích: rưng rưng, hình ảnh so sánh: như là + trường từ về thiên nhiên: đồng, sông, bể, rừng)

→ Trăng có ý nghĩa biểu tượng, tượng trưng cho:

– Tượng trưng cho vẻ đẹp của quê hương đất nước bình dị, hồn hậu

– Tượng trưng cho quá khứ gian lao nghĩa tình

+ Khổ 3: Sự thức tỉnh của con người và bài học về lối sống ân tình thủy chung với quá khứ. (phân tích: trăng cứ tròn, im phăng phắc – nhân hóa → trăng là nhân chứng nghĩa tình của quá khứ gian lao, tình nghĩa nhân hậu, bao dung, nhưng nghiêm khắc nhắc nhở nghĩa tình → nhân vật trữ tình “giật mình”  phân tích ý nghĩa của giây phút “giật mình” )

3. Đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ.

III. Kết bài:

– Khẳng định 3 khổ thơ góp phần tạo nên thành công của tác phẩm

– Khẳng định giá trị mà tác phẩm mang lại.

Nguồn: tailieu.com

Tham khảo thêm các tin đăng về việc làm uy tín tại Muaban.net

Tuyển Nhân Viên (Bán Hàng-Trực Quầy/Thu Ngân/Tạp Vụ) Đi Làm Ngay
15
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
[HCM] Tuyển Gấp Nhân Viên Bán Hàng/Tạp Vụ/Thu Ngân (Fulltime/Parttime)
15
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Tuyển Nhân Viên Đi Làm Ngay (Trực Quầy,Bán Hàng,Tạp Vụ,Bảo Vệ)
12
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Việc bán thời gian - chăm sóc bé (sau giờ học)
2
  • Hôm nay
  • Quận 4, TP.HCM
Tuyển Gấp Nhân Viên Dán tem /Trực Quầy/Tạp Vụ tại Cửa Hàng B,S MART
12
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
 Hệ Thống Chuỗi Siêu Thị Co.op Bổ Sung 30 Nhân Viên Đi Làm Ngay 2024
9
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
 🔴🟡🟢Tuyển Dụng 10 Nhân Viên Cho Cửa Hàng Tiêu Dùng Tại Quận 12
12
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Việc làm quận Tân Bình (part-time/ thời vụ) ưu tiên sinh viên
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
🍀 Hệ Thống Siêu Thị CoopFood Bổ Sung 30 Nhân Viên Đi Làm Ngay 2024
6
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Việc làm xoay ca và fulltime tai Quận Bình Thạnh và Gò Vấp
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Việc làm thêm tại Bình Thạnh, Pratime hoặc Fulltime
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Việc làm xoay ca tại quận Bình Thạnh cho sinh viên
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Việc làm sinh viên bán matcha milk oat,xoay ca 25k/h
8
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
VIỆC LÀM bán thời gian cho sinh viên Thủ Đức, Bình Thạnh, 29k/giờ
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 2, TP.HCM
VIỆC LÀM XOAY CA CHO SINH VIÊN!!
6
VIỆC LÀM XOAY CA CHO SINH VIÊN!! 28 nghìn - 33 nghìn/giờ
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Tuyển NV bán hàng tại shop ở Q9, Thủ Đức
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
Việc làm thêm cho Sinh viên tại Bình Thạnh
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Việc làm thêm cho SV tại Gò Vấp
1
Việc làm thêm cho SV tại Gò Vấp 3,5 triệu - 7,3 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Việc làm part time cho Sinh viên tại Thủ Đức
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
Việc làm part-time cho SV tại Gò Vấp
1
Việc làm part-time cho SV tại Gò Vấp 3,6 triệu - 7,4 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM

II. Tham khảo đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn của các tỉnh năm 2022 (đáp án chi tiết)

Link tải: Tại đây

Nguồn: download.vn

III. Một số đề ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn tham khảo

Link tải: Tại đây

Nguồn: vndoc.com

IV. Lời kết

Hy vọng với bộ đề ôn thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc đề thi cũng như rèn luyện kỹ năng viết văn nhuần nhuyễn nhất. Chúc bạn sẽ hoàn thành thật tốt bài thi sắp tới. Ngoài ra cùng đừng quên truy cập Muaban.net để có thể cập nhật nhanh nhất các đề tuyển sinh, đề minh họa THPT quốc gia… hay thông tin hay về tìm việc làm, ô tô, xe máy, bất động sản,…

Xem thêm:

 

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ