Hiện nay người ta sử dụng lựa chọn dán keo xe vì nhiều lý do khác nhau như tăng hiệu quả chống trầy xước, tăng tính thẩm mỹ, thể hiện cá tính,… Bên cạnh các tác dụng kể trên thì việc dán keo xe cũng có thể gây ra một số tác hại nhất định đến phương tiện. Vậy có nên dán keo xe? Cùng Muaban.net tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
I. Dán keo xe là gì?
Dán keo xe là việc người sử dụng xe dùng các loại nilon (có thể là trong suốt hoặc có màu, có họa tiết) để phủ lên bề mặt xe. Lúc này lớp sơn của xe sẽ hạn chế tối đa khả năng trầy xước khi có va chạm đồng thời lớp keo cũng giúp giữ màu sơn gốc của xe được bền lâu hơn.
II. Có nên dán keo xe không?
Có nên dán keo xe không? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của việc dán keo xe để đưa ra quyết định phù hợp nhé!
1. Ưu điểm khi dán keo xe
Để có thể trả lời câu hỏi có nên dán keo xe hay không thì trước tiên, cùng điểm qua một số lợi ích khi thực hiện. Dán keo xe máy sở hữu một số ưu điểm vượt trội như sau:
- Bảo vệ màu sơn gốc:
Lớp sơn gốc của xe máy thông thường sẽ bị oxy hóa bởi tác động của môi trường tự nhiên dẫn tới sơn bị xỉn màu, bong tróc. Khi dán keo xe thì phương tiện được dán lớp nilon trên bề mặt giúp ngăn chặn các yếu tố nước mưa, ánh nắng trực tiếp xúc với sơn xe. Từ đó lớp sơn gốc luôn được sáng bóng như mới.
- Chống xước cho xe:
Lớp nilon bên ngoài sẽ xe hạn chế tối đa khả năng bị trầy xước nếu người sử dụng xe xảy ra va chạm khi di chuyển hoặc dịch chuyển xe ở các bãi gửi xe chật chội.
- Tăng tính thẩm mỹ:
Sau khi dán keo xe máy thì diện mạo bên ngoài của xe sẽ sáng bóng hơn. Đặc biệt nếu như người dùng dán các loại decal có họa tiết hoặc màu sắc độc đáo thì xe được tạo thêm điểm nhấn ấn tượng.
2. Nhược điểm khi dán keo xe
Bên cạnh những ưu điểm thì dán keo xe máy cũng có tồn tại những hạn chế nhất định. Cụ thể như sau:
- Có thể có bọt khí khi dán:
Nếu thợ kỹ thuật không có tay nghề cao hoặc kinh nghiệm thấp thì khi dán xe máy sẽ dễ gây xuất hiện các bọt khí trên bề mặt lớp dán làm giảm tính thẩm mỹ của bề mặt xe.
- Thời gian sử dụng:
Độ bền của lớp dán tùy thuộc vào chất liệu decal và điều kiện môi trường sử dụng. Nếu như xe thường xuyên tiếp xúc với mưa, không khí ẩm hay nhiệt độ cao thì người dùng sẽ phải thay lớp keo dán thường xuyên.
- Khả năng chống xước ở mức tương đối:
Khả năng bảo vệ của lớp keo chỉ ở mức tương đối. Nếu như khi sử dụng xảy ra va chạm quá mạnh thì lớp keo dán có khả năng bị phá vỡ và lớp sơn nguyên bản vẫn bị trầy xước.
Tham khảo thêm: Vạch E hay F là hết xăng? Giải đáp thắc mắc liên quan về kim báo xăng
III. Có những loại keo dán xe nào?
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại keo dán xe. Cùng Mua Bán tìm hiểu một số loại dán keo xe phổ biến để bạn cân nhắc khi lựa chọn trùng tu làm đẹp cho xe máy nhé.
1. Dán nilon trong chống xước
Dán nilon trong chống xước hay còn được người dùng gọi là dán keo trong xe máy. Giống như tên gọi thì người dùng thường dán keo loại này để bảo vệ lớp sơn nguyên bản và chống xước. Thợ kỹ thuật sẽ sử dụng loại nilon trong suốt và bóng để dán lên bề mặt xe. Sau khi dán thì vẫn nhìn rõ được màu sơn gốc, tem xe cũng không bị thay đổi.
2. Dán nilon nhám chống xước
Keo xe này là loại nilon nhám hoặc trong mờ với hình thức dán keo tương tự với loại nilon trong chống xước. Dán nilon nhám phù hợp cho những chiếc xe máy mới mua nhằm bảo vệ lớp sơn nguyên bản. Sau khi dán thì bạn vẫn có thể nhìn thấy rõ tem và lớp sơn ban đầu của xe.
3. Dán keo màu nguyên bản của xe
Người chủ phương tiện thường dán keo màu nguyên bản của xe để làm mới cho những chiếc xe đã cũ, bị trầy xước và màu sơn đã xuống cấp. Đây là một sự lựa chọn tối ưu chi phí để làm mới chiếc xe của mình.
4. Dán keo xe có họa tiết
Đối với loại này thì người dùng có thể sử dụng các loại decal trong hoặc nhám đi kèm họa tiết yêu thích để làm nổi bật cho chiếc xe của mình. Hiện nay decal họa tiết rất đa dạng, thậm chí là có thể in theo yêu cầu của khách hàng. Do đó bạn tha hồ được thể hiện cá tính và phong cách của bản thân.
Tham khảo thêm: Bao lâu nên vệ sinh họng ga xe máy? Hướng dẫn chi tiết các bước
IV. Dán keo xe có bị phạt không
Căn cứ vào khoản 2 điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008: “Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”
Tham khảo: Luật giao thông đường bộ 2008
Vậy có nên dán keo xe không? Khi dán keo xe máy cần lưu ý những điều sau để đảm bảo không vi phạm luật:
- Không dán toàn bộ thân xe.
- Decal phải trùng màu với màu sơn đã trên đăng ký xe.
- Chỉ được dán các loại họa tiết, tem, logo có kích thước nhỏ.
Khi chủ phương tiện dán keo xe vi phạm luật giao thông đường bộ thì sẽ bị phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 800.000 đồng tùy theo mức độ. Cụ thể, căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
- Khoản 1: “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.”
- Khoản 2, điểm b: “Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe”
Ngoài việc bị phạt hành chính thì chủ xe buộc phải khôi phục lại màu sơn ban đầu được ghi trong Giấy đăng ký xe. (Căn cứ vào điều 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Thảm khảo: Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Lưu ý: Nếu chủ phương tiện dán keo xe khác với màu sơn được ghi trên Giấy đăng ký xe thì phải làm thủ tục thay đổi màu xe theo quy định để không phạm luật.
Lời kết
Như vậy bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc có nên dán keo xe thông qua những ưu nhược điểm của keo dán, các loại keo dán xe và quy định của pháp luật đối với hành vi này. Hy vọng rằng nội dung này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình đưa ra quyết định dán keo xe. Đừng quên truy cập Muaban.net thường xuyên để đọc thêm những kiến thức về kinh nghiệm về xe máy hữu ích khác.
Xem thêm:
- Cách tháo bugi xe máy dễ thực hiện. Dấu hiệu nên thay bugi
- Nhớt láp xe tay ga là gì? Khi nào cần thay nhớt láp cho xe
- Dấu hiệu smartkey Vision hết pin: Cách nhận biết và khắc phục