Wednesday, November 20, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmCo-founder là gì? Sự khác biệt giữa Founder và Co-founder

Co-founder là gì? Sự khác biệt giữa Founder và Co-founder

Co-founder là một khái niệm thường được nhắc đến trong kinh doanh. Vậy Co-founder là gì? Khác gì so với Founder? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm Co-founder cũng như cách phân biệt Founder với Co-founder nhé!

Co-founder là gì?
Co-founder là gì?

1. Founder là gì?

Founder được gọi là nhà sáng lập, được hiểu như là một người xây dựng nên công ty và thiết lập các quy chế hoạt động của nó. Founder là người nắm rõ nhất các ý tưởng và nguồn vốn đầu tư, cũng như là người dẫn dắt và “lèo lái” doanh nghiệp nhằm đạt được những thành công như dự tính lúc hình thành, trực tiếp tuyển chọn và đào tạo nhân sự, hình thành nét văn hóa doanh nghiệp.

Thông qua đó, Founder cũng là người trực tiếp ra quyết định và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những hành động của mình. Có thể nói, Founder chính là người khởi xướng, điều hành toàn bộ và là “linh hồn” của một Start-up hoặc một doanh nghiệp.

>>>Có thể bạn quan tâm: Owner là gì? Sự khác biệt giữa Owner với CEO và Founder

Founder là gì?
Founder là gì?

2. Co-founder là gì?

Co-founder được gọi là nhà đồng sáng lập. Thay vì một thân một mình khởi nghiệp và thành lập công ty thì đây là sự góp vốn và góp sức của 2 hay một nhóm người cùng với Founder.

Co-founder là những người có cùng ý tưởng kinh doanh và hiện thực nó dưới dạng cùng góp vốn đầu tư và điều hành cùng với Founder. Việc được dẫn dắt bởi một nhóm lãnh đạo, với nhiều chất xám hơn sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp vươn tới những mục tiêu lớn hơn. 

Co-founder cũng là người hỗ trợ cho Founder, giúp cho Founder ra quyết định chính xác nhất, đồng thời cũng đảm nhận các nhiệm vụ quản lý. Qua đó gián tiếp đưa doanh nghiệp đi đúng quỹ đạo, giúp ổn định và hoàn thành những mục tiêu đã đề ra.

Co-founder là gì?
Co-founder là gì?

3. Sự khác nhau giữa Founder và Co-founder

Founder

Co-founder

  • Một mình điều hành doanh nghiệp 
  • Số vốn ban đầu có thể nhỏ
  • Cơ hội lớn nhưng rủi ro cũng lớn 
  • Văn hóa doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bản thân Founder
  • Những mục tiêu đề ra ban đầu có thể bị thay đổi, không dễ có nhiều ý tưởng 
  • Quản trị toàn bộ và tất cả các mảng
  • Mọi ý kiến và quyết định đều là chủ quan, một mình chịu trách nhiệm với mọi quyết định đưa ra
  • Tự mình đúc rút kinh nghiệm và học hỏi
  • Một nhóm người điều hành doanh nghiệp
  • Số vốn góp được lớn hơn
  • Cơ hội và rủi ro được kiểm soát
  • Văn hóa doanh nghiệp cởi mở và khách quan hơn
  • Nhiều ý tưởng được đề xuất, có sự hỗ trợ từ đội nhóm
  • Mỗi Co-founder sẽ quản trị mỗi mảng nhất định tùy theo năng lực 
  • Trách nhiệm được chia đều 
  • Có thể học hỏi lẫn nhau, hạn chế được những sai lầm không đáng có

>>>Có thể bạn quan tâm: 18+ ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên có khả năng thành công cao nhất

Tham khảo các công việc kinh doanh tại đây:

Tuyển nam/nữ NV kinh doanh, khai thác tìm kiếm khách hàng, lương cao
1
CTy TNHH Dịch Vụ Nhà Đất Nguyễn Kim cần tuyển 2 nhân viên chuyên đođạc
0
TUYỂN NHÂN VIÊN KINH DOANH QUẠT CÔNG NGHIỆP SUPERWIN TẠI BÌNH TÂN
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Nhân viên kinh doanh ngành thi công bảng hiệu, quảng cáo
4
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
Nhân viên thiết kế ấn phẩm phục vụ các kênh quảng cáo/ truyền thông..
4
Tuyển nhân viên kinh doanh, từ 20 tuổi trở lên
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
TẾT LO GÌ THIẾU TIỀN - THU NHẬP 36TR/TH - KYCKN - GIA NHẬP NHÀ PHỐ
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
BDS Thiên Khôi tuyển 30 Chuyên viên Kinh doanh bán Nhà phố tại Hà Nội
18
  • Hôm nay
  • Quận Đống Đa, Hà Nội
Nhà Phố Việt Nam Tuyển Chuyên Viên Kinh Doanh BĐS - Hoa Hồng cao
2
  • Hôm nay
  • Quận Đống Đa, Hà Nội
TUYỂN 20 NVKD - THU NHẬP ĐỘT PHÁ - TỰ DO TIME - LÀM VIỆC TẠI THỦ ĐỨC
3
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
TUYỂN 15 NHÂN VIÊN MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN QUẬN 5
2
  • Hôm nay
  • Quận 5, TP.HCM
Việc làm bán hàng cho SV tại Bình Thạnh
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Tuyển 30 Nhân Viên Sale, Marketing
0
  • Hôm nay
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM
Nhân viên kinh doanh vật tư xây dựng, quảng cáo
3
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM

4. Những tiêu chuẩn để tìm kiếm Co-founder tâm đầu ý hợp

Nếu một Founder là người cần hội tụ đủ những tố chất của một lãnh đạo thì với một Co-founder, đôi khi chỉ cần am hiểu và quản trị tốt một lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên một Co-founder lý tưởng cũng cần có những tố chất dưới đây:

4.1. Co-founder có các kỹ năng bổ trợ cho Founder

Một Co-founder có thể là một người bổ trợ các kỹ năng mà Founder đang thiếu, là người có thể lấp đầy những “lỗ hổng” của Start-up đó. 

Một Co-founder ngoài vốn đầu tư chung vào Start-up cũng cần có một trình độ chuyên môn nhất định, am hiểu sâu về lĩnh vực mà Start-up cần. Đồng thời sẽ là người hỗ trợ cho Founder, cũng như điều hành một số khâu để Start-up hoạt động được tốt nhất.

Co-founder không nhất thiết phải là người quá xuất sắc hoặc am hiểu toàn bộ tất cả các mảng. Một Founder là duy nhất nhưng Co-founder có thể là một đội nhóm. Vì vậy việc tận dụng được sức mạnh đội nhóm là điều vô cùng cần thiết và tuyệt vời. 

Ví dụ, nếu Founder có ý tưởng, có kỹ thuật sản xuất sản phẩm thì có thêm Co-founder mạnh về Marketing, chiến lược kinh doanh sẽ tạo nên một lợi thế tuyệt vời cho doanh nghiệp.

Co-founder có các kỹ năng bổ trợ lẫn nhau
Tiêu chí chọn Co-founder là gì? – Co-founder có các kỹ năng bổ trợ lẫn nhau

4.2. Cùng tầm nhìn mục tiêu

Ngoài việc hỗ trợ vốn và chuyên môn cho Founder, thì Co-founder phải là người cùng chung ý tưởng. Đây cũng chính là tiền đề để tạo ra sự hợp tác lâu dài giữa Founder và Co-founder. Chỉ khi có cùng tầm nhìn và mục tiêu thì doanh nghiệp và Start-up mới có thể duy trì và phát triển bền vững. 

Việc “cùng hội cùng thuyền” cũng sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng với những mục tiêu và ý tưởng đề ra ban đầu, hạn chế được những sai lệch về mục tiêu, giúp doanh nghiệp vạch ra kế hoạch và thực hiện đúng lộ trình. 

Đôi khi có thể xảy ra mâu thuẫn giữa Founder và các Co-founder nhưng đó nên là các ý tưởng mang tính xây dựng, là động lực tạo nên sự phát triển và thành công cho doanh nghiệp. Đồng thời cũng giúp các thành viên lãnh đạo học hỏi lẫn nhau về những kinh nghiệm và bài học quý giá trong kinh doanh. Hơn hết, việc những người có cùng ý tưởng và đam mê sẽ là những nguồn động lực to lớn giúp doanh nghiệp và Start-up hoạt động hiệu quả.

Co-founder cần có cùng tầm nhìn mục tiêu với nhau
Tiêu chí chọn Co-founder là gì? – Co-founder cần có cùng tầm nhìn mục tiêu với nhau

4.3. Năng lượng chiến đấu bền bỉ

“Thương trường là chiến trường” – câu nói này không hề sai khi đề cập đến các vấn đề và chiến lược trong kinh doanh. Cuộc chiến trong kinh doanh sẽ luôn là cuộc chiến dài hơi giữa các doanh nghiệp cũ và mới, giữa các Start-up nhỏ và lớn, sự cạnh tranh là vô cùng khốc liệt và kẻ yếu sẽ bị đào thải khỏi cuộc chiến này.

Do đó, đội nhóm và các thành viên nên là những nhân tố có nhiều năng lượng để có thể chiến đấu bền bỉ. Cho dù như thế nào thì đó sẽ luôn là một cuộc chiến dài, một cuộc cạnh tranh sòng phẳng. Founder hay Co-founder nên tự nhận thức được điểm này, từ đó mới có thể duy trì được tính ổn định cho doanh nghiệp. Đây cũng chính là tiêu chuẩn để Founder tìm kiếm các Co-founder tâm đầu ý hợp.

>>>Tham khảo thêm: Entrepreneur là gì? Tìm hiểu 4 kỹ năng vàng giúp một Entrepreneur thành công

Năng lượng chiến đầu bền bỉ
Tiêu chí chọn Co-founder là gì? – Năng lượng chiến đầu bền bỉ

4.4. Chỉ số EQ- Trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là khả năng quản lý cảm xúc của bản thân. Trong một vài trường hợp, trí tuệ cảm xúc là tiêu chí đánh giá khả năng của một Co-founder để đánh giá năng lực và hành vi xem có phù hợp với đặc trưng công việc mà một Founder đang tìm kiếm hay không.

Đôi khi chỉ số EQ được đánh giá cao hơn IQ (chỉ số thông minh), bởi vì trong kinh doanh không được để cảm xúc lấn át lý trí. Bản thân cần một cái đầu “lạnh”, biết tự đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem họ nghĩ gì và cảm nhận gì về sản phẩm doanh nghiệp. Từ đó gián tiếp đưa ra những quyết định chính xác và khách quan nhất thông qua đánh giá và tham khảo ý kiến của các thành viên.

Việc kiểm soát tốt cảm xúc cũng chính là cơ sở để quản lý tốt chất lượng nhân sự. Một Co-founder giỏi không phải chỉ cần chuyên môn giỏi, mà còn cần quản trị tốt các thành viên cấp dưới. Tạo ra được một môi trường vừa giỏi chuyên môn, vừa hiểu biết tâm lý khách hàng và thị trường, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động được hiệu quả nhất. Gốc rễ của một doanh nghiệp tốt đều xuất phát từ chất lượng nhân sự, sâu xa hơn thì chính trí tuệ cảm xúc đã đóng vai trò to lớn trong quá trình này.

Trí tuệ cảm xúc
Tiêu chí chọn Co-founder là gì? – Trí tuệ cảm xúc cao

4.5. Sự linh hoạt, nhạy bén

Sự linh hoạt và nhạy bén là điều không thể thiếu đối với một người lãnh đạo. Một Founder hay Co-founder quá cứng nhắc bảo thủ sẽ gây tâm lý chán nản cho cả doanh nghiệp, đặc biệt sẽ khó thích nghi với những biến động của thị trường. Do đó, bạn cần lựa chọn Co-founder có khả năng nắm bắt thị trường nhanh, sáng tạo và có khả năng thay đổi linh hoạt, từ đó điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp.

Linh hoạt, nhạy bén
Tiêu chí chọn Co-founder là gì? – Linh hoạt, nhạy bén

4.6. Trung thành tuyệt đối

Có thể nói, doanh nghiệp hay Start-up là “đứa con tinh thần” của bất cứ một lãnh đạo nào. Do đó, việc trung thành, minh bạch và công khai là tố chất phải có của Founder lẫn các Co-founder. Đôi khi chỉ cần một chút sơ hở thì đối thủ cạnh tranh sẽ nắm được các điểm yếu của chính doanh nghiệp mình và từ đó tạo ra tâm lý nghi kỵ lẫn nhau giữa các thành viên ban lãnh đạo.

Doanh nghiệp là toàn bộ tâm huyết, sức lực, vốn liếng và thời gian mà những người đồng sáng lập đã gầy công xây dựng từ những ngày đầu. Việc người đồng sáng lập không trung thực, minh bạch và trung thành sẽ là rủi ro rất lớn. Nó giống với việc bản thân bị lừa dối và phản bội, dễ dẫn doanh nghiệp đi đến sự sụp đổ.

Cam kết trung thành
Tiêu chí chọn Co-founder là gì? – Cam kết trung thành

>>>Tham khảo thêm: CEO là gì? Giải đáp ngay 6 vấn đề liên quan đến CEO có thể bạn chưa biết!

5. Kinh nghiệm start-up dành cho các Co-founder

Theo kinh nghiệm của các Co-founder chia sẻ, để doanh nghiệp hoặc Start-up duy trì và hoạt động lâu dài và ổn định, thì có một vài điểm cần lưu ý khi bước chân trở thành một Co-founder “chính hiệu”:

  • Số cổ phần tối thiểu xứng đáng được hưởng nên là con số 10%.
  • Số lượng Co-founder không nên vượt quá 4 người. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi cũng như rủi ro cho chính bản thân bạn và các Co-founder khác. Nếu có nhiều hơn con số này, khuyến khích nên giảm tải và nhìn nhận lại vai trò của từng Co-founder.
  • “Nhiệm kỳ” của một Co-founder nên là 4 năm. 4 năm là một quãng thời gian đủ để Co-founder chứng minh được năng lực của bản thân, đồng thời cũng không quá dài để “lạm quyền” hay không quá ngắn để xảy ra các vấn đề cho các Co-founder khác trong tương lai.  
  • Đội ngũ thành viên ban lãnh đạo là những người nên có những tính cách khác nhau, và có các kỹ năng bổ khuyết lẫn nhau. Điều này sẽ hỗ trợ cho nhà sáng lập lẫn các nhà đồng sáng lập lý tưởng để điều hành doanh nghiệp hoặc Start-up được hiệu quả và thành công. 
  • Nên tìm các Co-founder có cùng chung niềm đam mê, tầm nhìn, mục tiêu và cả nguyên tắc sống. Điều này sẽ hạn chế được các mâu thuẫn xảy ra trong tương lai, Start-up sẽ hoạt động suôn sẻ.
Kinh nghiệm Start-up
Kinh nghiệm Start-up cho các Co-founder là gì?

Lời kết

Tóm lại, tuy khác nhau về quyền hạn cũng như trách nhiệm, nhưng Founder và Co-founder đều là những người có cùng ý tưởng. Họ gặp nhau và đưa ra những định hướng, giải pháp để hỗ trợ nhau. Nếu xem Founder như là một vị vua thì Co-founder chính là những vị tướng hỗ trợ cho Founder điều hành một doanh nghiệp hay Start-up. 

Trên đây là bài viết định nghĩa Co-founder là gì một cách dễ hiểu nhất cũng như các vấn đề xoay quanh. Đồng thời bài viết nêu rõ cách phân biệt Founder và Co-founder. Hy vọng đã đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu muốn tham khảo thêm các chủ đề khác về việc làm quản lý, kinh doanh,.. thì đừng quên trang Blog của Muaban.net bạn nhé!

>>>Xem thêm: Vòng Series A là gì? Tại sao nó lại là vòng gọi vốn quan trọng của Startup?

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương Trấn
Xin chào, mình là Lương Trấn. Là một người kinh doanh cũng là một Content Writer tự do. Mình thích du lịch và khám phá những điều mới mẻ. Mong rằng những chia sẻ của mình sẽ thật sự bổ ích dành cho bạn!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ