Wednesday, December 18, 2024
spot_img
HomeKiến thức xeHướng dẫn cách chạy xe côn tay an toàn và đơn giản...

Hướng dẫn cách chạy xe côn tay an toàn và đơn giản cho người mới

Xe côn tay không quá khó để chạy, bạn chỉ cần nắm rõ một vài nguyên tắc cơ bản là đã có thể điều khiển được xe an toàn. Nếu bạn chưa biết cách chạy xe côn tay hoặc chưa tự tin để lái thì hãy xem ngay bài viết dưới đây của Mua Bán nhé!

Cách chạy xe côn đơn giản và an toàn cho người mới
Cách chạy xe côn đơn giản và an toàn cho người mới

I. Xe côn là loại xe gì?

Xe côn hay còn gọi là xe côn tay, là loại xe máy có hệ thống đóng ngắt ly hợp bằng tay. Cần côn được đặt bên trái tay lái xe. Khi điều khiển xe côn tay, người lái cần bóp côn vào để ngắt ly hợp và thả côn ra để đóng ly hợp. Xe côn tay có nhiều ưu điểm về hiệu suất và tốc độ khi di chuyển, do đó thường được sử dụng cho các dòng xe phân khối lớn như xe thể thao và xe đua.

Xe côn là loại xe gì?
Xe côn là loại xe gì?

II. Hướng dẫn chi tiết cách chạy xe côn

Chạy xe côn tay đòi hỏi sự tập trung và kỹ năng. Dưới đây là hướng dẫn chạy xe côn chi tiết từng bước:

1. Bước 1. Kiểm tra trước khi khởi động

Trước khi khởi động xe côn tay, việc quan trọng cần làm đó chính là kiểm tra xe. Điều này đảm bảo an toàn cho người lái, tránh gặp những nguy hiểm khi giao thông trên đường. Bạn cần:

  • Kiểm tra dầu nhớt, phanh, lốp xe và đèn chiếu sáng.
  • Đảm bảo xe ở số 0 trước khi khởi động.
Hướng dẫn chi tiết cách chạy xe côn - Kiểm tra trước khi khởi động
Hướng dẫn chi tiết cách chạy xe côn – Kiểm tra trước khi khởi động

2. Bước 2. Khởi động xe

Sau khi đã kiểm tra khởi động xe đúng cách sẽ giúp nâng cao tuổi thọ của xe. Để đảm bảo an toàn cho người lái, cần điều chỉnh tăng ga từ nhỏ đến lớn, lưu ý không nên tăng ga lớn ngay khi vừa khởi động vì có thể gây ra hiện tượng giật. Cụ thể:

  • Đề máy ở chế độ ga nhỏ vài phút để nhớt kịp bơm lên các chi tiết máy.
  • Sau đó, tăng ga lớn hơn để chạy. Điều này sẽ giúp xe hoạt động êm ái và bền bỉ hơn. 
Hướng dẫn chi tiết cách chạy xe côn - Kiểm tra trước khi khởi động
Hướng dẫn chi tiết cách chạy xe côn – Kiểm tra trước khi khởi động

3. Bước 3. Tìm điểm bắt côn

Tìm điểm bắt côn là bước khiến khá nhiều người mới lo lắng, tuy nhiên bạn chỉ cần tuân thủ đúng quy tắc sẽ làm quen được với thao tác này. Bạn hãy:

  • Bóp giữ tay côn chặt vào bên trong. Đẩy cần số về phía trước để vào số 1.
  • Từ từ nhả tay côn cho đến khi xe di chuyển về phía trước rồi dừng lại. Đây được gọi là điểm bắt côn.
Hướng dẫn chi tiết cách chạy xe côn - Tìm điểm bắt côn
Hướng dẫn chi tiết cách chạy xe côn – Tìm điểm bắt côn

4. Bước 4. Thực hành điều khiển

Khi đã tìm thấy điểm bắt côn thì bạn sẽ dễ dàng điều khiển được xe côn tay. Lưu ý các bước dưới đây để chinh phục xe côn tay trên mọi nẻo đường nhé:

  • Giữ tay côn tại điểm bắt côn và từ từ di chuyển xe về phía trước. Nếu xe không đủ lực, hãy nhả nhẹ tay côn và tiếp tục giữ xe đứng yên.
  • Nếu muốn xe dừng lại, bạn hãy bóp và giữ chặt tay côn. 
  • Khi chuyển số, nhớ nguyên tắc “côn ra, ga vào” để xe không bị giật hoặc chết máy.

Xem thêm: Côn xe máy là gì? Một vài lưu ý để côn xe máy hoạt động tốt

III. Cách chạy xe côn không bị giật dành cho người mới

Để có thể hoàn toàn chinh phục được dòng xe khó nhằn này, đặc biệt là với những người mới thì nên nắm vững những cách giúp chạy xe côn không bị giật cho người mới.

1. Cách sang số xe côn tay mượt

Dưới đây là 2 nguyên tắc cơ bản mà tay lái xe côn cần biết để sang số xe côn tay một cách mượt mà:

Nguyên tắc 1: Ngắt côn nhanh và nhả côn từ từ

Khi bóp côn để chuyển số, bạn cần thực hiện nhanh chóng và dứt khoát. Tuy nhiên, khi nhả côn, bạn phải nhả từ từ. Điều này giúp xe không chết máy, bốc đầu hay bị giật. Hãy nhớ nguyên tắc “Côn ra thì ga vào” (khi tay trái từ từ nhả côn thì tay phải đồng thời mở tay ga).

Cách chạy xe côn không bị giật dành cho người mới - Ngắt côn nhanh và nhả côn từ từ
Cách chạy xe côn không bị giật dành cho người mới – Ngắt côn nhanh và nhả côn từ từ

Nguyên tắc 2: Chạy xe với vận tốc phù hợp với số

Bạn nên điều chỉnh tốc độ xe phù hợp với từng số, cụ thể:

  • 0 – 10 km/h: sử dụng số 1.
  • 10 – 30 km/h: sử dụng số 2.
  • 30 – 50 km/h: sử dụng số 3.
  • 50 – 80 km/h: sử dụng số 4.
  • Trên 80 km/h: sử dụng số 5 hoặc số 6.

Việc chinh phục những thử thách khó khăn sẽ làm tăng thêm sự hứng thú của bạn. Khi bạn thành thạo việc lái xe côn tay, bạn sẽ trải nghiệm nhiều cảm giác thú vị mà các loại xe khác không thể mang lại, chẳng hạn như cảm giác cắt côn, leo dốc, và đổ đèo.

Cách chạy xe côn không bị giật dành cho người mới - Chạy xe với vận tốc số phù hợp
Cách chạy xe côn không bị giật dành cho người mới – Chạy xe với vận tốc số phù hợp

2. Cách về số xe côn tay không bị giật

Cách về số xe côn tay cũng không quá khác biệt với các dòng xe máy thông thường, điểm cần lưu ý ở đây là là phần ngắt côn. Cụ thể như sau:

  • Khi trả về số 0, bạn cần đạp cần số xuống theo lần lượt: từ số 5, đạp mạnh về trước để trả về số 4; từ số 4, đạp mạnh về trước để trả về số 3; từ số 3, đạp mạnh về trước để trả về số 2; từ số 2, đạp nhẹ ½ cần số để trả về số 0.
  • Khi xe đã được dừng hẳn, bạn cần trả số về 0 và từ từ nhả ly hợp. Nếu bạn nhả côn một cách đột ngột thì xe sẽ rất dễ chết máy. 
  • Nếu dừng đèn đỏ thì trả số về 0, khi di chuyển thì bóp tay côn và trả số về 1. 
  • Khi đang lái xe trên đà, bạn cần bóp tay côn và nhả từ từ hết ga để xe tự lái. 
Cách chạy xe côn không bị giật dành cho người mới - Cách về số xe tay ga không bị giật
Cách chạy xe côn không bị giật dành cho người mới – Cách về số xe tay ga không bị giật

Xem thêm: Cách trả về số 0 xe côn tay và mẹo lái xe đúng kỹ thuật

IV. Kinh nghiệm để thành thạo chạy xe côn

Để thành thạo chạy xe côn tay, bạn cần nắm vững một số kinh nghiệm sau:

1. Hiểu rõ cơ chế hoạt động của xe côn

Khi chạy xe côn, việc hiểu rõ cơ chế hoạt động của xe vô cùng quan trọng, đảm bảo được an toàn cho người lái. Dưới đây là một số cơ chế của xe cơ bản cần phản biết:

  • Tay côn: Bóp vào để ngắt và thả ra để đóng ly hợp.
  • Chân số: Dùng để chuyển số.
  • Ga: Điều chỉnh tốc độ động cơ.

2. Tập ra côn, rà côn đúng cách

Khi bóp côn để chuyển số, bạn cần thực hiện một cách nhanh chóng và dứt khoát. Khi nhả côn, cần phải từ từ để xe không bị giật hoặc chết máy. Nhớ nguyên tắc “côn ra thì ga vào” (khi tay trái nhả côn từ từ thì tay phải đồng thời mở tay ga).

3. Không cắt côn khi thả dốc

Nhiều người có thói quen cắt côn khi xuống dốc để tận dụng quán tính và tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, đây là một lỗi thường gặp khi lái xe côn tay. Nguyên nhân là do trong tình trạng này xe mất đi khả năng bám đường và lực phanh giảm hiệu quả, có thể trở nên nguy hiểm bất cứ lúc nào (điều đáng lo ngại nhất là khi đường quanh co và nhiều ngã rẽ).

4. Mẹo chạy xe côn đỡ mỏi tay

Khi xe bắt đầu di chuyển và đã chuyển số xong, hãy tay côn hoàn toàn và giữ chặt tay lái. Tránh giữ tay côn quá lâu vì sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn, làm mòn côn và gây mỏi tay cho người lái.

Kinh nghiệm để thành thạo chạy xe côn
Kinh nghiệm để thành thạo chạy xe côn

5. Bảo dưỡng xe thường xuyên

Để bảo dưỡng xe côn tay thường xuyên và đảm bảo xe hoạt động tốt, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Thay dầu (nhớt) định kỳ: Động cơ là bộ phận quan trọng nhất trên xe, giống như trái tim của con người. Kiểm tra và thay nhớt đúng định kỳ sẽ giúp máy móc hoạt động trơn tru và bền bỉ. Thông thường, cứ sau mỗi 1.500 km thay một lần hoặc có thể thấp hơn tùy thuộc vào loại dầu nhớt bạn dùng.
  • Thay lọc gió và lọc nhớt: Sau khi chạy xe côn tay được một quãng đường dài từ 7.000 km đến 10.000 km, bạn nên thay bộ phận lọc gió và lọc nhớt.
  • Điều chỉnh tay côn: Sau một thời gian dài sử dụng, xe tay côn sẽ có những tình huống nhả côn hoàn toàn nhưng tay côn vẫn chưa ngắt khiến hộp số trở nên ì ạch, giật hoặc phát ra tiếng ồn. Trường hợp này bạn chỉ cần điều chỉnh hai điểm ly hợp trên lốc máy và tay côn với khe hở tiêu chuẩn 8-12mm bằng cách nới lỏng vít bên phải sau đó siết chặt vít bên trái.
Bảo dưỡng xe côn thường xuyên
Bảo dưỡng xe côn thường xuyên
  • Bảo dưỡng nhông, sên, dĩa: Các bộ phận nhông, sên, dĩa nếu được bảo dưỡng thường xuyên cũng sẽ giúp tăng tuổi thọ của xe. Theo khuyến cáo của chuyên gia, cứ sau quãng đường di chuyển được 10.000 km thì nên thay mới toàn bộ.
  • Thay bugi: Để đảm bảo hệ thống khởi động hoạt động bình thường, bạn nên thay bugi một lần sau quãng đường di chuyển được 20.000 km.
  • Bảo dưỡng vỏ lốp xe: Kiểm tra và bảo dưỡng vỏ lốp xe định kỳ để đảm bảo an toàn khi lái xe.

Lời kết

Chạy xe côn tay thực sự không khó như bạn nghĩ. Khi đã quen với việc sử dụng côn tay, bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được côn. Việc điều khiển tay côn và làm chủ tốc độ sẽ trở nên dễ dàng. Hy vọng rằng với bài viết hướng dẫn cách chạy xe côn này, bạn sẽ sớm chinh phục được côn tay và tự tin làm chủ tốc độ. Ngoài ra, nếu có nhu cầu mua xe máy cũ, hãy tham khảo tại Muaban.net nhé.

Tham khảo thêm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Như Phan
Xin chào, mình là Như Phan - Freelancer Content Writer tại Muaban.net. Với gần 2 năm kinh nghiệm trong việc chia sẻ các lĩnh vực như Bất động sản, Phong thủy, Việc làm, Ô tô, Xe máy,... Hy vọng rằng những thông tin mình mang đến sẽ hữu ích với bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ