Các loại xi lanh phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là gì? Xi lanh có nhiệm vụ như thế nào đối với động cơ?
Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến xi lanh qua các chia sẻ dưới đây nhé!
Khái niệm về xi lanh
Xi lanh là khái niệm vô cùng quen thuộc với khi bạn muốn nói đến động cơ. Đối với các kỹ thuật viên, xi lanh lại càng quen thuộc hơn. Xi lanh là thông số cho bạn biết động cơ của các loại xe máy, xe ô tô. Vậy thì xi lanh là gì?
Xi lanh là bộ phận diễn ra quá trình đốt cháy nhiên liệu và khí, làm cho các poston chuyển động, trục khuỷu quay. Quá trình chuyển động này sẽ giúp động cơ xe tạo ra công và giúp cho xe di chuyển, hoạt động được. Do đó, xi lanh là một bộ phận, chi tiết rất quan trọng đối với động cơ máy.
Chức năng cụ thể của xi lanh là gì? Là được sử dụng để tạo ra không gian hút và nén khí trong động cơ. Nó có khả năng làm việc trong điều kiện thay đổi áp suất và nhiệt theo chu kỳ của quá trình hút, nén khí.
Nguyên lý hoạt động và nhiệm vụ của xi lanh
Xi lanh có vai trò quan trọng đối với động cơ xe. Vậy thì nhiệm vụ của nó trong quá trình hoạt động của động cơ là gì?
Nhiệm vụ chính của xi lanh đối với động cơ
- Xi lanh đặt và dẫn hướng chuyển động và kết hợp với piston, vòng găng cùng nặp máy để tạo nên buồng đốt.
- Xi lanh truyền nhiệt từ bộ phận piston, xéc măng và dẫn ra hệ thống làm mát.
Nguyên lý hoạt động của các loại xi lanh
Sự hoạt động của xi lanh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp động cơ tạo ra công suất. Động cơ của xe sẽ được cấu thành từ bộ xi lanh và piston. Để tạo công suất cho xe hoạt động, động cơ sẽ qua các giai đoạn là nạp nhiên liệu, nén, tạo ra công suất và xả.
Nguyên lý hoạt động của xi lanh là nhờ chuyển hóa năng lượng của khí nén thành động năng. Cụ thể là:
- Ở giai đoạn nạp: thì piston sẽ di chuyển vào trong xi lanh, van nắp được mở ra để nhiên liệu vào cùng với không khí.
- Ở giai đoạn nén: Piston sẽ nén nhiên liệu và không khí để tạo thành hỗn hợp dễ cháy
- Ở giai đoạn tạo ra công suất: Hỗn hợp dễ cháy được đốt cháy, tạo ra tia lửa để phục vụ cho quá trình khởi động máy và sự vận hành máy.
- Ở giai đoạn xả: Van đầu mở ra để piston di chuyển xuống và cho luồng khí thải được ra ngoài.
Các động cơ được cấu tạo từ nhiều xi lanh sẽ có khả năng cân bằng tốt hơn nhiều so với một xi lanh. Sử dụng nhiều xi lanh sẽ giúp cho khối lượng của các piston giảm và tăng khả năng cân bằng của động cơ lên.
Xi lanh được cấu tạo như thế nào và dung tích xi lanh
Hãy thử xem cấu tạo của xi lanh là từ những bộ phận cụ thể nào nhé?
Bộ phận Dầu chứa
Bộ phận này của xi lanh có tác dụng loại trừ được sự thay đổi lượng dầu phanh trong trường hợp nhiệt độ dầu thay đổi.
Bộ phận cảm biến mức dầu
Bộ phận này giúp cảnh báo mức dầu trong bình chứa thấp hơn so với mức tối thiểu. Nó sẽ cảnh báo qua đèn cảnh báo của hệ thống phanh.
Dung tích xi lanh là gì?
Dung tích xi lanh chính là thể tích của động cơ. Dung tích xi lanh tỉ lệ thuận với khả năng vận hành xe. Nghĩa là dung tích xi lanh càng lớn thì khả năng vận hành xe càng mạnh, và ngược lại. Tùy vào mỗi dòng xe, số lượng xi lanh được trang bị cũng khá nhau giúp cho kết cấu hoạt động được phù hợp nhất.
Dung tích xi lanh là thông số mà bạn cần phải quan tâm khi muốn mua xe. Thông số này thường được ký hiệu là cc/cm3, tức là 1000cm3 sẽ bằng 1 lít. Nếu động cơ có dung tích xi lanh là 1,988cc/cm2 thường sẽ làm tròn thành 2L (2 lít)…
>>> Tìm hiểu thêm: Bộ điều áp là gì? Tổng hợp từ A-Z thông tin về bộ điều áp khí nén trong ô tô
Các loại xi lanh phổ biến nhất trên thị trường hiện nay
Hiện nay, trên thị trường đã và đang có các loại xi lanh nào được sử dụng nhiều? Bạn hãy tham khảo các loại xi lanh hiện nay dưới đây nhé
Xi lanh thủy lực
Xi lanh thủy lực là loại thiết bị giúp chuyển đổi nguồn năng lượng của dầu, chất lỏng thủy lực. Nguồn năng lượng này sẽ tạo ra lực ở đầu cần và giúp động cơ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Như kéo, đẩy, nén, ép hoặc nghiền…
Loại xi lanh này được sử dụng rất nhiều ở các công việc trong quá trình sản xuất. Nó sẽ giúp cho việc tạo sản phẩm được nhanh và chính xác hơn. Xi lanh thủy lực còn được sử dụng ở các loại xe chuyên chở để nâng và hạ hàng hóa được an toàn, ổn định.
Xi lanh điện
Xi lanh điện lại là thiết bị dùng để chuyển đổi nguồn năng lượng điện thành mô men xoắn. Sau đó, dòng điện bên trong sẽ làm quay vít me và đai ốc để di chuyển theo hướng phải hoặc trái dọc theo trục. Bạn chỉ cần có dây dẫn và cung cấp nguồn điện là thiết bị sẽ hoạt động.
Trong các loại xi lanh hiện nay, đây là loại đang được sử dụng rộng rãi nhất. Do các động cơ sử dụng xi lanh điện thì sẽ dễ sử dụng cũng như dễ điều khiển hơn. Động cơ sẽ không cần phải sử dụng các loại thiết bị bổ trợ như bơm khí nén hoặc bơm áp lực thủy lực,…
Xi lanh khí nén
Trong các loại xi lanh, đây là thiết bị giúp tạo ra lực cho quá trình chuyển động nhờ vào sức mạnh của khí nén. Năng lượng của nó sẽ được chuyển thành các dòng động năng để piston di chuyển được và truyền động đến thiết bị. Đây là xi lanh được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp và trong xây dựng.
Xi lanh động cơ đốt trong
Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt. Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, động cơ sẽ tạo ra nhiệt và sản sinh ra công cơ học. Xi lanh của động cơ đốt trong là vị trí để tạo ra dòng chảy và làm hoạt động các động cơ.
Tham khảo kiến thức hay về ô tô tại website Muaban.net dưới đây: |
Số lượng xi lanh và cách sắp xếp xi lanh trong động cơ
Số lượng xi lanh
Một động cơ có thể sẽ có 1 hoặc nhiều xi lanh khác nhau. Như động cơ ô tô thì thường có từ 3, 4, 5, 6, 8, 12… xi lanh. Trong đó phổ biến nhất là loại động cơ 4 xi lanh, 6 xi lanh.
Cách sắp xếp xi lanh thường gặp
Theo một ví dụ dễ nhận thấy như ô tô, do số lượng xi lanh khác nhau, nên cũng có những cách sắp xếp khác nhau. Thường gặp nhất vẫn là kiểu xếp chữ I, nghĩa là xi lanh được xếp thẳng hàng; kiểu chữ V, xi lanh được xếp theo kiểu đối đỉnh,… Trong đó, số lượng xi lanh càng lớn thì những người kỹ sư sẽ xếp theo những cách phức tạp hơn nhằm đảm bảo về kích thước cũng như mang đến sự vận hành tốt nhất cho động cơ.
Và để có góc nhìn rõ nét hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các kiểu xếp xi lanh của các loại động cơ sau:
- Động cơ I4: Đây là loại động cơ có 4 xi lanh xếp tiếp nối nhau theo kiểu thẳng hàng (1 hàng 4 xy lanh)
- Động cơ V6: Đây là loại động cơ có 6 xi lanh được xếp theo kiểu đối đỉnh với nhau giống với chữ V (2 hàng, mỗi hàng 3 xy lanh)
- Động cơ V8: Đây là loại động cơ có 8 xi lanh được xếp theo kiểu đối đỉnh giống chữ V động cơ V6 (2 hàng, mỗi hàng 4 xy lanh)
- Động cơ W12: Đây là loại động cơ có 12 xi lanh được xếp theo kiểu chữ W (gồm 4 hàng – mỗi hàng 3 xy lanh)
- Động cơ W16: Loại động cơ có 16 xi lanh được xếp giống với W12 (4 hàng – mỗi hàng 4 xy lanh).
Trong cuộc sống thường ngày, các loại xe ô tô phổ biến như Vios, Accent, Mazda 3 hay Camry,… được sử dụng động cơ I4. Một số hạng xe cơ lớn khác như Audi A6, lexus LS, Lexus RX,… sử dụng động cơ V6 và các loại xe sang như BMW 750LI hay Mercedes G63 đang sử dụng động cơ V8.
Và động cơ W12 và W16 được áp dụng trong các loại siêu xe thể thao của các hãng Ferrari, Lamborghini,… Do đó, những loại xe này có thể di chuyển với vận tốc cao, mạnh mẽ trong nhiều điều kiện khắc nghiệt.
>>> Đọc thêm: 1 mã lực bằng bao nhiêu W? Tìm hiểu thêm về mã lực
Thế nào là dung tích động cơ phù hợp? Cách để tính dung tích động cơ
Để biết được dung tích động cơ phù hợp thì cần phải xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Như bạn phải tính đến kích thước, khối lượng xe, vận hành xe, mục đích thiết kế của xe… Mục đích thiết kế xe thường hướng đến yếu tố là tiết kiệm nhiên liệu hay thể hiện phóng cách thể thao mạnh mẽ?
Tùy vào yêu cầu của mỗi dòng xe, các nhà sản xuất sẽ thiết kế động cơ với các dung tích phù hợp. Như các dòng xe chạy trong khu vực thành phố thì thường là 2.0L. Tuy nhiên, công nghệ ngày càng phát triển, thông số dung tích động cơ sẽ không đóng vai trò quyết định sức mạnh động cơ. Nếu áp dụng các công nghệ cũng sẽ giúp dung tích động cơ nhỏ tạo ra được sức mạnh lớn
Tính dung tích động cơ như thế nào?
Dung tích động cơ hay còn gọi là dung tích xi lanh, là thông số mà bạn cần phải quan tâm khi muốn mua xe. Thông số này thường được ký hiệu là cc/cm3, tức là 1000cm3 sẽ bằng 1 lít. Nếu động cơ có dung tích xi lanh là 1,988cc/cm2 thường sẽ làm tròn thành 2L (2 lít)…
Dung tích xi lanh động cơ Vh = π*D2 /4*S
Trong đó, π là số Pi = 3,14, D (mm) là đường kính của xi lanh, S (mm) là hành trình của piston.
>>> Xem thêm: Bộ cảm biến áp suất lốp và 5 vấn đề có thể bạn chưa biết!
Các loại xi lanh và một số sự cố hư hỏng mà xi lanh thường gặp
Xi lanh là bộ phận hoạt động trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt nên dễ bị gặp sự cố hư hỏng. Bạn hãy tham khảo ngay một số sự cố thường gặp ở xi lanh
Xi lanh bị ăn mòn theo chiều ngang
Tức là bề mặt của xi lanh bị ăn mòn theo chiều ngang, bề mặt xi lanh không bằng nhau tạo nên độ ovan. Nguyên nhân thường do phần lực ngang tác động làm đẩy xéc măng và xi lanh ma sát trực tiếp vào thành xi lanh. Về lâu dài, quá trình này sẽ làm mòn méo xi lanh theo bề ngang.
Hậu quả của hiện tượng này sẽ làm cho khe hở giữa xi lanh và piston bị rộng ra. Và lâu dài sẽ dẫn đến việc giảm công suất vận hành của động cơ, ảnh hưởng đến máy móc.
Xi lanh bị ăn mòn theo chiều dọc
Bị ăn mòn theo chiều dọc là do sự tác động không bằng nhau và tạo nên độ côn. Thường là do xec măng khí ở khu vực trên cùng có áp suất và nhiệt độ cao. Nó sẽ phá hủy độ nhớt của dầu bôi trơn, làm sản sinh ra ma sát nửa ướt, hoặc nữa khô giữa các bộ phần. Ở các bộ phận đó lâu ngày sẽ bị ăn mòn.
Hiện tượng này thường dẫn đến tình trạng lọt khí ở buồng đốt dẫn đến biến chất dầu trơn. Nó sẽ khiến dầu bôi trơn sục lên buồng đốt và khiến cho công suất xe bị giảm.
Bề mặt xi lanh bị ăn mòn hóa học
Tình trạng này có thể là do mạt kim loại bị lẫn vào trong dầu bôi trơn, do tiếp xúc với sản vật cháy… Những tình huống này đều có thể dẫn đến hiện tượng bề mặt xi lanh bị ăn mòn. Xi
Tình trạng xi lanh bị vỡ
Khi xi lanh bị vỡ thường là di bị xước và có những rạn nứt nhỏ trong quá trình vận hành của động cơ. Điển hình nhất là vận hành ở nhiệt độ động cơ quá cao, hoặc do dầu bôi trơn máy không đủ, không sạch…
Cách bảo quản xi lanh
Để bảo quản xi lanh, giúp xi lanh có thể hoạt động tốt và tuổi thọ lâu dài, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:
- Khi tháo xi lanh, bạn cần tháo ở những nơi sạch sẽ không có bụi bẩn. Nên tháo và xi lanh trên một chiếc bàn hoặc một mặt phẳng thoáng, và sử dụng những công cụ tháo lắp chuyên dụng. Không nên dùng mỏ lết để mở ốc vít vì nó có thể làm trầy, xước bề mặt xi lanh.
- Để thổi sạch bụi bẩn trong xi lanh, bạn nên sử dụng khí nén, lau chùi từng bộ phận một cách cẩn thận và nên sơn một lớp sơn bảo vệ nếu muốn cất giữ xi lanh một cách lâu dài.
- Nếu có những có về trầy, xước, bạn cần mài nhẵn sau đó gia công lại bằng cách mạ Crom cứng.
- Nếu piston trầy xước nhẹ, bạn có thể gia công lại, còn nếu trầy xước mạnh, quá sâu thì nên thay mới, để phục vụ cho các hoạt động khác diễn ra thuận lợi hơn.
- Nên thay mới các vòng đệm kín hay những miếng đệm trong xi lanh, để xi lanh không xảy ra tình trạng rò rỉ khi hoạt động.
- Quan sát ổ bi và trục dầu, nên thêm luyn hoặc dầu nhớt định kỳ để chúng có thể hoạt động tốt
- Lắp xi lanh theo đúng quy trình, kiểm tra ốc vít đã được vặn chặt hay chưa. Và cần bôi trơn các khớp xi lanh rồi mới bắt đầu vận hành.
Qua các chia sẻ trên, bạn đã nắm rõ hơn về xi lanh cũng như các loại xi lanh. Như vậy, bạn sẽ biết cách đọc các thông số khi cần mua xe. Để mua xe ô tô cũ, bạn hãy tham khảo ngay các thông tin rao bán xe trên website Muaban.net. Những thông tin này luôn được cập nhật mới nhất mỗi ngày với giá hấp dẫn nhất!
>>> Tìm hiểu thêm: Làm gì nếu động cơ ô tô quá nóng khi đang di chuyển trên đường cao tốc?
– Vân Anh (Content Writer) –