Wednesday, May 1, 2024
spot_img
HomePhong thủyBộ tam sên gồm những gì? Những lưu ý khi chuẩn bị...

Bộ tam sên gồm những gì? Những lưu ý khi chuẩn bị bộ tam sên để cúng

Bộ Tam Sên là lễ vật quan trọng thường được dùng trong ngày cúng Thần Tài. Vậy bộ Tam Sên gồm những gì? Có những lưu ý quan trọng nào khi chuẩn bị bộ Tam Sên trong thờ cúng? Hãy cùng Muaban.net theo dõi bài viết sau đây nhé.

Bộ Tam Sên gồm những gì khi dùng cúng Thần Tài
Bộ Tam Sên gồm những gì khi dùng cúng Thần Tài

1. Tam Sên là gì? Ý nghĩa của bộ Tam Sên

Tam Sên hay còn có tên gọi khác là tam sinh hoặc tam sanh, là một trong những nét văn hóa đặc trưng trong việc cúng Thần Tài của người dân Nam Bộ. Tam Sên mang ý nghĩa tượng trưng cho đất (Thổ), nước (Thủy) và bầu trời (Thiên).

Ngoài ra, trong Kinh Lăng Nghiêm, theo Đức Phật Tam Sên chính là “noãn sanh” là các loài vật được sinh ra từ trứng như gà, vịt… “Thai sinh” là các loài vật được sinh ra từ việc mang thai như heo, bò, trâu… Cuối cùng là “thấp sinh” những loài vật được sinh ra ở những nơi ẩm thấp như tôm, côn trùng…

Tam Sên là một nét văn hóa đặc trưng của người dân Nam Bộ
Tam Sên là một nét văn hóa đặc trưng của người dân Nam Bộ

Bộ Tam Sên đã là một phần không thể nào thiếu vào ngày cúng Thần Tài, mang ý nghĩa đem đến may mắn, tài lộc, sự tốt đẹp và đủ đầy cho gia chủ. Ngoài ra, đây còn là sự thể hiện lòng thành kính của chủ nhà đối với thần linh. Đồng thời, chuẩn bị một bộ Tam Sên đúng cho thấy sự am hiểu về lễ nghi của người cúng.

2. Bộ Tam Sên gồm những gì?

Một bộ Tam Sên đầy đủ sẽ gồm lễ vật chính và lễ vật phụ. Trong đó, lễ vật chính bao gồm thịt tượng trưng cho hành Thổ và thai sinh, tôm tượng trưng cho hành Thủy và thấp sinh, trứng tượng trưng cho hành Thiên và noãn sinh. Ngoài ra, các lễ vật phụ đi kèm như hoa, ngũ quả, nhang, đèn… Khi dâng bộ Tam Sên lên thần linh bạn nên lựa chọn những sản phẩm sạch, tươi ngon để thể hiện lòng tôn kính.

Bộ Tam Sên gồm có lễ vật chính là thịt, tôm, trứng và lễ vật phụ
Bộ Tam Sên gồm có lễ vật chính là thịt, tôm, trứng và lễ vật phụ
Tham khảo các tin đăng bán nhà uy tín tại Muaban.net:

Cho thuê phòng trọ đường Phạm Huy Thông, Phường 6, Gò Vấp
4
  • Hôm nay
  • Phường 6, Quận Gò Vấp
Cho thuê nhà MP Điện Biên Phủ, 4 mặt thoáng
7
  • Hôm nay
  • Phường Điện Biên, Quận Ba Đình
Cho Thuê Tòa Nhà Văn Phòng Cao Cấp Mới Vị Trí Vàng Đắc Địa Sung Túc
27
  • Hôm nay
  • Phường Thới An, Quận 12
CHÍNH CHỦ CHO THUÊ PHÒNG - ĐƯỜNG NGUYỄN XÍ, Q. BÌNH THẠNH
5
  • Hôm nay
  • Phường 13, Quận Bình Thạnh
Cho thuê cửa hàng mới xây, số 26/27 phố Cát Linh, quận Đống Đa
1
  • Hôm nay
  • Quận Đống Đa, Hà Nội
Cho thuê Phòng trọ 40m2 mặt tiền đường Gò Dầu, Tân Phú, có thang máy
24
  • Hôm nay
  • Phường Tân Quý, Quận Tân Phú
Cho thuê kho chứa hàng hóa Lô 3 ô 5 cụm CN Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức
4
  • Hôm nay
  • Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức
Chính chủ cho thuê cửa hàng mặt phố 34 Quán Thánh quận Ba Đình
0
  • Hôm nay
  • Phường Quán Thánh, Quận Ba Đình
Chính Chủ Cho Thuê Phòng - Máy Lạnh, hẻm Xe Hơi, Phòng Mới...
7
  • Hôm nay
  • Phường 21, Quận Bình Thạnh
Chính chủ cho thuê mặt bằng nhà xưởng Thống Nhất, P.11, Gò Vấp, 11x35m
5
  • Hôm nay
  • Phường 11, Quận Gò Vấp
Sáng, xịn, mịn, 120m2, 4 tầng, giá thuê 30 triệu/tháng.
10
  • Hôm nay
  • Phường Định Công, Quận Hoàng Mai
Cho thuê Shophouse chân đế chung cư tháp V1, chung cư Terra An Hưng
1
  • Hôm nay
  • Quận Hà Đông, Hà Nội
Cho thuê nhà số 7 ngõ Trung Tả, phố Khâm Thiên, Đống Đa,
1
  • Hôm nay
  • Phường Khâm Thiên, Quận Đống Đa
Cho thuê tòa nhà 12 tầng số 10 phố Hai Bà Trưng
11
  • Hôm nay
  • Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm
Cho thuê nhà xưởng sản xuất 2224 m2, thành phố Biên Hoà
11
  • Hôm nay
  • Xã Phước Tân, TP. Biên Hoà
CHO THUÊ tầng 3 TÒA NHÀ 558 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, 420m2, 250N/m2
5
  • Hôm nay
  • Phường Ngọc Thụy, Quận Long Biên
Cho thuê hoặc bán xưởng 59/13E đường Tiền Lân 13, xã Bà Điểm
2
  • Hôm nay
  • Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn
 CHO THUÊ MẶT BẰNG KINH DOANH TÒA NHÀ HQ số 193C3 Bà Triệu, 150-180m2
2
  • Hôm nay
  • Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng
CÔNG TY TNHH HUNG TA VIỆT NAM CHO THUÊ VĂN PHÒNG, NHÀ XƯỞNG
7
  • Hôm nay
  • Xã Hiệp Phước, Huyện Nhơn Trạch
Cho thuê mặt bằng hẻm nhà 63/1 Pasteur, B.Nghé, Q1(góc Pasteur Lê Lợi)
13
  • Hôm nay
  • Phường Bến Nghé, Quận 1

3. Các lễ cúng sử dụng bộ Tam Sên

Bộ Tam Sên ngoài việc được dâng lên cúng vào ngày Thần Tài thì còn được sử dụng trong các lễ khác như:

  • Cúng khai trương
  • Cúng đất đai, lễ động thổ
  • Cúng sửa nhà mới nhập trạch
  • Cúng thôi nôi, cúng đầy tháng và cúng mụ cho các bé
  • Cúng tam tai, giải hạn

Xem thêm: Cúng đầy tháng cho bé chuẩn bài bản với các gợi ý sau

4. Cúng Tam Sên xong có ăn được không?

Bộ Tam Sên dâng lên Thần Tài khi cúng xong có được ăn không? Theo những chuyên gia phong thủy thì sau khi hoàn tất việc tất lễ cúng, gia đình có thể ăn những lễ vật ấy như thịt, tôm, trứng, xôi, chè…

Việc ăn lễ vật sau khi cúng có ý nghĩa thụ lộc, hưởng trọn những tinh hoa tốt đẹp nhất khi dâng lên Thần Tài. Đồng thời, điều này sẽ giúp gia chủ có thêm nhiều may mắn, mọi việc trong cuộc sống đều thuận lợi và suôn sẻ. Ngoài ra, ăn những lễ vật sau khi cúng cũng sẽ tránh không lãng phí thức ăn.

Thưởng thức lễ vật cúng giúp gia chủ gặp nhiều may mắn
Thưởng thức lễ vật cúng giúp gia chủ gặp nhiều may mắn

5. Hướng dẫn chuẩn bị bộ Tam Sên cúng Thần Tài Thổ Địa

5.1 Các lễ vật chính trong bộ Tam Sên gồm những gì?

Một bộ Tam Sên đầy đủ và được chọn lựa kỹ càng chính là cách gia chủ thể hiện sự tôn kính với thần linh. Bộ Tam Sên gồm các lễ vật sau:

  • Thịt luộc: 1 miếng. Tượng trưng cho Thổ và thai sinh.
  • Tôm luộc: 3 con. Tượng trưng cho Thủy và thấp sinh.
  • Trứng luộc: 1 quả. Tượng trưng cho Thiên và noãn sinh.
Lễ vật chính gồm thịt, tôm và trứng
Lễ vật chính gồm thịt, tôm và trứng

Tham khảo thêm: Vì sao bộ Tam Sên cúng sửa nhà chỉ gồm Thịt, Trứng và Tôm?

5.2 Các lễ vật phụ đi kèm với bộ Tam Sên  

  • Hoa cúc: 1 bình
  • Ngũ quả: 1 mâm
  • Nhang: 5 cây (hoặc nhang rồng phụng)
  • Đèn cầy: 2 cây
  • Rượu đế hoặc rượu nếp trắng: 5 chung
  • Gạo và muối hột
  • Giấy tiền vàng bạc
  • Bánh kẹo
  • Trầu cau tươi
  • Xôi chè: 5 phần
  • Bánh hỏi
  • Cháo trắng
Các lễ vật phụ trong bộ tam sên gồm những gì?
Các lễ vật phụ trong bộ Tam Sên gồm những gì?

5.3 Bài cúng Tam Sên

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Chúng con lạy chín phương Trời, chúng con lạy mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Chúng con kính lạy các ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chúng con lạy các chư vị Tôn thần.

Chúng con kính lạy các ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Chúng con kính lạy các Thần tài vị tiền.

Chúng con kính lạy các ngài Thần linh, các vị Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là …………………………………………….Ngụ tại………………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng….… năm…….. là ngày lành tháng tốt.

Chúng con chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ nghiêm nghị cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Chúng con cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành của chúng con, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, mọi điều vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, mọi lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con với các lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ và chúng con cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!”

Xem thêm: Văn khấn Công Đồng Tứ Phủ chuẩn, chi tiết và đầy đủ nhất

6. Hướng dẫn chuẩn bị Tam Sên và lễ vật cho các lễ cúng quan trọng khác

6.1 Cúng khai trương

Khi mới mở cửa hàng hoặc cơ sở kinh doanh, để cầu mua may bán đắt và may mắn thuận lợi, gia chủ cần chuẩn bị những lễ vật sau để cúng khai trương:

  • Bộ Tam Sên (thịt 3 chỉ hay ba rọi luộc 1 miếng; 3 con tôm hoặc 1 con cua; 1 quả trứng gà luộc hoặc trứng vịt luộc)
  • Gà luộc
  • Nhang  
  • Giấy cúng, vàng mã 
  • Đèn cầy 
  • Trầu cau 
  • Hoa tươi 
  • Vàng bạc
  • Gạo, muối 
  • Trái cây tươi
  • Xôi, chè, cháo 
  • Heo quay
  • Bánh kẹo, bánh bao
  • Rượu trắng, trà, nước
Bộ Tam Sên gồm những gì khi dùng cúng khai trương?
Bộ Tam Sên gồm những gì khi dùng cúng khai trương?

Tuy các lễ vật được cúng vào ngày khai trương không linh đình nhưng bạn cần chuẩn bị cẩn thận, chỉn chu và thành tâm cầu khẩn để tỏ rõ tấm lòng của bạn và nhận về điều tốt lành.

6.2 Cúng động thổ xây nhà

Trước khi xây nhà người ta sẽ làm lễ động thổ để quá trình xây nhà diễn ra thuận lợi, suôn sẻ. Bộ Tam Sên dùng trong lễ cúng động thổ xây nhà gồm:

  • Bộ Tam Sên (gồm 1 miếng thịt 3 chỉ; 3 con tôm hoặc là 1 con cua; 1 quả trứng gà hoặc trứng vịt)
  • Gà trống: 1 con
  • Xôi hoặc bánh chưng: 1 phần
  • Gạo, muối, nước: mỗi thứ 1 chén
  • Rượu trắng: 1 chung
  • Trà: 3 ly 
  • Thuốc lá: 1 bao
  • Ngũ quả: 1 mâm
  • Hoa hồng đỏ: 9 bông 
  • 1 bộ quần áo quan Thần Linh và mũ, hia (tất cả đều màu đỏ)
  • Kiếm trắng: 1 thanh
  • Đinh vàng hoa: 1
  • Lễ vàng tiền: 5 tép
  • Đèn cầy: 2 cây
  • Oản đỏ: 5 cái
  • Muối, gạo, nước: 3 hũ
  • Trầu: 5 lá và cau: 5 quả (hoặc 3 miếng trầu cau đã têm)

Tham khảo thêm: Cách làm lễ cúng động thổ xây nhà: Văn Khuấn và Bài cúng

Bộ Tam Sên dùng cúng động thổ xây nhà
Bộ Tam Sên dùng cúng động thổ xây nhà

6.3 Cúng động thổ xây dựng công trình (cúng mở móng, sửa chữa, cất nóc,…)

Ý nghĩa của lễ cúng động thổ dựng công trình cũng như động thổ xây nhà tuy nhiên lễ vật sẽ có phần nhiều hơn như sau:

  • Bộ Tam Sên (gồm 1 miếng thịt 3 chỉ; 3 con tôm hoặc là 1 con cua; 1 quả trứng gà hoặc trứng vịt)
  • Gà luộc: 1 con
  • Heo sữa quay: 1 con
  • Mâm ngũ quả: 1 mâm
  • Hoa tươi: 1 lọ
  • Đèn cầy: 2 cây
  • Nhang rồng phụng
  • Gạo, muối
  • Trà, rượu, nước lọc 
  • Giấy cúng 
  • Quần áo quan Thần Linh, mũ, hia (tất cả đều màu đỏ): 1 bộ
  • Kiếm trắng: 1 cây
  • Lễ vàng tiền: 5 tép
  • Oản đỏ: 5 cái
  • Bánh kẹo
  • Trầu cau 
  • Xôi, chè, cháo trắng
  • Bánh bao 
  • Ly rót nước, rót rượu 
  • Chén, đĩa, muỗng 
  • Lư nhang
Bộ Tam Sên dùng cúng động thổ xây dựng công trình
Bộ Tam Sên dùng cúng động thổ xây dựng công trình

6.4 Cúng tam tai

Những lễ vật được dùng trong lễ cúng tam tai gồm:

  • Bài vị có màu theo màu của từng sao và viết chính xác lên bài vị tên sao bạn muốn cúng
  • 1 gói gồm: Vài cái móng tay, móng chân và 1 nắm tóc rối của người bị hạn tam tai, ít tiền lẻ
  • Bộ Tam Sên (gồm 1 miếng thịt 3 chỉ; 3 con tôm hoặc là 1 con cua; 1 quả trứng gà hoặc trứng vịt)
  • Nhang: 3 nén
  • Rượu nhỏ: 3 ly
  • Đèn cầy nhỏ: 3 cây
  • Điếu thuốc: 3 điếu
  • Trầu cau
  • Giền vàng bạc: 3 xấp
  • Trái cây tươi: 1 đĩa
  • Hoa: 1 bình
  • Gạo muối: 1 đĩa
  • 2 bộ đồ thế (nam hoặc nữ)
Bộ Tam Sên dùng cúng tam tai
Bộ Tam Sên dùng cúng tam tai

Xem thêm: Cách cúng tam tai 2022 chuẩn và đúng phong thủy nhất

7. Lưu ý khi dùng bộ Tam Sên cúng Thần Tài Thổ Địa

Khi cúng Thần Tài Thổ Địa bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau:

  • Bộ Tam Sên là điều không thể thiếu, lưa chọn thực phẩm tươi ngon khi cúng
  • Vị trí đặt bộ Tam Sên phải thấp dưới đất và hướng ra mặt cửa chính
  • Thắp 5 cây nhang cho bàn thờ Thần Tài Thổ Địa mỗi ngày vào lúc 6 – 7 giờ sáng và 6 -7 giờ chiều
  • Thường xuyên thay nước lọ hoa và nước uống trong chung lúc thắp nhang
  • Không để chó, mèo đến quậy phá bàn thờ
  • Giữ lại gạo, muối khi cúng xong để giữ lấy lộc của thần linh
  • Đốt bỏ vàng bạc, quần áo khi hoàn tất lễ cúng
  • Đứng ngoài cửa và tưới rượu hoặc nước cúng vào nhà với ý nghĩa mang lộc vào trong nhà
  • Thưởng thức bộ Tam Sên , hoa quả, bánh kẹo, xôi, chè sau khi cúng để thụ lộc. 
Những điều cần lưu ý khi dùng bộ Tam Sên cúng Thần Tài
Những điều cần lưu ý khi dùng bộ Tam Sên cúng Thần Tài

Xem thêm: Cách cúng thần tài thổ địa hàng ngày chuẩn chỉnh nhất

8. Lời kết

Hy cọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về Tam Sên cũng như bộ Tam Sên gồm những gì khi dâng lên thần linh. Với ý nghĩa cầu mong những điều tốt đẹp, thuận lợi trong cuộc sống bạn nên chuẩn bị chỉn chu các lễ vật khi cúng. Hãy thường xuyên truy cập Muaban.net để cập nhật những thông tin về nhà đất, phong thủy, việc làm… nhé.

Xem thêm:

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ