Chân dung cò đất là gì qua câu hỏi: làm có đất có giàu không?

Cò đất là gì?

Trong bối cảnh tình hình bất động sản đang có nhiều biến động, thuật ngữ “cò đất” lại lần nữa được réo tên. Nhiều bạn trẻ gia nhập ngành, kể cả các nhân viên ngành khác cũng rẽ lối sang nghề nghiệp này. Ai cũng với mong muốn đổi đời nhờ nghề “cò đất” và có được thu nhập hàng chục đến hàng trăm triệu đến từ hoa hồng của những hợp đồng mua nhà.

  • Vậy làm có đất có giàu không?
  • Cò đất khác với môi giới bất động sản như thế nào?
  • Cò đất là gì?

Và đây cũng là câu hỏi bạn đang tìm đáp án.

Chúc mừng, bạn đã đến đúng nơi rồi đấy!

Ngay trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ đến bạn từ A đến Z về nghề cò đất, cũng như gửi đến bạn đáp án chuẩn nhất cho các câu hỏi trên.

Tìm hiểu ngay nào!

Cò đất là gì?

“Cò đất” là thuật ngữ truyền miệng sử dụng hằng ngày dành cho những người thực hiện công việc môi giới bất động sản. Nhưng hiện nay nghề cò đất không được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật nào của chính phủ.

Chính vì vậy, để định nghĩa chính xác cò đất là gì? bạn có thể hiểu đơn giản như sau:

Thuật ngữ cò đất được dùng để chỉ những người cung cấp thông tin, liên kết người mua và người bán bất động sản và hưởng lợi hoa hồng khi các bên giao dịch thành công.

Cò đất là gì?
Cò đất người bán bất động sản

Đến đây, có phải bạn đang thắc mắc: cò đất và chuyên viên môi giới bất động sản là cùng một người? 

Câu trả lời, được bật mí ngay nội dung tiếp theo…. Nào cùng tôi tìm hiểu liệu cò đất có phải môi giới bất động sản?

Cò đất có phải môi giới BĐS không? 

Câu trả lời chính xác là KHÔNG. 

Mặc dù bản chất cò đất và chuyên viên môi giới bất động sản đều là hành nghề môi giới bất động sản. Cụ thể như sau:

  1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp và phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
  3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.
Cò đất không phải là nhân viên môi giới bất động sản
Cò đất không phải là chuyên gia môi giới bất động sản

Như vậy, cò đất chỉ có thể thực hiện hành vi môi giới và không đủ điều kiện về kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản.

Tóm lại, cò đất không phải là chuyên viên môi giới môi giới bất động sản.

Khác biệt giữa cò đất với môi giới bất động sản như thế nào? 

Sau khi hiểu được khái niệm “Cò đất có phải môi giới bất động sản không?” thì phân tích dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về sự khác nhau giữa cò đất và môi giới bất động sản. 

Cò đất

Môi giới bất động sản

Khái niệm
  • Không có khái niệm cụ thể.
  • Người trung gian, giữa người bán và người mua sản phẩm bất động sản. 
  • Người có trình độ thông qua các khóa học đào tạo chuyên môn. Có nhiệm vụ tư vấn và môi giới trong phạm vi cho phép. 
Chứng chỉ hành nghề môi giới
  • Không 
  • Bắt buộc phải có
Nghĩa vụ, trách nhiệm
  • Hoạt động tự do, không có quy định cụ thể.
  • Cung cấp nhiều thông tin cho khách hàng (đôi lúc là những thông tin chưa được xác thực).
  • Thực hiện đúng với hợp đồng đã ký với khách hàng.
  • Cung cấp và chịu trách nhiệm về thông tin, hồ sơ bất động sản.
  • Hỗ trợ đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
  • Báo cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Bồi thường thiệt hại khi tự mình gây ra lỗi.
  • Thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước theo quy định của pháp luật và các nghĩa vụ khác có ghi trong hợp đồng.
Địa điểm làm việc
  • Không có địa điểm làm việc nhất định, tùy theo nhu cầu của khách hàng họ có thể di chuyển một cách linh động.
  • Làm việc tại các sàn giao dịch bất động sản hoặc các công ty bất động sản.
Kỹ năng chuyên môn
  • Làm việc dựa theo kinh nghiệm trong nghề. 
  • Nhờ vào các mối quan hệ giúp đỡ về các thủ tục pháp lý, thủ tục vay tiền hoặc những vấn đề rắc rối phát sinh trong quá trình mua bán bất động sản.
  • Thường nói nhiều đôi khi không đúng trọng tâm, nhu cầu của khách hàng.
  • Phải biết hết tất cả mọi thứ liên quan đến việc mua bán, cho thuê hoặc chuyển nhượng bất động sản.
  • Chứng chỉ hành nghề, kỹ năng pháp lý chuyên ngành.
  • Am hiểu và phân tích biến động thị trường, quy trình môi giới bất động sản.
  • Có chuyên môn về Marketing, quản trị kinh doanh thuộc lĩnh vực bất động sản.
  • Am hiểu về tài chính ngân hàng.
  • Thành thạo các kỹ năng như đàm phán, giao tiếp, thuyết trình, listing.
  • Ngoài ra, còn phải thành thạo quy trình thẩm định tài sản, phân tích đầu tư và quản trị dòng tiền, vv…
Thông tin bất động sản
  • Thông tin đưa ra không đảm bảo tín xác thực, chính thống.
  • “Thổi giá” là hình thức khá phổ biến, nâng giá đất thông qua những tin đồn nhằm mục đích thu lợi nhuận cao. Vì vậy, rất nhiều khách hàng bị mắc bẫy cò đất, khiến tiền mất tật mang và làm mất đi sự tin tưởng.
  • Cần phải tìm hiểu và xác thực thông tin về dự án, sản phẩm bất động sản trước khi tư vấn cho khách hàng.
  • Đồng thời, họ cũng chính là người chịu trách nhiệm trước khách hàng về những thông tin đã đưa ra. 
Tỷ lệ rủi ro
  • Tỷ lệ lừa đảo của cò đất thường hơn so với chuyên viên môi giới.
  • Phải chịu trách nhiệm về tính chính xác khi đưa thông tin đến khách hàng. 
  • (Tuy nhiên, thông qua những kỹ năng đã được học và đào tạo trước đó sẽ giúp họ biết cách lách luật để lừa khách hàng với những chiêu trò cao siêu hơn, chẳng hạn như tự ý ký hợp đồng, gài các điều khoản có lợi cho cá nhân trong hợp đồng,…
Luật áp dụng
  • Không có quy định
  • Luật Kinh Doanh Bất động sản 2014

Việc hiểu đúng và phân biệt rõ “cò đất” với “chuyên gia môi giới BĐS” là vô cùng quan trọng, vì nó có thể giúp bạn định hướng đúng mục tiêu phát triển nghề nghiệp của bạn. 

Nếu bạn đang có mục tiêu trở thành chuyên gia bất động sản chuyên nghiệp, thì 2 bài viết sau đây dành cho bạn:

Quay lại vấn đề, giờ đây bạn đã biết cò đất và chuyên gia môi giới bất động sản khác nhau. Vậy làm có đất có giàu không? 

Câu trả lời chính xác cho bạn ngay nội dung dưới đây!

Làm cò đất có giàu không?

Đáp án chính xác là: tùy vào khả năng chốt deal, mức hoa hồng và giá trị hợp đồng “cò đất” chốt được.

Thu nhập của cò đất tùy thuộc vào khả năng chốt deal
Làm cò đất có thật sự giàu

Nếu hợp đồng có giá trị cao thì hoa hồng cò đất sẽ được hưởng nhiều phần trăm. Ngược lại, nếu giá trị thấp, thì số tiền hoa hồng hưởng sẽ ít.

Thông thường phần trăm hoa hồng nhận được trung bình từ 1% đến 2% giá trị hợp đồng thành công.

Ví dụ, cách tính lợi nhuận của cò đất như sau: 

Cò đất bán mảnh đất trị giá 2 tỷ VNĐ, phần trăm hoa hồng được tính 2%. Sau khi trừ hết chi phí còn lại hoa hồng cò đất xấp xỉ 20-30 triệu đồng.

Ngoài phần trăm dự án Cò đất và chủ nhà còn có thể thỏa thuận giá cố định, nếu vượt quá thì đây sẽ là giá mà Cò đất sẽ được hưởng.

Q&A liên hàng đầu liên quan đến bất động sản

Q: Cò đất có bị phạt không? 

A: Đầu năm nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Trong đó, Điều 59 của nghị định quy định về các mức phạt khi vi phạm về kinh doanh dịch vụ bất động sản như sau:

  • Kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập mà không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng theo quy định;
  • Tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản làm sai lệch nội dung chứng chỉ;
  • Cho mượn, cho thuê hoặc thuê, mượn chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản để thực hiện các hoạt động liên quan đến môi giới bất động sản;
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.

Như vậy, với Nghị định mới, mức xử phạt khi làm “cò” đất khi không có chứng chỉ hành nghề sẽ là 40-60 triệu đồng.

Q: Ai là người trả tiền cho cò đất?

A: Người thuê dịch vụ môi giới sẽ chi trả phí môi giới. Mức phí này được hai bên thỏa thuận và đồng ý trước khi giao dịch thực hiện. Nếu người bán hay cho thuê BĐS muốn thuê môi giới để tìm kiếm khách hàng thì chủ nhà hoặc chủ đầu tư sẽ trả khoản phí này.

Q: Mức hoa hồng cò đất nhận được sau một giao dịch thành công

A: Mức hoa hồng đối với cò đất hiện nay vẫn không có quy tắc chung nào. Mức phí cò đất nhận được sẽ tùy vào thương lượng giữa hai bên. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo mức tỷ lệ trung bình đang được áp dụng phổ biến như sau:

  • Giao dịch mua/bán nhà đất: phần trăm hoa hồng cho cò đất thường dao động từ 1 – 2% giá trị hợp đồng giao dịch thành công.
  • Bất động sản cho thuê: khi cò đất chốt được hợp đồng cho thuê 1 năm, tiền hoa hồng dao động trong khoảng từ 1-2 tháng tiền thuê nhà thực tế.
  • Bán căn hộ, nhà đất dự án của chủ đầu tư: mức hoa hồng dao động từ 2 – 3% giá trị giao dịch thành công.
  • Sang nhượng mặt bằng kinh doanh: phí cò đất bình quân khoảng 5% giá trị BĐS sang nhượng.

Kết luận

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có được cho mình đáp án chuẩn nhất về “Cò đất là gì? làm có đất có giàu không?”. Cũng như, có góc nhìn đúng hơn về nghề cò đất, môi giới bất động sản. Thông qua đó, bạn có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức về lĩnh vực này.

Đừng quên, để cập nhật thêm nhiều tin tức, kiến thức hay về BĐS bạn có thể đăng ký “Nhận tin mới nhất từ Mua Bán” hoặc truy cập thường xuyên vào vào website Mua Bán wiki nhé!

Bài viết cùng chuyên mục