1.Thực hiện các công việc đầu ca:
- Kiểm tra hàng hóa, thực phẩm nhập vào bao gồm cả số lượng và chất lượng
- Kiểm tra nguyên liệu, thực phẩm tồn từ ca làm việc trước để có hướng xử lý phù hợp, hạn chế tối đa tình trạng lãng phí nguyên liệu;
- Chuẩn bị các nguyên liệu, vật dụng, thiết bị chế biến món ăn
- Vệ sinh bếp, đồ dùng.... sạch sẽ.
2.Trực tiếp chế biến món ăn:
- Tiếp nhận order của khách hàng, thực hiện đúng các công việc được phân công
- Thực hiện chuẩn bị sơ chế nguyên liệu phù hợp cho từng món ăn theo chuẩn sạch sẽ vệ sinh an toàn thực phẩm
- Trực tiếp chế biến món ăn theo đúng quy trình, tiêu chuẩn của nhà hàng; đảm bảo tuân thủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nội quy an toàn lao động trong bếp
- Thực hiện công đoạn trang trí món ăn sau chế biến hấp dẫn
3.Quản lý khu vực bếp được phân công:
- Có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản các thiết bị, đồ dùng trong bếp; thường xuyên kiểm tra tình trạng máy móc, thiết bị và báo cáo kịp thời nếu phát hiện hư hỏng
- Định kỳ phối hợp với các bộ phận liên quan bảo trì, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị trong nhà bếp theo quy định.
- Luôn học hỏi nâng cao các kỹ năng, nghiệp vụ bếp, hướng dẫn công việc cho người mới nếu có.
- Hợp tác thiện chí cùng các đồng nghiệp và các bộ phận liên quan.
4. Thực hiện các công việc đóng ca:
- Vệ sinh khu vực chế biến, các dụng cụ dùng để chế biến món ăn theo quy định
- Chịu trách nhiệm bảo quản các nguyên liệu tồn vào cuối ca.
5. Các công việc khác theo sự sắp xếp của Quản lý Nhà hàng