Vô lăng là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng của một chiếc ô tô. Nó chính là trung tâm chỉ huy của chiếc xe. Thông qua vô lăng ô tô các tài xế có thể điều khiển chiếc xe di chuyển trên đường theo ý muốn của mình. Nếu bạn đang thắc mắc về các bộ phận trên vô lăng và muốn bọc vô lăng ô tô thì đừng bỏ qua những chia sẻ trong bài viết này nhé.
>>> Có thể bạn quan tâm: Các loại xi lanh cho động cơ phổ biến nhất hiện nay
Vô lăng ô tô là gì?
Vô lăng còn được gọi là bánh lái chính là bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong hệ thống lái của các dòng xe ô tô hiện nay. Vô lăng ô tô thường có hình tròn và là công cụ hỗ trợ tài xế điều khiển chiếc xe đi đúng hướng mà họ mong muốn.

Tùy vào luật giao thông đường bộ, quy ước riêng của từng quốc gia, khu vực mà vô lăng ô tô sẽ được bố trí bên phải hoặc bên trái. Tại Việt Nam hiện nay, theo quy định của luật giao thông đường bộ hiện hành thì hầu hết các dòng xe ô tô đều được bố trên bên tay phải, tức là nó sẽ nằm ở vị trí bên trái của buồng lái các dòng xe ô tô.
Các bộ phận của vô lăng ô tô
Thủa sơ khai, vô lăng ô tô được thiết kế tựa như hình dáng của chiếc thuyền. Đến năm 1894, Alfred Vacheron cho ra thị trường những chiếc vô lăng dạng tròn trên dòng xe đua Panhard và từ đó bánh lái của ô tô đã giữ hình tròn cho đến ngày nay.

Vô lăng có chức năng kết nối với cổ lái qua các chấu. Mỗi dòng xe khác nhau sẽ có những số lượng chấu khác nhau. Hiện trên thị trường đang có các loại vô lăng 2 chấu, vô lăng 3 chấu và vô lăng 4 chấu.
Vô lăng thường được cấu tạo từ kim loại được nung ở nhiệt độ cao và tạo trong khuôn hình tròn. Do đó, vô lăng luôn đảm bảo được sự cứng, chắc chắn và an toàn tối đa khi sử dụng. Vô lăng bao gồm hệ thống điều khiển tích hợp là các nút bấm.

Ký hiệu trên vô lăng ô tô
Trên vô lăng của xe ô tô có rất nhiều nút bấm với ký hiệu khác nhau. Cụ thể là:
- Nút (+), (-): Tăng – giảm âm lượng loa.
- Phía dưới là nút để chuyển bài, chuyển kênh.
- Hai nút hình điện thoại: Nhận cuộc gọi đến và thực hiện cuộc gọi đi.
- Nút MODE: chuyển chế độ của hệ thống âm thanh
- Nút TEMP: Điều chỉnh hệ thống điều hòa
- Nút OFF: Tắt điều hòa
- Nút AUTO: Bật chế độ điều hòa tự động
- Nút DISP: Thay đổi hiển thị trên bảng đồng hồ taplo
- Ngoài ra, trên một số dòng vô lăng còn có thêm nút điều chỉnh túi khí giúp đảm bảo an toàn cho người lái trong trường hợp khẩn cấp.

>>> Xem ngay: Cách căn đường khi lái xe ô tô chuyên nghiệp cho tài xế mới
Các mẫu vô lăng phổ biến nhất hiện nay
Tóm Tắt Nội Dung
- Vô lăng tròn phổ thông
- Vô lăng xe đua
- Vô lăng độ vân gỗ, carbon
- Mở khóa vô lăng
- Tư thế cầm vô lăng đúng cách
- Kỹ thuật đánh lái vô lăng
- Cách tháo vô lăng đơn giản
- Dùng chìa để mở khóa
- Làm trơn ổ khóa
- Thay ổ khóa mới
- Kích thước của bọc vô lăng
- Chất liệu của sản phẩm
- Mẫu mã, hình dáng, màu sắc
- Tăng tính tiện lợi
- Tiết kiệm chi phí
- Đa dạng sự lựa chọn mẫu mã
- Độ bền cao
Vô lăng tròn phổ thông
Vô lăng phổ thông trên hầu hết các dòng ô tô hiện nay đều có thiết kế tròn. Mặc dù có thiết kế nhỏ bé nhưng ở mỗi chiếc vô lăng đều được cấu tạo từ hàng trăm chi tiết với độ phức tạp cực kỳ cao nhằm giúp các bác tài điều khiển xe hiệu quả và an toàn nhất.

Vô lăng xe đua
Vô lăng xe đua là kiểu bánh lái độc đáo được thiết kế dành riêng các dòng xe ô tô dùng trong các cuộc thi đua xe thể thao. Do khoang lái của các dòng xe ô tô đua thường khá nhỏ bé do đó bánh lái cũng được thiết kế tối giản đề phù hợp với các dòng xe này.

Bên cạnh đó, vô lăng xe đua cũng được tích hợp nhiều phím bấm để phù hợp khi đua xe. Đặc biệt là bánh lái F1 còn có các đường gân cũng như được cấu tạo từ chất liệu là carbon hoặc bọc da để nhẹ hơn.
Vô lăng độ vân gỗ, carbon
Từ những chiếc vô lăng xe hơi truyền thống, nhiều chủ xe đã mang đến những thợ xử lý chuyên nghiệp để cắt lớp da cũ, gọt và bả matit để tạo dáng. Cuối cùng là quét carbon làm bóng. Hoặc chủ xe cũng có thể mang chiếc vô lăng đi độ vân gỗ để tạo phong cách cho chiếc vô lăng.

Cách người lái mới sử dụng vô lăng
Mở khóa vô lăng
Khi mới làm quen với xe, học lái ô tô nếu thấy vô lăng bị khóa nhiều người sẽ bối rối. Tuy nhiên, vô lăng bị khóa chính là một trong những tính năng an toàn của xe. Người lái có thể mở khóa rất đơn giản bằng cách khởi động lại động cơ, sau đó lắc nhẹ vô lăng sang trái hoặc phải, tiếp đến là tra chìa khóa vào ổ khóa sau đó đề máy là có thể điều khiển xe bình thường.

Tư thế cầm vô lăng đúng cách
Tư thế cầm vô lăng cũng cực kỳ quan trọng, nếu sai tư thế dễ khiến người lái bị thương hoặc ê mỏi khi di chuyển đường dài. Bạn cần đặt bàn tay phải của mình nằm ở vị trí 3 giờ còn tay trái ở vị trí 9 giờ. Lưu ý, hãy dùng 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng và đặt ngón cái dọc theo vành vô lăng, thả lỏng vai và tay. Đây chính là tư thế cầm vô lăng chuẩn.

Kỹ thuật đánh lái vô lăng
Khi điều khiển xe hơi, nếu muốn xe đi về hướng nào thì phải đánh lái sang hướng đó. Đây cũng là kỹ thuật rất quan trọng cần lưu ý khi học lái xe ô tô.
Dùng một tay quay vô lăng sang phải
Người lái cần đặt bàn tay ở vị trí cao nhất trên bánh lái. Tiếp đến hãy nới lỏng tay đồng thời sử dụng phần lòng bàn tay quay vô lăng sang phải xuống điểm thấp nhất. Tiếp đến, hãy di chuyển vô lăng theo hướng chuyển dần lên và cuối cùng là trở về cách cầm vô lăng như bình thường.

Kỹ thuật bắt chéo tay quay vô lăng sang phải
Nếu muốn đánh lái ở góc lớn hơn thì người lái cần phải có kỹ thuật quay vô lăng bắt chéo tay. Kỹ thuật này rất cần thiết, nhất là khi điều khiển xe di chuyển trên những cung đường hẹp, nơi diện tích nhỏ.
Người lái dùng bàn tay đặt vào vô lăng như vị trí bình thường. Tiếp đó hãy quay vô lăng theo chiều kim đồng hồ cho đến khi chuẩn bị bắt chéo tay phải. Sau đó, thực hiện tiếp quay vô lăng bằng tay trái cùng lúc. Tức là người lái sẽ thực hiện quay vô lăng ô tô sau khi bắt chéo tay phải đến vị trí chuẩn bị bắt chéo tay trái trước đó. Tiếp tục thực hiện chuỗi động tác này cho đến khi ôm hết vòng cua sau đó trả về vị trí ban đầu.

Tình huống khẩn cấp cần quay vô lăng
Với các tình huống khẩn cấp trên đường thì người lái cũng cần kỹ năng quay vô lăng nhanh chóng để xử lý ngay, tránh gây tai nạn. Đầu tiên, hãy dùng 2 tay đặt ở vị trí cao nhất trên vô lăng. Tiến hành quay bánh lái về hướng mà bạn mong muốn.
Lưu ý, hãy đặt sao cho 2 tay gặp nhau ở vị trí thấp nhất, sau đó bàn tay phải sẽ tiếp tục kéo vô lăng lại hướng phía trên và cần lặp lại động tác này cho đến khi hết vòng cua hoặc qua tình huống khẩn cấp.

Cách tháo vô lăng đơn giản
Khi lái xe thì người lái cũng nên học cách tháo vô lăng. Cách tháo vô lăng khá đơn giản. Đầu tiên bạn cần tìm mở vít được đặt chìm dưới vô lăng. Tiếp đến hãy tìm núm còi và quan sát con ốc ở trục vô lăng. Tiến hành tháo phần đầu dây chạy từ trục bánh lái của ô tô dẫn đến còi, cầm đầu giắc rút nhẹ sau đó lấy tua vít mở con ốc vô lăng có phe che bên cạnh.
Hướng xử lý khi vô lăng ô tô gặp lỗi bị khóa
Khi lái xe, nếu thấy ô tô bị khóa vô lăng tức là xe của bạn đang tắt máy và đang ở chế độ an toàn. Nếu cố xoay vô lăng sau khi xe đã tắt máy thì sẽ gặp lỗi khóa vô lăng. Lúc này bạn cần xử lý theo các cách sau đây:
Dùng chìa để mở khóa
Các bước khi dùng chìa để mở khóa đó là:
- Đầu tiên hãy tra chìa khóa vào ổ khóa;
- Vặn nhẹ chìa khóa. Tránh tác động lực quá mạnh chìa vì nếu dùng lực mạnh bạn có thể làm gãy luôn chìa trong ổ khóa.
- Cuối cùng, hãy xoay vô lăng. Bạn cần xem hướng có chốt khóa là bên nào sau đó xoay vô lăng theo hướng ngược lại, đồng thời thực hiện thao tác vặn chìa khóa là mở được.

Làm trơn ổ khóa
Ngoài cách bên trên thì nhiều người cũng sử dụng các chất làm sạch ổ khóa, như RP7 để xịt vào ổ khóa và làm sạch. Sau khi ổ khóa đã được làm trơn và sạch sẽ thì tiến hành làm theo bước mở chìa khóa bên trên. Lưu ý: Để an toàn bạn nên đeo kính bảo vệ mắt khi xịt RP7 làm sạch ổ khóa.

Thay ổ khóa mới
Trường hợp cuối cùng, nếu bạn đã thử cả hai cách nêu trên nhưng vẫn không mở được khóa vô lăng thì hãy liên hệ với những địa chỉ chuyên sửa khóa ô tô chuyên nghiệp để nhờ họ xử lý.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bầu trợ lực chân không là gì? Hướng dẫn bảo dưỡng bầu trợ lực chân không
Lưu ý khi chọn bọc vô lăng ô tô
Bọc vô lăng chính là giải pháp giúp tăng tính thẩm mỹ cho khoang lái, tăng tuổi thọ cho vô lăng và bảo vệ vô lăng tránh khỏi những yếu tố bên ngoài, đảm bảo độ bám tốt nên được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, trước khi bọc bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Kích thước của bọc vô lăng
Trên thị trường đang có rất nhiều loại xe với vô lăng khác nhau. Tất nhiên kích thước của vô lăng ở mỗi dòng xe sẽ không giống nhau. Do đó, để mua được bọc vô lăng phù hợp bạn nên đo kích thước vô lăng trước khi mua. Bên cạnh đó, hãy xem xét về độ dày hay mỏng của vỏ bọc vì điều này sẽ ảnh hưởng đến việc cầm lái của tài xế.

Chất liệu của sản phẩm
Chất liệu của bọc vô lăng trên thị trường cũng vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, để bền bỉ và đảm bảo tính thẩm mỹ cho khoang lái thì tốt nhất là bạn nên chọn các kiểu vô lăng cấu tạo từ da thật hoặc sợi carbon. Các chất liệu này còn có khả năng chống thấm nước và hạn chế tối đa quá trình oxy hóa tốt do đó đem lại độ bền cao, tiết kiệm chi phí, tránh phải bọc lại nhiều lần.

Mẫu mã, hình dáng, màu sắc
Dù chọn bọc vô lăng nào đi chăng nữa thì chủ xe cũng nên cân nhắc về màu sắc và hình dáng sao cho nó hài hòa nhất với khoang lái. Bên cạnh đó, nhiều bác tài rất tin vào yếu tố phong thủy do đó cũng cần lưu ý thêm về điều này để có thể chọn được những mẫu bọc vô lăng phù hợp.

Tự bọc vô lăng tại nhà có ưu điểm gì?
Thay vì ra tiệm nhờ thợ bọc vô lăng cho thì bạn cũng có thể tự bọc tại nhà. Một số lợi ích của việc tự bọc vô lăng tại nhà đó là:
Tăng tính tiện lợi
Không giống như khâu vô lăng, khi bạn bọc vô lăng có thể tự mình lắp đặt và tháo rời ra để vệ sinh. Điều này vô cùng tiện lợi. Nếu băn khoăn bạn có thể tham khảo các video hướng dẫn tự bọc vô lăng tại nhà trên internet.

Tiết kiệm chi phí
Bọc vô lăng sẽ rẻ hơn nhiều so với khâu vô lăng. Đặc biệt là quy trình thực hiện bọc vô lăng cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn, giá thành bọc vô lăng ô tô rẻ hơn do đó ai cũng có thể chọn bọc vô lăng mới cho chiếc xe của mình.
Đa dạng sự lựa chọn mẫu mã
Như đã chia sẻ bên trên, hiện nay trên thị trường các mẫu bọc vô lăng có rất nhiều mẫu mã, chất liệu và giá thành. Đặc biệt, nhiều sản phẩm bọc vô lăng còn có thiết kế rất đẹp mắt, có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ để có thể chọn được những mẫu bọc vô lăng tốt nhất và phù hợp nhất với chiếc xe của mình.

Độ bền cao
Nhiều sản phẩm bọc vô lăng được cấu tạo từ các chất liệu tốt do đó có độ bền rất cao. Cùng với cách bảo quản và sử dụng hợp lý thì bọc vô lăng cũng có loại bền ngang ngửa với khâu bọc vô lăng. Đây cũng là lý do mà đông đảo khách hàng chọn bọc vô lăng thay vì khâu vô lăng xe hơi.
Bên trên là chia sẻ của Mua Bán về vô lăng ô tô, các loại vô lăng phổ biến nhất và cách sử dụng vô lăng cho người mới bắt đầu học lái ô tô. Hy vọng những thông tin bên trên sẽ hữu ích với bạn. Đừng chần chờ gì nữa hãy truy cập ngay Muaban.net để tìm mua các dòng xe ô tô cũ nói chung và vô lăng ô tô, bọc vô lăng nói riêng với mức giá tốt nhất.
Trần Thanh – Content Writer
>>> Xem thêm: Bộ vi sai là gì? Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách khắc phục của bộ vi sai ô tô