Tuesday, April 23, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmTết Hạ Nguyên là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và cách làm...

Tết Hạ Nguyên là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và cách làm lễ Tết Hạ Nguyên

Theo văn hóa và truyền thống tại Việt Nam, chúng ta có rất nhiều ngày tết khác nhau chứ không chỉ riêng gì ngày Tết Nguyên Đán không thôi. Một số đó phải kể đến là Tết Hạ Nguyên, một trong những ngày Tết mà mình cam đoan rằng có rất ít người biết đến nó. Vậy Tết Hạ Nguyên là gì? Cội nguồn Tết Hạ Nguyên? Ý nghĩa của Tết Hạ Nguyên?… Ngay bên dưới đây hãy cùng với Mua Bán tìm hiểu chủ đề này nhé!

Tết Hạ Nguyên là gì?

Tết Hạ Nguyên (hay còn được gọi là Xia Yuan Festival) được hiểu là ngày lễ mừng lúa mới hay cũng là ngày lễ xua đuổi của đạo giáo. Là ngày lễ sẽ diễn ra hằng năm vào ngày rằm của tháng mười theo lịch âm.

Người dân ăn mừng Tết Hạ Nguyên
Người dân ăn mừng Tết Hạ Nguyên

Đây sẽ là dịp mà người nông dân, bày biện hương quả và tiến hành các nghi thức cúng kiếng long trọng để cầu cho gia đình, cầu cho công việc đồng án được thuận buồm xuôi gió.

Cũng là dịp mà các thành viên của Đạo giáo bày tỏ lòng biết ơn thành kính đến 1 trong 3 vị thần của đạo giáo mà họ tôn sùng đó là 下元 水 官 (Xiayuan Shuiguan).

Vị Thần Nước trong Đạo giáo
Vị Thần Nước trong Đạo giáo

Ở Việt Nam thì có rất nhiều ngày lễ Tết khác nữa các bạn có thể tham khảo thêm như:

  • Tết Nguyên Đán (01/01 Âm lịch)
  • Tết Táo Quân (23/12 Âm lịch)
  • Tết Trung Thu (Rằm tháng 8 Âm lịch)
  • Tết Trung Nguyên (Rằm tháng 7 Âm lịch)
  • Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng Âm lịch)
  • Tết Hàn Thực (03/03 Âm lịch)
  • Tết Thanh Minh (Khoảng từ ngày 06/03 – 23/03 Âm lịch)
  • Tết Đoan Ngọ (05/05 Âm lịch)

Cội nguồn Tết Hạ Nguyên

Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta chưa biết rõ về nguồn gốc Tết Hạ Nguyên từ đâu và chậm chí còn chẳng biết đến ngày lễ Tết này nữa.

Đầu tiên nói về ngày cụ thể diễn ra Tết Hạ Nguyên, sẽ rơi vào ngày rằm tháng 10 mọi năm (tức ngày 15/10 Âm lịch). Đây là ngày sinh của 1 trong 3 vị thần chính đại diện cho 3 nguyên tố cấu thành đất trời đó là Thần Trời, Thần Đất và Thần Nước. Và ngày lễ này là dành để bày tỏ lòng biết ơn vô vàn đối với vị Thần Nước.

Sẽ có 3 ngày lễ tết tương ứng với 3 vị thần:

  • Tết Thượng Nguyên (Thần Trời): diễn ra vào ngày Rằm tháng Giêng âm lịch
  • Tết Trung Nguyên (Thần Đất): diễn ra vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch
  • Tết Hạ Nguyên (Thần Nước): diễn ra vào ngày Rằm tháng 10 âm lịch

Tết Hạ Nguyên bắt nguồn từ khu vực lưu vực sông Hoàng Hà của Trung Quốc thời xa xưa, từ cái thời cổ đại đã có đến tận bây giờ. Thông thường, vào khoảng thời gian ngày Rằm tháng 10 này thì khu vực lưu vực sông Hoàng Hà đang là thời điểm gặt lúa của các gia đình làm nông.

Khu vực lưu vực sông Hoàng Hà
Khu vực lưu vực sông Hoàng Hà

Trước đó là thời điểm mà người nông dân phải cày cuốc rất là nhiều trên đồng ruộng để cho ra những hạt lúa, ngô,… chất lượng, duy trì và phát triển cuộc sống. Và những người nông dân tại nơi đây đã quan niệm rằng có 1 vị thần tên là Thần Nước đã luôn luôn dõi theo họ và chịu trách nhiệm về sự luân chuyển của nguồn nước từ các nơi đổ đến như sông, suối, hồ, biển, mưa để cho họ có thể duy trì sự phát triển nông nghiệp.

Và để bày tỏ lòng kính trọng đối với vị Thần Nước, người dân nơi đây sẽ dâng lên lễ vật cúng kiếng, kèm theo đó là cầu nguyện một cách chân thành để Thần Nước phù hộ, giải khó khăn và vận nạn cho họ.

Người dân tiến hành cúng kiếng, dâng hương lên bề trên
Người dân tiến hành cúng kiếng, dâng hương lên bề trên

Nói thêm, theo như Đạo giáo thì 3 vị thần này sẽ có 3 khả năng khác nhau:

  • Thần Trời: Có khả năng phù hộ
  • Thần Đất: Có khả năng tha tội
  • Thần Nước: Có khả năng giải quyết được những điều xui xẻo

Vì thế cho nên vào ngày này, người dân tại khu vực lưu vực sông Hoàng Hà sẽ hiến hành cúng tế những lễ vật long trọng để bày tỏ lòng biết ơn. Đồng thời cấm sát sinh dưới mọi hình thức, nếu không thì sẽ bị tử hình.

Ý nghĩa của Tết Hạ Nguyên

Bày tỏ lòng biết ơn với Thần Nước

  • Văn hóa gốc tại Trung Quốc

Như cũng đã có nói ở trên thì Tết Hạ Nguyên là một dịp để cho người dân có thể bày tỏ được lòng biết ơn đối với bề trên, cụ thể là vị Thần Nước đã có công luân chuyển dòng nước, giúp mùa vụ nông nghiệp được phát triển.

Vì thế cho nên thường dịp vào ngày lễ Tết Hạ Nguyên này thì buổi lễ sẽ thường diễn ra ở các đền thờ Thần Nước tại các địa phương khác nhau.

  • Sau khi du nhập sang Việt Nam

Thêm thông tin cho bạn biết, văn hóa ăn Tết Hạ Nguyên từ Trung Quốc du nhập sang Việt Nam đã biến đổi đi ít nhiều. Thay vì thờ Thần Nước thì giờ đây người dân Việt Nam lấy đó làm lễ thờ, cúng viếng cho chư Phật và tổ tiên của mình.

Tu tâm dưỡng tánh, làm điều thiện

  • Văn hóa gốc tại Trung Quốc

Tết Hạ Nguyên là một dịp lễ cấm kỵ các sát sinh, ăn chay và làm những điều thiện. Vì thế, nhờ vào ngày lễ này mà người dân có thể tu tập bản tính lương thiện của mình. Tránh việc sát sinh đẫm máu, làm cho tâm hồn được khuây khỏa, an lành và trong sáng.

  • Sau khi du nhập sang Việt Nam

Tại Việt Nam thì vào ngày lễ Tết Hạ Nguyên này, ngoài những món chay, mọi người đều có cúng kiếng thêm những món mặn. Món chay thì dành cho chư Phật, món mặn thì dành cho tổ tiên.

Ngoài sự khác biệt về món chay, món mặn ở trên ra thì mọi người vào ngày này đều làm những việc thiện, điều lành, không có gì khác biệt so với văn hóa gốc từ Trung Hoa.

Cầu may mắn, tránh xa điều xui rủi

  • Văn hóa gốc tại Trung Quốc

Đây là dịp để mọi người có thể nhờ phước ơn trên, cầu nguyện với vị Thần Nước ban phước cho mình và gia đình. Tránh xa những điều xui rủi, ma xui quỷ khiến khiến cho con người lạc lối.

  • Sau khi du nhập sang Việt Nam

Người dân Việt Nam sẽ cầu nguyện với chu Phật, tổ tiên ban phước cho bản thân và gia đình được bình an, hạnh phúc. Đồng thời cầu siêu cho những thân nhân được quá cố trước đó được vãn sanh cực lạc.

Các hoạt động vào ngày lễ Tết Hạ Nguyên tại Việt Nam

Vào ngày lễ Tết Hạ Nguyên thì sẽ có các hoạt động như sau:

Biếu quà cho người thân của mình

Hoạt động đầu tiên có thể kể đến đó là biếu quà cho người thân của mình. Bình thường thì việc tặng quà vẫn được diễn ra đối với một số gia đình. Tuy nhiên dịp Tết Hạ Nguyên giống như một lý do đặc biệt hơn và phần quà của bạn sẽ có thể được thêm phần ý nghĩa hơn khi tặng quà cho người thân.

Tặng quà cho người thân
Tặng quà cho người thân

Và thông thường thì phần quà mà dành tặng cho người thân sẽ là:

  • Gạo, nếp mới
  • Bánh tét, bánh chưng tự làm
  • Ngô vừa mới hái

Những món quà tặng này mang ý nghĩa giống như thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn đối với bậc cha mẹ đã cất công làm lụm ra hạt lúa, hạt vàng cho con cháu làm thực phẩm.

Dâng hương, lễ chùa

Và tất nhiên để có thể bày tỏ được lòng biết ơn, kính trọng đối với bậc bề trên thì cần phải đi lễ chùa, dâng hương, cúng dường trong ngày lễ Tết Hạ Nguyên này. Và nhân dịp đi chùa dâng hương này, mọi người còn có thể nhân cơ hội cầu nguyện bình an cho người thân trong gia đình, cầu nguyện cho mùa màng được phát triển thuận lợi.

Mọi người đi dâng hương, lễ chùa
Mọi người đi dâng hương, lễ chùa

Cúng dường chư phật, tổ tiên

Hơn hết, ý nghĩa của dịp Tết Nguyên Đán này đó là mọi người có thể bày tỏ được lòng thành kính của mình đối với bề trên đã phù hộ cho mùa mạng nông nghiệp của người dân được mưa thuận gió hòa. Ở bên Trung Quốc thì người dân sẽ cúng dường cho vị Thần Nước, còn ở Việt Nam thì mọi người sẽ dâng hương lên tổ tiên, chư phật.

Hoạt động cúng dường chư phật, tổ tiên
Hoạt động cúng dường chư phật, tổ tiên

Mâm cúng Tết Hạ Nguyên cần có những gì?

Mâm cúng Tết Hạ Nguyên theo văn hóa đồng bằng sông Hồng

Đặc điểm khu vực đồng bằng sông Hồng có nền nông nghiệp cực kỳ phát triển, đặc biệt là về lúa nước. Thêm nữa, lúa và nếp là hai thực phẩm chính được sản xuất ra tại nơi đây cho nên đặc trưng mâm cúng ở khu vực miền đồng bằng sông Hồng sẽ là những món như liên quan nhiều đến nông nghiệp nơi đây như:

  • Bánh chưng
  • Bánh giầy
  • Bánh trôi
  • Bánh nếp
  • Cơm mới

Sau khi xong các loại bánh thì đến với các loại món ăn như:

  • Thịt gà luộc nguyên con
  • Thịt heo luộc
  • Giò lụa
  • Xôi gấc
  • Canh măng
  • Nem rán
  • Chè đỗ
  • Rau xào
  • Hoa quả
  • Rượu
Mâm cúng Tết Hạ Nguyên theo văn hóa đồng bằng sông Hồng
Mâm cúng Tết Hạ Nguyên theo văn hóa đồng bằng sông Hồng

Mâm cúng Tết Hạ Nguyên theo văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

Tại khu vực miền Trung, địa hình ở đây toàn là đồi núi, hiểm trở cho nên nông nghiệp không phát triển mạnh bằng khu vực đồng bằng sông Hồng. Cho nên lễ vật cúng bái sẽ là những đặc sản thuộc khu vực miền núi nơi đây!

Hầu hết thì người dân tại khu vực nơi đây sẽ giết trâu để tổ chức lễ hội cho cả buôn làng cùng ăn lễ Tết Hạ Nguyên.

Thịt trâu là món cúng kiếng đặc trưng tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên vào Tết Hạ Nguyên
Thịt trâu là món cúng kiếng đặc trưng tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên vào Tết Hạ Nguyên

Mâm cúng Tết Hạ Nguyên theo văn hóa khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long đặc điểm khá giống so với khu vực đồng bằng Sông Hồng. Cho nên cũng sẽ có buổi lễ cúng gạo mới và thêm các loại bánh như bánh tét, bánh bao để dâng cúng lên bề trên.

Thêm vào đó sẽ có những món ăn đặc trưng vùng để cúng bái như:

  • Cá lóc kho
  • Canh khổ qua nhồi thịt
  • Gỏi cuốn
  • Canh xương hầm
  • Thịt heo hầm măng
Mâm cúng Tết Hạ Nguyên theo văn hóa khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Mâm cúng Tết Hạ Nguyên theo văn hóa khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Nên cúng Tết Hạ Nguyên vào khung giờ nào?

Thông thường để cúng lễ Tết Hạ Nguyên thì sẽ cúng vào hai khung giờ hoàng đạo đó là:

  • Từ 9:00 – 11:00 giờ (Giờ Tỵ)
  • Từ 15:00 – 17:00 giờ (Giờ Thân)

Thường sẽ cúng bái Tết Hạ Nguyên vào hai khung giờ bên trên là phù hợp và đẹp nhất đối với gia chủ.

Nhưng nếu như gia chủ trong khoảng thời gian này bận không thể thực hiện nghi thức cúng bái thì có thể cúng vào hai khung giờ sau:

  • Từ 5:00 – 7:00 giờ (Giờ Mão)
  • Từ 19:00 – 21:00 giờ (Giờ Tuất)

Văn khấn cúng Tết Hạ Nguyên

Cúng kiếng gì thì cũng cần phải có văn khấn, cúng Tết Hạ Nguyên cũng thế, bên dưới đây là bài văn khấn để mọi người tham khảo!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin lạy chín phương Trời, xin lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ, kính lạy chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, kính lạy ngài Bản xứ thổ địa, kính lạy ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội và cả họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con tên là:

Hiện đang ngụ tại:

Hôm nay là nhân ngày rằm tháng mười, là ngày Tết Cơm Mới, tín chủ của con thành tâm sắm lễ, hoa quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, kèm theo nấu cơm gạo mới, thắp nén tâm hương dâng lên trước án này!

Trộm nghĩ rằng:

Cây cao bóng mát

Quả tốt hương bay

Công tài bồi xưa những ai gây

Của quý hóa nay con cháu hưởng

Ơn Trời Đất Phật Tiên, Chư vị Tôn thần

Sau nhờ ơn Tổ tiên gây dựng, kể công tân khổ biết là bao

Đến nay con cháu dồi dào, hưởng miếng trân cam

Nay nhân mùa gặt hái

Gánh nếp tẻ đầu mùa

Nghĩ đến ơn xưa

Cày bừa vun xới ,

Sửa nồi cơm mới

Kính cẩn dâng lên

Thường tiên nếm trước

Mong nhờ Tổ phước

Hòa cốc phong đăng

Thóc lúa thêm tăng

Hoa màu tươi mới

Làm ăn tiến tới

Con cháu được nhờ

Lễ tuy đơn sơ

Tỏ lòng thành kính

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………………………….., cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Tạm kết

Trên đây là bài viết chia sẻ về chủ đề Tết Hạ Nguyên là gì và các thông tin liên quan đến Tết Hạ Nguyên. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp kiến thức mới dành cho bạn về một ngày tết ít người biết đến tại Việt Nam.

Xem thêm:

Trần Hoài Namhttps://namlammarketing.com/
Well, mình tên là Trần Hoài Nam, mình làm Marketing, rất hân hạnh chào đón các bạn đến với Blog của mình! Mình hay chia sẻ những kiến thức mình tiếp cận được tại Nam Làm Marketing. Có một số dịch vụ của mình ở trên này, nếu bạn muốn có thể xem qua: Dịch vụ SEO Website - Dịch vụ Content Writer - Dịch vụ Ads PPC - Dịch vụ Social Media
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ