Tuesday, April 23, 2024
spot_img
HomeViệc làmTester là gì? Giải mã sức nóng nghề tester thời đại số

Tester là gì? Giải mã sức nóng nghề tester thời đại số

Ở bất kỳ ngành hàng, lĩnh vực nào, trước khi một sản phẩm được tung ra thị trường hầu như đều phải trải qua quy trình kiểm tra chất lượng nhằm đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng có độ hoàn thiện cao nhất. Ngành IT cũng không ngoại lệ. Đặc biệt, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm của ngành này còn phổ biến và nghiêm ngặt hơn do đặc thù sản phẩm là các ứng dụng, phần mềm có độ lan truyền và tiếp cận cực kỳ rộng rãi. Tester chính là tên gọi của vị trí kiểm tra chất lượng sản phẩm ngành IT.

Vậy bạn có từng đặt câu hỏi Tester là gì? Công việc của Tester là gì? Automation tester là gì hay chưa. Cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

Tester là gì?

Tên gọi của nó đã phần nào giải thích khái niệm Tester là gì. Cụ thể, Tester chính là những người được phân công nhiệm vụ thực hiện các công việc chính như kiểm tra lỗi trước khi tung sản phẩm ra thị trường. Hoạt động này nhằm đảm bảo chất lượng phần mềm đến tay người dùng được tốt nhất và vận hành một cách trơn tru nhất. Tùy vào quy mô dự án cũng như tầm quan trọng của ứng dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của Tester đến doanh nghiệp. 

Ở một cách nhìn khác, Tester là những người có vai trò kiểm tra chất lượng phần mềm cũng như tìm kiếm bugs (lỗi phần mềm), errors hoặc bất kỳ vấn đề nào khác có thể xảy ra với các sản phẩm mà họ phụ trách. Nói một cách đơn giản thì Tester đóng vai trò như những “người dùng đầu tiên” trải nghiệm sản phẩm rồi trả “feedback” — phản hồi về cho nhóm phát triển. Từ đó, giúp nhóm phát triển cải thiện những lỗi còn tồn đọng trong sản phẩm.

Tester là gì?
Tester là gì?

Hiện nay hai hướng phát triển phổ biến trong lĩnh vực này mà các Tester có thể lựa chọn chính là: Manual testing và Automation testing.

Để thực sự hiểu Tester là gì, bạn cần biết công việc của tester là gì cũng như các hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai của vị trí này. Điều này giúp bạn chắc chắn rằng mình đang “hướng nghiệp” đúng cho bản thân. Và khái niệm đầu tiên bạn cần nắm chính là automation tester là gì, manual tester là gì?

Tại sao tester lại rất quan trọng trong thời đại công nghiệp 4.0?

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 khiến cho việc kinh doanh của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay là cuộc chơi của công nghệ. Các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ kinh doanh là điều mà đa số các tổ chức, doanh nghiệp đều đang hướng tới. Do đó, họ rất cần những tester để hoàn thiện sản phẩm trước khi đưa vào sử dụng. Vậy cụ thể vai trò của tester là gì?

Vai trò không thể thiếu của tester 

Tester là những cá nhân có khả năng nắm vững mọi công cụ cũng như kiến thức về kỹ thuật có liên quan đến quá trình phát triển các sản phẩm phần mềm. Trong các giai đoạn phát triển của sản phẩm thì Tester đóng vai trò là những người tham gia kiểm tra, đánh giá để đưa ra các thông số kỹ thuật phù hợp nhất. Tester thường sẽ trực tiếp tham gia và chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc xác định điều kiện thử nghiệm cũng như tạo ra các thiết kế thử nghiệm sản phẩm. 

Ngoài ra, mỗi Tester đều phải thực hiện các quá trình tự động hóa cho các bài kiểm tra để đảm bảo việc thiết lập môi trường thử nghiệm, quản trị hệ thống cũng như vận hành hệ thống thử nghiệm một cách chính xác. Trong quá trình thử nghiệm, hầu như Tester đều được yêu cầu phải ghi lại những kết quả và đánh giá kết quả mà trong quá trình kiểm tra đã tìm thấy. Họ cũng chính là những người giám sát và chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo thu thập các số liệu liên quan đến hiệu suất làm việc. 

Vai trò không thể thiếu của tester 
Vai trò không thể thiếu của tester

Lợi ích của tester là gì đối với doanh nghiệp 

  • Công việc của các Tester là kiểm định chất lượng của phần mềm trong quá trình sản xuất. Quá trình này sẽ giúp đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm công nghệ trước khi cung cấp đến tay người dùng
  • Tester là những cá nhân giữ vai trò loại bỏ rủi ro và các vấn đề bất cập có thể xảy ra với sản phẩm phần mềm
  • Việc thực hiện kiểm tra với các dự án Công nghệ thông tin sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tài chính dài hạn. Ví dụ trong những trường hợp phát hiện được lỗi trong giai đoạn testing sẽ giúp chi phí sửa chữa thấp hơn. 
  • Tester sẽ giúp loại bỏ những rủi ro cũng như những mặt hạn chế của sản phẩm giúp những sản phẩm mà doanh nghiệp đưa đến tay khách hàng đều triệt để làm hài lòng khách hàng. 

Công việc của tester là gì? 

Công việc chính của một Tester là đảm bảo chất lượng cho phần mềm. Dùng kỹ năng nghiệp vụ của mình để phát hiện các lỗi còn tồn đọng trước khi giao sản phẩm đến tay khách hàng. Do đó, tester thường đi cùng đội phát triển phần mềm nhằm đem đến sản phẩm hoàn thiện nhất cho khách hàng. Giúp nâng tầm vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. 

Hiện nay Tester thường được chia thành hai hướng phát triển bao gồm: Manual test và Automation test.

Ngoài ra, MuaBan.net luôn cập nhật tin đăng việc làm mới nhất bạn có thể tham khảo:

#TPHCM Cần người đóng gói, soạn hàng, bán hàng tại Cửa Hàng
1
  • Hôm nay
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM
Tuyển LĐPT (Trực Quầy Đóng Gói Soạn Hàng Bảo Vệ Tạp Vụ Phụ Bán Hàng)
17
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Cửa hàng tiện lợi 24h cần tuyển nhân viên bán hàng tại cửa hàng
5
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
Cần Bộ sung nhân viên làm việc tại cửa hàng
3
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Tuyển nhân viên lđpt nhận việc ngay không cần ngoại hình , kinh nghiệm
3
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
CHI NHÁNH MỚI CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN NAM NỮ KHÔNG CẦN KINH NGHIỆM
2
  • Hôm nay
  • Quận 8, TP.HCM
CẦN TUYỂN THÊM NHÂN VIÊN LÀM VIỆC LÂU DÀI BÊN HỆ THỐNG  SIÊU THỊ
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Bách hóa tiêu dùng HT cần 6 nam/nữ phụ bán hàng - soạn hàng theo đơn
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
[TÂN PHÚ] Bổ Sung Gấp Nhân Viên Trực Quầy Hàng Không Cần Kinh Nghiệm
6
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Cần Tuyển Phụ Bán Hàng Tại Các Quầy Siêu Thị Kv Bình Thạnh
5
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Chính Chủ Cần Gấp 7 Nhân Viên Nam /Nữ  Làm Việc Tại Khu Vực TPHCM
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển LĐPT- Bán Hàng, Thu Ngân, Tạp Vụ, Trực Quầy, Bảo Vệ
15
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Cần ngườ phụ bán, LĐPT, đóng gói, soạn hàng. Có CCCD làm ngay.
1
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
Siêu Thị Aeon Cần Tuyển 6NV Bán Hàng Tiêu Dùng/Mỹ Phẩm/Thời Trang
5
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Cần Tuyển Gấp LĐPT Đi Làm Ngay Chính Thức& Thời Vụ Khu Vực TPHCM
21
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
Thiếu người làm. Cần bổ sung nhân viên Bán Hàng, Đóng Gói, Soạn Hàng
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Cần tuyển nhân viên bán hàng tại Shop cong việc trông coi va bá
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Cần Bổ Sung NV Đi Làm Liền ( ưu tiên người lớn tuổi)
2
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
TUYỂN NHÂN VIÊN BÁN HÀNG KIÊM KHO - NHÂN VIÊN KHO LÀM VIỆC TẠI TP HCM.
3
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Khai Trương Chi Nhánh Mới Ưu Tiên Trung Tuổi, Lớn Tuổi [Chỉ cần CCCD]
13
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM

Manual testing là gì?

Manual testing là thao tác thử nghiệm sản phẩm phần mềm hoàn toàn bằng tay và được thực hiện bởi các Tester. Manual testing được thực hiện với mục đích phát hiện lỗi trong phần mềm đang được sản xuất. Hay nói cách khác đây là việc tìm kiếm hoàn toàn thủ công được tester thực hiện trên hệ thống. Bước kiểm tra này cũng là một trong số ít công việc trong quá trình sản xuất và phát triển phần mềm mà không cần biết code vẫn có thể thực hiện được. 

Công việc của tester là làm gì? 
Công việc của tester là gì?

Automation testing là gì?

Ngược lại với Manual testing, Automation testing như là Dev trong Test. Công việc chính của Automation testing là dựng code để thực hiện việc kiểm tra một cách tự động. Phần lớn vị trí này sẽ phải làm việc với code với vai trò như một developer. Người làm Automation testing không cần thiết phải nắm vững các kiến thức về test manual. Tuy nhiên đổi lại phải biết rõ về các Automation tools & frameworks cũng như có thể làm việc trên nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay như: AutoIT, Java, C#, Python, C++… tùy theo yêu cầu của từng dự án và từng doanh nghiệp khác nhau.

Automation testing là gì?
Automation testing là gì?

Làm tester cần học những gì? 

Những kiến thức và kỹ năng cần để trở thành tester là gì? Để trở thành một Tester không quá khó. Quan trọng là bạn phải có đủ kiên trì, nỗ lực cũng như tinh thần học hỏi, trau dồi những kiến thức khô khan trong lĩnh vực IT. Khi đảm nhận bất kỳ nhiệm vụ, công việc testing nào yếu tố thiết yếu đầu tiên chính là bạn phải xác định được mình sẽ và phải làm gì với nó. 

Như đã đề cập ở trên, vẫn có một số công việc testing không cần biết code bạn vẫn có thể thực hiện được. Tuy nhiên nhìn chung, bạn vẫn nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong Testing để đảm bảo bản thân có thể độc lập làm việc một cách hiệu quả và năng suất. 

>>> Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin thi khối nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?

Kiến thức cơ bản

Kiến thức cơ bản chính là điều quan trọng nhất mà bạn cần có khi muốn trở thành một Tester. Nếu không có đủ kiến thức thì đam mê có cháy bỏng đến đâu, thiện chí có đến đâu thì doanh nghiệp cũng không thể tin tưởng để giao nhiệm vụ quan trọng này cho bạn được.

Cụ thể, ngoài một số yêu cầu cơ bản dành cho một Tester như: kiến thức nền tảng về tin học văn phòng, về máy tính, cách sử dụng internet, cách cài phần mềm… Thì vị trí Tester còn đòi hỏi bạn phải có khả năng đọc và phân tích phần mềm. Từ đó mới có thể kiểm thử cũng như phát hiện lỗi sai nếu có trong quá trình sản xuất. 

Kiến thức cơ bản của một Tester là gì?
Kiến thức cơ bản của một Tester là gì?

Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu thêm các kiến thức về lập trình. Chẳng hạn như: HTML, SQL hay CSS. Không cần thành thạo như dân lập trình. Tuy nhiên là một Tester bạn nên biết ít nhất 1 ngôn ngữ lập trình để phục vụ công việc tốt hơn. Đây là một trong những điều khá quan trọng với Tester. Bởi công việc thường ngày của vị trí này đa phần sẽ phải tiếp xúc với code để kiểm tra phần mềm. Testing nói riêng và các công việc khác nói chung, hầu như ở vị trí nào thì việc trang bị cho mình nhiều kiến thức càng giúp bạn có lợi thế và cơ hội cao hơn. 

>>> Xem thêm: Dân IT là gì? 8 vấn đề xung quanh nghề IT không phải ai cũng biết

Kiến thức chuyên ngành

Ngoài kiến thức cơ bản thì còn phải chuẩn bị cho mình kiến thức chuyên ngành tổng quan về testing như: nắm rõ các khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành, quy trình kiểm thử, khả năng thiết kế test case… Trong đó, quy trình kiểm thử chất lượng phần mềm cơ bản bao gồm các bước sau:

Bước 1: Lập kế hoạch và kiểm soát phần mềm kiểm thử (Test planning and control)

Bước 2: Phân tích và thiết kế test case (Test analysis and design)

Bước 3: Tiến hành chạy test (Test implementation and execution)

Bước 4: Đánh giá và báo cáo kết quả test (Evaluating exit criteria and reporting)

Bước 5: Kết thúc quá trình kiểm thử (Test closure activities)

Những kiến thức chuyên ngành Tester cần nắm
Những kiến thức chuyên ngành Tester cần nắm

Một lưu ý nữa cho bạn trong quá trình testing chính là phải rèn được khả năng mô tả lỗi hay còn gọi là phải lập được Bug Description. Đặc biệt khi phải làm việc cùng khách hàng và developer bạn phải thận trọng ở bước này bởi đây là lúc diễn đạt ý tưởng của chính mình.

Quy trình mô tả lỗi thường sẽ gồm 4 bước: 

  • Summary (phần sơ lược, tóm tắt bug, hoạt động như phần tiêu đề)
  • Bug Steps (các bước viết bug)
  • Actual result (mô tả thực trạng của bug)
  • Expected Result (Kết luận của Tester sau quá trình kiểm thử. Sau đó đưa ra báo cáo và phương án cải thiện của mình)

Những tố chất làm nên một tester thành công

Để bắt đầu ở vị trí Tester, nắm vững khái niệm Tester là gì là một trong những điều tối thiểu nhất. Để thành công ở vị trí này bạn bắt buộc phải hiểu những việc gì mình đang làm. Hiểu tính chất công việc của tester là gì. Không ngừng trau dồi và học hỏi những kiến thức liên quan đến công việc. Ngoài ra, để xác định bản thân có thật sự phù hợp với công việc này không bạn có thể so sánh với những phẩm chất của một Tester giỏi dưới đây.

>>> Xem thêm: Unity là gì? Tìm hiểu tất tần tật về lập trình Unity

Về kỹ năng

Hai kỹ năng quan trọng nhất ở một Tester thành công chính là kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp. Đây là những kỹ năng đầu tiên giúp bạn kết nối với các thành viên khác, đặc biệt là đội ngũ lập trình developer — những người sẽ làm việc song song và hỗ trợ bạn. 

Tester là gì? Tester chính là cầu nối giữa các nhà phát triển phần mềm và người sử dụng phần mềm hay nói cách khác chính là khách hàng. Developer phụ trách hoàn thiện phần mềm, khách hàng sẽ an tâm sử dụng nếu sản phẩm đã qua quá trình testing. 

Tester sẽ là người trao đổi, giao tiếp với nhiều bên. Chẳng hạn như: khách hàng, developer, quản lý, các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Do đó, nếu không giỏi về giao tiếp sẽ rất khó để bạn có thể truyền đạt cho người khác về ý tưởng và kết luận của mình. 

Những tố chất làm nên một tester thành công
Những tố chất làm nên một tester thành công

Phẩm chất để thành công ở vị trí Tester là gì? 

Những phẩm chất cần thiết để thành công ở vị trí Tester chính là sự đam mê, lì đòn, kiên trì và thái độ cầu thị. Bạn phải yêu thích công việc mình đang làm mới có đủ nhiệt huyết và kiên trì theo đuổi nó đến cùng. Nếu không có được điều này, chỉ cần một vài khó khăn ở giai đoạn đầu cũng đủ khiến bạn hoang mang và chán nản. 

Đặc biệt là trong mảng công nghệ, phải rèn luyện thật nhiều mới có thể nâng cao tay nghề. Phần lớn những người làm testing đều khá lì đòn. Họ có thể bỏ ra nhiều thời gian hơn yêu cầu để tiến hành kiểm thử phần mềm một cách ứng ý nhất. Cực kỳ nghiêm túc và tập trung trong suốt quá trình làm việc.

Làm trong mảng công nghệ bạn phải luôn tiếp cận cái mới, làm sao để bắt kịp xu hướng hiện đại để ngày một cải tiến, ngày một tiến bộ. Tester phải có chí cầu tiến, bởi một ngày ngừng học hỏi, ngừng phát triển đồng nghĩa với việc bạn đang tự đào thải bản thân khỏi lĩnh vực này. 

Một tester chuyên nghiệp cần hội tụ rất nhiều yếu tố. Không những năng lực làm việc vượt trội mà còn phải rèn luyện những phẩm chất cần thiết hỗ trợ cho công việc. Đây cũng là những điều kiện giúp bạn tạo nên thương hiệu cho riêng mình.

Thực trạng nghề tester ở Việt Nam 

Sau khi tìm hiểu tester là gì cũng như công việc và tố chất cần có của tester là gì, nếu bạn đang nuôi ý định trở thành tester thì đây là phần quan trọng dành cho bạn. Cùng xem tại Việt Nam nghề Tester phát triển như thế nào, cơ hội việc làm dành cho ngành này ra sao cũng như mức lương phổ biến hiện nay cho vị trí này nhé!

Cơ hội việc làm rộng mở

Tester đang từng bước trở thành một trong những nghề hot tại Việt Nam. Vị trí này được rất nhiều bạn trẻ quan tâm cũng được nhiều doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng.

Tester là một trong những nghề nghiệp ổn định hiện nay. Không cần quá nhiều kinh nghiệm bạn vẫn có thể thử sức ở vị trí này. Tùy theo hướng phát triển của bản thân để chọn lựa doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực phù hợp. Nếu kiên trì theo nghề Tester bạn phải thường xuyên cập nhật những công nghệ mới cũng như cho bản thân cơ hội tiếp xúc với nhiều dự án khác nhau, học hỏi được nhiều kiến thức khác nhau. Đặc biệt, trong nghề tester cơ hội thăng tiến cũng rất rõ ràng. Bạn càng nhiều kinh nghiệm, càng nhiều kiến thức, hiệu quả làm việc tốt sẽ càng được quan tâm và chú trọng. 

Không có kinh nghiệm vẫn có thể tham gia làm tester tập sự
Không có kinh nghiệm vẫn có thể tham gia làm tester tập sự

Thị trường việc làm Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội phát triển cho vị trí này. Đặc biệt là với những bạn trẻ cho đam mê, sáng tạo và đầy nhiệt huyết trong công việc. 

>>> Xem thêm: Mẫu CV IT: Bước đầu chinh phục nhà tuyển dụng – 12+ Mẫu CV IT mới nhất 2022

Mức lương nghề tester và tiềm năng thăng tiến

  • Một tester chưa có kinh nghiệm mức thu nhập sẽ rơi vào khoảng 5 đến 6 triệu đồng/ tháng. Sau đó mức lương sẽ tăng dần đều theo số năm kinh nghiệm
  • Những tester có kinh nghiệm ở tầm trung thì lương sẽ rơi vào khoảng 12 đến 15 triệu đồng/ tháng.
  • Với những tester đọc hiểu và có khả năng giao tiếp tiếng Anh có thể ứng tuyển vào những công ty nước ngoài với mức thu nhập khoảng 15-20 triệu đồng/ tháng. Cơ hội phát triển ở những doanh nghiệp này là rất lớn. 

Có thể nói, Tester là một trong những ngành nghề rất có triển vọng tại Việt Nam. Đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp nên hầu như luôn luôn được chào đón, là một trong những ngành nghề thử thách sự kiên trì của bạn.

Nhìn chung, sứ mệnh của một Tester chính là hỗ trợ nhóm phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp đem đến các sản phẩm phần mềm hoàn thiện nhất, tạo trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng và người sử dụng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu mức lương ngành công nghệ thông tin năm 2022 mới nhất

Sứ mệnh của Tester là gì?
Sứ mệnh của Tester là gì?

Trong thời buổi doanh nghiệp nào cũng chạy đua để tạo dựng vị thế và thương hiệu cho riêng mình thì Tester lại càng được coi trọng hơn. Bạn là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Hay nói cách khác, bạn chính là những “khách hàng” đầu tiên giúp doanh nghiệp nhận ra những mặt còn hạn chế của mình. Từ đó cải thiện, nâng tầm chất lượng sản phẩm, dịch vụ. 

Để trở thành một Tester chuyên nghiệp bạn phải hiểu rõ Tester là gì? Công việc của tester là làm gì, bạn chọn hướng phát triển nào trong ngành tester. Chỉ có hiểu được mình đang làm gì, cần gì mới có thể nâng cao trình độ, nâng tầm kỹ năng cũng như hoàn thiện bản thân, giúp bạn ngày một tiến xa hơn trong sự nghiệp. 

Hy vong những chia sẻ trên đây của Muaban.net về Tester là gì đã giúp bạn giải quyết những thắc mắc của mình xoay quanh nghề nghiệp này. Chúc bạn sớm xác định được mục tiêu phát triển của mình. 

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ