Thursday, April 25, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmTest Case là gì? Hướng dẫn cách viết Test Case cực hiệu...

Test Case là gì? Hướng dẫn cách viết Test Case cực hiệu quả

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng và hạn chế nhất những lỗi và rủi ro, cần thực hiện công tác kiếm nghiệm trước khi tung ra sản phẩm. Việc kiểm thử được tiến hành tốt nhất cần có bộ Test Case tổng quát được những trường hợp có thể xảy ra. Vậy Test Case là gì, tại sao nó lại đóng vai trò quan trọng như thế và làm thế nào để viết được bộ Test Case hiệu quả? Cùng tìm hiểu những thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây!

Test Case là gì? Các loại Test Case phổ biến

Test Case còn được viết tắt là TCs, là một tài liệu có một tập hợp các điều kiện hay hành động được thực hiện trên ứng dụng phần mềm để xác minh chức năng dự kiến của tính năng. Tùy vào từng ngữ cảnh của dự án và quy mô công ty sản xuất phần mềm mà các bộ Test Case được viết chi tiết khác nhau. Hiểu đơn giản Test Case là một quá trình kiểm tra đối tượng có đạt được những yêu cầu đã đặt ra hay không.

Để viết được Test Case hiệu quả thì phải có đầy đủ các nghiệp vụ mà hệ thống yêu cầu. Quy trình Test Case có thể giúp người kiểm tra tìm được lỗi trong các yêu cầu thiết kế, do vậy việc chuẩn bị Test Case càng sớm sẽ giúp phát hiện lỗi sớm, giảm thiểu các chi phí.

Test Case
Test Case là gì?

Test Case phổ biến thường được chia thành hai nhóm: Kiểm thử chức năngKiểm thử phi chức năng.

Kiểm thử chức năng là kiểm thử các hành vi của phần mềm dựa trên yêu cầu của người dùng. Một số loại kiểm thử chức năng bao gồm: 

  • Kiểm thử tích hợp: Kiểm thử giao tiếp dữ liệu giữa các module phần mềm
  • Kiểm thử cơ sở dữ liệu: Kiểm tra độ chính xác, toàn vẹn của dữ liệu
  • Kiểm thử giao diện : Kiểm thử những thành phần của giao diện người dùng như thẩm mỹ, lỗi dịch thuật…
  • Kiểm thử chấp nhận: Kiểm tra liệu phần mềm đã đáp ứng yêu cầu của người dùng hay chưa

Kiểm thử phi chức năng là kiểm tra các yếu tố không liên quan đến chức năng của phần mềm như hiệu suất. 

  • Kiểm thử hiệu năng: Kiểm thử để đảm bảo các chức năng của phần mềm hoạt động hiệu quả
  • Kiểm thử bảo mật: Kiểm tra các lỗ hỏng trong hệ thống
  • Kiểm thử khả năng sử dụng: Kiểm thử cách tiếp cận và cách sử dụng phần mềm của người dùng.

Test Case Vs Test Scenario

Sự khác nhau giữa Test Scenario và Test Case là gì?

Test Case:

  • Một bộ Test Case cơ bản bao gồm: tên Test Case, mã Test Case, mục đích thực hiện test, dữ liệu đầu vào, các bước thực hiện và các kết quả mong đợi.
  • Thuộc dạng hành động cấp thấp và có khả năng bắt nguồn từ Test Scenario.
  • Đưa ra những thông tin chi tiết về điều kiện tiền đề (nếu có), cách test và kết quả mong đợi.
  • Trở nên quan trọng hơn khi việc phát triển được thực hiện tại chỗ (onsite) và việc quản lý chất lượng được tiến hành từ xa (off shore). Nó giúp các bên hiểu và làm việc đồng bộ.
  • Viết Test Case chỉ tốn công một lần và có khả năng được dùng trong tương lai khi thực hiện test hồi quy. Khi báo lỗi, nó giúp tester liên kết giữa số liệu Test Case (ID) và lỗi được phát hiện.
  • Đối với một tester mới, tài liệu chi tiết về Test Case là một tập hợp bằng chứng quan trọng. Trong trường hợp developer bỏ lỡ điều gì đó thì tester cũng có thể nắm bắt được khi thực hiện test bằng Test Case.
  • Cần nhiều thời gian cũng như là nguồn lực để tiến hành Test Case chi tiết khi bàn luận về việc test như thế nào và test điều gì.
Test Case
Test Case Vs Test Scenario

Test Scenario

  • Bao gồm một quy trình tiêu chuẩn thực hiện test chi tiết. Một Test Scenario bao gồm nhiều Test Case liên đới. Trước khi thực hiện Test Scenario, cần nghĩ Test Case cho từng Scenario.
  • Được phân cấp cao hơn trong nhóm điều kiện test dựa trên tính công năng của những module và bắt nguồn từ việc sử dụng trong trường hợp nhất định.
  • Mô tả ngắn gọn và súc tích nhằm cho biết cái cần được test.
  • Trở nên quan trọng khi không đủ thời gian với Test Case; các thành viên nhóm đều tán thành mô tả ngắn gọn nhưng lại chi tiết về kịch bản test.
  • Trong bối cảnh kiểm thử phần mềm kiểu mới, Test scenario là một ý tưởng đột phá và tiết kiệm thời gian. Việc sửa chữa và thêm không quá đỗi khó khăn và không phụ thuộc vào đối tượng đặc biệt nào.
  • Một trong những ưu điểm nổi bật nhất về Test Scenario là sẽ giảm được sự phức tạp cũng như là tính lặp lại của sản phẩm.
  • Trường hợp Test scenario không có đủ sự chi tiết, nó cần ít thời gian để bàn luận và trao đổi về Test Scenario chính xác đang nói về điều gì.

>>> Xem thêm: SRS là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa 3 tài liệu SRS, BRD và FRS

Tại sao cần viết Test Case? Vai trò quan trọng của Test Case 

Test Case có vai trò rất quan trọng trong bất kỳ dự án nào, vì đây là bước đầu tiên trong quá trình test và nếu có sai sót gì ở bước này sẽ  ảnh hưởng đến các giai đoạn tiếp theo trong vòng đời của Test Case.

Một tester phải biết dữ liệu nào cần được thực hiện trong Test Case. Thứ tự test là điều kiện quyết định cho việc test. Test Case liệt kê yêu cầu của khách hàng, đây là việc làm vô cùng quan trọng để xác định được những thay đổi mà khách hàng mong muốn. Khi thay đổi một số chức năng của việc test nó cũng không thay đổi chức năng của phần mềm hay ứng dụng.

Cấu trúc cơ bản của Test Case là gì?

Cấu trúc cơ bản của Test Case là gì?Cấu trúc cơ bản của Test Case là gì?
Cấu trúc cơ bản của Test Case là gì?
  • Mã Test Case (ID Test Case): Giá trị cần có để xác định số lượng trường hợp cần kiểm thử.
  • Mục đích kiểm thử (Test Case description): Mô tả ngắn gọn cho người kiểm tra biết họ sẽ kiểm tra chức năng gì.
  • Dữ liệu kiểm thử (Test Data): Dữ liệu cần chuẩn bị để thực hiện việc kiểm thử, có thể có hoặc không tùy từng quy mô dự án.
  • Các  bước thực hiện (Test Steps): Mô tả những bước thực hiện test, nên mô tả ngắn gọn, rõ ràng, không nên bỏ qua các sự kiện thiết yếu để dễ dàng tái hiện lại khi có lỗi hoặc trục trặc.
  • Kết quả mong muốn (Expected results): Hiển thị kết quả mong muốn từ những bước kiểm thử.

Các bước cần thiết để hoàn thiện 1 Test Case hiệu quả

Những bước xác định test case cơ bản

Một trong những bước đầu là phải xác định được phạm vi và mục đích của việc test: xác định những điểm có thể test, hiểu được mục đích của việc test và bạn phải hiểu được nội dung requirement.

Tiếp theo, phải xác định được cách thực hiện test: Một file Test Case thường phải có: các chức năng cơ bản, giao diện trực quan, có khả năng chịu lỗi cao và hiệu năng của file test.

Cuối cùng, file Test Case cần có những bước test đơn giản, minh bạch, dễ hiểu, các trường hợp thử nghiệm nên có giá trị, tóm tắt và ngắn, Test Case nên có sự liên kết, có thể bảo trì và chuẩn bị dữ liệu test. Dữ liệu của Test Case cần đa dạng với các trường hợp kiểm thử.

Các bước cần thiết để hoàn thiện 1 Test Case hiệu quả
Các bước cần thiết để hoàn thiện 1 Test Case hiệu quả

Bước 1: Xác định mục đích Test Case

Khi bắt đầu viết test case cho những tính năng của một hệ thống phần mềm, hiểu rõ và xác định yêu cầu chính xác của hệ thống.

Bước 2: Xác định được chức năng của sản phẩm

Để viết được kịch bản kiểm thử hoàn chỉnh, cần biết Module đang test có chức năng gì, dữ liệu đó có ảnh hưởng đến các phần khác hay không.

Bước 3: Xác định yêu cầu phi chức năng
Bước 3: Xác định yêu cầu phi chức năn

Những yêu cầu về phần cứng, hệ điều hành hay những khía cạnh an ninh được xác định. Thử nghiệm phi chức năng rất quan trọng, chẳng hạn phần mềm đòi hỏi tốc độ ổn định khi có số lượng lớn người truy cập trong một thời điểm.Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra thời gian đăng nhập (login) để đảm bảo phiên làm việc của người dùng không bị hết hạn.

Bước 4: Xác định biểu mẫu Test Case

Những trường hợp thử nghiệm nên gồm có giao diện UI, chức năng, khả năng tương thích và hiệu suất của một số chức năng. Mỗi thể loại cần được xác định sao cho phù hợp với logic của sản phẩm phần mềm.

Bước 5: Xác định sự ảnh hưởng giữa các Module

Một sản phẩm phần mềm gồm rất nhiều những Module có mối liên hệ với nhau, bạn cần hiểu rõ về các chức năng của từng module, sự tương tác giữa các module với nhau để đảm bảo các case bao phủ hết được những ảnh hưởng giữa các module.

Gợi ý một số kỹ thuật viết Test Case điển hình

Để hoàn thành một bộ test case hiệu quả, đảm bảo chất lượng phần mềm, các bạn có thể áp dụng các kỹ thuật thiết kế test case sau:

Gợi ý một số kỹ thuật viết Test Case điển hìnhGợi ý một số kỹ thuật viết Test Case điển hình

  • Dựa trên đặc điểm kỹ thuật (Kỹ thuật hộp đen): Kỹ thuật này dựa trên đặc điểm của kỹ thuật, loại kỹ thuật này có thể được sử dụng để thiết kế các test case theo định dạng hệ thống. Với loại kỹ thuật này, người thử nghiệm có thể phát triển những test case giúp tiết kiệm thời gian thử nghiệm và cho phép bảo hiểm thử nghiệm đầy đủ.
  • Dựa vào cấu trúc (Kỹ thuật kiểm thử hộp trắng): Kỹ thuật này thiết kế các test case dựa trên cấu trúc của chương trình và mã phần mềm.
  • Dựa trên kinh nghiệm: Kỹ thuật tùy thuộc vào kinh nghiệm của người kiểm tra để hiểu những lĩnh vực quan trọng nhất của phần mềm. Họ sử dụng những kỹ năng, kiến thức của mình, kiến thức chuyên môn để xác định những trường hợp có thể xảy ra.

Kỹ thuật hộp đen được sử dụng chủ yếu trong xây dựng Test Case.

Hướng dẫn bạn một số cách viết Test Case hiệu quả

Chuẩn bị viết Test Case

  • Kiểm tra 1 Test Case đã tồn tại hay chưa, nếu có hãy xem xét cập nhật Test Case thay vì viết một case mới.
  • Hãy chắc chắn rằng Test Case có đặc điểm nhất định như độ chính xác, khả năng sử dụng, tính độc lập,…
  • Xem xét tất cả những kịch bản khác nhau có thể viết để đảm bảo bao phủ hết các trường hợp có thể xảy ra.
Hướng dẫn bạn một số cách viết Test Case hiệu quả
Hướng dẫn bạn một số cách viết Test Case hiệu quả

Tiến hành viết Test Case

  • Lựa chọn công cụ viết Test Case.
  • Thực hiện viết Test Case theo đúng định dạng và cấu trúc đã thảo luận trước đó.
  • Thực hiện viết những case cơ bản.
  • Xem xét những Test Case bằng văn bản một cách kỹ lưỡng.

Test Case đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quy trình kiểm thử. Khi tuân thủ theo đúng các nguyên tắc, sẽ không mất quá nhiều thời gian và công sức của bạn để thực hiện viết kịch bản kiểm thử hiệu quả. Test Case là gì, việc thực hiện viết test case có vai trò như thế nào trong quy trình sản xuất phần mềm,…

Xem thêm một số tin đăng về tuyển dụng việc làm ngay tại website Muaban.net:

Công ty vận tải Anh Tuấn Hiệp tuyển tài xé xe cẩu 15 tấn, có chỗ ở lai
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
Cần tuyển Nam Nữ LĐPT ngành bao bì giấy
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Massager Hồng Lâu Mộng Cần Tuyển Gấp 20 Nữ Nhân Viên Massage
13
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển gấp 3 lao động sắp xếp hàng hóa tại quầy
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Cửa hàng ministop gia đình cần tuyển nhân viên bán hàng
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Cần tìm nhân viên nam nữ dọn dẹp cửa hàng sắp xếp quầy kệ
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 2, TP.HCM
Tuyển nhân viên kho đóng gói dán tem
1
Tuyển nhân viên kho đóng gói dán tem 7,5 triệu - 8,5 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
CÔNG TY MAY ĐÔNG BÍCH CẦN TUYỂN GẤP 01 PHỤ TRẢI VẢI NGÀNH MAY
1
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
Công ty cần tuyển tạp vụ làm tại Quận Tân Phú
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
🌸🌸QUẬN BÌNH TÂN : TUYỂN THÊM 03 NAM/NỮ PHỤ SOẠN HÀNG ĐÓNG GÓI
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Spa Lá Sen Tuyển Dụng Kỹ Thuật Viên Và Lễ Tân
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 2, TP.HCM
Cần tuyển nhân viên lao động phổ thông
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
CẦN TUYỂN GẤP NAM,NỮ LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
CTY MỞ RỘNG CHI NHÁNH CẦN TUYỂN GẤP NAM,NỮ LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển nhân viên phụ bán hàng
1
Tuyển nhân viên phụ bán hàng 3,5 triệu - 8 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
CÔNG TY ! CẦN TUYỂN LĐPT PHU.KHO, SẮP XÊP HÀNG HÓA
1
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
Tuyển nhân viên dọn dẹp lau chùi soạn hàng xếp hàng
2
  • Hôm nay
  • Quận 8, TP.HCM
Thiếu người làm. Cần bổ sung nhân viên Bán Hàng, Đóng Gói, Soạn Hàng
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM

Các trường hợp thử nghiệm Test Case tốt nhất

Các Test Case là gì? Nó rất quan trọng đối với bất kỳ dự án nào, vì chúng là bước đầu tiên trong bất kỳ một quy trình thử nghiệm nào. Nếu bất cứ điều gì sai ở bước này, nó có thể có những tác động không mong đợi khi bạn tiến liên trong vòng đời thử nghiệm phần mềm. Một số hướng dẫn mà bạn cần tuân theo trong khi viết các Test Case là:

Các trường hợp thử nghiệm Test Case tốt nhất
Các trường hợp thử nghiệm Test Case tốt nhất
  • Ưu tiên các Test Case để viết dựa trên các mốc thời gian dự án và các yếu tố rủi ro trong ứng dụng của bạn.
    Hãy nhớ quy tắc 80/20. Để đạt được phạm vi bảo hiểm tốt nhất, 20% bài kiểm tra của bạn nên bao gồm 80% đơn đăng ký của bạn.
  • Đừng cố kiểm tra các trường hợp trong một lần thử thay vì ứng biến chúng khi bạn tiến bộ.
    Liệt kê các Test Case của bạn và phân loại chúng dựa trên các tình huống và chức năng kinh doanh.
  • Hãy chắc chắn rằng các Test Case là mô-đun (modular) và các bước thực hiện Test Case càng chi tiết lại càng tốt.
    Viết các Test Case theo cách mà người khác có thể hiểu chúng dễ dàng và có thể sửa đổi được khi có yêu cầu.
  • Luôn luôn giữ các yêu cầu của người dùng cuối trong tâm trí của bạn, vì cuối cùng phần mềm được thiết kế ra là dành cho khách hàng.
  • Theo dõi các Test Case của bạn thường xuyê Viết các Test Case duy nhất và loại bỏ các Test Case không liên quan hoặc các Test Case trùng lặp.
  • Những tiêu chế đã được liệt kê trên đây đủ tốt để bạn có thể bắt đầu viết Test Case.
  • Thông qua việc khám phá và tìm hiểu Test Case là gì? Chúng ta có thể hiểu được tầm quan trọng của quy trình kiểm thử phần mềm, nó được xem là một hoạt động đảm bảo kết quả thực tế có hay không đáp ứng được kết quả như trong mong muốn. Những doanh nghiệp phát triển và phân phối phần mềm hay một ứng dụng công nghệ luôn có một sự đầu tư nhất định cho quy trình và hoạt động kiểm thử, công việc kiểm thử là một việc làm công nghệ thông tin phổ biến.
  • Bởi lỗi phần mềm có thể gây tốn kém hoặc thậm chí là gây ra một nguy hiểm nhất định nào đó. Vậy ai là người chịu trách nhiệm cho quy trình khó khăn này? Tất nhiên rồi, đó chính là các kỹ sư kiểm thử phần mềm. Đó là cá nhân kiểm tra, tìm lỗi, phát hiện và báo lỗi của một phần mềm bất kỳ. Kỹ sư kiểm thử phần mềm là một phần của nhóm phát triển phần mềm, họ thực hiện kiểm thử phần mềm chức năng cũng như phi chức năng bằng cách sử dụng các kỹ thuật kiểm thử phần mềm tự động hoặc thủ công.

Một số mẫu Test Case thông dụng

Khi bắt đầu sự nghiệp, bất kỳ Tester nào cũng phải đối mặt với các vấn đề khi đội trưởng, quản lý dự án hoặc khách hàng bày tỏ sự không hài lòng đối với việc bạn chỉ viết được một vài trường hợp thử nghiệm. Để đảm bảo hiệu quả các chức năng bằng kiểm thử, các trường hợp kiểm thử cần được chia ra thành các loại. Các loại Test Case được mô tả bằng những cách khác nhau từ những nguồn khác nhau, nhưng bản chất của các thành phần thì không thay đổi. Dưới đây, là một số mẫu Test Case thông dụng: 

Một số mẫu Test Case thông dụng
Một số mẫu Test Case thông dụng

Positive – Tích cực

Các trường hợp kiểm thử với mục đích kiểm tra hoạt động của chức năng, xác nhận bằng cách sử dụng chuẩn đầu vào chính xác được chỉ định ở trong tài liệu phần mềm. 

Negative – Tiêu cực

Có những Test Cases sẽ kiểm tra dự đoán của bạn về mọi tình huống có thể dẫn đến thông báo lỗi. Ngoài ra, loại trường hợp kiểm thử này bao gồm xác minh các tình huống không mong muốn có thể xảy ra, ví dụ như những trường hợp không được mô tả trong tài liệu. 

Boundary value – Giá trị biên

Để kiểm tra các giá trị một trong hai ràng buộc. Một trong số này liên quan đến các kiểm thử tích cực, còn lại là tiêu cực. Tốt hơn là tách biệt chúng để không bỏ lỡ mất kỳ trường hợp nào. Những trường hợp kiểm thử này là dấu hiệu cho thấy bạn sở hữu bản thiết kế kiểm thử, mà bạn có thể xem dưới đây. Ví dụ: bạn tìm thấy thông tin trong tài liệu mà mật khẩu phải chứa ít nhất 6 và không quá 60 ký tự. Vì vậy, bạn phải chắc chắn biết điều gì sẽ xảy ra nếu bạn gõ 5, 6, 60 và 61 ký tự. Đừng quên trường hợp khi bỏ trống trường mật khẩu. Nếu tài liệu không mô tả các hạn chế như vậy, bạn có thể tự giới thiệu cho họ, cũng như thảo luận với nhóm để đưa ra thống nhất!

Integration – Tích hợp

Kiểm tra sự kết nối giữa các phần khác nhau của chương trình. Đây không hẳn là loại trường hợp kiểm thử, mà giống với mức độ kiểm thử hơn. Nhưng điều này là bắt buộc. Bạn phải mô tả chúng, đặc biệt nếu hệ thống của bạn bao gồm ít nhất hai mô-đun. Bạn có thể viết các trường hợp kiểm thử để kiểm tra sự hiện diện của dữ liệu được nhập trong những phần khác của phần mềm. Ví dụ: nếu bạn có một phần thanh toán cho một loại chức năng cụ thể. Thì bạn phải chắc chắn cho dù chức năng đó hoàn thành sau khi thanh toán. Rốt cuộc, các nhà phát triển có thể đã triển khai các phần này một cách riêng biệt, và có thể sẽ có vấn đề phát sinh khi họ tích hợp các phần đó với nhau.

Một số mẫu Test Case thông dụng
Một số mẫu Test Case thông dụng

Testing localisation – Kiểm thử nội địa hoá

Kiểm tra tất cả các yếu tố giao diện người dùng bằng các ngôn ngữ khác nhau và vị trí của chúng (nếu có hỗ trợ cho các ngôn ngữ có những quy tắc viết và đọc khác nhau). Ví dụ: Nếu phần mềm của bạn hỗ trợ một trong những vị trí mà giao diện người dùng được đặt từ phải sang trái, bạn nên chú ý vào hoạt động của các chức năng Drop-down list (danh sách thả xuống), checkboxes (ô chọn), switching elements On/Off (các nút chuyển trạng thái on/off)

Viết ra các trường hợp để kiểm tra GUI. Bạn có thể mô tả sự xuất hiện của các hướng dẫn trong chương trình, phím nóng, lỗi… Nếu bạn có một phần mềm tuyệt vời hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, hãy chia các trường hợp kiểm thử localisation thành các phần riêng biệt. Nếu bạn không sự dụng bất kỳ công cụ quản lý Test Case nào, bạn có thể dùng công cụ mã nguồn mở hoặc Excel để quản lý và thực thi các Test Cases của bạn.

Trên đây là những thông tin cơ bản và liên quan về Test CaseMuaban.net hy vọng bạn đã nắm được khái niệm Test Case là gì, đồng thời hiểu rõ được chức năng và vai trò của tài liệu kiểm nghiệm này. Ngoài ra bạn đừng quên truy cập Muaban.net để cập nhật thông tin tìm việc làm uy tín, đáng tin cậy và nhiều phúc lợi nhé!

>>> Xem thêm:

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ