Thứ Ba, Tháng Năm 30, 2023
spot_img
HomeNhà đấtTài sản gắn liền với đất là gì? Bao gồm những tài...

Tài sản gắn liền với đất là gì? Bao gồm những tài sản nào?

Khi làm thủ tục cấp sổ đỏ cho đất câu hỏi thường gặp nhất đó là tài sản nào là tài sản gắn liền với đất? Vậy tài sản gắn liền với đất là gì? Bao gồm những tài sản nào? Tài sản gắn liền với đất có được phép cấp sổ đỏ không? Mua bán sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc này.

Tài sản gắn liền với đất là gì?

Tài sản gắn liền với đất là gì
Tài sản gắn liền với đất bao gồm những gì?

Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có định nghĩa tài sản gắn liền với đất là gì? Theo luật định chỉ liệt kê các tài sản gắn liền với đất.

Căn cứ Điều 104 Luật Đất đai 2013, tài sản gắn liền với đất bao gồm:

  • Nhà ở
  • Công trình xây dựng khác
  • Rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm.

Ta có thể hiểu tài sản gắn liền với đất là các bất động sản, bao gồm nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất và tài sản khác gắn liền với đất (khoản 1 Điều 107 Bộ Luật dân sự 2015).

4 loại tài sản gắn liền với đất được cấp Sổ đỏ

Tài sản gắn liền với đất là gì
4 loại tài sản gắn liền với đất được cấp Sổ đỏ

Căn cứ Khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai 2013 và Điều 31, 32, 33, 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, tài sản gắn liền với đất được chứng nhận quyền sở hữu và được ghi ở trang 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm:

(1) Nhà ở;

(2) Công trình xây dựng khác (công trình xây dựng không phải là nhà ở);

(3) Rừng sản xuất là rừng trồng;

(4) Cây lâu năm.

Lưu ý: Trước hết những loại tài sản đó phải tồn tại ngay vào thời điểm cấp giấy chứng nhận đó là điều kiện trước hết 

Như vậy ngoài việc có quyền sử dụng đất thì chủ sở hữu còn được hưởng các quyền sở hữu đối với các loại tài sản gắn liền với đất nếu đảm bảo được tất cả các điều kiện, gồm: Nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm.

>>> Xem thêm: Đăng bộ là gì? Vì sao bạn cần thực hiện đăng bộ và lưu ý gì?

Điều kiện tài sản được chứng nhận quyền sở hữu

Đối với tài sản là nhà ở

Theo qui định tại Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP: chủ sở hữu nhà ở thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập nhà ở là hợp pháp thì được chứng nhận quyền sở hữu.

  • Giấy tờ dùng để chứng nhận quyền sở hữu có rất nhiều loại, như:
  • Giấy phép xây dựng
  • Giấy phép xây dựng có thời hạn
  • Giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho hoặc nhận thừa kế đã công chúng chứng thực,..
tài sản gắn liền với đất là gì
Điều kiện tài sản được chứng nhận quyền sở hữu

Đối với công trình xây dựng (không phải là nhà ở)

Theo qui định tại Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, để công trình xây dựng không phải là nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu cần có các loại giấy tờ như: Giấy phép xây dựng, giấy tờ mua bán hoặc thừa kế hoặc tặng cho công trình xây dựng theo quy định pháp luật đã công chứng hay chứng thực,…

Đối với rừng sản xuất là rừng trồng

Căn cứ tại Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: để chứng nhận được quyền sở hữu thì chủ sở hữu khu rừng sản xuất là rừng trồng mà vốn dùng để trồng cây rừng, tiền đã trả để nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp lên cho Nhà nước khi giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách và có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì được chứng nhận.

Đối với cây lâu năm

Tại Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì chủ sở hữu cây lâu năm muốn nhận được chứng nhận quyền sở hữu phải có một trong các giấy tờ theo quy định như sau:

  • Giấy chứng nhận hoặc một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất để trồng cây lâu năm phù hợp với các mục đích sử dụng đất được ghi trên giấy tờ;
  • Hợp đồng, văn bản về vấn đề mua bán, tặng cho hay thừa kế đối với cây lâu năm được công chứng, chứng thực rõ ràng và theo đúng quy định;
  • Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hay những giấy tờ của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết quyền sở hữu cây lâu năm đã áp dụng hiệu lực pháp luật;
  • Khi hộ gia đình, cá nhân hay cộng đồng dân cư không có giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì phải được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận có đầy đủ điều được để công nhận quyền sử dụng đất theo pháp luật;
  • Đối với tổ chức trong nước thì phải có quyết định phê duyệt dự án hay quyết định đầu tư dự án, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép đầu tư để trồng cây lâu năm theo quy định pháp luật ;
  • Trường hợp chủ sở hữu cây lâu năm không là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, phải có văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng cây lâu năm được công chứng, chứng thực theo pháp luật và bản sao các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo pháp luật;
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu.

Trên thực tế nhà là tài sản mà thông thường chủ sở hữu yêu cầu cấp chứng nhận nhiều nhất. Các loại tài sản khác như cây trông lâu năm hay rừng sản xuất là rừng trồng thì ít nhu cầu hơn.

Nếu ngay tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận mà lúc này không có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản gắn liền với đất nhưng chưa có nhu cầu chứng nhận quyền sở hoặc có tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của người khác hoặc có đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhưng không đủ điều kiện chứng nhận thì tại phần ghi về tài sản gắn liền với đất trên trang 2 của Giấy chứng nhận được thể hiện bằng dấu “-/-”.

Ghi tài sản gắn liền với đất trong Sổ đỏ như thế nào?

tài sản gắn liền với đất là gì
Ghi tài sản gắn liền với đất trong sổ đỏ như thế nào?

Theo qui định tại Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, tùy theo mỗi loại tài sản gắn liền với đất sẽ có từng cách ghi thông tin trong Giấy chứng nhận khác nhau, cụ thể:

Cách ghi thông tin nhà ở

Thông tin người sử dụng đất

Thông tin được ghi ở trang 1 của sổ đỏ

Cá nhân trong nước được ghi theo Căn cứ vào Điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định:

“Cá nhân trong nước ghi “Ông” (“Bà”), rồi ghi họ tên, ngày tháng năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân ghi “CMND số:…” hay căn cước công dân ghi “CCCD số:…” ; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; khi chưa có Giấy chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”;”

Hộ gia đình sử dụng đất

Điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT qui định:

  • Ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ và tên, ngày tháng năm sinh, tên cũng như số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình; địa chỉ thường trú/nơi mà hộ đang sống.
  • Nếu chủ hộ không có quyền về sử dụng đất chung của hộ gia đình: ghi người đại diện là thành viên khác của hộ mà có quyền sử dụng đất của hộ .
  • Khi chủ hộ/người đại diện khác của hộ có vợ/chồng cùng chung quyền sử dụng đất thì ghi cả họ và tên, ngày tháng năm sinh của người vợ/chồng đó. Bởi theo luật nhà đất là tài sản chung của vợ chồng:

Tổ chức trong nước: Ghi tên tổ chức; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức (Điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT).

Thông tin thửa đất

Thông tin này năm ở trang 2 sổ đỏ theo Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT: Thửa đất số, tờ bản đồ số, địa chỉ thửa đất, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng.

Thông tin nhà ở

Thông tin về nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được ghi tại trang 2 của Giấy chứng nhận :

  • Nhà ở riêng lẻ bao gồm: Loại nhà ở, Diện tích xây dựng, Diện tích sàn, Cấp (hạng) nhà ở, Thời hạn sở hữu, Hình thức sở hữu.
  • Căn hộ chung cư bao gồm: Loại, Tên nhà, Diện tích sàn, Hình thức sở hữu, Thời hạn sở hữu, Hạng mục được sở hữu chung ngoài căn hộ.

Thông tin sang tên, thế chấp

Khi nhận chuyển nhượng, nhận cho tặng, thừa kế thì lúc thực hiện thủ tục đăng ký sang tên chủ sử dụng đất có quyền đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới. Nếu không đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới thì thông tin chuyển nhượng, cho tặng sẽ được ở trang 3, 4 hoặc tại trang bổ sung.

Cách ghi thông tin công trình xây dựng không phải là nhà 

Theo quy định Công trình xây dựng khác được ghi:

  • Loại công trình: Ghi tên công trình theo dự án đầu tư/quy hoạch xây dựng chi tiết đã được duyệt/giấy phép đầu tư cũng như giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền.
  • Thông tin chi tiết: được thể hiện dưới dạng bảng sau:

Hạng mục công trình

Diện tích xây dựng (m2)

Diện tích sàn (m2) hoặc công suất

Hình thức sở hữu

Cấp công trình

Thời hạn sở hữu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Hạng mục công trình: Ghi theo tên hạng mục chính trong quyết định phê duyệt của dự án, phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết, giấy phép xây dựng hoặc quyết định đầu tư cũng như giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền.
  • Diện tích xây dựng: Ghi diện tích mặt bằng chiếm đất của công trình tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao công trình, bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông, và làm tròn số đến chữ số thập phân thứ nhất.
  • Diện tích sàn (công suất):
        • Công trình dạng nhà ghi bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông, làm tròn số đến số thập phân thứ nhất.Với dạng công trình một tầng ghi diện tích mặt bằng sàn xây dựng của công trình. Còn công trình nhiều tầng ghi tổng diện tích mặt bằng sàn xây dựng của các tầng.
        • Công trình kiến trúc khác: ghi công suất của công trình theo quyết định đầu tư/dự án đầu tư được duyệt cũng như Giấy chứng nhận đầu tư hay giấy phép đầu tư.
  • Hình thức sở hữu: Hạng mục công trình thuộc sở hữu của một người thì ghi “Sở hữu riêng”; thuộc sở hữu chung của nhiều người thì ghi “Sở hữu chung”; trường hợp hạng mục công trình có phần sở hữu riêng và có phần sở hữu chung thì ghi lần lượt “Sở hữu riêng”, “Sở hữu chung” ở các dòng dưới kế tiếp; đồng thời ghi diện tích thuộc sở hữu riêng và diện tích thuộc sở hữu chung vào các dòng tương ứng ở các cột “Diện tích xây dựng”, “Diện tích sàn hoặc công suất”.
  • Cấp công trình xây dựng: Ghi theo quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
  • Thời hạn được sở hữu:
      • Chủ sở hữu công trình trên đất thuê, mượn của người khác ghi ngày tháng năm kết thúc thời hạn thuê, mượn.
      • Mua bán công trình có thời hạn ghi ngày tháng năm kết thúc theo hợp đồng mua bán.
      • Các trường hợp còn lại không xác định thời hạn và ghi bằng dấu “-/-”;

Lưu ý: Công trình xây dựng gắn liền với đất là các loại công trình thuộc hệ thống phân loại công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.

Cách ghi thông tin tài sản là cây lâu năm

  • Loại cây: Ghi loại cây được trồng;liệt kê nếu trồng nhiều loại, chủ yếu là cây được trồng.
  • Diện tích: Ghi theo Giấy chứng nhận bằng số Ả Rập đơn vị mét vuông.
  • Hình thức sở hữu: Vườn cây lâu năm thuộc sở hữu của một người thì ghi “Sở hữu riêng”; thuộc sở hữu chung của nhiều người thì ghi “Sở hữu chung”; nếu có phần diện tích thuộc sở hữu riêng và có phần diện tích thuộc sở hữu chung thì ghi “Sở hữu riêng… m2; sở hữu chung… m2”.
  • Thời hạn sở hữu: Mua bán cây trồng lâu năm có thời hạn hay trồng cây lâu năm trên đất thuê, mượn của người sử dụng đất khác; thông tin thể hiện là ngày tháng năm kết thúc thời hạn mua bán, thuê, mượn. Không xác định thời hạn ghi bằng dấu “-/-”.

Cách ghi thông tin tài sản là rừng sản xuất

Đối với rừng sản xuất là rừng trồng:

  • Loại rừng: Ghi loại cây được trông chủ yếu.
  • Diện tích: Ghi diện tích có rừng thuộc quyền sở hữu của người được cấp Giấy chứng nhận bằng số Ả Rập đơn vị mét vuông.
  •  Nguồn gốc tạo lập:
        • Nhà nước giao có thu tiền: ghi “Được Nhà nước giao có thu tiền”.
        • Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không thu tiền: ghi “Được Nhà nước giao không thu tiền”.
        • Với rừng do người đề nghị cấp Giấy chứng nhận tự trồng bằng nguồn vốn không phải từ ngân sách thì ghi “Rừng tự trồng”.
        • Rừng có nhiều nguồn gốc đối với từng diện tích khác nhau thì lần lượt thể hiện từng loại nguồn gốc củ từng loại và diện tích rừng theo từng nguồn gốc đi kèm theo.
  • Hình thức sở hữu: Thuộc thuộc sở hữu một người; ghi “Sở hữu riêng”; Thuộc sở hữu chung của nhiều người thì ghi “Sở hữu chung”; trường hợp có phần diện tích thuộc sở hữu riêng và có phần diện tích thuộc sở hữu chung thì ghi “Sở hữu riêng… m2; sở hữu chung… m2”.
  • Thời hạn sở hữu: Mua bán rừng có thời hạn hoặc rừng trồng trên đất thuê, mượn của người sử dụng đất khác; thông tin thể hiện là ngày tháng năm kết thúc thời hạn mua bán, thuê, mượn. Còn lại không xác định thời hạn ghi bằng dấu “-/-”. 
  • Hạng mục công trình: Ghi theo tên hạng mục chính trong quyết định phê duyệt dự án, phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết, giấy phép xây dựng hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền.
  • Diện tích xây dựng: Ghi diện tích mặt bằng chiếm đất của công trình tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao công trình, bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông, được làm tròn số đến một chữ số thập phân.
  • Diện tích sàn (hoặc công suất) được ghi theo quy định sau:
        • Công trình dạng nhà ghi bằng số Ả Rập, đơn vị mét vuông, làm tròn đến số thập phân thứ nhất. Công trình một tầng ghi diện tích mặt bằng sàn xây dựng. Công trình nhiều tầng thì ghi tổng diện tích mặt bằng sàn xây dựng của các tầng.
        • Công trình kiến trúc khác: ghi công suất theo quyết định đầu tư/dự án đầu tư được duyệt hay Giấy chứng nhận đầu tư/giấy phép đầu tư.
  • Hình thức sở hữu: Thuộc sở hữu của một người thì ghi “Sở hữu riêng”; thuộc sở hữu chung thì ghi “Sở hữu chung”; Với hạng mục công trình có phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung thì ghi lần lượt “Sở hữu riêng”, “Sở hữu chung” ở các dòng dưới kế tiếp; đồng thời ghi diện tích thuộc sở hữu riêng và diện tích thuộc sở hữu chung vào các dòng tương ứng ở các cột “Diện tích xây dựng”, “Diện tích sàn hoặc công suất”.
  • Cấp công trình xây dựng: Ghi theo quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
  • Thời hạn được sở hữu:
      • Chủ sở hữu công trình trên đất thuê, mượn của người khác thì ghi ngày tháng năm kết thúc thời hạn thuê, mượn.
      • Mua bán công trình có thời hạn thì ghi ngày tháng năm kết thúc theo hợp đồng mua bán.
      • Các trường hợp còn lại không xác định thời hạn và ghi bằng dấu “-/-”;

Trên đây là những thông tin giải đáp câu hỏi tài sản gắn liền với đất là gì. Mua bán hi vọng những thông tin này giúp ích cho bạn hiểu rõ hơn về những loại tài sản liên quan đến đất. Cùng theo dõi Mua Bán để cập nhật các thông tin thị trường và tin đăng Mua Bán Nhà Đất ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và toàn quốc mới nhất nhé!

>>> Xem thêm:

Tăng Thơ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img

ĐỪNG BỎ LỠ