Thứ Ba, Tháng Năm 30, 2023
spot_img
HomeViệc làmSoftware engineer là gì? Làm sao để trở thành một Software engineer...

Software engineer là gì? Làm sao để trở thành một Software engineer thành công

Ngày nay, yếu tố công nghệ đóng vai trò “then chốt” trong nhiều lĩnh vực đời sống và làm việc của con người. Đó cũng chính là lý do vì sao Software engineer trở thành ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lớn được săn đón rất nhiều với mức thu nhập cao. Vậy Software engineer là gì? Làm sao để trở thành một Software engineer thành công?. Bài viết dưới đây, Muaban.net sẽ cung cấp cho bạn các thông xoay quanh một Software engineer!

Software engineering là gì?

Software engineering – kỹ thuật phần mềm là một phần của khoa học máy tính bao gồm việc phát triển và xây dựng phần mềm hệ thống máy tính và phần mềm ứng dụng. 

Software engineer
Software engineer là gì?

Phần mềm hệ thống máy tính gồm các chương trình mà chứa các tiện ích máy tính và hệ thống hoạt động. Phần mềm ứng dụng bao gồm các chương trình chủ yếu tập trung vào người dùng bao gồm trình duyệt web, chương trình cơ sở dữ liệu,…

Hiện nay, càng ngày càng có nhiều khoản đầu tư vào lĩnh vực kỹ thuật phần mềm nhờ sự phát triển của công nghệ di động. Đặc biệt, nhu cầu về kỹ sư phần mềm có kỹ năng và trình độ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu dường như không có hồi kết.

Software engineer là ai?

Software engineer
Software engineer là gì

Software engineer – kỹ sư phần mềm là ai? Software engineer là các chuyên gia khoa học máy tính sử dụng các kiến ​​thức về nguyên lý kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình để tạo ra sản phẩm phần mềm, xây dựng các trò chơi máy tính và chạy hệ thống điều khiển mạng.

Software engineer là những người có kiến ​​thức sâu rộng về ngôn ngữ lập trình, phát triển phần mềm và hệ điều hành máy tính, họ thường áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật để thiết kế phần mềm.

Bằng cách thức áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật này vào mọi giai đoạn của quá trình phát triển, từ phân tích yêu cầu đến quy trình phần mềm, họ có thể tạo dựng các hệ thống tùy chỉnh cho từng khách hàng. Cũng giống như một kỹ sư xây dựng sẽ bảo đảm rằng một cây cầu có một nền tảng vững chắc, thì một kỹ sư phần mềm sẽ bắt đầu từ việc nghiên cứu cẩn thận các yêu cầu và làm việc trong suốt quá trình phát triển một cách có hệ thống.

>>> Tham khảo thêm: Lập trình viên và những điều có thể bạn chưa biết!

Mô tả công việc cụ thể của một Software engineer

Trước hết, công việc của một kỹ sư phần mềm là áp dụng và phân tích các kiến thức về toán học, các nguyên tắc của khoa học máy tính để tạo lập và phát triển phần mềm máy tính.

Có nhiều loại phần mềm mà một Software engineer có thể phát triển, có thể kể đến như hệ điều hành, phần mềm trung gian, trò chơi máy tính, ứng dụng kinh doanh và hệ thống điều khiển mạng. Nghề này đã và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng một phần là nhờ vào những thay đổi về công nghệ và các lĩnh vực chuyên môn hóa.

software engineer
Mô tả công việc cụ thể của Software engineer

Một Software engineer khi làm việc với khách hàng thường sẽ phân tích nhu cầu của khách hàng, sau đó thiết kế, kiểm tra và phát triển phần mềm máy tính để đáp ứng những nhu cầu mà khách hàng đề ra.

Họ là những chuyên gia về hệ thống máy tính, cấu trúc phần mềm và nhận ra những hạn chế của phần cứng hiện có. Đây là một quá trình này phức tạp, do đó các kỹ sư phần mềm sẽ sử dụng các sơ đồ, lưu đồ và việc thiết lập ra các thuật toán để máy tính biết phải làm gì. Nói cách khác, có thể hiểu đây như việc chuyển đổi các hướng dẫn này thành một ngôn ngữ máy tính (như viết Code hoặc lập trình) thường là trách nhiệm của một lập trình viên máy tính.

Các Software engineer cần phải có kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân và có khả năng giao tiếp hiệu quả với người dùng để đào tạo, kiểm tra và sửa các sai xót của phần mềm để tạo ra sản phẩm phần mền cuối cùng. Software engineer thường góp mặt từ giai đoạn đầu của quá trình lập kế hoạch phần mềm cho đến giai đoạn kiểm tra, phát triển, đào tạo và hỗ trợ.

Phân loại Software engineer

Software engineer
Phân loại Software engineer

Software engineer có thể được phân thành hai loại:

Kỹ sư ứng dụng

Các kỹ sư ứng dụng chuyên về việc tạo hoặc điều chỉnh các ứng dụng cho các doanh nghiệp và tổ chức bằng cách phân tích nhu cầu của khách hang cuối. Từ đó sẽ thiết kế, xây dựng, cài đặt và duy trì các ứng dụng hoặc chương trình này.

Kỹ sư hệ thống

Các kỹ sư hệ thống điều phối việc tạo ra, bảo trì và phát triển hệ thống máy tính của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Họ điều phối nhu cầu của từng bộ phận, đề xuất hướng kỹ thuật và thiết lập bất kỳ mạng nào liên kết máy tính với công ty.

Cơ hội nghề nghiệp của Software engineer

Trong thời đại công nghệ 4.0, ngành công nghệ phần mềm có thể ví như đang làm mưa làm gió trên thị trường. Các sản phẩm của công nghệ phần mềm đã và đang tiếp cận đến từng ngóc ngách của cuộc sống.

Công nghệ phần mềm đang là một trong những ngành học có tiềm năng nhất hiện nay. Nhưng trước khi lựa chọn theo đuổi công việc Kỹ sư phần mềm, dưới đây là những đánh giá về khả năng nghề nghiệp và những cơ hội trong tương lai của Software engineer.

  • Có mức thu nhập đáng mơ ước: Trước nhu cầu cực kỳ lớn, nhân lực giỏi trong ngành lại khá hạn chế ở thời điểm hiện nay. Đó là lí do mà các công ty sẵn sàng chi trả một mức lương đầy mơ ước và chế độ đãi ngộ cực kỳ tốt cho các kỹ sư giỏi trong ngành. 
  • Công việc ổn định, ít gặp khó khăn: Bởi Software engineer không đòi hỏi giao tiếp nhiều hay liên lục biến đổi linh hoạt, liên tục đổi mới, mà chìa khóa để thành công của Software engineer là sự cần cù và thật sự kiên trì. Ngoài ra, vì chủ yếu hoạt động trong ngành công nghệ phần mềm, cách Software engineer ít bị tác động bởi bối cảnh nền kinh tế cũng như đời sống xã hội đang chuyển biến không ngừng. 
Software engineer
Cơ hội nghề nghiệp ngành Software engineer

Điều này được chứng minh cụ thể khi sự bùng nổ của đại dịch Covid-19. Trong khi tất cả  tất cả các ngành nghề khác đang loay hoay tìm hướng đi khác hoặc tập thích ứng với việc làm việc từ xa thì các Software engineer gần như không bị ảnh hưởng gì, vì họ dường như đã quen với điều đó từ rất lâu rồi và việc làm việc qua màn hình máy tính không phải là việc quá khó khăn với họ.

Cơ hội cho tất cả mọi người đang có định hướng theo đuổi Software engineer là rất nhiều và luôn rộng mở. Bất kỳ ai có niềm đam mê với công nghệ và mong muốn tạo ra những sản phẩm sáng tạo đều có thể phù hợp với ngành nghề này. 

>>> Tham khảo thêm: IT là gì? Những điều cần biết về công việc của ngành IT?

Các tố chất để trở thành một Software engineer thành công?

Có thể thấy, với mức lương cao, cơ hội việc làm rộng mở và khả năng xây dựng những thứ có thể thay đổi thế giới, hơn bao giờ hết, ngày càng có nhiều người lựa chọn theo đuổi công việc Software engineer một cách nghiêm túc và lâu dài. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này và nổi bật so với những người khác, các kỹ sư phần mềm không chỉ có khả năng viết CODE mà cần có những phẩm chất dưới đây: 

Trau dồi khả năng phối hợp làm việc nhóm

Software engineer
Các tố chất để trở thành một software engineer thành công?

Có rất nhiều phương tiện truyền thông miêu tả về một con sói đơn độc, thức đêm một mình và viết mã một cách điên cuồng. Khuôn mẫu này đại diện cho những lập trình viên rất thông minh với trí tuệ cảm xúc thấp. Thật không may, nhân vật này không hoạt động tốt cả trong công việc và ngoài đời thực.

Một kỹ sư phần mềm biết cách làm việc tốt với những người khác sẽ có cơ hội thành công trong sự nghiệp cao hơn một con sói đơn độc. Bằng cách tôn trọng và hiểu họ, các kỹ sư phần mềm phát triển mối quan hệ tốt hơn với các kỹ sư, nhà phát triển, người quản lý, kiểm soát chất lượng, khách hàng khác,…

Rèn luyện tinh thần ham học hỏi và cầu thị

Những người yêu thích học hỏi luôn cải tiến và tìm kiếm những cách làm mới và tốt hơn. Bằng cách nghe podcast, đọc blog hoặc tham dự các hội nghị, bạn có thể cập nhật các xu hướng mới nhất trong kỹ thuật phần mềm và tìm hiểu các chủ đề sẽ giúp bạn trở thành một kỹ sư giỏi hơn, toàn diện hơn. Bằng cách cởi mở với những điều mới, những ý tưởng mới và cách giải quyết vấn đề sẽ đến với bạn mà bạn chưa từng có trước đây.

Phát triển kỹ năng mềm

Trong thế giới thay đổi nhanh chóng, các kỹ năng mềm đang nhanh chóng trở thành kỹ năng cứng. Kỹ sư phần mềm cần có một môi trường chuyên nghiệp thôi chưa đủ, mà kỹ sư phần mềm cần phát triển các kỹ năng mềm cũng rất quan trọng.

Những kỹ năng này bao gồm khả năng thích ứng, giải quyết vấn đề, quản lý bản thân, chú ý đến chi tiết, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, đạo đức làm việc, đồng cảm và tổ chức. Kỹ năng này có thể giúp bất kỳ kỹ sư nào cải thiện tình trạng sai xót trong công việc của mình và nâng cao kinh nghiệm của một kỹ sư phần mềm.

Luôn nhìn tổng quan của các vấn đề

Hiểu và cân bằng các bước nhỏ hàng ngày để đạt được mục tiêu nhưng không đánh mất tầm nhìn dài hạn là chìa khóa để trở thành một kỹ sư phần mềm thành công. Điều này sẽ giúp các Software engineer nhìn thấy cách mỗi thành phần riêng lẻ tương tác với nhau để đóng góp vào sản phẩm cuối cùng như thế nào. Khả năng thích ứng và ngăn chặn dự án đi chệch hướng là sự khác biệt giữa kỹ sư thực sự giỏi với kỹ sư bình thường.

Khiêm tốn

Đôi khi thật khó để không hạ thấp “cái tôi” của mình và luôn khiêm tốn. Dù bạn có tự tin vào chuyên môn và kỹ năng của mình đến đâu, các kỹ sư phần mềm cũng không tránh khỏi việc mắc sai lầm và một số quyết định tồi. Khi sai lầm được chỉ ra, hãy chấp nhận những lời phê bình mang tính xây dựng từ đồng nghiệp và chịu trách nhiệm về những sai lầm của mình, về lâu dài bạn sẽ là một kỹ sư giỏi hơn.

Khiêm tốn là cách duy nhất bạn có thể tiếp thu phản hồi từ người khác để cải thiện, học hỏi và trở thành một kỹ sư phần mềm giỏi hơn.

Trên đây là những góc nhìn khách quan của Muaban.net về nghề Software engineer. Để trở thành một Software engineer chuyên nghiệp, bạn cần phải không ngừng học hỏi, tìm tòi cách tốt nhất để hoàn thành công việc. 

>>> Xem thêm:

Trần Tuyết

Trần Ánh Tuyết
Trần Thị Ánh Tuyết - Content Writer chuyên chia sẻ kinh nghiệm tại Muaban.net - Trang đăng tin rao vặt uy tín tại Việt Nam. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin có ích đến cho bạn đọc. "Try to take advantage of every opportunity that comes you way"
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img

ĐỪNG BỎ LỠ