Trên thực tế, hiện nay nhu cầu sang nhượng cửa hàng đang trở nên phổ biến. Rất nhiều người lựa chọn sang nhượng cửa hàng thay vì xây hẳn một nhà hàng. Vấn đề sang nhượng cửa hàng còn giúp bạn tiết kiệm được nhiều khoản chi phí, công sức.
Bạn sẽ không cần phải bỏ công sức để xây, sửa, mua sắm lại các trang thiết bị. Chính vì thế, bạn nên tìm hiểu, tham khảo kỹ các bước, thủ tục cần thiết. Để sang nhượng cửa hàng được nhanh, an toàn, bạn nên lưu ý những vấn đề sau
1. Sang nhượng cửa hàng – bạn phải tìm hiểu kỹ lý do
Chỉ cần tra từ khóa “sang nhượng cửa hàng” là bạn sẽ thấy cả một trời thông tin! Nội dung sang nhượng cũng khá phong phú, với muôn vàn loại dịch vụ kèm theo. Và lý do sang nhượng cửa hàng cũng khá phong phú, hấp dẫn.
Những mẫu thông tin dễ dàng thu hút người tìm kiếm, sẽ làm bạn dễ dàng tin tưởng. Và đôi khi sẽ làm bạn thiếu cảnh giác, dẫn đến những rắc rối trong quá trình làm thủ tục sang nhượng.

Tóm Tắt Nội Dung
Thông thường, bạn thấy sẽ có 2 lý do được đưa ra như:
- Do kinh doanh thua lỗ. Bạn phải tìm hiểu kỹ địa điểm, vị trí của cửa hàng mà bạn đang nhắm đến. Phải nắm rõ được quy trình hoạt động của cửa hàng cũ. Đánh giá xem, mình sẽ có biện pháp như thế nào để thay đổi không? Mặt hàng mình đang dự định kinh doanh có phù hợp không?
- Do di chuyển địa bàn kinh doanh, thay đổi mô hình kinh doanh. Nếu là thay đổi mô hình kinh doanh, hãy tìm hiểu lý do khách quan và chủ quan.
Bạn phải tìm hiểu kỹ lý do sang nhượng, vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh sau này của bạn!
Do đó, lý do sang nhượng cửa hàng bạn cũng phải tìm hiểu kỹ càng, vì nó rất quan trọng. Qua các lý do này, chúng ta sẽ đánh giá được khả năng kinh doanh. Bạn sẽ biết được tính khả thi và an toàn trong quá trình kinh doanh tại khu vực này. Từ đó, bạn sẽ cân nhắc được kỹ càng hơn về khả năng sinh lời trước khi quyết định sang nhượng cửa hàng.
2. Sang nhượng cửa hàng nên tìm hiểu và thỏa thuận với chính chủ
Khi sang nhượng, bạn có thể sử dụng luôn cơ sở vật chất cần có. Không những thế, bạn còn có luôn số lượng khách hàng nhất định – rất tiện. Khi quyết định đầu tư kinh doanh và chọn sang nhượng cửa hàng, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề. Nhất là đối với những bạn chưa có kinh nghiệm trong các giao dịch chuyển nhượng này.

Không phải chính chủ nào cũng kinh doanh cửa hàng. Họ có thể cho thuê mặt bằng để người khác kinh doanh, mở cửa hàng buôn bán. Do đó, khi bạn đang có ý định sang nhượng cửa hàng thì nên tìm hiểu kỹ các vấn đề liên quan. Nếu người sang nhượng cửa hàng là chính chủ, thì mọi thủ tục sẽ đơn giản hơn nhiều. Bạn còn có thể giảm được chi phí môi giới, các thông tin sang nhượng cũng rõ ràng hơn.

Nếu bạn đang tìm hiểu thông tin qua môi giới, hoặc người thuê hãy tìm hiểu kỹ các thông tin. Bạn phải yêu cầu người thuê cung cấp đầy đủ các giấy tờ hợp đồng thuê nhà. Không những thế, bạn cần phải có được sự xác nhận của chủ nhà cho phép bạn được thuê lại mặt bằng.
Và sau khi sang nhượng, mọi thông tin giao dịch liên quan, chủ nhà sẽ làm việc trực tiếp với bạn. Điều này phải xác định và được làm rõ ngay từ đầu. Mọi thông tin nên được tìm hiểu kỹ và có tính minh bạch nhất, tránh những rủi ro về sau.
>>> Các bạn có thể tham khảo thêm tình hình thị trường sang nhượng cửa hàng tphcm để biết thêm thông tin hữu ích bạn nhé!
3. Kiểm tra cơ sở vật chất và định giá khi sang nhượng cửa hàng
Đa phần, khi sang nhượng cửa hàng sẽ sang luôn toàn bộ cơ sở vật chất, đồ dùng của của hàng. Phải kiểm tra và phân nguồn tài sản rõ ràng. Bạn phải biết được:
- Đâu là tài sản, vật dụng có sẵn từ chính chủ?
- Đâu là những tài sản, vật dụng từ người đang trực tiếp trao đổi, sang nhượng với bạn?
Thông thường, khi sang lại cửa hàng thì đã bao gồm luôn cơ sở vật chất bên trong. Tuy nhiên, bạn vẫn cần có các thỏa kỹ càng, hợp lý về chúng. Bạn cần phải biết được là giá sang nhượng bao gồm những vật dụng gì? Nên liệt kê lại trong các biên bản khi ký kết hợp đồng.

Thống kê lại số lượng vật dụng, tình trạng cơ sở vật chất để dễ so sánh và đối chiếu. Kiểm tra lại chất lượng, khả năng tái sử dụng, giá của các món đồ khi mua mới để định giá thanh lý. Bạn định giá kỹ từng khoản, càng chi tiết sẽ càng giúp bạn được an toàn hơn. Tránh được trường hợp bạn mua phải mua lại giá cao, không tương thích với chất lượng đồ dùng. Đồng thời, bạn cũng phải kiểm tra lại các đường dây điện, nước. Ghi chú lại số điện nước đã sử dụng vào thời điểm ký hợp đồng.
4. Sang nhượng cửa hàng – Phải xem xét kỹ các loại giấy tờ, hợp đồng liên quan
Các yếu tố giấy tờ liên quan đến chủ cũ
Các yếu tố pháp lý trong quá trình sang nhượng cửa hàng vô cùng quan trọng. Do đó, bạn phải kiểm tra kỹ các loại giấy tờ này trước khi ký hợp đồng. Những giấy tờ bạn cần phải xem xét là:
- Giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu (chứng minh nhân dân, passport)
- Giấy phép đăng ký kinh doanh còn hiệu lực pháp lý, có chứng nhận của cơ quan nhà nước.
- Các loại giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng mặt bằng để kinh doanh.
Bạn hãy xem xét kỹ thông tin ghi trong hợp đồng cho thuê của chủ cũ về tiền thuê, đặt cọc, thời gian thuê…
Tìm hiểu kỹ các thông tin trong nội dung giấy tờ
Hãy xem xét kỹ thông tin ghi trong hợp đồng về tiền thuê, đặt cọc, thời gian thuê… Đồng thời, bạn nên yêu cầu có biên bản chuyển nhượng hợp đồng sang nhượng cửa hàng. Vấn đề hợp đồng và các thủ tục liên quan đến sang nhượng khá quan trọng. Vì chúng là yếu tố pháp lý đảm bảo cho các bên tham gia giao dịch. Các thông tin giấy tờ này nên tìm hiểu rõ ràng và làm minh bạch. Vì điều đó sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối không đáng có sau này.
5. Đọc kỹ hợp đồng sang nhượng cửa hàng trước khi quyết định ký
Sau khi kiểm tra hoàn tất, bạn có thể yên tâm đàm phán và ký hợp đồng. Tuy nhiên, trước khi đặt bút ký, bạn hãy đọc kỹ lại một hoặc nhiều lần bản hợp đồng. Điều này sẽ giúp bạn yên tâm hơn, tránh được những yếu tố rủi ro không đáng có.
Thông thường, trong hợp đồng sẽ bao gồm các yếu tố chính như:
- Đối tượng chuyển nhượng cửa hàng
- Các loại tài sản có trong cửa hàng
- Những điều khoản, quy định liên quan trong quá trình kinh doanh
- Những quyền lợi và nghĩa vụ giữa 2 bên ký sang nhượng

Hợp đồng phải ghi rõ, chi tiết và cẩn thận. Đọc kỹ các thông tin trên hợp đồng có đúng với những thỏa thuận đàm phán hay không? Những điều khoản nào bạn còn thấy mập mờ thì phải yêu cầu sửa, tránh việc không rõ ràng. Để đảm bảo hơn, bạn có thể mời chủ nhà làm chứng và cùng ký vào bản hợp đồng này. Quá trình này càng kỹ càng minh bạch càng tránh được những tranh chấp không đáng có về sau.
>>> Đọc thêm: Cho thuê nhà nguyên căn – Bạn cần lưu ý gì để khách chốt thuê ngay?
Trên chỉ là 5 trong số những điều cơ bản nhất giúp bạn có thêm thông tin tham khảo. Vì tùy từng trường hợp cụ thể, bạn sẽ gặp phải những vấn đề phát sinh khác nhau. Hoặc bạn nên đến các văn phòng luật sư để được tư vấn một cách nhanh và chính xác nhất. Riêng các thông tin sang nhượng, bạn dễ dàng tìm kiếm ở các trang web đăng tin bất động sản online, như muaban.net. Bạn hãy tham khảo kỹ từ nhiều nguồn khác nhau, chọn lựa kỹ trước khi quyết định. Chúc bạn sang nhượng thành công và kinh doanh phát tài!
– Vân Anh –