Đất đai luôn là chủ đề nóng được mọi người quan tâm đến rất nhiều, cùng với mục đích sử dụng và rất có giá trị đầu tư cao. Hiện nay, tình trạng lấn chiếm đất của người khác đang là vấn đề vô cùng phổ biến ở Việt Nam. Đây được coi là hành vi vi phạm pháp luật và tác động ảnh hưởng tới quyền sử dụng đất của người khác. Sau đây Mua Bán sẽ cung cấp các thông tin cụ thể và cần thiết về hành vi lấn chiếm đất của người khác. Hãy cùng theo dõi bài viết nhé!
Hành vi lấn chiếm đất của người khác
Lấn chiếm đất của người khác là việc người sử dụng đất cố ý di chuyển ranh giới không thuộc diện tích thửa đất của mình với mục đích là để mở rộng diện tích sử dụng mà không được người sở hữu đất đó cho phép hay đồng ý. Thêm vào đó là chưa có sự công nhận của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, vì cơ quan quản lý nhà nước cũng đóng một phần vô cùng quan trọng về vấn đề được phép lấn chiếm đất của người khác hay không.
Hành vi lấn chiếm đất được thể hiện qua các việc như sau:
- Tự ý sử dụng diện tích đất không thuộc quyền hạn sử dụng của mình, chưa được cơ quan nhà nước cho phép.
- Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng của các tổ chức hay cá nhân khác để lấn chiếm đất nhà hàng xóm, lấn chiếm đất công,…
- Sử dụng đất nhà nước giao, cho thuê đã hết thời hạn sử dụng mà không được nhà nước gia hạn.
- Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp).
- Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Xử lý hành vi chiếm đất
Khi cá nhân, tổ chức bị người khác ngang nhiên lấn chiếm và sử dụng trên đất thuộc sở hữu của mình thì có thể tố cáo hoặc khởi kiện giải quyết theo quy định pháp luật. Sau đây Mua Bán sẽ cung cấp về cách xử lý hành vi lấn chiếm đất của người khác theo từng loại đất:
Tóm Tắt Nội Dung
Lấn chiếm đất công đất của người khác
Đất công được dùng để xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, và các công trình khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa ra. Khi lấn chiếm đất công thì được coi là hành vi vi phạm rất nghiêm trọng. Vì vậy người lấn chiếm của người khác sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi của bản thân theo quy định của luật.
Các mức phạt được chia ra là các mức độ nghiêm trọng khác nhau kéo theo là số tiền phạt cũng tăng dần từ khoảng 2.000.000 ( hai triệu đồng) lên đến 500.000.000 ( năm trăm triệu đồng).
Đồng thời buộc người lấn chiếm đất phải khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm và trả lại toàn bộ đất đã lấn chiếm theo quy định của pháp luật. Bạn có thể thấy đây không phải là mức phạt nhỏ dành cho việc lấn chiếm đất của người khác. Vì vậy theo Mua Bán bạn nên tránh thực hiện việc làm không thuộc thẩm quyền của mình và các vi phạm pháp luật.
Lấn chiếm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất dùng để trồng cây hay cụ thể là trồng lúa, làm ruộng, trồng các loại cây…, vậy lấn chiếm đất nông nghiệp tức là người sử dụng đất đang chiếm dụng đất không phải của mình để phục vụ cho những lợi ích cá nhân của họ. Đây là hành vi rất nghiêm trọng sẽ làm tổn thất đến tài sản, thu nhập và tinh thần của người sở hữu đất. Chưa kể trong quá trình lấn chiếm đất để sử dụng đất thì còn gây ra thiệt hại về đất.
Trong trường hợp sự việc không thể đi đến được quá trính thỏa hiệp giữa hai bên về vấn đề trả đất thì trong trường hợp này cần có sự can thiệp của của chính quyền địa phương và có thể người lấn chiếm đất sẽ chịu mức phạt tiền từ 3.000.000 ( ba triệu đồng) đến 5.000.000 (năm triệu đồng) theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra nếu áp dụng được biện pháp thỏa hiệp bồi thường nhẹ nhàng dành cho người lấn chiếm đất để khắc phục hậu quả thì người chủ đất có thể buộc họ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất và trả lại đất mà họ đã lấn chiếm. Theo Mua Bán biện pháp thỏa hiệp nhẹ nhàng giữa các bên, tránh các việc kiện tụng là phương pháp tốt nhất dành cho người lấn chiếm đất của người khác.
Lấn chiếm đất rừng
Về vấn đề lấn chiếm đất rừng, rừng là một tài nguyên của quốc gia vì vậy nếu lấn chiếm đất rừng chính là một hành vi vi phạm vô cùng nghiêm trọng đối với nhà nước ta. Nó được quy định về vấn đề nghiêm trọng cần được xử phạt với các mức phạt tiền từ 3.000.000 (ba triệu đồng) đến 5.000.000 (năm triệu đồng) đối với hành vi lấn chiếm các loại đất như: đất trồng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất. Vì vậy nên tránh việc lấn chiếm đất rừng vì nó sẽ dẫn đến những phức tạp không đáng có. Bạn cần tìm hiểu thêm về các khu vực hạn chế, nó sẽ giúp bạn không rơi vào tình trạng lấn chiếm đất rừng.
>>> Những khu vực mua bán đất Bình Chánh giá rẻ, tiềm năng cao
Lấn chiếm đất quốc phòng
Hành vi lấn chiếm đất của người khác, trong đó bao hàm cả trường hợp lấn chiếm đất được sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh là hành vi trái pháp luật. Dẫn theo đó, hành vi này có thể bị xử lý về hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Số tiền bị phạt từ 10.000.000 ( mười triệu đồng) đến 15.000.000 (mười lăm triệu đồng) đối với hành vi lấn chiếm đất quốc phòng có giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất vi phạm được quy ra thành tiền là dưới 200.000.000 ( hai trăm triệu đồng). Và phạt tiền từ 15.000.000 (mười lăm triệu đồng) đến 30.000.000 ( ba trăm triệu đồng) đối với hành vi lấn chiếm đất quốc phòng có giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất vi phạm được quy ra thành tiền dưới 200.000.000 ( hai trăm triệu đồng) đến dưới 400.000.000 ( bốn trăm triệu đồng). Vì vậy hãy hết sức cẩn thận, tránh việc nhầm lẫn dẫn đến việc lấn chiếm đất quốc phòng vì có thể sẽ bị xử lý theo trách nhiệm hình sự.
Lấn chiếm đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp là đất sông, ngòi, kênh, rạch,…. Các việc liên quan đến lấn chiếm đất phi nông nghiệp như xây dựng bờ chống sạt lở, xói mòn và đã xây lấn sang đất phi nông nghiệp sẽ được coi là hành vi lấn chiếm đất và vi phạm hành chính đến lĩnh vực đất đai.
Mức phạt về việc vi phạm này là 3.000.000 ( ba triệu đồng) đến 5.000.000 ( năm triệu đồng) đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở. Cũng như các loại đất trên việc khắc phục hậu quả do lấn chiếm đất của người khác gây ra chính là buộc họ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất và trả lại đất mà họ đã lấn chiếm.

Quy trình xử lý lấn chiếm đất đai
Quy trình xử lý lấn chiếm đất của người khác khi xảy ra tranh chấp. Để bảo vệ cho quyền sử dụng đất, người sở hữu đất cần thực hiện các phương thức như sau:
Đầu tiên cần tiến hành hòa giải, thương lượng với người lấn chiếm đất. Theo như pháp luật quy định, nhà nước luôn khuyên khích việc các bên tranh chấp có thể tự hòa giải với nhau trước. Trong trường hợp các bên không theo hướng tự hòa giải được thì sẽ chuyển việc giải quyết tranh chấp đến Ủy ban nhân dân cấp xã bằng cách nộp đơn yêu cầu.
Trong trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã không thành thì người sở hữu đất có thể thực hiện khởi kiện đến Toàn án theo căn cứ của Luật đất đai đã quy định.
Theo quy định của luật dân sự thì người sở hữu đất có quyền khác đối với tài sản khi đất bị lấn chiếm. Họ có quyền yêu cầu lên Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi lấn chiếm đất bắt buộc phải trả lại tài sản và chấm dứt hành vi trái pháp luật quy định về việc thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản và yêu cầu được bồi thường thiệt hại.
Đây là hai quy trình xử lý lấn chiếm đất của người khác rất có ích khi bạn cần giải quyết những vấn đề hòa giải và kiện người lấn chiếm đất.

Mua Bán mong rằng bài viết này sẽ nó cung cấp cho bạn các kiến thức cần thiết liên quan đến việc lấn chiếm đất của người khác. Thông qua đó giúp bạn có thể tránh được những hành vi lấn chiếm đất của người khác và khi bạn gặp phải việc tương tự bạn sẽ tìm được hướng giải quyết phù hợp. Đây là thông tin rất bổ ích đúng không nào?
Cùng theo dõi Mua Bán để cập nhật thêm các thông tin thị trường và tin đăng Mua Bán Nhà Đất ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và toàn quốc mới nhất nhé!
>>> Có thể bạn chưa biết
- Mẫu giấy chuyển nhượng đất viết tay 2022 mới nhất!
- Chi tiết về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Mua bán nhà đất và những điều cần lưu ý có thể bạn chưa biết
Diệp Bảo Trân