Tủ bếp được đánh giá là vật dụng không thể thiếu trong gian bếp. Tủ bếp được lựa chọn rất kỹ về hình dáng và chất lượng vì đây là nơi hữu ích để cất giữ nhiều vật dụng làm bếp khác. Kích thước tủ bếp chính là một trong những yếu tố hàng đầu được nhiều người ưu tiên quan tâm.
Việc lựa chọn tủ bếp phù hợp sẽ giúp thuận lợi hơn khi nấu nướng. Qua đó tránh những bất tiện và sự cố ngoài ý muốn khi sử dụng bếp. Nếu đang băn khoăn về kích thước tủ bếp phù hợp với người Việt và những tiêu chí lưu ý khi thiết kế tủ bếp thì bài viết sau đây sẽ giúp ích cho bạn. Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm Tắt Nội Dung
I. Kích thước tủ bếp chuẩn theo chiều cao của người Việt
Thiết kế một tủ bếp phù hợp với chiều cao người Việt sẽ giúp cho chị em nội trợ dễ thuận tiện hơn khi làm bếp. Khi thiết kế tủ bếp thì các yếu tố như kích thước tủ trên, kích thước tủ dưới, khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới,… cần được quan tâm. Dưới đây là thông tin số đo cụ thể của các yếu tố trên đây:
1. Kích thước tủ bếp dưới
Tủ bếp dưới là phần quan trọng nhất và cần được chú trọng thiết kế hàng đầu. Bởi vì đây là bệ đỡ vững chắc cho mặt bàn bếp và tạo ra thế đứng thoải mái nhất cho người vào bếp.
Kích thước của tủ bếp dưới được cấu tạo cụ thể bởi 3 phần chính. Bao gồm chiều cao của tủ bếp, chiều cao chân tủ bếp và chiều dày của mặt bàn bếp.

Theo số liệu thống kê, chiều cao trung bình là 153cm đối với nữ giới và 164cm đối với nam giới. Dựa vào những số liệu trên đây, người ta sẽ tham khảo và thiết kế kích thước tủ bếp dưới phù hợp:
- Chiều cao tủ bếp dưới đạt trung bình từ 81 đến 92cm (được tính từ sàn nhà đến mặt bàn bếp). Chiều sâu của tủ bếp luôn phải dưới 60cm.
- Chân của tủ bếp có độ cao từ 9 đến 10cm. Khoảng cách từ chân tủ đến các cạnh chân bàn thường dưới 7cm.
- Mặt bàn bếp dưới có độ dày nằm trong khoảng từ 2 đến 4cm. Chiều rộng mặt bàn từ 60 đến 70cm. Với kích thước này, các gia đình có thể thoải mái đặt nhiều vật dụng nhà bếp khác nhau.
2. Kích thước tủ bếp trên
Tủ bếp trên thường được dùng chứa các vật dụng bếp và thực phẩm dự trữ. Đồng thời thiết kế này còn góp phần tạo thêm điểm nhấn riêng cho gian bếp.
Hiện nay đa số tủ bếp trên có độ cao trung bình dao động từ 35 đến 90cm. Độ sâu đạt từ 30 đến 35cm. Kích thước này rất phù hợp với kích thước tiêu chuẩn của các thiết bị bếp khác như máy hút mùi hay rổ hơi nước,…
3. Kích thước mặt đá tủ bếp
Mặt đá tủ bếp chính là không gian để người dùng có thoải mái nấu nướng. Kích thước mặt bếp còn cần phải đủ rộng để chứa các vật dụng làm bếp như dao, kéo, bếp điện từ, nồi cơm điện,…
Theo quy định, chiều dài đá phải đạt từ 150 đến 200cm. Bạn cũng có thể chọn chiều dài đá tối đa 320cm trong một số trường hợp ngoại lệ. Độ dày của mặt đá nằm trong khoảng từ 14 – 18 – 20cm. Thiết kế chiều sâu mặt đá phù hợp nhất với người Việt đạt từ 60 – 62cm.
4. Kích thước cánh tủ bếp
Cánh tủ bếp được thiết kế chủ yếu bởi một trong 2 loại gỗ: gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Nhìn chung, chiều cao cánh tủ bếp ở cả 2 tủ bếp gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp nên đạt từ 70 – 80cm. Theo nhận định thì đây là kích thước phù hợp nhất với chiều cao của đại đa số người Việt nên được áp dụng rất nhiều.
Tuy nhiên chiều rộng của cánh tủ bếp lại có sự khác biệt giữ gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp:
- Gỗ tự nhiên: Chiều rộng của cánh tủ loại này trung bình đạt từ 30 – 37cm. Với kích thước này sẽ đảm bảo cho gỗ không bị biến dạng nếu gặp nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
- Gỗ công nghiệp: Tủ gỗ công nghiệp được làm từ mùn gỗ ép thành tấm và được gia công chắc chắn. Do vậy loại tủ gỗ này thường có kích thước rộng hơn. Chiều rộng của cánh tủ này đạt từ 30 – 70cm. Tốt nhất là nên thiết kế chiều rộng trên 50cm để cánh tủ bếp đạt giá trị thẩm mỹ cao hơn.
5. Kích thước bàn bếp
Bàn bếp là một trong những phần nên lưu ý hàng đầu khi thiết kế. Tiêu chuẩn chiều cao của bàn bếp khi thiết kế nên dao động từ 86 – 100cm. Chiều rộng của bàn bếp đạt từ 47 – 62cm. Kích thước này sẽ giúp cho người làm bếp được thao tác dễ dàng hơn và thoải mái hơn khi vào bếp nấu ăn.

>> Xem thêm: Dụng cụ nhà bếp thông minh và những điều cần biết
II. Khoảng cách tiêu chuẩn giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới
Theo tiêu chuẩn thiết kế, khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới trung bình đạt từ 35 đến 60cm. Khoảng cách hợp lý nhất là 60cm. Tuy nhiên đối với những trường hợp ngoại lệ, nhất là những ngôi nhà có kiến trúc rộng có thể thiết kế khoảng cách đạt 70cm.
Đối với những tủ bếp được lắp đặt máy hút mùi thì khoảng cách giữ 2 tủ bếp trên và dưới tuyệt đối không thấp hơn 60cm. Việc thiết kế như thế này sẽ giúp thuận lợi hơn cho người sử dụng, đảm bảo an toàn khi nấu nướng cũng như tăng độ thẩm mỹ cho gian bếp.

Các gia đình có thể thiết kế thêm kính cường lực ở phần khoảng cách giữ tủ bếp trên và dưới. Vật này sẽ giúp dễ dàng hơn khi lau chùi những vết dầu mỡ bám vào, tránh làm bẩn tường nhà hiệu quả.
>> Xem thêm: Muốn có nhà bếp đẹp, an toàn nhất định phải lưu ý những điều này!
III. Chiều cao tủ bếp theo phong thủy
Bên cạnh xây dựng phù hợp với chiều cao của người Việt để thuận tiện hơn khi sử dụng thì chiều cao tủ bếp còn mang yếu tố phong thủy. Chiều cao của tủ bếp theo phong thủy được xác định kỹ lưỡng theo kích thước Lỗ Ban. Nếu thiết kế tủ bếp không theo quy định sẽ gây ảnh hưởng phong thủy không tốt nhất định đối với gian bếp nói riêng và vận khí gia đình nói chung.

Theo thước Lỗ Ban, chiều cao tủ bếp được xác định từ sàn nhà đến nóc tủ bếp trên, đạt 225cm là hợp lý nhất. Chiều rộng của mặt tủ bếp theo phong thủy nên dao động trong khoảng từ 48 đến 62cm.
>> Xem thêm: Phong thủy nhà bếp như thế nào là đúng?
IV. Kích thước tủ bếp theo tiêu chuẩn người sử dụng hiện nay
Kích thước tủ bếp tiêu chuẩn được thiết kế dựa trên chiều cao và chiều dài cánh tay của người nội trợ. Dựa vào đó, người ta sẽ thiết kế ra được những mẫu tủ có chiều cao hợp lý. Qua đó sẽ giúp người nội trợ thuận lợi và thoải mái hơn khi thao tác nấu nướng.
Qua nhận định chung đã đưa ra các thông số về kích thước tủ bếp tiêu chuẩn ở hầu hết các gia đình hiện nay, cụ thể:

- Khoảng cách từ sàn nhà đến mặt dưới của tủ bếp đạt từ 140 – 145cm.
- Chiều cao đỉnh của tủ bếp tiêu chuẩn đạt 215cm.
- Bàn bếp đủ rộng với kích thước từ 50 – 65cm.
- Chiều cao tủ bếp dưới tính từ sàn nhà đạt khoảng từ 80 – 85cm.
- Lối đi tiêu chuẩn trong bếp rộng 75cm.
V. Các mẫu tủ bếp phổ biến
Tủ bếp có rất nhiều loại với hình dáng, chất liệu và màu sắc khác nhau. Sự đa dạng này sẽ giúp mọi người có thể tự do lựa chọn thiết kế phù hợp nhất. Dưới đây là một số mẫu tủ bếp phổ biến nhất:
1. Tủ bếp chữ L
Đây là loại tủ thông dụng và được hầu hết tất cả gia đình ưa chuộng ngày nay. Tủ bếp này được thiết kế theo cấu trúc hình chữ L. Mẫu tủ này rất thông dụng và có tính thẩm mỹ cao.

Kích thước tủ bếp chữ L thường có chiều dài cạnh tủ hơn 2 mét và tối thiểu là 3,5 mét. Tùy thuộc vào ý thích mà có thể thiết kế chiều dài các cạnh tủ có sự chênh lệch. Tuy nhiên để đảm bảo tính thẩm mỹ thì nên thiết kế các cạnh tủ đối xứng nhau.
2. Tủ bếp chữ U
Đây là mẫu tủ được nhiều gia đình có diện tích lớn lựa chọn. Mẫu tủ chữ U khá rộng rãi, hiện đại và sang trọng. Bên cạnh đó còn chứa rất nhiều vật dụng bếp và có không gian thoải mái để nấu nướng.
Kích thước tủ bếp chữ U có chiều dài dao động từ 3 – 4 mét. Cánh tủ bếp phải đạt từ 30 – 40cm. Chiều sâu của tủ chữ U khoảng từ 45 – 55cm. Tuy nhiên bạn có thể điều chỉnh thiết kế theo diện tích của gian bếp sao cho phù hợp nhất.
>> Xem thêm: Mẫu phòng bếp đẹp, hiện đại cho căn nhà diện tích nhỏ
3. Tủ bếp chữ I
Tủ bếp hình chữ I là lựa chọn nên cân nhắc nếu gian bếp có kích thước nhỏ. Kệ bếp chữ I là mẫu tủ dài nằm ngang. Tức là các vật dụng nhà bếp sẽ được bố trí theo đường thẳng trên kệ bếp.

Thông thường, kích thước tủ bếp chữ I có chiều dài dưới 3 mét. Tuy nhiên kích thước này trông tủ bếp sẽ trông khá thô và mất thẩm mỹ. Do vậy nếu nhà của bạn có diện tích rộng thì nên lựa chọn thiết kế tủ có chiều dài trên 3 mét.
Kết luận
Tóm lại kích thước tủ bếp là một trong những yếu tố thiết yếu và quan trọng hàng đầu khi thiết kế. Do vậy cần phải tham khảo các kích thước tiêu chuẩn để có được một chiếc tủ bếp chất lượng, thẩm mỹ và phù hợp với không gian của phòng bếp.
Bài viết trên đây của muaban.net đã đưa ra những thông tin hữu ích nhất về kích thước tủ bếp chuẩn cũng như một số mẫu tủ bếp phổ biến nhất hiện nay. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý bạn đọc trong việc tìm kiếm hay thiết kế một chiếc tủ bếp đúng tiêu chuẩn và chất lượng.