Tuesday, April 23, 2024
spot_img
HomeViệc làmKhoa ngoại là gì? Những điều về khoa ngoại bạn nên biết

Khoa ngoại là gì? Những điều về khoa ngoại bạn nên biết

Khoa ngoại là một trong số những nhánh của ngành y được rất nhiều người quan tâm. Vậy bạn đã biết khoa ngoại là gì chưa? Cùng xem nhé!

Y học là một ngành nghề được cả xã hội tôn trọng. Mỗi người bác sĩ đều phải có chuyên môn và cả y đức. Để trở thành một bác sĩ có thể đủ khả năng khám và chữa bệnh cần rất nhiều thời gian và công sức. Trong những khoa chuyên biệt của ngành y, khoa ngoại có thể nói là thời gian học và thực hành lâu nhất. Vậy, tại sao khoa ngoại lại là một lĩnh vực khó và quan trọng đến vậy? Mua Bán sẽ cho bạn hiểu được khái niệm “khoa ngoại là gì” qua bài viết sau.

Tổng quát về khoa ngoại

Định nghĩa khoa ngoại

Khoa ngoại là một lĩnh vực điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật hoặc tiểu phẫu cơ thể. Phẫu thuật có thể được thực hiện khi muốn phát hiện bệnh, điều trị bệnh hoặc các chấn thương. Ngoài ra, việc phẫu thuật còn được sử dụng để phục vụ cho mục đích thẩm mỹ. 

Khoa ngoại khám gì?

Khi đến khoa ngoại, các bệnh nhân thường sẽ được khám tổng quát trước tiên để xác định tình trạng sức khỏe chung. Sau đó, họ sẽ được hội chẩn bởi các bác sĩ chuyên khoa riêng và được phẫu thuật nếu cần. 

Thường các thủ tục khám chữa bệnh tại khoa ngoại cần nhiều bước bởi nó liên quan trực tiếp đến các tác động vật lý đối với cơ thể người bệnh. Nhưng vẫn sẽ được chia ra thành các bước chính như : Xét nghiệm, hội chẩn trước phẫu thuật, tư vấn và thông báo cách thức phẫu thuật, phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu.

Các bệnh nhân có chỉ định như sau sẽ được đưa đến ngoại khoa:

  • Được sự chỉ định của bác sĩ đa khoa/bác sĩ chuyên khoa về các chẩn đoán bệnh, tình trạng sức khỏe cần phẫu thuật hoặc tiểu phẫu.
  • Bệnh nhân có các chấn thương bên ngoài do tai nạn.
Khoa ngoại là một lĩnh vực điều trị bệnh bằng phẫu thuật
Khoa ngoại là gì? Khoa ngoại là một lĩnh vực điều trị bệnh bằng phẫu thuật

Khi nào cần đến khoa ngoại?

Những căn bệnh thường được phẫu thuật, tiểu phẫu sẽ có mục đích loại bỏ những phần hư tổn nặng, viêm nhiễm hoặc bị ách tắc ở một vị trí trong nội tạng. Ngoài ra, khi muốn phẫu thuật thẩm mĩ từ đơn giản đến phức tạp cũng phải đến khoa ngoại để được tư vấn và thực hiện.

Các căn bệnh thường gặp khi được điều trị tại khoa ngoại bao gồm: 

  • Gan, tụy, ống mật, lá lách…: Với các bộ phận này, những loại phẫu thuật được tập trung có thể kể đến như: Nội soi đường mật, ống mật, ung thư gan, phẫu thuật nội soi sỏi mật, sỏi thận, viêm túi mật, cắt phần lá lách hay ống mật tổn thương.
  • Tim, phổi: Tim bẩm sinh, viêm cơ tim, hẹp/hở van tim, ung thư phổi, u phổi, phế quản giãn…
  • Bệnh lý tiêu hoá: Hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày/ đường ruột, tắc nghẽn đường ruột, phẫu thuật trĩ nội, trĩ ngoại, cắt bỏ các phần của hệ tiêu hoá như: Dạ dày, ruột thừa, đường ruột…
  • Các dị tật như hở hàm ếch, nhược thị mắt, khung xương không đều….
  • Các bệnh viêm nhiễm hoặc chấn thương do tai nạn, vận động, luyện tập…

>>> Xem thêm: Bác sĩ phẫu thuật là học ngành là gì? Con đường trở thành bác sĩ phẫu thuật – chỉ cần 6 năm?

Khoa ngoại là gì? Những căn bệnh dành cho khoa ngoại
Khoa ngoại là gì? Những căn bệnh dành cho khoa ngoại

Các chuyên ngành trong khoa ngoại

Phẫu thuật thì sẽ chia ra làm nhiều chuyên khoa riêng đối với từng bộ phận cơ thể. Có các chuyên ngành khi theo học tại khoa ngoại mà bạn có thể tham gia như:

  • Phẫu thuật chỉnh hình.
  • Phẫu thuật thẩm mỹ.
  • Phẫu thuật nhi.
  • Phẫu thuật tim.
  • Phẫu thuật mạch máu não / thần kinh.
  • Khoa ngoại tiêu hóa.
  • Khoa ngoại tổng quát.
  • Ung bướu.
2 14
Khoa ngoại là gì? Khoa ngoại đều tiếp nhận rất nhiều ca bệnh khác nhau mỗi ngày

Thủ tục khi điều trị khoa ngoại là gì?

  • Đối với bệnh nhân không phẫu thuật ngay: Đầu tiên, khi hồ sơ của bệnh nhân được chuyển đến khoa ngoại, các bác sĩ và y tá sẽ tiến hành làm tất cả các xét nghiệm trước khi phẫu thuật. Các xét nghiệm này sẽ giúp xác định vị trí chính xác của vùng cần phẫu thuật, bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc có bị đông/loãng máu không. Bên cạnh đó, bệnh nhân phải khai báo tình trạng sức khoẻ cũng như tất cả các loại thuốc mà bản thân đang sử dụng gần đây để có hướng điều trị thích hợp. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp và thông báo cho bệnh nhân để người nhà và người bệnh được biết rõ về quy trình điều trị bệnh và phục hồi hậu phẫu.
  • Đối với bệnh nhân cấp cứu: Bệnh viện sẽ tiến hành xét nghiệm nhanh chóng để xác định chắc chắn tình trạng của bệnh nhân. Các xét nghiệm cần có sẽ bao gồm: X-quang, siêu âm, MRI nếu cần, xét nghiệm máu… Tiếp đến, người nhà sẽ được thông báo về tình trạng sức khỏe và cả phương pháp phẫu thuật để nắm rõ được thông tin. Sau đó, đội ngũ y bác sĩ sẽ tiến hành gây mê và phẫu thuật cho người bệnh.
  • Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được làm các thủ tục hậu phẫu tại bệnh viện như theo dõi và chăm sóc sức khỏe sau khi thực hiện xong ca mổ. Tùy vào mức độ phức tạp và điều kiện sức khỏe thì bệnh nhân sẽ có thời gian lưu trú tại viện khác nhau.

>>> Xem thêm: Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Điều kiện đào tạo bác sĩ chuyên khoa giỏi

Thủ tục khi điều trị khoa ngoại là gì?
Khoa ngoại là gì? Thủ tục khi điều trị khoa ngoại là gì?

Ngoài ra, nếu có nhu cầu tìm kiếm việc làm với mức lương cao, uy tín, bạn có thể tham khảo các tin đăng tuyển dụng tại Muaban.net:

#TPHCM Cần người đóng gói, soạn hàng, bán hàng tại Cửa Hàng
1
  • Hôm nay
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM
Cty đồ chơi Nhật Minh, Tuyển Lao động phổ thông, nữ 18-25 tuổi
1
  • Hôm nay
  • Quận Hoàng Mai, Hà Nội
CTY TNHH SƠN PASCO VIỆT NAM TUYỂN TRỰC TIẾP 10 CÔNG NHÂN SƠN NƯỚC
1
  • Hôm nay
  • Huyện Thanh Trì, Hà Nội
Tuyển LĐPT (Trực Quầy Đóng Gói Soạn Hàng Bảo Vệ Tạp Vụ Phụ Bán Hàng)
17
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Cửa hàng tiện lợi 24h cần tuyển nhân viên bán hàng tại cửa hàng
5
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
Cần tuyển gấp 2 tạp vụ sắp xếp hàng hóa
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Tuyển gấp 3LĐPT đóng gói dán tem sản phẩm
1
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
Cửa hàng sữa non cần gấp 5 LĐPT đóng gói sản phẩm
1
  • Hôm nay
  • Quận 10, TP.HCM
Cần Bộ sung nhân viên làm việc tại cửa hàng
3
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Tuyển Nhân Viên Bán Hàng/Trực Quầy - Tạp Vụ - Thu Ngân- Bảo Vệ
15
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
[HCM] Tuyển Nv Bán Hàng - Thu Ngân -Tạp Vụ Làm Thời Vụ Hoặc Chính Thức
15
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Tuyển nhân viên kho đóng gói dán tem
1
Tuyển nhân viên kho đóng gói dán tem 7,5 triệu - 8,5 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Trường mần non tư thục Bầu Trời Xanh cần tuyển 1 nhân viên bảo vệ
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Cần tuyển giúp việc nhà đi về, không ở lại
0
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Chăm Sóc Sức Khoẻ Đại Cát cần tuyển KỸ THUẬT VIÊN Massage bấm huyệt
5
  • Hôm nay
  • Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tuyển Gấp Nhân Viên Dán tem /Trực Quầy/Tạp Vụ tại Cửa Hàng B,S MART
12
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Tuyển nhân viên lđpt nhận việc ngay không cần ngoại hình , kinh nghiệm
3
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
✅ Tuyển 05 người LĐPT ( Không Cần Bằng Cấp )
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
CHI NHÁNH MỚI CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN NAM NỮ KHÔNG CẦN KINH NGHIỆM
2
  • Hôm nay
  • Quận 8, TP.HCM

Bác sĩ khoa ngoại là gì?

Làm thế nào để trở thành bác sĩ khoa ngoại?

Bác sĩ khoa ngoại hay còn gọi là bác sĩ phẫu thuật. Đây là phân hệ của y học mà được mọi người biết đến nhiều nhất cũng như mất thời gian lâu nhất để hoàn thành. Lí do là vì khi bạn trở thành một bác sĩ ngoại khoa thì tất cả mọi thao tác khi đặt dao mổ đều phải chính xác, không được phép có sai sót, ảnh hưởng tính mạng bệnh nhân.

Lộ trình của một bác sĩ khoa ngoại sẽ như sau:

  • Có bằng cử nhân ngành y tại trường ĐH y: Bước đầu để trở thành một bác sĩ ngoại khoa thì phải có bằng cử nhân đại học y. Các sinh viên khi theo học phải đảm bảo được điểm số của mình để bảo đảm cho năng lực. Một số môn chủ chốt luôn có khi theo học đó là hoá học và sinh học, ngoài ra còn có các bộ môn về thực hành kỹ năng sơ cứu, kỹ năng xử lí tình huống thực tế và tại bệnh viện.
  • Sau khi tốt nghiệp cử nhân chính quy, bạn phải theo học khoá đào tạo về các kỹ năng thực hành tối thiểu 18 tháng. Chứng chỉ này được gọi là chứng chỉ hành nghề bác sĩ.
  • Có được chứng chỉ hành nghề không có nghĩa là bạn chính thức trở thành bác sĩ. Các bác sĩ nếu muốn làm việc tại khoa ngoại trước hết phải là bác sĩ nội trú hoặc tiếp tục học lên cao học thêm 2 năm và lựa chọn chuyên ngành “phẫu thuật”.

Như vậy, có thể thấy rằng, để bắt đầu trở thành một bác sĩ chuyên khoa ngoại, bạn phải mất tới 7 năm là ít nhất. Lộ trình theo ngành y không hề dễ dàng mà còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi sự tận tụy, niềm yêu thích đối với nghề bác sĩ, chuyên môn cao và cái tâm muốn chữa lành cho người bệnh.

>> Xem thêm: Bác sĩ ngoại khoa là gì? Không dễ dàng để trở thành bác sĩ ngoại khoa giỏi

Làm thế nào để trở thành bác sĩ khoa ngoại?
Khoa ngoại là gì? Làm thế nào để trở thành bác sĩ khoa ngoại?

Khoa ngoại – Hi vọng chữa lành những căn bệnh ác tính

Khoa ngoại đóng vai trò như thế nào đối với ngành y?

Nhờ vào khoa ngoại, nền y học thế giới đã bước sang trang mới. Đây là chìa khóa mở ra các phương pháp điều trị những căn bệnh nan y và có tỉ lệ sống sót thấp. Bên cạnh đó, để phục vụ cho phẫu thuật ngoại khoa, các trang thiết bị máy móc cũng như là tay nghề chuyên môn của từng bác sĩ phải được đảm bảo một cách tuyệt đối. Rất nhiều bệnh nhân mang trong mình những căn bệnh hiểm nghèo đã được cứu sống nhờ vào thực hiện điều trị ngoại khoa.

Khoa ngoại là một bước tiến đột phá của ngành y học. Hippocrates – Cha đẻ của ngành y học là người đầu tiên đem phẫu thuật từ những bước cơ bản nhất đến với bệnh nhân. 

Khoa ngoại là nơi giúp các tổn thương bên ngoài cũng như bên trong của cơ thể được hồi phục mà không có thuốc thang nào làm được. Đối với những căn bệnh mà nội tang bên trong bị phá vỡ kết cấu như ung thư, các bệnh về tiêu hóa, xương khớp… thì việc phẫu thuật gần như là cách duy nhất để cứu chữa cho bệnh nhân.

Khoa ngoại đóng vai trò như thế nào đối với ngành y?
Khoa ngoại đóng vai trò như thế nào đối với ngành y?

Khoa ngoại – Bước chuyển mình cho sự hồi phục của bệnh nhân

Khi thực hiện các cuộc phẫu thuật thì có những rủi ro nhất định nhưng đó là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để khỏi được những căn bệnh khó có thể điều trị bằng thuốc. Mục đích của khoa ngoại là để sức khỏe được hồi phục ít nhất 50% sau những cơn bệnh nặng. 

Các căn bệnh mà chúng ta hay được nghe nhắc đến như: Ung thư, đột quỵ, tim mạch, chấn thương xương khớp hoặc dị tật bẩm sinh đều có khả năng hồi phục và lành lặn nhờ vào phẫu thuật. Có thể nói, việc điều trị bằng phương pháp phẫu thuật/ tiểu phẫu là chìa khóa giúp người bệnh lấy lại được sức khỏe của mình. 

Tuy nhiên, khi được chỉ định phẫu thuật thì bệnh nhân và người nhà cần chuẩn bị tâm lý cũng như sức khỏe thật kĩ để tránh những rủi ro về mặt hậu phẫu.

5 10
Y học là ngành nghề khó và nhiều rủi ro

Tổng kết

Hiện nay ngành y học là một ngành nghề được săn đón và có tính cạnh tranh cao cả về chuyên môn lẫn đạo đức. Khoa ngoại là một trong những khoa quan trọng và luôn song hành với các chuyên khoa khác trong môi trường y. Mua Bán hi vọng qua bài viết này, những ai đang muốn theo đuổi khoa ngoại sẽ hiểu được “khoa ngoại là gì?” và nỗ lực để đạt được nguyện vọng. Và đừng quên theo dõi website muaban.net để cập nhật được nhiều xu hướng việc làm mới nhất hiện nay nhé!

>> Có thể bạn cần:

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ