Thứ Ba, Tháng Năm 30, 2023
spot_img
HomeKiến thức xeÔ tôQuy định chi tiết về các loại đèn giao thông có thể...

Quy định chi tiết về các loại đèn giao thông có thể bạn chưa biết

Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều loại đèn giao thông mang ý nghĩa chỉ tín hiệu khác nhau. Nếu bạn không nắm rõ được ý nghĩa của các loại đèn này thì có thể bạn sẽ vi phạm các lỗi không đáng có khi tham gia giao thông. Cùng Muaban.net tìm hiểu quy định về các loại đèn này nhé!

Lịch sử xuất hiện của đèn giao thông

Đèn giao thông bắt đầu xuất hiện từ những năm 1868, với 2 màu đỏ và xanh với ý nghĩa đèn đỏ “dừng lại”, đèn xanh “chú ý”. Hiện nay, đèn giao thông cơ bản được phổ biến rộng rãi, xuất hiện những đèn giao thông biết “đếm số” hay những loại đèn giao thông mang ý nghĩa khác.

đèn giao thông
Lịch sử xuất hiện của đèn giao thông

Đèn giao thông chỉ dành cho tàu hỏa

Đèn tín hiệu ban đầu chỉ dành cho tàu hoả, ban đầu tín hiệu giao thông chưa được ra đời thì người ta cảnh báo tàu đến bằng cách phát tiếng còi hú vang để cảnh báo. Sau này vào khoảng 1914, ở các trạm tàu hoả được lắp đèn giao thông 2 màu, màu xanh được dùng cho “ban đêm” và màu đỏ được dùng cho “ban ngày”, khi tàu đến vẫn dùng còi báo động vì lúc này vẫn chưa có đèn vàng.

Đèn giao thông – Chỉ dành cho tàu hỏa

Đèn tín hiệu 3 màu (xuất hiện từ năm 1920 đến nay)

Đến năm 1920, đèn giao thông với 3 màu được xuất hiện: đỏ, vàng, xanh do sĩ quan cảnh sát William Posst – người Mỹ sáng chế ra nhằm giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông khi ấy, với ý nghĩa của các đèn tín hiệu này: đèn đỏ “dừng lại ở tất cả các hướng”, đèn vàng “dừng lại”, đèn xanh “được phép đi”, khi đèn đỏ “dừng lại ở tất cả các hướng” lúc này người đi bộ mới được phép sang đường.

Sĩ quan cảnh sát William Posst – người Mỹ

Từ 1950 – nay, đèn giao thông được sử dụng phổ biến và rộng rãi khắp các nơi trên thế giới. Hiện nay, đèn giao thông không đơn thuần chỉ dừng lại ở 3 màu với ý nghĩa nêu trên mà còn có hình thù khác báo các tín hiệu và ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như các loại đèn dành cho người đi bộ, đèn dành cho tàu hoả, đèn dành cho xe đạp, đèn báo quay đầu, đèn được phép rẽ trái hoặc rẽ phải,…

Các loại đèn giao thông và ý nghĩa

Các loại đèn giao thông sẽ mang ý nghĩa khác nhau tuỳ vào từng trường hợp như sau:

Loại 3 màu (dành cho xe cộ)

Loại đèn này thông thường đều dành cho tất cả các loại xe cơ giới khi tham gia lưu thông đường bộ.

  • Đỏ: Khi đèn đỏ bật, tất cả các phương tiện đang lưu thông bắt buộc phải dừng lại phía trước vạch dừng. Trường hợp cố tình vượt có thể gây tai nạn hoặc nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông (trừ những trường hợp đặc biệt như có biển báo hoặc đèn được phép rẽ phải hoặc rẽ trái và những xe ưu tiên như: xe cấp cứu, xe cứu hoả,…)
  • Vàng: Đây là đèn chuyển đổi giữa đèn xanh và đỏ luôn luôn hiển thị trước khi chuyển sang đèn đỏ hoặc đèn xanh.
  • Xanh: Khi đèn xanh bật, tất cả các phương tiện đều được phép đi.
Loại 3 màu (dành cho xe cộ)

>>> Tin liên quan: Xe cơ giới là gì? Những điều cần lưu ý khi điều khiển xe cơ giới

Loại 2 màu (dành cho người đi bộ)

Loại đèn này thường được đặt bên phải, dưới đèn ba màu, nơi có vạch kẻ cho phép người đi bộ qua đường.

  • Đỏ: Đèn đỏ báo hiệu người đi bộ “không được phép sang đường” thường có hình ảnh người màu đỏ đúng yên.
  • Xanh: Đèn xanh báo hiệu cho người đi bộ “được phép sang đường” thường có hình ảnh người màu xanh bước chân đi.
Loại 2 màu (dành cho người đi bộ)

Loại 1 màu (đèn chớp vàng)

Loại đèn này thường dùng để cảnh báo các phương tiện ở đoạn đường hay xảy ra tại nạn hoặc có camera giám sát. Được hoạt động bằng năng lượng mặt trời nên đèn này thường được bật 24/24.

đèn giao thông
Loại 1 màu (đèn chớp vàng)

Đèn đếm lùi

Đèn đếm lùi là loại đèn được lắp bổ sung cạnh đèn giao thông ba màu, thường để chạy ngược số giây mà người tham gia giao thông phải “dừng” hoặc “được đi”. Ví dụ: bạn đang dừng đèn đỏ 60s, đèn đếm lùi xuống 55 là cứ tiếp tục đến 0 và chuyển sang tín hiệu đèn  khác.

Đèn đếm lùi

Đèn dành cho người đi xe đạp (đèn phụ bổ sung)

Đèn dành cho người đi xe đạp có thể dắt xe ngang qua đường, thường đèn này có hình người đạp xe hoặc chỉ có hình xe đạp thường được lắp bên phải cột đèn và cũng có ba màu: đỏ, vàng, xanh; đôi khi chỉ có 2 màu xanh và đỏ (chỉ ở những đoạn đường vắng xe) phổ biến ở các quốc gia sử dụng nhiều xe đạp.

Đèn dành cho người đi xe đạp (đèn phụ bổ sung)

Quy định điều khiển đèn tín hiệu tại Việt Nam

Đèn tín hiệu phải được bật riêng biệt, đèn này tắt thì mới được bật đèn khác lên và không được bật nhiều màu đèn cùng một lúc. Khi bật đèn vàng phải bật cả 2 chiều đường. Khi chuyển đèn từ xanh sang đỏ hoặc đỏ sang xanh bắt buộc phải bật đèn vàng và màu vàng luôn luôn ở giữa xanh và đỏ. Điều khiển đèn tín hiệu đúng sẽ tránh được tai nạn giao thông và giải quyết được tình trạng kẹt xe ở những thành phố lớn, đông dân cư.

Thông số kỹ thuật về sản phẩm đèn tín hiệu giao thông

  • Đèn tín hiệu giao thông là một thiết bị quan trọng không những bảo đẻm an toàn cho các phương tiện mà còn giúp giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.
  • Các loại đèn này thường lắp ở tâm giao lộ hoặc trên vỉa hè. Đèn tín hiệu giao thông có thể hoạt động tự động hoặc được điều khiển bởi cảnh sát giao thông.
  • Tuỳ vào từng khu vực, từng địa điểm sẽ có các thông số kỹ thuật về sản phẩm đèn tín hiệu giao thông khác nhau:
Thông số kỹ thuật về sản phẩm đèn tín hiệu giao thông

Hiện nay chủ yếu sử dụng 2 kiểu nguồn điện áp là 220VAC và 24VDC:

Nguồn 220VAC

Ưu điểm:

  • Hệ thống đèn sử dụng điện áp 220VAC là loại đèn được cấp điện trực tiếp 220V từ tủ điều khiển đến đèn.
  • Trong đèn sẽ có bộ chuyển đổi nguồn từ 220V xuống 12VDC để cấp cho đèn LED.

Nhược điểm:

  • Không an toàn khi bị sự cố rò điện gây nguy hiểm đến con người, ngoài ra do lấy nguồn điện từ nguồn của đèn chiếu sáng hoặc gần trạm biến áp nên điện áp vào ban đêm thường cao hơn 250V và có thể làm tổn hại đến hệ thống nguồn chuyển đổi của đèn.
  • Đèn làm việc ở điện trực tiếp với điện lưới nên khi có sự cố điện như bị sét lan truyền trên đường dây sẽ làm hỏng đèn và sửa chữa khó khăn hơn.

Hệ thống đèn sử dụng điện áp 24VDC

Là loại đèn giống đèn 220VAC chỉ khác là điện áp từ tủ điều khiển đến đèn là điện áp 24VDC.

Ưu điểm 

  • Các đèn sử dụng điện áp một chiều từ dải 10-30V nên rất an toàn khi có sự cố rò điện.
  • Dễ dàng sửa chữa.
  • Không ảnh hưởng đến sụt áp của đường dây (độ dài dây điện của nút dài nhất lên tới 400m) là gần như không đáng kể vì công suất của đèn rất nhỏ.
  • Có tuổi thọ lớn hơn rất nhiều so với đèn sử dụng nguồn 220V.

Một số hình ảnh khác về đèn giao thông

Một số hình ảnh khác về đèn giao thông (1)
Một số hình ảnh khác về đèn giao thông (2)
Một số hình ảnh khác về đèn giao thông (3)
 

Xem thêm

Trên đây là toàn bộ thông tin về quy định chi tiết về các loại đèn giao thông. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn có thể hiểu thêm về các biểu tượng này. Ngoài những chia sẻ về cơ hội việc làm, Muaban.net cũng luôn cập nhật các thông tin mới nhất về nhiều đề tài khác nhau. Hãy truy cập Muaban.net để xem những tin tức liên quan bạn nhé!

Nguyễn Hân

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img

ĐỪNG BỎ LỠ