Dầu bóng gỗ còn được gọi là dầu lau gỗ. Đây là một nguyên phụ liệu quen thuộc với ngành công nghiệp gỗ. Tuy nhiên, đối với đại đa số chúng ta, khái niệm dầu bóng gỗ là gì và công dụng của dầu bóng gỗ là gì vẫn còn khá mơ hồ. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu về nó trong bài viết dưới đây của Cẩm Nang Mua Bán nhé. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại phụ liệu quan trọng này đấy.
Dầu bóng gỗ là gì?
Tóm Tắt Nội Dung
- Khái niệm
- Thông số kỹ thuật
- Dầu đánh bóng gỗ được dùng cho những đối tượng nào?
- Những tác dụng chính của dầu bóng sơn gỗ
- Dầu lau bảo vệ và làm nổi vân gỗ
- Dầu lau tạo màu cho gỗ
- Dầu bóng gỗ lau bảo vệ bên ngoài sản phẩm
- Ưu điểm
- Nhược điểm của sơn dầu bóng gỗ
- B1: Chuẩn bị bề mặt gỗ cần sơn
- B2: Sử dụng dầu lau gỗ
- B3: Tiến hành sơn PU lần 1
- B4: Phun lót một lần nữa
- B5: Tiến hành phun màu cho đồ gỗ
- B6: Phun bóng bề mặt sản phẩm
Khái niệm
Dầu bóng gỗ/ dầu lau gỗ là một chất liệu tương tự như sơn PU. Chúng được cấu tạo nên từ những loại polymer, có phản ứng với một số thành phần khác.

Sơn PU thường được trộn riêng, còn dầu lại được trộn đều các nguyên liệu lại với nhau. Từ đó, thực hiện lau gỗ nhằm giúp gỗ sáng và bóng bẩy, tạo tính thẩm mỹ cao và mang lại hiệu quả tốt nhất trong ngành công nghiệp này.
>>> Xem thêm: 12 mẫu thiết kế nhà gỗ đẹp và hiện đại bạn nên tham khảo
Thông số kỹ thuật
- Độ phủ: 10 – 20 m2/lt (50 gram/ m2).
- Thời gian khô dầu: Từ 1 đến 2 giờ.
- Thời gian dùng: Trong vòng 24 tiếng.
Ứng dụng của dầu lau gỗ là gì?

Loại dầu này được dùng trong rất nhiều ngành công nghiệp khác ngoài ngành gỗ. Nó cũng mang nhiều ứng dụng khác nhau trong cuộc sống. Từ đó, mang lại những tác động đối với từng ngành nghề lĩnh vực khác nhau.
Dầu đánh bóng gỗ được dùng cho những đối tượng nào?
Chất liệu này được sử dụng cho dòng thớ gỗ thô, tôm gỗ sâu trong thực tế. Vì vậy, nó thường được sử dụng với những loại gỗ óc chó, gỗ tần bì, gỗ sồi…
Với gỗ đanh mịn, không có nhiều tôm thì dầu lau gỗ này không được đánh giá cao. Khi đó, người ta sẽ sử dụng sơn PU để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh việc làm vân gỗ lộ rõ và đẹp hơn, dầu đánh bóng đồ gỗ cũng giúp bảo vệ. Với chất liệu này, các sản phẩm của bạn sẽ trở nên bền bỉ và cao cấp hơn.
Chính vì lý do đó, sơn dầu bóng cho gỗ rất quen thuộc với các sản phẩm ở vùng biển, các khu resort. Đây là những khu vực bị ảnh hưởng bởi muối trong gió biển, có tính ăn mòn cao, làm hư hại các vật dụng, nội thất trong nhà, bao gồm cả đồ điện tử, đồ gia dụng và đồ gỗ. Vì vậy, việc sử dụng dầu bóng gỗ sẽ đảm bảo các sản phẩm này trở nên bền bỉ lâu dài hơn.
Những tác dụng chính của dầu bóng sơn gỗ
- Khi sử dụng đúng cách, chất liệu này sẽ làm những đường vân gỗ lộ rõ. Chính vì tác động này, nó được biết đến với tên gọi khác là sơn làm lộ vân.
- Sau khi lau trên bề mặt gỗ, chất liệu này sẽ nhanh chóng thấm sâu vào thớ. Từ đó, tạo thành những lớp dầu mỏng khi khô đi với tác dụng chống thấm, làm gỗ lên màu đẹp và mộc mạc, bền bỉ hơn.
>>> Xem thêm: Top 9 mẫu tủ bếp gỗ hiện đại được nhiều người lựa chọn nhất
Phân loại dầu bóng gỗ
Trên thị trường hiện có 3 loại dầu bóng gỗ như sau. Cùng tìm hiểu nhé.
Dầu lau bảo vệ và làm nổi vân gỗ

Đây là chất liệu được dùng bằng cách lau trực tiếp lên bề mặt của gỗ. Nó sẽ dần dần ngấm vào trong, từ đó giúp tăng độ bền để gỗ tốt và chống chịu với những tác động xấu của môi trường hiệu quả hơn. Chất liệu này còn được biết đến với một công dụng nữa là chống nước.
Dầu lau tạo màu cho gỗ
Đây là loại dầu độc đáo có khả năng làm tăng màu đậm nhạt của vân gỗ. Từ đó, giúp chúng có màu sắc đẹp hơn, độc đáo hơn. Đây là một trong những loại dầu bóng gỗ được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường.
>>> Xem thêm: Mẫu nội thất phòng ngủ gỗ tự nhiên đẹp & lưu ý khi lựa chọn
Dầu bóng gỗ lau bảo vệ bên ngoài sản phẩm
Loại dầu bóng gỗ này có những công dụng như sau:
- Chống nước.
- Tăng độ bóng.
- Phủ bên ngoài cùng.
Đánh giá những ưu nhược điểm của dầu bóng xịt gỗ
Để hiểu hơn về sản phẩm này, cùng xem những ưu nhược điểm của nó nhé. Thông tin này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp để bảo vệ những đồ nội thất gỗ cho gia đình bạn.
Ưu điểm
Chất liệu này có khả năng chống lại những tác hại của tia UV rất tốt. Đồng thời, làm cho bề mặt gỗ trở nên bền chắc hơn, chống thấm nước tốt hơn.

Độ căng của màng sơn dầu bóng gỗ cũng rất cao. Nó giúp việc thi công đơn giản trong khi đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
Sơn dầu không chứa các chất độc hại, có mùi nhẹ nhàng. Sau khi khô nó cũng không gây bất kỳ cảm giác khó chịu nào khi ngửi.
>>> Xem thêm: Mẫu giường ngủ gỗ tự nhiên rẻ, đẹp, chất lượng nhất
Nhược điểm của sơn dầu bóng gỗ
Dù có nhiều ưu điểm khác nhau, chất liệu này cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. Cụ thể có thể kể tới những nhược điểm đáng chú ý sau:
- Phải sử dụng sản phẩm với lượng nhiều.
- Nó chỉ phù hợp với những bề mặt có chứa nhiều góc cạnh, góc khuất khác nhau.
Đặc biệt, loại dầu này được bán trên thị trường với giá thành khá cao. Khả năng chống trầy của nó cũng thấp hơn khi so sánh với sơn PU. Chính những nhược điểm này khiến nhiều người phải cân nhắc khi sử dụng sơn dầu bóng cho đồ gỗ của mình.
Tìm hiểu về cách sơn dầu bóng gỗ đơn giản và mang lại hiệu quả cao nhất
Để mang lại hiệu quả tốt, dầu bóng gỗ cần được sử dụng đúng. Dưới đây là quy trình tiêu chuẩn giúp bạn làm được việc này đơn giản nhất.
B1: Chuẩn bị bề mặt gỗ cần sơn
Đầu tiên, bạn hãy nhẹ nhàng sử dụng giấy nhám chuyên dụng chà nhám mặt gỗ. Sau đó, dùng khăn mềm, vải mềm hoặc các loại chổi có lông chuyên dụng lau sạch. Điều này giúp đảm bảo bề mặt gỗ được nhẵn, đồng đều và sạch sẽ nhất có thể.
B2: Sử dụng dầu lau gỗ
Để sử dụng, bạn hãy dùng vải mềm thấm một chút dầu. Sau đó, nhẹ nhàng xoay trên bề mặt chất liệu gỗ theo hình xoáy tròn. Từ đó, đảm bảo dầu được thấm đều vào trong các thớ, tôm gỗ.

Sau khoảng 30 phút đến 1 tiếng, dầu đã sử dụng sẽ khô. Hãy tiến hành việc tiếp theo là phun sơn lót. Bạn cần chú ý là không chà, nhám sau bước này. Thay vì vậy hãy phun lót để cho dầu được khô và sẵn sàng cho những bước tiếp theo.
B3: Tiến hành sơn PU lần 1
Khi dầu lau gỗ đã khô, bạn hãy nhẹ nhàng sơn một lớp mỏng PU lên trên bề mặt gỗ. Hãy chắc chắn mình thực hiện việc này thật đều tay để bề mặt gỗ có được sự đồng đều.
Sau đó, hãy đợi cho sơn khô trong khoảng 4 giờ. Sau đó bạn có thể xả nhám bằng giấy để bề mặt các sản phẩm được mịn hơn.
B4: Phun lót một lần nữa
Sau khi làm sạch bề mặt của đồ gỗ với các loại chổi lông và vải, bạn sẽ làm sạch các loại bụi bẩn trên sản phẩm. Hãy nhanh chóng thực hiện sơn tiếp lớp sơn thứ 2. Sơn sẽ khô trong vài tiếng đồng hồ. Bạn chỉ cần xả nhám bằng giấy nhám là bề mặt đồ gỗ sẽ trở nên mịn như ý.
B5: Tiến hành phun màu cho đồ gỗ
Lúc này, công việc cần được thực hiện bởi những người chuyên nghiệp, có tay nghề khéo léo. Hãy nhẹ nhàng thực hiện tỉa lớp màu cho đều. Nếu chưa đạt được điều đó, cần tiến hành sơn thêm lớp nữa để bề mặt gỗ đạt được độ thẩm mỹ cần thiết.
B6: Phun bóng bề mặt sản phẩm
Đây chính là bước cuối cùng cần làm trong việc sơn phủ dầu bóng gỗ. Bạn chỉ cần sơn một lớp sơn bóng để đảm bảo bề mặt gỗ được bảo vệ thật tốt. Sau đó, việc sơn mờ, sơn màu cho sản phẩm như thế nào là tùy thuộc vào sở thích của bạn.

Như vậy, bạn đã có được những thông tin cần thiết về dầu bóng gỗ. Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn đang tìm nơi bán dầu đánh bóng gỗ hay bình xịt đánh bóng đồ gỗ mua ở đâu, hãy đến với chúng tôi nhé. Muaban.net sẽ giúp bạn có được những điều mình cần đấy.
Yến Nguyễn
Đây chính là loại dầu lau gỗ hay dầu đánh bóng gỗ thường gặp trong ngành gỗ.
Sản phẩm này không chỉ bảo vệ chất liệu gỗ, nó còn giúp làm rõ những đường vân để các đồ nội thất, mỹ nghệ gỗ trở nên đẹp hơn.
Cách sử dụng dầu lau gỗ khá phức tạp, nó cần được làm đúng kỹ thuật. Bài viết này của Cẩm Nang Mua Bán sẽ giúp bạn làm được điều đó.