Tuesday, April 23, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmSửa chữa5 cách chống thấm nhà vệ sinh nhanh chóng, hiệu quả

5 cách chống thấm nhà vệ sinh nhanh chóng, hiệu quả

Với đặc điểm là thường xuyên ẩm ướt do đó nhà vệ sinh cần có giải pháp chống thấm hiệu quả để đảm bảo chất lượng công trình cũng như không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người sử dụng. Vậy bạn đã biết cách chống thấm nhà vệ sinh chưa? Hãy tham khảo ngay những chia sẻ trong bài viết này để có giải pháp chống thấm dột nhà vệ sinh tốt nhất.

Nguyên nhân và hậu quả của nhà vệ sinh bị thấm nước

Nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm nước

Có nhiều nguyên nhân khiến cho nhà vệ sinh bị thấm, dột. Trong đó phổ biến nhất là:

  • Khi thi công sàn nhà vệ sinh không đúng cách khiến sàn luôn trong tình trạng tích tụ nước, ngấm xuống nền gạch làm thấm nước nghiêm trọng;
  • Hệ thống ống dẫn nước bị rò rỉ, gây thấm nhà vệ sinh;
  • Các hạng mục khác liên quan như: Tường, sân thượng, trần nhà bị thấm nhưng chưa được sửa chữa đã làm nhà vệ sinh bị thấm nước;
  • Công trình không chất lượng. Kết cấu bê tông không đảm bảo; 
  • Cách mạch gạch trên nền nhà vệ sinh bị hở làm nước thấm xuống, gây hư hại công trình,…

>>> Xem thêm ngay: Cải tạo nhà cũ và những điều cần lưu ý

Có nhiều nguyên nhân khiến cho nhà vệ sinh bị thấm, dột.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho nhà vệ sinh bị thấm, dột.

Hậu quả khi nhà vệ sinh bị thấm nước

Khi phát hiện nhà vệ sinh bị thấm, dột thì gia chủ cần xử lý nhanh chóng. Nếu chần chờ sẽ gây ra những hậu quả khá nghiêm trọng như:

  • Khu vực tường nhà, trần nhà, nền nhà xuất hiện nấm mốc, loang lổ, rỉ nước.
  • Gạch nhà vệ sinh bị xuống cấp, đứt gãy, vỡ, ron gạch hở.
  • Xuất hiện mùi hôi khó chịu trong nhà vệ sinh.
  • Khiến cho thiết bị trong nhà vệ sinh như: Vòi nước, vòi hoa sen, bồn cầu, bồn tắm,… bị rỉ nước.
  • Gây bất tiện trong sinh hoạt của gia đình và ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng.
Khi phát hiện nhà vệ sinh bị thấm, dột thì gia chủ cần xử lý nhanh chóng.
Khi phát hiện nhà vệ sinh bị thấm, dột thì gia chủ cần xử lý nhanh chóng.

Các cách chống thấm nhà vệ sinh

Có rất nhiều cách chống thấm nhà vệ sinh. Sau đây, Mua Bán xin chia sẻ với bạn 5 cách chống thấm phổ biến nhất. Hãy cùng dõi theo và áp dụng ngay cho công trình nhà mình nhé.

Chống thấm nhà vệ sinh bằng lưới chống thấm

Sử dụng lưới chống thấm nhà vệ sinh là giải pháp hàng đầu khi nhà vệ sinh, nhà tắm của bạn đang có thấm, dột.

Ưu điểm:

  • Lưới chống thấm thích ứng tốt.
  • Chống thấm nước hiệu quả.
  • Dễ thi công và sử dụng.
  • Lưới chống thấm có khả năng chống ăn mòn và  hạn chế nấm mốc rất tốt.
Sử dụng lưới chống thấm nhà vệ sinh là giải pháp hàng đầu được nhiều người áp dụng.
Sử dụng lưới chống thấm nhà vệ sinh là giải pháp hàng đầu được nhiều người áp dụng.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng lưới chống thấm:

  • Đầu tiên, bạn cần chọn mua lớp lưới chống thấm. Lưới có thiết kế dày hay mỏng, sợi to hay nhỏ phụ thuộc vào từng công trình cụ thể và nhất là lớp vữa tô dày hay mỏng.
  • Lưu ý: Lớp lưới chống thấm dày sẽ phù hợp với các hạng mục có lớp vữa hoàn thiện lớn. Và ngược lại.
  • Khi thi công bạn cần đặt lớp lưới theo thứ tự: Lớp vữa mỏng -> lớp lưới thủy tinh -> lớp ngoài cùng là lớp vữa hoàn thiện.
  • Với lớp vữa mỏng cần thi công phẳng, đều. Khi lớp vữa vẫn còn ướt thì tiếp tục lót lớp lưới thủy tinh. Thứ tục thực hiện là từ trên xuống dưới, trái qua phải theo một hướng nhất định. 
  • Cuối cùng, khi lớp lưới thủy tinh đã bám vào bề mặt sàn nhà vệ sinh bạn có thể lót lớp lót cuối cùng và hoàn thiện công đoạn chống thấm cho công trình của mình.

Chống thấm nhà vệ sinh bằng keo chống thấm 

Keo chống thấm nền nhà vệ sinh có đặc điểm là cấu tạo từ silicon nên có tính đàn hồi tốt, khả năng chịu được mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Do đó được sử dụng khá phổ biến trong việc chống thấm nhà vệ sinh, nhà tắm.

Ưu điểm:

  • Keo chống thấm có độ bền cao.
  • Khả năng bám dính tốt trên toàn bộ trần nhà.
  • Hàn gắn được mọi vết nứt trên trần nhà vệ sinh.
Sử dụng khá phổ biến trong việc chống thấm nhà vệ sinh, nhà tắm.
Sử dụng khá phổ biến trong việc chống thấm nhà vệ sinh, nhà tắm.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng keo chống thấm:

  • Đầu tiên bạn cần xác định vị trí bị nứt, hở trên trần nhà vệ sinh. Dùng súng để bắn keo vào những vị trí này.
  • Tiếp đó hãy sơn bả phủ hoàn thiện sau khoảng 7 ngày khi keo đã khô hoàn toàn. Keo chống thấm phù hợp để chống thấm trần nhà vệ sinh hiệu quả. Tuy nhiên giá thành cao hơn so với những vật liệu chống thấm nhà vệ sinh khác.

>>> Có thể bạn quan tâm: 3 kinh nghiệm giúp bạn tìm thợ sửa chữa đồ gỗ tốt nhất hiện nay!

Chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm

Sơn chống thấm là loại sơn có khả năng ngăn chặn hiện tượng thấm dột trên mọi bề mặt công trình. Sơn chống thấm nhà tắm hiện nay có rất nhiều loại như: Sơn chống thấm gốc xi măng, gốc Bitum Polymer, gốc PU-Polyurethane,…Tùy vào chi phí và nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn phù hợp nhất.

Ưu điểm:

  • Chống thấm nước, chống kiềm hóa rất tốt. Độ bám dính cao.
  • Dễ dàng sử dụng, tiết kiệm thời gian khi thi công.
  • Có khả năng hạn chế sự sinh sôi của nấm mốc.
  • Loại bỏ hiện tượng thấm ngược. Dễ dàng liên kết tốt với các vật liệu xây dựng khác như: Xi măng, cát,…
  • Thân thiện với môi trường. An toàn khi sử dụng.
Sơn chống thấm là loại sơn có khả năng ngăn chặn hiện tượng thấm dột trên mọi bề mặt công trình.
Sơn chống thấm là loại sơn có khả năng ngăn chặn hiện tượng thấm dột trên mọi bề mặt công trình.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm:

  • Đầu tiên cần vệ sinh bề mặt sàn nhà vệ sinh hoặc chỗ xảy ra thấm dột. Chà nhám những vị trí cần sơn chống thấm cho thật kỹ.
  • Sơn 2 lớp chống thấm (keo epoxy kết hợp với chất chống thấm epoxy). Lưu ý mỗi lớp cách nhau khoảng 6h.
  • Cuối cùng sơn lót sau 24h khi mặt sàn nhà vệ sinh đã thực sự khô. Lớp sơn lót này thường là sơn không dung môi hoặc sơn gốc nước. Nên chọn loại sơn lót không màu. 

Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika 

Chống thấm bằng Sika cũng là phương pháp chống thấm nhà vệ sinh rất phổ biến hiện nay.

Ưu điểm: 

  • Có thể trộn nhanh, dễ dàng.
  • Dễ sử dụng, có thể dùng để quét lên mọi vị trí cần chống thấm.
  • Không cần thêm nước do đó tiết kiệm thời gian thi công.
  • Sika có khả năng bám dính rất tốt, không bị bong tróc.
  • Ngăn nước thấm cực kỳ hiệu quả.
  • Giá phù hợp với túi tiền của nhiều khách hàng.
hống thấm bằng Sika cũng là phương pháp chống thấm nhà vệ sinh rất phổ biến hiện nay.
hống thấm bằng Sika cũng là phương pháp chống thấm nhà vệ sinh rất phổ biến.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika:

  • Với trường hợp nhà vệ sinh mới hoàn thiện phần thô thì khi thực hiện bạn chỉ cần vệ sinh bề mặt sàn nhà. Còn với nhà vệ sinh cũ thì cần phải tháo gỡ các thiết bị nhà vệ sinh trên sàn. Tùy vào tình trạng hư hại của sàn mà sẽ thể tiến hành bóc tách lớp gạch bên trên để chống thấm.
  • Tiếp đó, thực hiện đục bê tông xung quanh ống nhựa khoảng cách 10x10mm. Nếu chưa có ống nhựa thì bạn hãy xác định vị trí ống và dựng ván khuôn phía mặt dưới sàn.
  • Tiếp theo tiến hành phủ Sikadur lên bề mặt sàn và phủ Sika Sika grout 214-11 xung quanh ống khi Sikadur còn kết dính.
  • Tiếp tục phủ lớp Sika Primer 3 lên các bề mặt rãnh xung quanh đường ống. Tiến hành bơm Sikaflex Construction AP vào rãnh và chờ khoảng 12 giờ. Khi đã khô bạn hãy phủ 2-3 lớp lót sơn pha loãng với Sikaproof Membrane 20-50% nước. Chờ cho lớp này khô
  • Trộn vữa cùng với Sika Latex quét lên bề mặt sàn nhà vệ sinh với độ dày khoảng từ 1-2mm.
  • Chờ khoảng 24h sau bạn láng thêm một lớp vữa lên sàn nừa là hoàn thiện quy trình chống thấm.

Chống thấm nhà vệ sinh bằng Kova

Kova là chất keo chống thấm chuyên dụng được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan. Chất này có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước và hạn chế sự phát triển của rêu, nấm mốc rất hiệu quả.

Ưu điểm khi chống thấm bằng Kova:

  • Khả năng ngăn chặn thấm, dột lên đến 15 năm.
  • Chống thấm nước 2 chiều, hạn chế ẩm mốc.
  • Chống mài mòn. Chịu được môi trường nước mặn, nước kiềm có độ ăn mòn cao.
  • Thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe.
Kova có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước và hạn chế sự phát triển của rêu, nấm mốc rất hiệu quả.
Kova có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước và hạn chế sự phát triển của rêu, nấm mốc rất hiệu quả.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Kova:

  • Đầu tiên bạn cần xử lý bề mặt lồi lõm trên sàn nhà vệ sinh. Trám trét lỗ hổng, vết nứt (nếu có). Tiếp đó hãy làm sạch bụi trên sàn nhà  và tạo độ ẩm thích hợp để tiến hành chống thấm.
  • Tiếp tục trộn đều hỗn hợp Kova theo tỷ lệ: 1kg xi măng/ 10L Kova.
  • Quét 2 -3 lớp chống thấm Kova lên chỗ cần chống thấm. Lưu ý: Chờ khô lớp trước mới quét lớp sau. Khi hoàn tất thì tiến hành lát gạch men.

Những lưu ý khi thi công chống thấm nhà vệ sinh 

  • Bạn nên tìm ra nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh và xử lý triệt để.
  • Nếu không có kinh nghiệm chống thấm dột thì tốt nhất bạn nên gọi một đơn vị có chuyên môn hỗ trợ.
  • Cân nhắc chọn vật liệu chống thấm nhà vệ sinh phù hợp với đặc điểm công trình và chi phí.
  • Dù là chống thấm tường nhà vệ sinh, chống thấm sàn nhà vệ sinh hay trần nhà vệ sinh thì đều cần xử lý sạch sẽ, vệ sinh chỗ cần chống thấm trước khi tiến hành phủ vật liệu chống thấm.

>>> Xem thêm: Các loại sàn nhà phổ biến hiện nay – Ưu và nhược điểm

Bạn nên tìm ra nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh và xử lý triệt để.
Bạn nên tìm ra nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh và xử lý triệt để.

Bên trên là chia sẻ của Mua Bán về các cách chống thấm nhà vệ sinh nhanh chóng, hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với những ai đang có nhu cầu xử lý nhà vệ sinh của mình, nhất là khi công trình đã cũ và mùa mưa đang đến như hiện nay. 

Truy cập để không bỏ lỡ những tin đăng về mua bán nhà toàn quốc mới nhất nhé!

Tham khảo thêm:

Trần Thanh – Content Writer

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ