Cách nuôi chó con tưởng chừng như đơn giản, tuy nhiên để nuôi được một chú chó thông minh, nhanh nhẹn và khỏe mạnh từ bé là điều không hề dễ dàng. Không phải bạn cứ ra cửa hàng tìm một em cún về cho ăn thật nhiều và tắm rửa sạch sẽ là được. Những nhóc tì bốn chân này phải cần được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách. Vậy phải làm thế nào, đừng quá lo lắng! Bài viết hôm nay sẽ mách bạn cách nuôi chó con mau lớn, phát triển tốt nhất. Hãy cùng theo dõi để tự tay chăm sóc những bé cún yêu của bạn dễ dàng hơn nhé.
Hướng dẫn chi tiết cách nuôi chó con cho người mới
Tóm Tắt Nội Dung
- Chăm sóc sức khỏe, tiêm phòng vaccine
- Chú trọng đến chế độ dinh dưỡng
- Quan tâm đến môi trường sống của chó con
- Huấn luyện chó con vâng lời
- Tắm cho chó con
- Chải lông và cắt móng cho chó con
- Cắt tỉa lông cho chó con
- Chuẩn bị chỗ ở cho chó con
- Tẩy giun cho chó con
- Chăm sóc chó con cần sự kiên nhẫn cao
- Cân nặng không đồng nghĩa với sức khỏe tốt
- Có một số thức ăn cấm kỵ với chó con
Chăm sóc sức khỏe, tiêm phòng vaccine

Phải thường xuyên đưa cún con đến gặp bác sĩ tại các cơ sở thú y để kiểm tra sức khỏe định kỳ, tẩy giun sán, tiêm phòng và kiểm soát ký sinh trùng bên ngoài hoặc khi bạn nhận thấy chúng có bất kỳ dấu hiệu có thể bị thương, bị bệnh,…
Tiêm phòng cho thú cưng của bạn, nhưng trước khi tiêm vaccine bạn cần phải chú ý đến sức khỏe của chó con. Nếu tình trạng sức khỏe của cún con tốt thì các bạn nên tiêm vaccine đúng liều, đúng thời kỳ thì nó mới đạt được hiệu quả cao.
Khi cún con của bạn bắt đầu dần trưởng thành lên thì bạn đừng bỏ qua cả việc chải chuốt lông và cắt tỉa móng cho chúng sẽ giúp phòng chống được nhiều vi khuẩn, bệnh, ký sinh trùng cũng như việc đi lại, di chuyển tránh đau đớn bởi bộ móng dài.
Cách nuôi chó con – Một số lưu ý khi tiêm vaccine cho chó con:
- Không nên tiêm khi cún của bạn đang bị ốm, tiêu chảy hoặc suy giảm hệ miễn dịch. Trước khi tiêm cần phải kiểm tra tình trạng sức khỏe của cún con. Nếu tự tiêm cho chúng thì phải mua vaccine tại các cơ sở thú y uy tín, để đảm bảo an toàn cho thú cưng của mình.
- Sau khi tiêm vaccine cho thú cưng xong bạn phải theo dõi sức khỏe chúng trong vòng 1 tuần, nếu có bất kỳ dấu hiệu gì ảnh hưởng đến sức khỏe của cún con thì bạn phải mang chúng đến các cơ sở thú ý để kịp thời chữa trị tránh để chúng dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là các bạn không nên không nên tắm cho chó sau khi tiêm vaccine xong.
>>> Có thể bạn quan tâm: Nếu đang có ý định nuôi chó pitbull hãy đọc ngay bài viết này!
Chú trọng đến chế độ dinh dưỡng

Dưới đây là một số gợi ý để bạn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chú cún vào từng tháng tuổi sao cho phù hợp.
- Từ 8 tuần đến 12 tuần tuổi: tốt nhất nên cho ăn 4 lần trên một ngày, 600g thức ăn nên chia đều ra thành ba bữa sáng, trưa, và tối. Nước uống luôn phải đi kèm và nên thay nước khi đã bị bẩn và để qua đêm.
- Từ 12 tuần đến 16 tuần tuổi: chó chó ăn 4 bữa khoảng 1,2 kg chia đều cho mỗi bữa. Thực đơn nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế cho ăn lập đi lập lại một món.
- Từ 16 tuần đến 20 tuần tuổi: cho ăn 3 bữa trong một ngày. Tăng lượng đạm, thịt rau củ kèm theo.
Dinh dưỡng để chó con hạn chế việc mắc bệnh từ nguồn thức ăn hàng ngày:
- Không nên cho chó ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ nhiều chất béo và quá ngọt. Hạn chế cho ăn những thức ăn làm sẵn như: giò, xúc xích, các loại thịt hun khói hoặc những thực phẩm quá mặn.
- Một số loại thức ăn nên cho chó sử dụng: SmartHeart, Ganador, Premium by Nature,Zenith Grain Free, Nutrience,… Nhưng các bạn cũng nên tìm hiểu kỹ rằng cún con của mình thuộc loại chó nào, phù hợp với những khẩu phần ăn như thế nào để hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng từ những nguồn thức ăn khác nhau.
Quan tâm đến môi trường sống của chó con

Với những chú chó sơ sinh bạn cần chọn những căn phòng nhỏ, bố trí những vật dụng nhẹ nhỏ và gọn. Còn đối với những chú chó đã đến giai đoạn trưởng thành thì chúng ta cần nên trang bị cho chúng một môi trường sống thoáng mát, rộng rãi và sạch sẽ để tránh phát sinh bệnh tật và vi khuẩn phát triển.
Nếu có sự lựa chọn tốt thì cần cho chúng một chiếc giường riêng biệt của chúng, hoặc cũng có thể dùng rơm rạ, cỏ khô thành giường ngủ cho chúng cũng không tồi.
Huấn luyện chó con vâng lời

- Chủ nhân cần phải thực hiện những bài tập cơ bản nhất trước như là: dạy chúng nhặt đồ, bắt bóng, trông đồ vật, chơi đùa với em bé,… Trong thời gian dài, huấn luyện cần có đủ sự nhẫn nại, lặp đi lặp lại bài tập để cho chúng tập dần thích nghi với những điều mà chúng ta dạy cho chúng.
- Đầu tiên bạn cần phải đặt cho chúng một cái tên và kêu tên đó thường xuyên nhớ là phải nhìn vào mặt chúng mỗi khi kêu tên để chúng biết được đó là đang gọi nó. Khi chúng xác định được danh tính của mình và nhớ tên thì chó sẽ phản ứng nhanh hơn với bài tập.
- Huấn luyện cho chúng lệnh ngồi: Khi cún con đang ở tư thế ngồi bạn hãy bảo với chúng là ngồi! hoặc ngồi im xuống và vuốt đầu nó một cách nhẹ nhàng khen ngợi nó ngay. Hành động này bạn nên lặp đi lặp lại nhiều lần để nó nhận ra đó là lệnh mà bạn bảo chúng ngồi.
- Huấn luyện cho chúng lệnh nằm: Từ lệnh ngồi bạn sẽ nói với chúng là nằm xuống, đồng thời bạn phải ấn nhẹ vai kéo hai chân trước dạng ra cho thân chó ở tư thế phủ thục.
- Huấn luyện cho chúng lệnh dừng lại: Bạn hãy nhìn vào nó và bảo dừng lại, sau đó đưa lòng bàn tay hướng về phía nó, rồi hạ thấp dần xuống.
- Không nên nhốt chúng quá lâu. Nếu thật sự yêu chúng, bạn nên dắt chó đi dạo ở công viên hoặc những nơi xung quanh thoát mát gần nhà hay tham gia các hoạt động chạy nhảy, vui đùa thường xuyên nhé vừa giúp bạn thư giãn mà cún yêu của bạn cũng sẽ cực kỳ thích thú nữa đó.
Cách nuôi chó con mới đẻ
Cách nuôi chó con chào đời là thời kỳ khó khăn nhất. Bởi sau khi chui lọt ra khỏi bụng mẹ các bé phải tập bắt đầu đối mặt với điều kiện sống khắc nghiệt. Từ nhiệt độ, môi trường đến chế độ dinh dưỡng hoàn toàn khác lúc còn yên vị trong bụng mẹ. Các động tác của chúng đơn giản chỉ là lắc đầu, đạp chân hay duỗi người mà thôi.

Giai đoạn này các bé chỉ quấn quýt để bú mẹ. Bạn chỉ cần giữ ấm cơ thể chúng đúng cách. Bởi thân nhiệt của những con cún con mới sinh thường rất thấp. Việc giữ ấm thân nhiệt lúc này giúp chúng thoát khỏi tình trạng chết yểu vì lạnh. Ngoài ra bạn cũng đừng quên giữ gìn vệ sinh cho chó mẹ sạch sẽ. Nhằm bảo vệ sức đề kháng tốt cho các bé cún, khi chúng luôn tiếp xúc với chó mẹ thường xuyên.
Cách nuôi chó con khi không có mẹ kề bên

Như bạn đã biết vai trò của chó mẹ trong việc giữ ấm cơ thể cho chó con là rất quan trọng. Và nếu như không có mẹ kề bên thì những chú chó bé bỏng này sẽ ra sao. Cách nuôi chó con trong giai đoạn này, đầu tiên là bạn phải đảm nhiệt độ trong ổ cho các bé. Có thể sử dụng sự hỗ trợ của những bóng đèn sưởi 40W cho cún con ở tuần tuổi đầu. Nếu nhiệt độ đủ ấm, các bạn chó sẽ tản đều và ngủ tốt hơn.
Cách nuôi chó con chó con mới mở mắt (2 tuần tuổi)
Chó con bao nhiêu ngày mở mắt là câu hỏi được khá nhiều bạn quan tâm. Thông thường sau khi sinh từ 9 – 14 ngày là các em cún đã có thể tự mở mắt được. Lúc này các bé cũng đã bắt đầu lắng nghe âm thanh và tập nhìn. Bạn hãy thử mở những bản nhạc vui nhộn để các nhóc tì nghe và tập cảm nhận. Đây cũng là giai đoạn răng sữa của chó con bắt đầu mọc.

Cách nuôi chó con khi mới 2 tuần tuổi cũng không quá phức tạp. Bạn có thể cho các bé ăn dặm ngay từ bây giờ. Thức ăn chính là cháo pha loãng hoặc sữa. Thỉnh thoảng bạn hãy cho em nó tập tành đi lại cho quen dần, để tự đi vệ sinh được mà không cần nhờ chó mẹ nữa.

Cách nuôi chó con chó con 1 tháng tuổi
Bắt đầu từ khoảng 4 – 5 tuần tuổi, là lúc các “tiểu boss” thành tinh rồi! Lúc này chúng đã tự đứng vững được trên 4 chân, có thể chạy nhảy và nô đùa bình thường. Tuy nhiên có những bé vẫn có thể bị ngã nhào, vì chưa quen. Như một đứa trẻ hiếu động, chúng có thể ngoặm lấy bất cứ thứ gì để chơi và làm trò. Bạn cứ mua cho nó một quả bóng mềm là bé sẽ tung tăng và nghịch ngợm cả ngày. Đến giờ thì các bé cũng đã tự mình thể hiện cảm xúc bằng mặt và tai rồi đấy nhé!

Về chế độ ăn uống ở thời gian này, bạn có thể tự cho cún ăn riêng một mình. Không cần là sữa hay cháo loãng nữa, mà hãy cho bé ăn cơm với thịt băm hoặc các món ăn sẵn. Bởi lúc này, răng của chúng đã cứng cáp, bén nhọn hơn nhiều. Và đừng quên đây là thời điểm tốt nhất để tiêm phòng mũi đầu tiên cho các bé sen, bạn hãy lưu ý nhé!
Cách nuôi chó con chó con 2 tháng tuổi
Khi các bé cún được 2 tháng tuổi, lúc này cơ thể dường như đã hoàn chỉnh như một chú chó trưởng thành. Thời kỳ này cũng là lúc thích hợp để cho cún con cai sữa mẹ hoàn toàn và hòa nhập với con người. Cách nuôi chó con trong giai đoạn này, là đã có thể tiêm phòng mũi thứ 2 cho cún rồi nhé.

Về khẩu phần ăn cho chó con 2 tháng tuổi nên ở mức 200 – 400g thức ăn/1 lần ăn. Tùy vào cân nặng của mỗi chú chó, mỗi ngày bạn có thể cho ăn từ 3 – 5 bữa. Để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất béo, tinh bột, trái cây hoa quả vào khẩu phần ăn của cún.
Tuyệt đối không nên cho chó con ăn thức ăn ôi thiu, những thức ăn quá nóng hoặc quá cứng như xương gà, vịt. Bởi sẽ rất dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng. Quan tâm đến từng bữa ăn của cún con cũng là cách thể hiện tình yêu thương của bạn đối với động vật. Hãy kiên trì với các bé bạn nhé! Nhìn qua, thì cách nuôi chó con lúc 2 tháng tuổi cũng không làm khó được bạn đúng không nào.
Cách nuôi chó con chó con từ 3 – 17 tháng tuổi
Nhiều cô/ cậu chủ thường hay thắc mắc những chú chó 3 tháng tuổi sẽ biết làm những gì? Thật ra những bé cún khi bước vào độ tuổi này đã học được cách sống tự lập rồi. Nó biết cách đánh dấu lãnh thổ của mình, không cho phép ai xâm phạm.

Tuy nhiên, đây là giai đoạn bạn khá đau đầu. Bởi nếu bạn không kiên nhẫn chỉ dạy, chúng sẽ đánh nhau theo bầy đàn. Lúc này bạn chỉ biết bất lực vì không thể ngăn cản được. Các bé lúc này cũng cần được huấn luyện không giỡn và ngoặm vào tay người. Tuyệt đối đừng mềm lòng hay thương hại chúng quá.
Hãy cứng rắn và nhẹ nhàng đúng lúc, về sau bạn sẽ đỡ mệt hơn. Bạn có thể thay đổi, uốn nắn được cá tính của một con chó, miễn là chúng ở giai đoạn trước 3 năm tuổi là được. Đây cũng là một trong những cách nuôi chó con khôn lớn, thông minh được đánh giá cao.
>>> Có thể bạn chưa biết: Chó Alaska – Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi chó Alaska
Cách nuôi chó con – chăm sóc chó con nhanh lớn
Tắm cho chó con
Những bé cún con cũng cần phải vệ sinh thân thể sạch sẽ để phòng ngừa bệnh. Khi tắm cho chó con bạn không nên tắm quá sớm, nhất là những bé dưới 6 tuần tuổi. Bởi cơ thể chúng lúc này còn non yếu nên rất dễ bị cảm lạnh. Thời điểm để tắm tốt nhất là khi các bé đủ 10 – 12 tuần tuổi. Lưu ý trước khi tắm, hãy cho các chú cún làm quen với bồn tắm trước nhé!

Da của mỗi giống chó sẽ khác nhau, nên bạn cần lựa chọn loại sữa tắm phù hợp, để tránh rụng lông và gây khô da. Nhất là tránh bị nhiễm khuẩn, kí sinh trùng…
Chải lông và cắt móng cho chó con
Sau khi tắm song, bạn nên hỗ trợ chải lông cho cún. Việc này sẽ giúp cho cún yêu của bạn thật khỏe mạnh. Khi tiến hành chải lông, nên chải toàn bộ lông, kể cả chân sau và phần bụng. Bạn có thể treo thưởng cho các chú cún nếu chịu nằm yên để chải lông.

Về việc cắt móng chân cho chó con cũng cần phải làm thường xuyên. Nếu bạn để móng chân quá dài, sẽ rất nguy hiểm cho bạn lẫn bản thân chúng. Đôi khi sẽ còn làm hỏng sàn, tường nhà.
>> Có thể bạn quan tâm: Chó không ăn được gì? Bật mí 17 thực phẩm chó không nên ăn
Cắt tỉa lông cho chó con

Thời điểm thích hợp để cắt tỉa lông là khi chó con bước vào 6 – 8 tháng tuổi – lúc chúng bắt đầu thay lông lần đầu. Bộ lông bạn sẽ cắt đi lúc này chính là bộ lông máu, cần được cắt bỏ để lớp lông mới mọc lại sẽ mượt mà và chắc khỏe hơn.
>>> Xem thêm: Chó Poodle – Tất cả những gì bạn cần biết khi nuôi
Chuẩn bị chỗ ở cho chó con

Môi trường sống cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của cún con. Chổ ở của “tiểu boss” cần thông thoáng , ấm và đầy đủ ánh sáng. Tránh những vị trí cao như ban công, cầu thang, cửa sổ. Nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chỗ nằm của cún để phòng ngừa bệnh, vi khuẩn.
Tẩy giun cho chó con

Giun sán tuy không quá nguy hiểm nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua việc phòng ngừa giun sán cho các bé cún. Vì nếu không được tẩy giun, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe sau này của cún. Việc tẩy giun nên được thực hiện theo định kỳ, bắt đầu từ khi chó còn nhỏ. Cụ thể, tẩy giun lặp lại 2 lần đối với chó con 2 tuần tuổi. Từ tháng thứ 6 trở đi, cứ 3 tháng bạn tẩy giun cho cún 1 lần. Cứ lặp lại như vậy theo mỗi năm.
Cách nuôi chó con và một số lưu ý
Chăm sóc chó con cần sự kiên nhẫn cao
Một chú cún con cũng như tờ giấy trắng, cần được huấn luyện, nuôi dạy cẩn thận. Những chú chó con có thể cắn xé đồ đạc, quấy phá, đi vệ sinh không đúng nơi và lung tung khắp nhà, tấn công người khác… Ngoài việc chăm sóc kỹ càng về sức khỏe, dinh dưỡng của chó con thì bạn cũng cần phải thật kiên nhẫn trong lúc huấn luyện thú cưng của mình nhé.
Cân nặng không đồng nghĩa với sức khỏe tốt
Có rất nhiều người khi nuôi chó có suy nghĩ rằng chó càng nặng thì càng khỏe, vì vậy nhồi nhét cho cún con đủ các loại thức ăn tốt nhất với mong muốn thú cưng nhanh tăng cân. Tuy nhiên, việc cân nặng cao không đồng nghĩa với việc cún con sẽ có sức khỏe tốt. Một chú chó có sức khỏe tốt không cần phải có cân nặng đạt chuẩn nhưng phải nhanh nhẹn, linh hoạt và chịu khó chạy nhảy.
Có một số thức ăn cấm kỵ với chó con
Một số thức ăn cấm kỵ với chó con như cá nước ngọt, xúc xích, giò… Các loại thức ăn này không phù hợp với hệ tiêu hóa của chó con, nếu chó con ăn phải có thể làm hỏng gan và thậm chí làm chết chó trước khi trưởng thành.
Với tất cả những thông tin về cách nuôi chó con ở trên. Bạn hãy tự tin để chào đón những thành viên bốn chân nhỏ bé về ngôi nhà của mình nhé. Tuy việc chăm sóc chó con tốn khá nhiều công sức và thời gian. Nhưng với tình yêu thương động vật, chắc chắn bạn sẽ làm được đúng không nào. Nếu không thì những em chó của bạn sẽ rất đáng thương lắm đấy. Cuối cùng đừng quên truy cập vào Muaban.net để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích như tìm việc làm bạn nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Khám phá ngay 6 đặc điểm về chó tai dài cocker có thể bạn chưa biết
- Hướng dẫn nuôi chó ở chung cư theo quy định
- Bác sĩ thú y là gì? 04 Tố chất cần có của bác sĩ thú y