Là một tài xế khi tham gia giao thông dù là lái loại xe nào đi chăng nữa bạn đều phải nắm đầy đủ các kiến thức và kỹ thuật cần thiết của loại phương tiện mà bạn đang điều khiển.
Đặc biệt là đối với những tài xế mới đang điều khiển các loại xe ô tô, thìphải đặc biệt lưu ý những kỹ thuật lái xe cơ bản và để biết thêm về cách căn đường khi lái xe ô tô, hãy cùng Muaban.net xem chi tiết bài viết ngay sau đây nhé!
Hướng dẫn cách xác định vị trí xe
Cách cơ bản nhất để có thể xác định vị trí xe, thì người lái có thể xác định bằng cách lấy vị trí của mình, là từ ghế lái. Chiếu một đường thẳng xuống vuông góc với mặt đường. Đây sẽ là vị trí tương đối chuẩn nhất.
Xem thêm >>> Quy trình thuê xe ô tô tự lái và những điều nhất định phải biết
Tóm Tắt Nội Dung
- Xác định vị trí xe đang đi phần đường phía bên phải
- Xác định vị trí xe đang đi giữa đường
- Xác định vị trí xe đi sang đường bên trái
- Xe đi song song với đường
- Xe đi lệch ra khỏi đường
- Cách căn đường khi lái xe ô tô trên đường bình thường
- Cách căn đường khi lái xe ô tô trên đường nhỏ hẹp
- Cách căn đường khi lái xe ô tô trên đường có nhiều ổ gà
- Cách căn đường khi lái xe ô tô – khoảng cách đầu xe ô tô với xe đi trước
- Với xe máy chạy trước
- Với xe máy chạy bên trái
- Với xe máy chạy bên phải
- Với ô tô chạy trước
- Với ô tô phía sau khi lùi hoặc đỗ
- Trường/trung tâm dạy lái xe tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường/Trung tâm dạy lái xe tại Hà Nội
Xác định vị trí xe đang đi phần đường phía bên phải

Vạch dọc hay còn được gọi là tim đường, là vạch phân cách hai chiều lưu thông xe.
Nếu từ vị trí người lái chiếu thẳng xuống mặt đường lại bị lệch sang bên phải so với vạch dọc của đường thì có nghĩa là xe của bạn đang đi vào phần đường bên phải.
Và nếu bạn thấy mình càng ngày càng xa tim đường nhiều bao nhiêu thì điều đó chứng tỏ xe của bạn càng ngày càng đi lệch sang đường bên phải.
Xác định vị trí xe đang đi giữa đường

Tương tự như trên, nếu bạn thấy vị trí ghế lái chiếu vuông góc xuống mặt đường đang bị lệch sang bên trái nhưng lại cách vạch dọc (tim đường) một khoảng cách tầm 35 – 45cm so với lề trái. Điều này cho thấy rằng bạn đã chạy đúng giữa đường.
Xác định vị trí xe đi sang đường bên trái
Còn nếu từ vị trí ghế lái chiếu xuống mặt đường bị lệch sang bên trái căn theo tim đường cách khoảng 45 – 50 cm thì đây chính là dấu hiệu xe đang chạy đường bên trái.
Từ vị trí của bạn nếu thấy mình càng xa trục tim đường về bên trái càng nhiều thì bạn đang chạy lệch sang lề trái bấy nhiêu.

Cách căn đường khi lái xe ô tô chuyển động
Xe đi song song với đường
Từ vị trí ghế lái chiếu thẳng xuống mặt đường, nếu bạn đang chạy song song so với trục tim đường thì chắc chắn xe bạn đã chạy đúng làn đường và không hề chạy lệch sang trái hay sang phải.
Xe đi lệch ra khỏi đường
Còn nếu từ vị trí ghế lái, bạn nhìn thấy trục tim đường di chuyển sang trái hoặc sang phải của bạn. Thì hãy nhanh chóng chuyển bánh lái theo bên ngược lại để trả xe về vị trí cân bằng, song song với trục tim đường

Cách căn đường khi lái xe ô tô và duy trì được khoảng cách an toàn
Cách căn đường khi lái xe ô tô trên đường bình thường
Khi lưu thông trên đường, người lái xe cần đi đúng làn đường của mình, bên cạnh đó cũng nên giảm tốc độ khi hai xe ở ở làn đường người chiều chuẩn bị gặp nhau.
Để có thể dễ dàng hơn, chúng ta nên tưởng tượng, chia phần đường thành 3 phần bằng nhau. Và chỉ cho phép bản thân mình chạy trong ⅔ làn đường bên phải của mình. Còn ⅓ làn đường còn lại sát với tim đường sẽ là làn trống nhằm tránh hai xe xảy ra va chạm.
Cách căn đường khi lái xe ô tô trên đường nhỏ hẹp

Nên chủ động tạo sự thuận lợi cho chính mình và cho người đối diện khi di chuyển trên đường nhỏ hẹp. Nếu như phần đường có xe nào rộng hơn thì cần chủ động nhường cho xe còn lại.
Không nên tranh chấp hay dành đi trước gây cản trở giao thông. Và khi dừng xe lại để nhường cho xe đối diện thì nên dừng ngay ngắn, sát lề phải để phương tiện ở làn đường người chiều dễ dàng di chuyển hơn.
Cách căn đường khi lái xe ô tô trên đường có nhiều ổ gà

Thông thường để tránh ổ gà hay vật chắn phía trước, người lái nên đánh xe về bên phải, khoảng cách từ 10 – 15cm so với vật chắn. Được tính từ tâm của tay trái người lái chiều góc thẳng xuống đường.
Cách căn đường khi lái xe ô tô – khoảng cách đầu xe ô tô với xe đi trước
Tất cả các loại phương tiện giao thông đều có điểm mù nhất định, phổ biến nhất là điểm mù nằm ở phần đầu xe. Vì do đầu xe chìa ra khá nhiều so với người lái, nên việc kiểm soát tầm nhìn phía trước đầu xe sẽ tương đối khó khăn đối với người lái mới.
Tùy theo kích thước, hình dáng của mỗi loại xe khác nhau nên khoảng cách an toàn giữa đầu xe với phương tiện phía trước cũng sẽ khác nhau.

Để dễ dàng hơn trong việc tính khoảng cách, người lái có thể tự xác định bằng cách chọn điểm nào đó làm cột mốc, từ đó suy ra khoảng cách an toàn và chắc chắn sẽ không xảy ra va chạm
>> Có thể bạn quan tâm: Tìm việc làm lái xe tải lương cao mới nhất năm 2023
Với xe máy chạy trước
Theo cách thủ công và đơn giản nhất, thì bạn có thể đậu xe ô tô lại, sau đó đặt một chiếc xe máy cách đầu xe ô tô khoảng cách tầm 1 mét. Rồi ngồi vào vị trí ghế lái, xem điểm mà mắt thường mình có thể thấy phần nào của chiếc xe máy.
Từ đó suy ra, khi lưu thông bạn nên giữ khoảng cách an toàn là tầm nhìn trung bình của phần nào đó của chiếc xe máy mà bạn đã đo trước đó. Với tầm nhìn của một số loại ô tô phổ biến hiện tại, thì khoảng cách an toàn là khi tầm nhìn của người lái thấy được biển số xe của xe máy.

Nếu không nhìn thấy được biển số xe máy, thì chứng tỏ khoảng cách an toàn đang ở mức báo động, người lái nên điều khiển xe đi chậm để trở về khoảng cách an toàn.
Với xe máy chạy bên trái
Giống với cách căn xe phía trước, khoảng cách an toàn giữa ô tô với xe máy bên trái cũng được xác định bằng cách đặt xe bên trái với khoảng cách tầm 1 – 1,5 mét, rồi ngồi vào ghế lái. Điểm nào người lái có thể thấy trên xe máy sẽ là tầm nhìn ở khoảng cách an toàn.
Với xe máy chạy bên phải

Tương tự như cách tính khoảng cách an toàn với xe máy chạy bên trái, nhưng xe máy sẽ được đặt bên phải, cách xe ô tô 1 – 1,5 mét. Vì có thêm ghế phụ ở giữa, nên tầm nhìn của người lái cũng sẽ rộng hơn.
Điểm mà người lái thấy phần nào trên xe máy hoặc người chạy xe máy, đây sẽ là tầm nhìn trong khoảng cách an toàn.
Với ô tô chạy trước
Khoảng cách giữa đầu xe ô tô này với đuôi xe ô tô kia cũng cần cách từ 1 – 1,5 mét và tầm nhìn của người lái khi thấy phần nào của đuôi xe ô tô phía trước sẽ là tầm nhìn trong khoảng cách an toàn.

Người lái nên cách đuôi ô tô phía trước một khoảng cách lớn hơn 1,5 mét để có thể tránh được những va chạm không cần thiết nếu xe phía trước dừng xe đột ngột hoặc thắng gấp.
Bên cạnh đó, người lái cũng phải linh hoạt điều chỉnh khoảng cách hợp lý với những tình huống quay đầu xe, với khoảng cách rộng hơn ít nhất là 1,5 – 2 mét.
Với ô tô phía sau khi lùi hoặc đỗ
Khi điều khiển xe ô tô, người lái cần chú ý hai kính chiếu hậu hai bên xe (trái, phải) và kính chiếu hậu ở trong xe (trước mặt bên phải), đây sẽ là một thiết bị quan trọng và cần thiết cho quá trình lùi và đỗ xe của người lái.

Thông qua kính chiếu hậu, người lái có thể tự quan sát có phương tiện nào cản trở phía sau hay không, phần đuôi xe có bị va chạm với thứ gì hay không. Từ đó đưa ra khoảng cách an toàn cho xe ô tô trong việc đỗ và lùi xe.
Xem thêm >>> Tìm hiểu về kính xe ô tô và công dụng từng loại kính
Lưu ý cho các tài xế mới
Đây là một số lưu ý mà các tài xế mới cần lưu lại để tham gia giao thông một cách an toàn:
- Ưu tiên lưu thông bằng những loại xe nhỏ
- Mua bảo hiểm cho ô tô
- Làm quen các thao tác trên xe trước khi lái ra đường đông đúc
- Duy trì tốc độ an toàn, không đi nhanh
- Thường xuyên nhìn gương chiếu hậu
- Luôn luôn chú ý duy trì khoảng cách an toàn đối với các phương tiện xung quanh
- Lưu ý nhìn các biển báo trên đường
- Quan sát thật cẩn thận trước khi lùi xe, quay đầu hoặc đỗ xe.

Top các trung tâm/ trường dạy lái xe ô tô uy tín
Dưới đây là một số trung tâm dạy lái xe ô tô có tiếng uy tín và có tâm tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội mà bạn có thể tham khảo:
Trường/trung tâm dạy lái xe tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trường dạy lái xe Đồng Tiến
- Địa chỉ: 69 Hoàng Hoa Thám,Phường 6, Bình Thạnh, TP.HCM
- Số điện thoại: 0938.10.10.20 – 0931.30.30.60

Với kinh nghiệm và độ uy tín hơn 10 năm trong ngành, Trường dạy lái xe Đồng Tiến chủ trương học đi đôi với hành, luôn cho học viên trực tiếp trải nghiệm các loại hình xe từ xe số đến xe tự động.
Trung Tâm đào tạo và sát hạch lái xe ô tô Cửu Long
- Địa chỉ: 382 Đ. Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 090 307 27 27
Thành lập từ cuối năm 1990, đào tạo lấy bằng B1, B2, C,… Với chương trình đào tạo phù hợp và luôn cải cách để học viên được tiếp cận với các phương pháp học lái chất lượng nhất.
Trường dạy lái xe Quân khu 7
- Địa chỉ: 51/2 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 02838654092 – 02838650628

Hay còn được gọi là Trường Cao Đẳng Nghề số 7, chuyên đào tạo các chứng chỉ nghề từ sơ cấp đến cao đẳng với nhiều khối ngành khác nhau và đào tạo cả lái xe.
Trường dạy lái xe ô tô Hoàng Gia
- Văn phòng: 37-39 Nguyễn Thiện Thuật, Phường 2, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: (028) 3830 5555 – (028) 3830 6666
Tại đây chuyên đào tạo và tổ chức sát hạch các loại bằng lái B1, B2, C,… Trường dạy lái xe ô tô Hoàng Gia được đánh giá cao về sự chuyên nghiệp, tận tình. Với tỉ lệ đậu lên đến 90%.
Trường/Trung tâm dạy lái xe tại Hà Nội
Trung Tâm Đào Tạo Lái Xe PCCC- Bộ Công An
- Trụ sở chính: Số 243 Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Tư vấn hỗ trợ: 0969 812 955 – 0243 9999 223
Thành lập từ năm 1999, Trung tâm đào tạo lái xe PCCC – Bộ Công An được đầu tư sân tập đạt chuẩn quốc gia vào năm 2019. Đây cũng là trung tâm duy nhất của lực lượng công an nhân dân với đủ điều kiện cũng như tiêu chuẩn sát hạch bằng lái ô tô, mô tô được sở Giao Thông Vận Tải Hà Nội quản lý.
Trung Tâm Dạy Nghề & Đào Tạo Lái Xe C500

- Địa chỉ: 29 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Số điện thoại: 0969881325 – 02462968125
Đây là trung tâm thuộc sự quản lý của Học viện An Ninh, là một địa chỉ đào tạo uy tín và nhận được sự tin cậy của số đông học viên. Trung tâm dạy nghề và đào tạo lái xe C500 Học Viện An Ninh Nhân Dân có hơn 25 năm xây dựng và phát triển – là địa chỉ đáng tin cậy cho những ai có nhu cầu học bằng lái xe ô tô tại Hà Nội.
Trung Tâm Đào Tạo Lái Xe Ô tô Sao Bắc Việt Hà Nội
- Địa chỉ: Hà Trì – Hà Cầu – Hà Đông
- Số điện thoại hỗ trợ: 0934.655.339
Đây là một trong những trung tâm uy tín và là đơn vị duy nhất có sân tập đạt tiêu chuẩn tại Hà Nội. Với các dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và chu đáo.
Trung Tâm Đào Tạo Lái Xe – Sao Thủ Đô
- Địa chỉ: Hà Trì, Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội
- Số Điện thoại: 093 443 07 33

Thuộc top các trung tâm đào tạo lái xe uy tín nhất tại Hà Nội.Có hơn 19 giáo viên lý thuyết và 75 giáo viên thực hành. Cam kết theo sát học viên trong quá trình học tập để có được kết quả tốt nhất.
Trung Tâm Đào Tạo Lái Xe Ô Tô Việt Thanh
- VPGD: 924 Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Trụ sở: Vĩnh Khúc, Văn Giang, Hưng Yên
- Số điện thoại: 0967.99.05.05 – 0984.674.080
Trung tâm chuyên tổ chức và đào tạo lấy bằng lái xe các loại A1, A2, B1, B2, C, D, E với hơn 16 năm hoạt động. Có sẵn sân tập lái hiện đại và đội ngũ nhân viên, giáo viên nhiệt tình, đầy đủ kiến thức chuyên ngành.
Hy vọng với những thông tin Muaban.net đã chia sẻ ở trên sẽ đem đến cho bạn những thông tin bổ ích và giúp cho bạn biết cách căn đường khi lái xe ô tô. Nếu bạn quan tâm đến việc học lái ô tô và muốn thuê xe ô tô tự lái để luyện tập thì đừng quên ghé qua trang Muaban.net nhé!
____Tú Sương___
>>>Có thể bạn quan tâm:
- Bơm cao áp là gì? Tổng hợp các loại máy bơm cao áp được ưa chuộng nhất
- Top 15 loại camera hành trình ô tô tốt nhất trên thị trường không thể bỏ qua