Thứ Sáu, Tháng Sáu 2, 2023
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmBộ ly hợp ô tô là gì? Bỏ túi từ A-Z các...

Bộ ly hợp ô tô là gì? Bỏ túi từ A-Z các thông tin về bộ ly hợp ô tô bạn cần biết

Bộ ly hợp trong xe ô tô còn được gọi với tên là côn xe ô tô, được sử dụng để nối giữa trục khuỷu trong động cơ và hệ thống truyền lực. Và bất cứ loại ô tô nào, dù là xe số tự động hay xe số sàn cũng đều cần phải sử dụng bộ ly hợp này. Vậy bộ ly hợp trên xe ô tô là gì? Nguyên lý hoạt động của ly hợp sẽ như thế nào? Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu về bộ phận vô cùng quan trong trên xe ô tô này nhé!

Tìm hiểu về bộ ly hợp

Bộ ly hợp là gì?

Bộ ly hợp là một bộ phận được sử dụng để thực hiện công việc sang số trên xe ô tô. Lúc này, mô men xoắn từ bên phía động cơ bên phải sẽ được cắt để không thể truyền tới hộp số và việc này sẽ được thực hiện bởi bộ ly hợp. Bộ ly hợp sẽ nối động cơ với hộp số bằng một vật gọi là đĩa ly hợp. Tiếp theo, đĩa ly hợp này sẽ được nối bởi trục và gắn vào hộp số bằng một vật có tên then hoa. Từ đó, khi nó quay cùng lúc với trục vào, đĩa ly hợp sẽ có thể di chuyển dọc theo trục.

Khái niệm bộ ly hợp
Khái niệm bộ ly hợp

Bánh đà trong bộ ly hợp sẽ được gắn liền với động cơ bằng vật tên bu lông, trong khi đó, ly hợp được gắn thẳng vào bánh đà cũng như sẽ quay cùng với bánh đà. Ly hợp thường sẽ được điều khiển bằng thủy lực khi bàn đạp ly hợp có xi lanh chính, tại ly hợp có xi lanh cắt.

Khi bàn đạp ly hợp di chuyển, dầu thủy lực trong xi lanh sẽ đi lần lượt từ xi lanh chính tới xi lanh cắt. Dựa trên cơ cấu đòn bẩy, lò xo màng và bi tì cũng như mâm ép sẽ bị kéo ra bên ngoài khiến cho đĩa ly hợp không thể ép được vào bánh đà. Khi đó, mô men xoắn không thể nào truyền sang hộp số được.

Xe ô tô nào cũng cần bộ ly hợp
Xe ô tô nào cũng cần bộ ly hợp

Công dụng của bộ ly hợp trên ô tô là gì?

Đối với cấu tạo của hộp số trên xe ô tô, bộ ly hợp có thể coi là bộ phận vô cùng quan trọng giúp kết nối giữa trục khuỷu động cơ đến với những bộ phận khác nằm trong hộp số. Công dụng của bộ ly hợp trên ô tô chính là dẫn động đến cho hộp số qua việc đóng/mở dựa trên điều khiển của tài xế. Lúc này, mô men lực sẽ được nối/ngắt nhằm giúp xe có thể di chuyển tiến lên, lùi xuống hoặc là dừng lại.

Công dụng của bộ ly hợp trên ô tô
Công dụng của bộ ly hợp trên ô tô

Cụ thể, trong lúc xe đang ở số tiến, ly hợp của ô tô sẽ được mở ra tương ứng với số đó, từ đó giúp truyền mô men lực đi từ phía động cơ tới bên trục dẫn động trong hộp số cũng như làm cho bánh xe chuyển động. Còn khi lái xe phanh xe lại hoặc lùi xe về số lùi, lúc này ly hợp sẽ đóng lại và động cơ sẽ được tách ra khỏi các hệ thống truyền động lực. Khi đó, mô men lực bị ngắt đi hay đổi chiều, từ đó giúp xe có thể dừng lại hay lùi về sau tùy theo điều khiển của tài xế. 

>> Tham khảo thêm: Bộ kích điện ô tô là gì? Những bộ kích điện ô tô đáng mua nhất 2022

Chi tiết cấu tạo bộ ly hợp ô tô

Bánh đà

Bánh đà là một trong những bộ phận giúp tạo nên mô men quán tính đối với khối lượng từ đó giúp cho động cơ có thể hoạt động. Đây có thể được coi là nguồn gốc để giúp các bộ phận còn lại có thể liên kết được với nhau. Ngoài ra, bánh đà thường sẽ được khoan tạo thành các lỗ để có thể gắn những bộ phận của bộ ly hợp trên xe ô tô.

Bánh đà thường rất nhẵn để có thể tạo ra bề mặt ma sát cũng như được làm từ những chất liệu vô cùng dày để có thể hấp thụ nhiệt lượng lớn tỏa ra khi dùng bộ ly hợp. Bạc đạn ở trung tâm của bánh đà có thể thấy giống như ổ lót dẫn đường với vai trò giữ đầu ngoài của trục sơ cấp trong hộp số. Bạc đạn cũng cần phải được bôi trơn để có thể hoạt động.

Khái niệm bánh đà
Khái niệm bánh đà

Đĩa ly hợp (lá côn)

Đĩa ly hợp thường sẽ được lắp với nguồn cho tiếp xúc theo một cách rất đồng đều cùng với bề mặt ma sát trong đĩa ép của bộ ly hợp cũng như bánh đà. Đĩa ly hợp có hình tròn và mỏng, nó được làm bằng thép với moay ơ đặt chính giữa, bề mặt bên ngoài đĩa ly hợp sẽ được ép chặt với vật liệu ma sát bởi đinh tán.

Vật liệu ma sát sẽ được gắn vào các phần gợn sóng nằm ở phía bên ngoài của các đĩa ly hợp. Chúng được coi giống như những chiếc đệm đàn hồi có thể làm giảm va chạm mỗi khi đĩa ly hợp được ép thật mạnh vào chiếc bánh đà. Ngoài ra, đĩa ly hợp cũng có thể di chuyển dọc theo trục, tuy nhiên khi đĩa quay, trục cũng sẽ phải quay theo.

Đĩa ly hợp (lá côn)
Đĩa ly hợp (lá côn)

Vòng bi cắt

Vòng bi cắt trong bộ ly hợp là một trong những chi tiết vô cùng quan trọng với vai trò đóng/cắt ly hợp. Nó sẽ được gắn vào ống trượt để có thể di chuyển dọc theo trục, vòng bi cắt được bôi mỡ tại nhà máy nên không cần bảo dưỡng suốt quá trình sử dụng. Nó sẽ hấp thụ những chênh lệch trong tốc độ quay giữa vật gọi là càng cắt ly hợp và lò xo đĩa.

Nó được sử dụng để tránh những tiếng ồn xảy ra do ma sát của lò xo đĩa với vòng bi cắt. Nó cũng sẽ tự động điều chỉnh để giữ đường tâm của vòng bi cắt trong bộ ly hợp thẳng hàng với đường tâm trong trục sơ cấp của hộp số.

Vòng bi cắt
Vòng bi cắt

Bàn đạp ly hợp ô tô

Bàn đạp ly hợp trên xe ô tô đóng vai trò tạo nên áp suất thủy lực phía bên trong xi lanh chính, từ đó tác dụng đến xy lanh cắt rồi sẽ tạo nên việc đóng cũng như ngắt ly hợp. Trong trường hợp khi đạp hết ly hợp (côn) mà không thể nào cắt được động lực, lúc này bộ ly hợp đã có thể bị bào mòn hoặc bàn đạp ly hợp hoạt động không chuẩn. Việc này là do khoảng cách bàn đạp ly hợp tối đa có thể di chuyển được tính đến lúc vòng bi cắt ép chặt vào lò xo đĩa.

Bàn đạp ly hợp ô tô
Bàn đạp ly hợp ô tô

>> Tham khảo thêm: Bộ thay lốp dự phòng ô tô đầy đủ gồm những gì?

Xi lanh chính của bộ ly hợp trên ô tô

Xi lanh chính của bộ ly hợp trên những chiếc xe ô tô sẽ bao gồm cần đẩy, các lò xo hãm, pít tông xi lanh chính, lò xo ly hợp và buồng chứa dầu. Suốt quá trình hoạt động, pít tông sẽ trượt  và tạo ra một áp suất thuỷ lực lớn đủ để đóng/cắt ly hợp. Lò xo sẽ liên tục kéo chiếc cần đẩy đi về phía của bàn đạp ly hợp.

Xi lanh chính của bộ ly hợp trên ô tô
Xi lanh chính của bộ ly hợp trên ô tô

Xi lanh cắt ly hợp trên xe

Xi lanh cắt ly hợp sẽ nhận được áp suất của dầu thủy lực đến từ xi lanh chính khiến pít tông di chuyển để điều khiển càng cắt thông qua cần đẩy. Ngày nay, đa số các ô tô thường sẽ sử dụng 2 loại xi lanh cắt ly hợp chính đó là loại có thể tự điều chỉnh và loại điều chỉnh thông thường.

Với loại xi lanh tự điều chỉnh, một lò xo côn sẽ được lắp trong xi lanh cắt ly hợp. Chiếc lò xo này sẽ luôn luôn ép chặt cần đẩy vào càng cắt để khiến cho hành trình tự do di chuyển của bàn đạp giữ nguyên. Loại còn lại nếu ly hợp bị bào mòn và vị trí lò xo đĩa bị thay đổi, vòng bi cắt sẽ không thể áp sát vào phía lò xo đĩa và khiến cho hành trình tự do bị thay đổi. Do đó, ta phải điều chỉnh ốc vít được lắp đầu cần đẩy và càng ly hợp sẽ ép sát về phía vòng bi.

Chiếc xe nào cũng có xi lanh cắt
Chiếc xe nào cũng có xi lanh cắt

Nắp ly hợp (Bàn ép) và lò xo đĩa của xe

Nắp ly hợp được dùng để nối/ngắt công suất động cơ. Các loại nắp ly hợp với lò xo nhằm đẩy đĩa ép về phía đĩa ly hợp. Trên thị trường có 2 loại lò xo đó là lò xo xoắn hay lò xo đĩa nhưng lò xo đĩa được sử dụng phổ biến hơn.

Nắp ly hợp (Bàn ép) và lò xo đĩa của xe
Nắp ly hợp (Bàn ép) và lò xo đĩa của xe

Nguyên lý làm việc của bộ ly hợp

Đầu tiên, để đóng ly hợp lại, cần nhả chân ra khỏi bàn đạp (chân côn). Lúc này bánh đà bắt đầu quay khiến đĩa ma sát bị đẩy bởi lò xo áp chặt vào bánh đà qua đĩa ép. Mô men sẽ được truyền từ phía trục khuỷu đến bánh đà thông qua đĩa ma sát cũng như then hoa tới trục sơ cấp trong hộp số. Tất cả sẽ cùng quay với bánh đà.

Nguyên lý làm việc của bộ ly hợp
Nguyên lý làm việc của bộ ly hợp

Khi ngắt/cắt ly hợp, cần đạp côn để có thể thông qua đòn bẩy cũng như khớp nối để trượt chuyển động của chúng sang bên trái và ép vào đầu cần bẩy khiến chúng quay phía trên giá đỡ, trong khi đầu kia cần bẩy sẽ kéo đĩa ép dịch chuyển sang phải sau đó tách đĩa ma sát ra khỏi bánh đà. Khi đó, đĩa ma sát sẽ nằm trong trạng thái tự do và bề mặt bị hở, mô men động cơ sẽ không thể nào truyền qua đĩa để đến trục sơ cấp trong hộp số.

Bộ ly hợp trên các xe ô tô
Bộ ly hợp trên các xe ô tô

>> Tham khảo thêm: Bật mí ý nghĩa đằng sau các ký hiệu cầu chì trên xe ô tô

Những yêu cầu cơ bản về kỹ thuật của bộ ly hợp xe ô tô

  • Bộ ly hợp bắt buộc phải truyền mô men xoắn to nhất động cơ với điều kiện không bị trượt. Vậy nên, mô men ma sát phải thắng mô men xoắn to nhất để tạo ra được bộ thống nhất.
  • Bộ ly hợp kết nối với nhau phải êm ái, không va đập giữa hệ thống truyền lực với các bánh răng khi bắt đầu vào số.
  • Bộ ly hợp phải tách mở nhanh, dứt khoát để có thể cắt truyền lực khiến số dễ gài và tránh gây tải trọng động vào hộp số.
  • Bên cạnh đó, ly hợp cũng phải điều khiển dễ dàng với kết cấu đơn giản cũng như gọn nhẹ, và cần phải thoát nhiệt tốt khi chuyển động trượt.
Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của bộ ly hợp ô tô
Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của bộ ly hợp ô tô

Phân biệt các loại ly hợp ô tô

Ly hợp ma sát

Ly hợp ma sát có cấu tạo như sau:

  • Đệm
  • Đệm ma sát
  • Đĩa
  • May ơ
  • Lò xo xoắn sơ cấp
  • Chốt chặn
  • Bạc ma sát
  • Then hoa
  • Chốt chặn
  • Tấm phụ
  • Mặt
  • Đinh rivê
Ô tô có ly hợp ma sát
Ô tô có ly hợp ma sát

Ly hợp tự điều chỉnh

Đối với các ly hợp thường, đĩa ly hợp càng mòn, lực tác động cần càng lớn hơn. Người ta sẽ dùng loại ly hợp tự điều chỉnh để giữ nguyên lực tác động khi đĩa ly hợp mòn cũng như tăng tuổi thọ của bộ ly hợp. Bên cạnh đó, để tránh trường hợp lắp đĩa ly hợp bị ngược, cần chú ý kỹ đến dòng chữ T/M Side phía trên đĩa ly hợp khi tiến hành lắp đặt.

Ô tô sử dụng ly hợp tự điều chỉnh
Ô tô sử dụng ly hợp tự điều chỉnh

>> Tham khảo thêm: Bộ chế hòa khí là gì? 5 chế độ của bộ chế hòa khí bạn có biết?

So sánh ly hợp ma sát và ly hợp tự điều chỉnh

Với các ly hợp thông thường, các lò xo màng sẽ được gắn một cách cố định thẳng vào vỏ ly hợp, khi đó điểm tựa lò xo màng sẽ giữ nguyên. Còn lò xo tự điều chỉnh sẽ có điểm tựa không cố định mà thay đổi theo điều kiện khác nhau.

Sự khác biệt của hai loại ly hợp
Sự khác biệt của hai loại ly hợp

Nếu có hiện tượng ăn mòn đĩa ly hợp, một khoảng không sẽ được hình thành cho phép các vòng điều chỉnh tự xoay trên mặt côn. Vì có mặt côn cho nên khe hở này sẽ được loại trừ bởi chuyển động vòng. Vậy nên nó sẽ lấy lại được chiều cao gốc điểm tựa cũng như lực đạp ly hợp sẽ gần như giữ nguyên.

Bộ ly hợp tùy thuộc vào loại xe
Bộ ly hợp tùy thuộc vào loại xe

Nguyên nhân bộ ly hợp xe ô tô bị hỏng

Nguyên nhân khiến bộ ly hợp bị hỏng có thể do xi lanh chính hay xi lanh cắt điều khiển bộ ly hợp gặp trục trặc, vấn đề nào đó và người lái có thể cảm nhận được khi đạp bàn đạp. Bàn đạp ly hợp lúc này có thể bị quá nặng hay quá nhẹ hoặc bị rung. Bên cạnh đó, những hư hỏng ở phía mâm ép, càng cua, đĩa ma sát hay bạc đạn bitê cũng rất có khả năng là nguyên nhân khiến bộ ly hợp trên xe ô tô bị hỏng.

Nguyên nhân bộ ly hợp bị hỏng
Nguyên nhân bộ ly hợp bị hỏng

Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bộ ly hợp xe ô tô

Kiểm tra ly hợp trên xe

Đầu tiên, hãy chọn con đường tốt có độ dốc trong khoảng từ 8-10 độ. Cho xe đứng yên bằng phanh ở trên mặt dốc với đầu xe hướng theo chiều dốc xuống, sau đó tắt động cơ, để tay số ở số thấp nhất rồi dần dần nhả bàn đạp phanh ra. Nếu bánh xe đứng yên thì ly hợp còn tốt, ngược lại nếu bánh xe bị lăn, ly hợp bị trượt.

Cho xe đứng trên dốc nhẹ để kiểm tra ly hợp
Cho xe đứng trên dốc nhẹ để kiểm tra ly hợp

>> Tham khảo thêm: Tất tần tật về máy nén khí điều hòa ô tô

Kiểm tra, điều chỉnh các đòn mở

Với các bộ ly hợp đang được lắp trên xe, hãy dùng căn lá để có thể đo khe hở nằm giữa đầu đòn mở và ổ bi, sau đó so sánh với các tiêu chuẩn của xe cho phép. Bạn cũng có thể dùng cờ lê xoay các đai ốc ở trên vỏ của ly hợp sao cho khoảng cách tới các đầu đòn mở là như nhau với khe hở ở đầu đòn mở đúng với tiêu chuẩn quy định.

Kiểm tra đòn mở trên xe
Kiểm tra đòn mở trên xe

Kiểm tra các chi tiết chính

Đầu tiên, bạn cần nổ máy, đạp lên bàn đạp và sang số, tiếp theo bạn kéo phanh tay và tăng ga nhẹ sau đó đóng ly hợp chậm rãi. Trường hợp động cơ hoạt động như bình thường thì sẽ là tốt, còn nếu động cơ bị chết máy thì là do ly hợp chưa được mở dứt khoát và cần phải điều chỉnh lại. Bạn có thể dùng thước kẹp để đo chiều sâu của đầu đinh tán và nếu cần thiết thì có thể thay hẳn lá côn.

Kiểm tra các chi tiết chính
Kiểm tra các chi tiết chính

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến Bộ ly hợp mà Muaban.net muốn chia sẻ đến bạn. Hãy cân nhắc, tham khảo những thông tin trên để có thể đưa ra quyết định chính xác, đúng đắn khi lựa chọn mua một chiếc xe nào đó sao cho phù hợp với bản thân mình. Đừng quên truy cập Muaban.net để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến các kiến thức khác về ô tô.

>> Xem thêm: Các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô thường thấy nhất

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img

ĐỪNG BỎ LỠ