Thursday, April 25, 2024
spot_img
HomeViệc làmGóc Kỹ NăngBiên kịch là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về nghề...

Biên kịch là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về nghề biên kịch

Hầu hết trong chúng ta ai cũng đều từng có những kỉ niệm gắn liền với mỗi bộ phim. Thế nhưng phía sau những bộ phim đó đã được tạo ra như thế nào. Kịch bản của mỗi bộ phim đều được viết nên bởi những nhà biên kịch. Vậy biên kịch là gì? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về nghề biên kịch qua bài viết dưới đây!

Biên kịch là gì?

Biên kịch là gì? Có thể hiểu đơn giản, biên kịch là một công đoạn viết ra một bộ phim trên mặt giấy (gọi là kịch bản). Kịch bản này dùng cho đội ngũ sản xuất để tạo dựng nên một bộ phim mà chúng ta thường xem trên màn ảnh TV hay tại rạp chiếu phim.

Nhà biên kịch là gì?
Nhà biên kịch là gì?

Một nhà biên kịch là người viết ra kịch bản để đội ngũ sản xuất có thể tìm đọc và lựa chọn tác phẩm của mình để trở thành phim. Đây là công việc viết lách đòi hỏi có sự sáng tạo, ý tưởng truyền tải thông điệp đến người đọc.

Do vậy, nếu một kịch bản không được lựa chọn sẽ trở nên vô nghĩa, các nhà biên kịch thường làm việc theo đơn đặt hàng thay vì tự sáng tác để tránh rủi ro kịch bản bị từ chối. Đây cũng được xem là công việc “thiết kế bản vẽ” cho một bộ phim truyền hình hoặc điện ảnh.

Kịch bản là gì?

Những gì nhà biên kịch viết ra để trở thành một bộ phim được gọi là kịch bản phim. Kịch bản là cái khung sườn của bộ phim, thể hiện ý tưởng truyền đạt của biên kịch qua những lời thoại nhân vật, diễn biến câu chuyện, thời gian và bối cảnh câu chuyện,… Không những thế, biên kịch còn thể hiện được phục trang, vị trí máy quay, âm thanh, cảnh quay,… mà tác giả muốn truyền tải. Có thể hiểu đơn giản, kịch bản là “vở kịch ở dạng văn bản”.

Kịch bản là gì?
Biên kịch là gì? – Kịch bản là gì?

Có những loại kịch bản nào

Kịch bản điện ảnh

Kịch bản điện ảnh là loại kịch bản được viết ra nhằm mục đích chiếu tại rạp. Kịch bản điện ảnh thường giới hạn thời gian chiếu lên màn ảnh rộng trong một khoảng thời gian nhất định (thường là từ 90-120 phút). Kịch bản điện ảnh có thể được chuyển thể từ tiểu thuyết, truyện ngắn, tác phẩm văn học của các nhà văn, tiểu thuyết gia. Kịch bản điện ảnh cũng có thể là sự sáng tạo hoàn toàn của một nhà biên kịch hoặc tập thể nhà biên kịch cho một bộ phim.

Kịch bản điện ảnh là gì
Biên kịch là gì? – Kịch bản điện ảnh là gì

Do tính chất của kịch bản điện ảnh là giới hạn thời lượng nhưng vẫn đảm bảo yếu tố truyền tải thông điệp đến người xem đầy đủ nhất nên kịch bản điện ảnh thường có tình tiết tương đối nhanh gọn nhưng súc tích, được cụ thể hóa qua 3 hồi truyền thống: giới thiệu câu chuyện, diễn biến câu chuyện, ý nghĩa câu chuyện. Tuy nhiên hiện nay các đạo diễn ưa chuộng các mô hình đa cốt truyện (tập thể nhiều nhân vật, mỗi nhân vật có câu chuyện riêng), cấu trúc 2 hồi đẩy nhanh tình tiết nhằm tạo sự gay cấn cho bộ phim,…

Kịch bản dành cho phim truyền hình

Kịch bản dành cho phim truyền hình là loại kịch bản được viết ra nhằm mục đích chiếu trên truyền hình. Phim truyền hình có tính chất phổ quát và có quy chuẩn riêng phụ thuộc vào hệ thống truyền hình của từng quốc gia. Phim truyền hình là phim được chia ra nhiều tập và được chiếu trong nhiều ngày. Kịch bản dành cho phim truyền hình là tập thể các kịch bản nhỏ được liên kết chặt chẽ nhau xoay quanh chủ đề chính.

Kịch bản dành cho phim truyền hình
Biên kịch là gì? – Kịch bản dành cho phim truyền hình

Đôi khi có những bộ phim dài tập có thể chiếu cả năm trời, hay cũng có những bộ phim đã lên sóng màn ảnh nhỏ nhưng nhà biên kịch vẫn đang tiếp tục viết các đoạn sau cho kịch bản của mình, lúc này nhà biên kịch vẫn có thể thay đổi nội dung cho phù hợp với thị hiếu của khán giả.

Kịch bản dành cho phim tài liệu

Kịch bản dành cho phim tài liệu là loại kịch bản được lấy từ những câu chuyện có thật trong cuộc sống, sử dụng hình ảnh và tư liệu thật, không hư cấu, nhằm tái hiện lại sống động và những khoảnh khắc đáng ghi nhớ mà tác giả muốn truyền tải đến người xem. Phim tài liệu là phim không cần diễn viên nhưng cần lời bình, để làm rõ những ý mà hình ảnh và tư liệu chưa làm rõ được, diễn giải hay nhấn mạnh ý nghĩa của những câu chuyện có thật đó.

Kịch bản phim tài liệu
Biên kịch là gì? – Kịch bản phim tài liệu

Cùng với đó, phim tài liệu cũng cần có các yếu tố như cuộc đối thoại, lời nói sau khuôn hình, phần phụ đề, nhạc nền,… Nhìn chung, kịch bản dành cho phim tài liệu gần giống với một dạng ký sự.

Kịch bản dành cho phim quảng cáo

Kịch bản dành cho phim quảng cáo là loại kịch bản mang thời lượng ngắn, có thể nói là ngắn nhất hiện nay (thường dưới 1 phút). Phim quảng cáo thường để giới thiệu một sản phẩm nào đó, được chiếu lặp đi lặp lại trên các kênh truyền hình. Các thương hiệu và nhãn hàng là bên đặt hàng làm phim quảng cáo, các nhà biên kịch phải viết được một kịch bản đủ hấp dẫn người xem, thu hút sự chú ý vào sản phẩm muốn giới thiệu mà vẫn phải phù hợp với thời lượng chiếu.

Kịch bản dành cho phim quảng cáo
Biên kịch là gì? – Kịch bản dành cho phim quảng cáo

Do đó, kịch bản dành cho phim quảng cáo thường có tiết tấu nhanh, đảm bảo ngôn từ ngắn gọn nhưng cô đọng, âm nhạc và hình ảnh thu hút người xem. Mọi kịch bản quảng cáo đều có thể đề cao giá trị sản phẩm, thể hiện thông tin rõ ràng, không sai lệch so với sản phẩm thực tế.

>>>Xem thêm: KOC là gì? 3 lý do nổi bật nhất để các nhãn hàng lựa chọn KOC

Công việc của biên kịch

Tìm kiếm ý tưởng

Nhiệm vụ của một nhà biên kịch là phụ trách tìm kiếm và lên ý tưởng cho các kịch bản phim. Đây là công việc đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng viết lách, có thể nói đây chính là giai đoạn khó khăn nhất đối với một nhà biên kịch. Ý tưởng của một nhà biên kịch không phải là không khó để sáng tạo nhưng để có thể lên sóng truyền hình hay màn ảnh rộng đòi hỏi nhà biên kịch phải nắm bắt đúng “khẩu vị” của người xem.

Tìm kiếm ý tưởng
Biên kịch là gì? – Nhà biên kịch tìm kiếm ý tưởng ra sao?

Nhà biên kịch có thể có nhiều ý tưởng hay nhưng chưa chắc đội ngũ sản xuất hay đạo diễn có thể dễ dàng chấp nhận. Ý tưởng của nhà biên kịch có thể đến từ các vấn đề trong xã hội, những câu chuyện có thật, hay có thể cũng chính là những vấn đề gặp phải trong cuộc sống của nhà biên kịch. Qua đó truyền tải những thông điệp, phản ánh thực trạng, gửi gắm những hy vọng và mong muốn về những giá trị tốt đẹp.

Phát triển ý tưởng sau khi chọn lọc

Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng của một nhà biên kịch là tìm kiếm ý tưởng. Một vấn đề mà nhà biên kịch muốn truyền tải lại có thể có nhiều ý tưởng khác nhau. Do đó nhà biên kịch cần phải phát triển ý tưởng phù hợp nhất sau khi đã chọn lọc xong. Việc phát triển ý tưởng sau khi chọn lọc cũng quan trọng không kém so với việc tìm kiếm và lên ý tưởng, thậm chí có thể nói là “một chín một mười”.

Phát triển ý tưởng sau chọn lọc
Biên kịch là gì? – Phát triển ý tưởng sau chọn lọc như thế nào?

Nhà biên kịch cần phải trải qua rất nhiều khâu chỉnh sửa nhằm mang tới một kịch bản trọn vẹn nhất. Cụ thể các bước:

  • Lên đề cương cho câu chuyện
  • Phân cảnh cho kịch bản
  • Bổ sung thêm các phân đoạn, loại bỏ chi tiết thừa
  • Xây dựng lời thoại cho nhân vật
  • Tiếp tục chỉnh sửa kịch bản cho đến khi hài lòng

Việc phát triển ý tưởng sau khi chọn lọc vẫn còn rất nhiều khâu, tuy nhiên trong bài viết không quá đi sâu vào chuyên môn. Nếu đã từng yêu thích các bộ phim ở tuổi thơ, chắc hẳn bạn cũng không khỏi thán phục trước những tình tiết gay cấn và hấp dẫn của bộ phim qua bàn tay tài hoa và khối óc của các nhà biên kịch.

Xác định rõ chủ đề cho bộ phim

Một bộ phim cần được xác định rõ chủ đề bởi không một nhà biên kịch nào muốn tác phẩm của mình bị khán giả mù mờ thông tin và bị chê là lan man không rõ nội dung. Việc xác định rõ chủ đề cho bộ phim giúp nhà biên kịch xây dựng mạch lạc các tình tiết trong câu chuyện của mình và không đi quá xa so với chủ đề chính đã vạch ra. Không những thế còn giúp khán giả chọn lọc được chủ đề mà mình yêu thích.

Cần xác định rõ chủ đề bộ phim
Biên kịch là gì? – Nhà biên kịch cần xác định rõ chủ đề bộ phim

Hầu hết trong chúng ta ai cũng có sở thích là xem phim, bất kể cá nhân là ai, khi xem một bộ phim thì khán giả như được hòa mình vào câu chuyện. Chủ đề một bộ phim phản ánh được phần nào nội dung tình tiết sẽ xảy ra, cũng như khán giả có thể chọn lựa được “khẩu vị” xem phim của mình. Một số chủ đề phim phổ biến thường “được lòng” khán giả như: những câu chuyện đáng sợ, tình cảm và lãng mạn, sự hy sinh, cái thiện và cái ác, tâm lý xã hội gia đình…

Tạo nên ấn tượng trong kịch bản

Nhà biên kịch là người thường xuyên tiếp xúc nhiều với phim ảnh, nắm rõ các tình tiết gây thu hút cho người xem, phân tích và tiếp thu nó. Để tạo nên ấn tượng trong kịch bản của mình, các nhà biên kịch thường “tham khảo” kịch bản lẫn nhau, đi trải nghiệm thực tế để có cảm hứng tốt nhất khi viết ra một kịch bản cho bộ phim, hay đôi khi cũng chính là sự ấn tượng của nhà biên kịch đối với một vấn đề nào đó.

Tạo nên ấn tượng trong kịch bản
Biên kịch là gì? – Nhà biên kịch cần tạo nên ấn tượng trong kịch bản

Muốn tạo nên sự ấn tượng trong kịch bản, nhà biên kịch ngoài hoàn thiện ý tưởng của bản thân, còn cần phối hợp với đội ngũ sản xuất để tham gia casting tuyển chọn diễn viên, chọn phục trang và địa điểm sẽ tổ chức quay phim cho phù hợp với nội dung và bối cảnh phim. Lời thoại nhân vật cũng là một yếu tố tạo nên sự ấn tượng trong kịch bản.

Hoàn chỉnh tác phẩm

Đây là công đoạn nhà biên kịch rà soát lại kịch bản của mình. Bổ sung các chi tiết còn thiếu nhằm tạo sự mạch lạc cho bộ phim, hay loại bỏ các chi tiết thừa thải gây tốn thời lượng chiếu hoặc gây hiểu lầm. Nhà biên kịch sẽ tiếp tục chỉnh sửa kịch bản của mình cho đến khi đạt được sự hài lòng.

Hoàn chỉnh tác phẩm
Biên kịch là gì? – Giai đoạn hoàn chỉnh tác phẩm của nhà biên kịch

Giới thiệu về kịch bản của mình

Nhà biên kịch sẽ trình bày tác phẩm hoàn chỉnh của mình cho đội ngũ sản xuất, từ đó dựng thành phim. Nếu đội ngũ sản xuất chưa hài lòng với kịch bản, đạo diễn có thể yêu cầu một số chỉnh sửa cho phù hợp.

Một nhà biên kịch cần có tố chất gì?

Sáng tạo tốt, trí tưởng tượng phong phú

Trí tưởng tượng rất quan trọng đối với một biên kịch
Biên kịch là gì? – Trí tưởng tượng rất quan trọng đối với một biên kịch

Thật vậy, nghề biên kịch đòi hỏi nhà biên kịch phải có tính sáng tạo tốt và trí tưởng tượng phong phú, có thể hình dung được mọi vật mọi việc xảy ra theo chiều hướng nào. Sự sáng tạo chính là điểm nhấn để thu hút khán giả, là nền tảng tốt để xây dựng một kịch bản.

>>>Xem thêm: Creative là gì? 4 vị trí Creative và cơ hội nghề sáng tạo

Sự nhạy cảm với nghề

Ngoài sự sáng tạo, nhà biên kịch còn cần phải có sự nhạy cảm với nghề, nắm bắt được xu thế và tạo ra kịch bản phù hợp với thời đại. Ngoài ra nhà biên kịch cũng có thể đóng vai trò là một nhà tâm lý học, hiểu rõ được khán giả muốn xem gì và thích xem gì, từ đó cho ra một kịch bản đem lại tiếng cười, sự bất ngờ, thảng thốt, trầm lắng,… Nếu không phải là một nhà biên kịch tài ba thì khó có thể làm được những điều này.

Ham học hỏi, tìm tòi, tư tưởng văn hóa dồi dào

Điện ảnh bao hàm rất nhiều khía cạnh và yếu tố xã hội, muốn viết một kịch bản hay đòi hỏi nhà biên kịch có một lượng kiến thức nhất định. Nếu không tìm tòi học hỏi, trau dồi tư tưởng thì sẽ rất khó duy trì nguồn động lực để có thể tiếp tục với nghề.

Biên kịch là người ham học hỏi những văn hóa mới
Biên kịch là gì? – Biên kịch là người ham học hỏi những văn hóa mới

Tự tin

Khi đã có một lượng kiến thức để viết một kịch bản về một chủ đề nào đó, điều tiếp theo của nhà biên kịch cần có đó là sự tự tin.

Tự tin là điều cần có ở một biên kịch
Tố chất của một nhà biên kịch là gì? – Tự tin là điều nhất định phải có

Không phải ai cũng có thể toàn diện về mọi lĩnh vực, nhà biên kịch cũng không phải là chuyên gia thực sự trong bất kỳ ngành nghề nào, do đó khi đã xắn tay để viết ra kịch bản, họ tự tin như một chuyên gia. Ngoài ra đây cũng là thông điệp của nhà biên kịch muốn truyền tải đến công chúng, do đó cần phải tự tin với tiếng nói của mình.

Kiên trì với nghề

Khi viết một kịch bản, nhà biên kịch đối diện với những áp lực như chất lượng kịch bản, thời hạn giao kịch bản, ý tưởng và nội dung kịch bản,… khiến họ luôn trong tình trạng phải căng mình để hoàn thiện. Đây cũng là nghề yêu cầu có sự sáng tạo, khả năng viết lách, tính kỷ luật,… nên nếu không có niềm đam mê thì cũng rất khó kiên trì với nghề.

Cơ hội cho nghề biên kịch hiện nay

Thu nhập của một biên kịch

Nghề biên kịch hiện nay có mức thu nhập tương đối chênh lệch, từ 5 đến 15 triệu đồng tùy vào năng lực và kinh nghiệm làm việc, tùy thuộc vào các loại kịch bản mà nhà biên kịch sẽ viết. Ngoài ra cũng có một số nhà biên kịch làm tự do có thể xem như là freelancer, thu nhập cũng rất cao cho một kịch bản hay, tuy nhiên có thể gặp các trường hợp rủi ro như nhà sản xuất ép giá, trả nhuận bút trễ,…

Thu nhập của biên kịch
Biên kịch là gì? Thu nhập của biên kịch có cao không?

Khi phía sau một bộ phim thành công người xem chỉ nhớ đến diễn viên là chính, ít ai biết đến biên kịch là ai. Đây không phải công việc làm giúp bạn trở nên nổi tiếng như một siêu sao, tuy nhiên nếu bạn có thể trụ lâu với nghề, danh tiếng của bạn có thể được khẳng định trong giới làm phim. Từ đó, giá trị kịch bản bạn viết ngày càng cao, nghĩa là thu nhập của bạn ngày càng tăng.

Cơ hội việc làm

Rất cần nhưng luôn thiếu, nguyên nhân là do sự phát triển quá nhanh của làng điện ảnh kéo theo những nhà biên kịch khó trụ lại được với nghề. Mặc dù đã có nhiều nơi đào tạo biên kịch, song chất lượng vẫn chưa đạt được như mong muốn. Để có một bộ phim hay, ấn tượng, không trường lớp nào có thể dạy bạn được sự sáng tạo. Vậy nên, để làm biên kịch bạn nhất định phải có khiếu trước đã. Trường lớp sẽ là đôi cánh cho bạn bay xa hơn.

Cơ hội thăng tiến

Đây là nghề đòi hỏi chất xám nên nếu một nhà biên kịch thường xuyên viết ra được các kịch bản hay sẽ dễ dàng trở nên nổi tiếng. Mức độ viral cũng tăng cao khiến các nhà sản xuất phim sẽ để ý đến các tác phẩm của bạn hơn những nhà biên kịch khác. Những nhà biên kịch lâu năm luôn được sự ưu ái nhất định từ các nhà sản xuất hơn, bởi khi kịch bản hay sẽ khiến lượng khán giả xem đông hơn, kéo theo doanh thu cho nhà sản xuất cũng được tăng lên.

Cơ hội thăng tiến trong nghề biên kịch
Biên kịch là gì? – Cơ hội thăng tiến trong nghề biên kịch có tốt không?

Nhà biên kịch làm việc ở đâu?

Các nhà biên kịch trẻ sau khi ra trường có thể làm việc tại các công ty sản xuất phim, còn những nhà biên kịch tự tin hơn có thể làm tự do như một freelancer.

Nghề biên kịch sẽ hấp dẫn bạn bởi

Cơ hội thể hiện bản thân và sáng tạo

Cơ hội thể hiện bản thân và sáng tạo
Biên kịch là gì? – Nhà biên kịch có cơ hội thể hiện bản thân và sáng tạo

Nếu là một người giàu khả năng sáng tạo, thì đây là một nghề cho bạn cơ hội thể hiện bản thân và sáng tạo. Hãy xác định con đường mình đã chọn và có đam mê với nghề biên kịch không.

Cơ hội được giao lưu văn hóa, con người ở nhiều nơi

Như đã nói, nghề biên kịch cần bạn có lượng kiến thức và cảm hứng để viết ra kịch bản ưng ý. Muốn vậy nhà biên kịch cần tích cực tìm tòi học hỏi và trau dồi kiến thức; đây cũng là nghề giúp bạn có cơ hội được giao lưu văn hóa, con người ở nhiều nơi.

Nghề biên kịch có những cản trở gì?

Sự vô tâm với cuộc sống

Đôi khi do quá nhập tâm vào câu chuyện mình viết mà nhà biên kịch quên luôn cả chính bản thân mình. Nghề biên kịch đòi hỏi sự tập trung và tính kỷ luật cao khiến nhà biên kịch trở nên vô tâm với cuộc sống.

Sự vô tâm với cuộc sống
Sự vô tâm với cuộc sống

Sự nóng vội và hiếu thắng

Nghề biên kịch có “tỉ lệ chọi” cao do nhu cầu về sản xuất phim điện ảnh cao, kéo theo một số nhà biên kịch luôn ganh đua, nóng vội và hiếu thắng để nhanh chóng tạo ra kịch bản để trình cho nhà sản xuất.

Mặt khác, vì quá ham tiền nhuận bút nên một số nhà biên kịch viết qua loa khiến cho chất lượng kịch bản trở nên thậm tệ. Một số nhà sản xuất chỉ mong có càng nhiều kịch bản để sản xuất càng tốt, kết quả tạo ra là các phim điện ảnh kiểu “mì ăn liền” đầy nhan nhản gây thất vọng cho người xem.

Lười biếng, tự ti

Sự cản trở cuối cùng của nghề biên kịch đó là lười biếng và tự ti. Nếu như xem nhà biên kịch như một “kiến trúc sư thiết kế bản vẽ” cho một bộ phim thì cũng không ngoa. Tuy nhiên, nếu “người kiến trúc sư” đó lười biếng thì chất lượng bản vẽ sẽ như thế nào. Càng không được tự ti vì kịch bản mình viết bị từ chối, đó là cơ hội để bạn nhìn nhận lại bản thân, tìm kiếm lại nguồn cảm hứng và khơi gợi lại niềm đam mê nhiệt huyết với nghề.

Sự lười biếng sẽ cản trở sự phát triển của bạn
Sự lười biếng sẽ cản trở sự phát triển của bạn

>>>Xem thêm: Top 10 Nghề Lương Cao Cho Nữ Hiện Nay Mà Bạn Không Thể Bỏ Lỡ

Tham khảo thêm các tin đăng tuyển dụng việc làm Marketing có trên website Muaban.net ngay!

Tuyển nhân viên marking sale TMĐT,viết content, ads fb, tiktok
0
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Công ty TNHH TM Tấn Tới tuyển Marketing Online
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
tuyển nhân viên thị trường tại hà nội
0
  • Hôm nay
  • Quận Hà Đông, Hà Nội
Tuyển Nhân Viên Kinh Doanh, Sale Marketing Online Quận 12
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Tuyển nhân viên kinh doanh bán tranh và đồng hồ
1
  • Hôm nay
  • Quận Tây Hồ, Hà Nội
VIỆC MARKETING CẦN TÌM NHÂN VIÊN
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 2, TP.HCM
Tuyển nhân viên trực diện thoại văn phòng, và tư vấn khách hàng
1
  • Hôm nay
  • Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cty Hiệp Phát VN cần tuyển nhân viên bán hàng
3
  • 23/04/2024
  • Quận 8, TP.HCM
Việc làm liền có xoay ca tại Bình Thạnh P13
1
  • 23/04/2024
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
TUYỂN NV MARKETING-CSKH VỀ SẢN PHẨM HỮU CƠ
4
  • 21/04/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Cần tuyển nhân viên marketing online, kinh nghiệm từ 2 năm trở lên
1
  • 20/04/2024
  • Quận 1, TP.HCM
Hợp Tác Môi Giới đã và đang làm Môi Giới Bất Động Sản.
1
  • 20/04/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
VIỆC LÀM CẦN TÌM NHÂN VIÊN TƯ VẤN MARKETING
1
  • 20/04/2024
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN INTERNAL SALE EXCUTIVE
0
  • 19/04/2024
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
CẨN TUYỂN NHÂN VIÊN MARKETING KHÔNG CẦN KINH NGHIỆM
1
  • 15/04/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
CẦN TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN SALE ADMIN .
1
CẦN TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN SALE ADMIN . 8 triệu - 20 triệu/tháng
  • 14/04/2024
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
TUYỂN NHÂN VIÊN IT+ MARKETING ĐI LÀM NGAY
1
TUYỂN NHÂN VIÊN IT+ MARKETING ĐI LÀM NGAY 10 triệu - 20 triệu/tháng
  • 13/04/2024
  • Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Cần tuyển nhân viên kinh doanh, Đội nhóm tiếp thị sản phẩm
13
  • 05/04/2024
  • Quận Bình Tân, TP.HCM

Học ngành gì để trở thành biên kịch

Muốn trở thành nhà biên kịch cần học ngành biên kịch, tuy nhiên chỉ có Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội có đào tạo ngành Biên kịch chính quy. Các bạn chuyên ngành Điện ảnh – Truyền hình, các bạn chuyên Văn tại các trường Đại học cũng có thể trở thành nhà biên kịch. Ngoài ra những bạn “tay ngang” nhưng có khả năng viết lách và óc sáng tạo đều có thể viết kịch bản.

Học biên kịch ở đâu?

Tại Việt Nam

Ngành điện ảnh và truyền hình ở Việt Nam vẫn chưa được đầu tư xứng đáng. Hiện nay chỉ có trường Đại học Sân khấu Điện ảnh ở Hà Nội có đào tạo ngành Biên kịch chính quy, còn trường Đại học Sân khấu Điện ảnh ở TP.HCM thì vẫn chưa có. Ngoài ra muốn học ngành Biên kịch bạn có thể đăng ký học các khóa ngắn hạn do nhiều hãng phim, nghệ sĩ tên tuổi tổ chức.

Đại học Sân khấu Điện ảnh ở Hà Nội có đào tạo ngành Biên kịch chính quy
Đại học Sân khấu Điện ảnh ở Hà Nội có đào tạo ngành Biên kịch chính quy

Tại nước ngoài

Các bạn cũng có thể tìm học nghề biên kịch tại một số nước như:

  • Vương quốc Anh: University of York, Royal Holloway, University of London, University of Roehampton,…
  • Mỹ: DePaul University, Temple University, De Anza College,…
  • Hàn Quốc: Đại học Hanyang, Đại học Yonsei,…

Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh những câu hỏi “biên kịch là gì?”, “nghề biên kịch là gì?”, “nhà biên kịch là gì, làm những công việc gì?”,… Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn biên kịch là gì, bạn có thích hợp với nghề này không và có hướng đi phù hợp cho mình trong tương lai. Đừng quên truy cập Muaban.net thường xuyên để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích về việc làm nhé!

>>>Xem thêm: Headhunter là gì? Bật mí nghề săn nhân sự cấp cao “hái ra tiền”

__ Hương Martini __

Nguyễn Xuân Hương
Hello! Mình là Xuân Hương, hiện đang đảm nhận vị trí Content Specialist tại Muaban.net. Mong rằng những bài viết của mình có thể cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Enjoy your time with Muaban.net!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ